Khủng hoảng tài chính xảy ra khi có sự gián đoạn trong hệ thống tài chính và sự gián đoạn này làm
cho vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức gia tăng trên các thị trường tài chính, dẫn tới việc chúng
không còn khả năng tạo kênh dẫn vốn có hiệu quả từ người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư vào
sản xuất. Sự bất lực của thị trường tài chính trong việc hoạt động có hiệu quả làm cho hoạt động của nền
kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng.
1. Khủng hoảng tài chính ở nền kinh tế tiên tiến:
Có thể trải qua 2, hoặc 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng
- Giai đoạn 2: Khủng hoảng hệ thống ngân hàng
- Giai đoạn 3: Giảm phát nợ
18 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chủ đề 4: Khủng hoảng tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khẩu của
Argentina bị tổn thương nghiêm trọng. Sự suy giảm trong xuất khẩu cũng như những khó khăn chung của
nền kinh tế bên trong và bên ngoài đã khiến cho năm 1999 tăng trưởng nước này đạt âm 4% và liên tiếp 3
năm sau đó (từ năm 2000 đến 2002) tăng trưởng của Argentina vẫn bị âm. Cuộc khủng hoảng Argentina
bắt đầu từ đây.
b. Diễn biến:
- Bắt đầu từ năm 1999, đất nước này bộc lộ những dấu hiệu bất ổn về kinh tế với mức tiêu dùng giảm
2,1% và đầu tư giảm 12,8%. Cho đến năm 2001, những bất ổn đạt đến đỉnh cao, với mức tiêu dùng vào
cuối quí 3 giảm sâu tới 5,8% và đầu tư giảm 17,5%, kéo theo tăng trưởng GDP âm và thất nghiệp tăng cao
kỷ lục (18,3%). Tiền gửi ngân hàng liên tục sụt giảm (từ 18,63 tỷ USD ngày 2/7/2001 xuống còn 67,98 tỷ
USD ngày 12/12/2001). Dự trữ ngoại hối (kể cả vàng) giảm từ 25,15 tỷ USD tháng 12/2000 xuống còn
20,56 tỷ USD vào tháng 9/2001. Phát súng đầu tiên báo hiệu cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử
nước này là vào ngày 5/12/2001 khi IMF từ chối giải ngân khoản vay trị giá 1,24 tỷ USD. Số tiền này nằm
trong khuôn khổ khoản vay trọn gói 39,7 tỷ USD (đã được thỏa thuận vào cuối tháng 12/2000), đẩy
Argentina đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản nợ nước ngoài trị giá đến 146 tỷ USD (trong đó,
riêng các khoản nợ Chính phủ đạt tới 132 tỷ USD, chiếm 46% GDP cùng năm của nước này).
- Ngày 24/12/2001, Chính phủ Argentina chính thức tuyên bố đình chỉ các khoản nợ nước ngoài lớn nhất
trong lịch sử. Nếu tính trung bình nợ nước ngoài bình quân/người của Argentina thì mỗi người phải gánh
trên lưng mình tới trên 3.000 USD (kể cả những đứa trẻ mới chào đời).
- Sau hơn một thập kỷ gắn chặt đồng Peso với USD theo tỷ giá qui đổi cố định 1:1, ngày 6/1/2002, Chính
phủ Argentina đã phải phá giá đồng Peso 29% (1,4 Peso đổi 1 USD).
- Năm 2002 tiếp tục là năm bất ổn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở đất nước này với sự tụt dốc của thị
trường chứng khoán.
- Ngày 19/4/2002, NHTƯ Argentina quyết định tạm ngừng vô thời hạn tất cả các giao dịch ngoại hối cho
tới khi Chính phủ có được một chương trình kinh tế ngăn chặn dòng vốn tháo chạy ồ ạt khỏi các ngân
hàng thương mại (NHTM) (trung bình khoảng 100 triệu USD/ ngày). Song, quyết định này cũng không
tồn tại được lâu, bởi ngày 26/4/2002, tức là chỉ 1 tuần sau khi ngưng hoạt động, các NHTM nước này mở
cửa trở lại, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
- Những bất ổn về chính trị cộng với những sai lầm của Chính phủ trong ứng phó với khủng hoảng (thực
hiện chế độ đa tỷ giá, áp dụng các biện pháp kiểm soát hành chính đối với giá cả, các biện pháp bảo hộ
15
khác.) đã khiến cho tình hình ngày càng trở nên xấu đi trong năm 2002: thị trường chứng khoán suy sụp,
đồng Peso bị mất giá mạnh, lạm phát bùng phát, thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng kinh tế giảm sút nghiêm
trọng.
c. Bài học rút ra cho các nước khác:
- Bài học về kiểm soát thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách là vấn đề có tính thường trực của hầu hết các Chính phủ, song, nếu không
kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách thì nguy cơ gia tăng nợ công là khó tránh khỏi. Nguyên tắc trong kiểm
soát nợ công là "mỗi đồng nợ công ngày hôm nay phải được bù đắp bằng thặng dư ngân sách ngày
mai". Nếu không đáp ứng được đòi hỏi có tính nguyên tắc này, mà lại để tái diễn tình trạng thâm hụt ngân
sách cao và kéo dài thì sẽ gây nên những áp lực to lớn về nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.
Đồng thời, nó cũng làm dấy lên các quan ngại về tính bất an của môi trường kinh tế vĩ mô và kích
thích các hoạt động đầu cơ thao túng thị trường. Những điều này khiến nguy cơ khủng hoảng nợ công
luôn tiềm ẩn nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường còn yếu kém. Đối với Việt Nam, vấn đế
kiểm soát thâm hụt ngân sách cần được đặt ra nghiêm túc, bởi thâm hụt ngân sách của Việt Nam vẫn là
vấn đề tồn tại cố hữu, thậm chí đã và đang tiếp tục gây những quan ngại nhất định đối với cộng đồng tài
chính quốc tế (Ngày 15/12/2010, Moody's đã quyết định hạ một bậc tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ
Việt Nam từ Ba3 xuống B1. Đầu tháng 8/2011, hãng đánh giá tín dụng công bố duy trì mức tín nhiệm nợ
công của Việt Nam là B+ (đây là mức ngang với Mông Cổ và Venezuela nhưng thua Philipines và
Indonesia). Vì hãng này cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cắt giảm chi tiêu công -
điểm căn bản để xác định nợ công của Việt Nam.
Hãng này cũng cho rằng nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng 50% GDP đang cao hơn mức
trung bình đối với hạng B. Ngày 19/8 hãng Standar & Poor's đã hạ một mức tín nhiệm của Việt Nam từ
BA xuống BB - mức thấp nhất so với các nước Đông Nam Á chỉ ngang bằng với Bangladesh và Mông
cổ), Những chỉ báo về nợ công của Việt nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh những năm gần đây đang đặt
ra những vấn đề rất cấp bách phải tăng cường quản lý nợ công nếu không muốn những hệ quả xấu xảy ra
như của Argentina.
- Bài học về hiệu quả sử dụng vốn vay
Sử dụng vốn vay để đầu tư là con dao hai lưỡi, thể hiện: Nếu như nguồn vốn vay được sử dụng
hiệu quả thì sẽ đem lại những tác động tích cực, bởi đầu tư công thường hướng vào các khu vực kinh tế
then chốt, tạo hiệu ứng lan tỏa, nên sự hiệu quả của các lĩnh vực được đầu tư từ vốn ngân sách, cho dù là
đi vay để đầu tư, thì cũng có tác động kích thích các khu vực kính tế khác trong nền kinh tế quốc dân nâng
cao hiệu quả.
Nhưng ngược lại, nếu như đầu tư từ vốn ngân sách dàn trải, kém hiệu quả, ít hướng vào chi cho đầu
tư phát triển mà chủ yếu hướng vào duy trì và nâng cao đời sống phúc lợi phồn vinh giả tạo, thậm chí lãng
phí, thất thoát xuất phát từ tình trạng tham nhũng, sẽ có những tác động rất tiêu cực kìm hãm sự phát triển
của các khu vực kinh tế khác và dẫn tới hiệu quả kinh tế xã hội sẽ bị suy giảm. Không những thế, các
nghĩa vụ trả nợ sẽ thiếu cơ sở thực thi. Sự việc PMU 18, của Vinashin, Vinalines... gần đây đưa ra các báo
động đỏ về sử dụng vốn vay mà không có sự kiểm soát chặt chẽ khiến vốn bị thất thoát lớn, đồng thời,
cũng góp một phần không nhỏ khiến Việt Nam bị liệt vào nhóm các nền kinh tế "có rủi ro tín dụng cao".
- Bài học về quản lý nợ công
Tất cả các nước lâm vào khủng hoảng nợ công đều có nguyên nhân từ sự quản lý nợ công lỏng lẻo,
thiếu một chiến lược quản lý nợ quốc gia hiệu quả. Thêm vào đó, sự thiếu minh bạch về thông tin kinh tế
xã hội nói chung, trong đó đặc biệt là thông tin về thực trạng nợ công quốc gia sẽ khiến những nguy cơ
tiềm ẩn về khả năng xảy ra khủng hoảng không được phát hiện và cảnh báo kịp thời.
Một thực tế là, một số quốc gia việc thống kê tình hình nợ quốc gia thiếu trung thực, thậm chí che
giấu những thông tin bất lợi để tiếp tục nhận được các khoản trợ giúp của nước ngoài và các tổ chức quốc
tế; hoặc lợi dụng uy tín của quốc gia được nâng cao để tăng cường vay nợ tài trợ cho các khoản chi tiêu để
duy trì đời sống phúc lợi giả tạo. Nếu như các quốc gia không có cơ chế để ngăn chặn những bất cập này
16
thì khủng hoảng nợ trước sau cũng sẽ bùng phát, bởi không có bất cứ cơ sở tài chính nào để các quốc gia
này có thể thực thi được các nghĩa vụ nợ của mình và làm khủng hoảng niềm tin từ các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Bài học về kiểm soát năng lực trả nợ của nền kinh tế
Về nguyên lý thì để các quốc gia có thể thanh toán được các khoản nợ gốc thì các món vay công
phải được chính phủ kiểm soát chặt, bảo đảm không có bất cứ sự thất thoát nào. Nghĩa là, nếu như các
khoản vốn vay đem đầu tư mà có sự thất thoát thì sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng thực hiện nghĩa vụ
thanh toán nợ gốc trong tương lai.
Cũng tương tự như vậy, để thanh toán các món lãi phát sinh theo các nghĩa vụ gắn với các khoản
tiền mà chính phủ đã đi vay thì các khoản đầu tư này phải có lãi, bảo đảm rằng khoản lãi thu được từ hoạt
động đầu tư này ít nhất giúp các Chính phủ vay nợ có thể thực hiện được nghĩa vụ trả lãi theo các hợp
đồng vay nợ. Điều này cũng có nghĩa rằng, các khoản tiền vay của Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng và
chắc chắn được quản lý tốt và luôn đạt hiệu quả cao.
Nếu như chưa chắc chắn đáp ứng được các yêu cầu này thì tốt nhất các Chính phủ phải rất thận
trọng, nếu như không muốn vướng vào chiếc bẫy nợ công trong tương lai khiến các quốc gia ít có lối thoát
hữu hiệu mà không bị trả giá đắt. Đối với Việt Nam, nhằm tăng cường quản lý nợ công, ngày 27/7/2012,
Thủ tướng Chính phủ đã công bố Quyết định số 958/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ
nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó qui định: (i) Huy
động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chi tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; (ii) Chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công,
đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng
huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài và hạn chế bảo lãnh Chính phủ; (iii)
Chính phủ thống nhất quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước
ngoài của quốc gia hiệu quả, an toàn. Các qui định là cần thiết, song, việc kiểm soát tuân thủ vẫn là vấn đề
lớn đặt ra hiện nay, bởi nợ công là con dao hai lưỡi, nó có thể khiến các quốc gia đối mặt với những bất ổn
lớn nếu như không kiểm soát nợ công hiệu quả.
* Câu hỏi thảo luận:
1. Nguyên nhân chính của khủng hoảng tài chính ở Mỹ là gì?
- Nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn là do thông tin bất cân xứng (lý thuyết thông tin bất cân xứng).
- Do sai lầm trong điều hành của chính phủ (lý thuyết về các kênh truyền dẫn của lý thuyết tài chính
tiền tệ).
- Do sự lạc quan thái quá của giới đầu tư (liên quan đến lý thuất tài chính hành vi).
Diễn biến:
- Năm 2001, Để khuyến khích nền kinh tế phát triển, FED hạ lãi suất. Chính phủ Mỹ vừa kỳ vọng sẽ
khuyến khích nền kinh tế phát triển, vừa kỳ vọng kích thích người dân sở hữu nhà (để tạo an sinh xã
hội). Người dân Mỹ đồng loạt đầu tư vào BĐS, làm giá BĐS tăng cao. Tạo nên bong bóng giá nhà
đất. FED sợ nguy cơ khủng hoảng nên tăng lãi suất. Điều này làm cho các bong bóng BĐS vỡ. Từ đó
kéo theo rất nhiều hệ quả phía sau và dẫn đến khủng hoảng tài chính. FED đã không lường hết được
tác động của kênh truyền dẫn lãi suất ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.
- Chứng khoán hóa là quá trình chuyển những khoản nợ có tính thanh khoản thấp thành những chứng
khoán có tính thanh khoản cao.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Hoa kỳ?
- Có khoảng 84 ngàn người thất nghiệp.Các tập đoàn lớn về tài chính và ngân hàng liên tục gặp khó
khăn và sụp đổ.Tình trạng đói tín dụng kéo dài. Giá chứng khoán giảm mạnh. GDP giảm, cán cân
thương mại mất cân bằng. Đồng USD giảm giá.
- Nguyên nhân khủng hoảng 1 phần là do quá trình cho vay dưới chuẩn của các định chế tài chính tại
Mỹ. Cho vay dưới chuẩn có nghĩa là, luật quy định phải đủ 30 điểm mới được vay, nhưng các định
chế tài chính vẫn cho khách hàng vay miễn là khách hàng chịu lãi suất cao hơn.
17
2. Toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến khủng hoảng tài chính tại thị trường mới nổi?
Toàn cầu hóa làm cho khủng hoảng dễ xảy ra, và nếu có xảy ra thì sẽ trầm trọng hơn. Mức độ lan rộng
khủng hoảng tương thích với sự tự do hóa và hội nhập.
3. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế có giống nhau hay không?
Khủng hoảng tài chính chỉ ảnh hưởng đến các tổ chức và lĩnh vực tài chính.Khủng hoảng kinh tế ảnh
hưởng đến hầu hết các lĩnh vực. Rất khó có sự tách biệt rạch ròi giữa 2 cuộc khủng hoảng nảy, vì 2 lĩnh
vực này có liên quan mật thiết với nhau.
4. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến khủng hoảng tài chính như thế nào?
Khi lãi suất tăng, vấn đề lựa chọn nghịch sẽ trở nên trầm trọng hơn. Dẫn đến việc lưu chuyển vốn sẽ
trở nên ko hiệu quả.
5. Thái Lan là nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng ở những nền kinh tế mới nổi. Vậy tại sao
ko chọn Thái Lan mà lại chọn Hàn Quốc?
Vì Hàn Quốc là 1 trong 4 con rồng châu Á. Cho nên sức ảnh hưởng của Hàn Quốc với Đông Á nói
riêng và Châu Á nói chung cũng lớn hơn so với Thái Lan. Khủng hoảng xuất phát từ sự tự do hóa trong
trao đổi tiền tệ ở TháiLan. Còn khủng hoảng ở Hàn Quốc (97 -98) bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính,
cho nên nó điển hình cho cuộc khủng hoảng tài chính hơn. Lấy Hàn Quốc mới có thể làm tiêu biểu được
cho các giai đoạn khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi.
6. Vai trò của nhà nước trước và sau khủng hoảng?
-Trước khủng hoảng thì đưa ra những chính sách nhằm hạn chế khủng hoảng.
- Sau khủng hoảng thì sử dụng những chính sách làm nền kinh tế bớt “shock” nhất, và mau chóng phục
hồi nhất có thể.
7. Giảm phát nợ là gì?
Giảm phát nợ xảy ra khi nền kinh tế giảm phát. Giảm phát nợ làm khoản nợ tăng lên so với thực tế.
Người cho vay là người được lợi, người đi vay là người chịu thiệt.
8. Sự khác nhau giữa sự khủng hoảng của nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế phát triển?
Chính phủ của nền kinh tế mới nổi hành động vì lợi ích của cộng đồng không nhiều bằng nền kinh tế
phát triển. Nên sự khắc phục hậu quả khủng hoảng của nó cũng kém hơn.
Kết luận: Khủng hoảng nền kinh tế mới nổi và tiên tiến có gì giống và khác nhau?
Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra ở cả nền kinh tế tiên tiến lẫn nền kinh tế mới nổi. Bất cứ ở nền
kinh tế nào thì thông tin bất cân xứng cũng là 1 nguyên nhân rất quan trọng. Bên cạnh đó, chính sách điều
hành vĩ mô của chính phủ và thái độ, hành động sai lệch của nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định
tài chính cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
- Tuy nhiên khác biệt lớn nhất giữa khủng hoảng kinh tế ở nền kinh tế tiên tiến và nền kinh tế mới nổi là
ngoài sự sụt giảm giá chứng khoán, ngoài sự sút giảm của giá cả tài sản, sự sút giảm trong bảng cân đối tài
khóa của các định chế tài chính, thì ở các nền kinh tế mới nổi, còn có sự xuất hiện của sự mất cân bằng
tài khóa, hay còn gọi là thâm hụt ngân sách trầm trọng, vấn đề gia tăng của lãi suất. Nguyên nhân là
do khả năng điều hành vĩ mô của nhà nước kém. Dễ bị tấn công tiền tệ (do đồng tiền còn yếu và dự trữ
ngoại tệ không lớn) – Xem lại trường hợp ở Argentina.
Tại sao lại là lãi suất? Vì giá nước nhỏ được quyết định bởi giá thế giới. Mà giá thế giới được quyết
định bởi giá của những nước lớn (trong nền kinh tế mở).Cho nên lãi suất thế giới thay đổi sẽ ảnh hưởng
đến lãi suất các nước nhỏ.
- Các giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế:
o Mới nổi: Giai đoạn 2 là khủng hoảng tiền tệ.
o Tiên tiến: Giai đoạn 2 là khủng hoảng ngân hàng.
Tuy nhiên, dù gì khủng hoảng tài chính cũng vẫn dẫn đến khủng hoảng ngân hàng.
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- d7_chu_de_4_6291.pdf