Như các cuộc suy thoái vốn có, cuộc suy thoái năm 2001 mang theo cùng với nó một sự sụt giảm tự động trong số thu của tiểu bang và một sự gia tăng tự động trong nhu cầu về các dịch vụ của tiểu bang và vì vậy là chi tiêu của tiểu bang. Cuộc suy thoái mới nhất này là tương đối ngắn và không sâu sắc. Tuy thế, các khoản thu của tiểu bang đã hồi phục rất chậm trong khi nhu cầu về các dịch vụ đặc biệt, và vì thế mà cần chi tiêu nhiều hơn, thì hầu như không giảm đi. Ví dụ, trong suốt năm tài khóa 2003, 37 trong số50 tiểu bang đã cắt giảm chi tiêu một khoản lên đến 14,5 tỷ đôla Mỹ sau khi ngân sách ban đầu của các tiểu bang này được công bố. Thật vậy, cuộc suy thoái năm 2001 đã làm lộ ra nhiều vấn đề mà sẽ chứng tỏ cho thấy ngày càng lớn hơn và kéo dài hơn thường lệ.
30 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài chính công - Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách nhiệm quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Niên khóa 2005 – 2006 Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 1 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
ĐỐI MẶT VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG THU CHI
NGÂN SÁCH TẠI CHÍNH QUYỀN TIỂU BANG: VẤN ĐỀ
QUỐC GIA; CÁC TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA
Robert D. Behn và Elisabeth K. Keating
Trung tâm Taubman về Chính quyền Tiểu bang và Địa phương
Trường Quản trị John F. Kennedy, Đại học Harvard
Tháng Sáu năm 2004 (Bản chỉnh sửa tháng Chín năm 2004)
RWP04-025
Các quan điểm trình bày trong Loạt bài nghiên cứu của KSG là của (các) tác giả và
không nhất thiết đại diện cho quan điểm của Trường Quản trị John. F. Kennedy hay Đại
học Harvard. Bản quyền thuộc về (các) tác giả. Các bài viết tải về chỉ có thể sử dụng cho
mục đích cá nhân.
Các tác giả chân thành cám ơn Alan Allshuler, Charles Euchner, Arnold Howitt, David Luberoff, Nicholas
Johnson, và nhiều đồng nghiệp khác vì những lời khuyên bổ ích và sự hỗ trợ của họ đối với việc chuẩn bị
bài viết này.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 2 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
Hai năm rưỡi sau cuộc suy thoái 2001 kết thúc, các tiểu bang - cả nói riêng lẫn
nhìn chung - phải đối mặt với thời kỳ khó khăn về ngân sách. Hội nghị Quốc gia của các
nhà Lập pháp Tiểu bang gần đây báo cáo, “Mặc dù nền kinh tế đang được cải thiện thì các
tiểu bang vẫn phải thu hẹp…một khoản thâm hụt [ngân sách tính chung] lên tới 36 tỷ đôla
Mỹ trong năm tài khóa 2005”1. Thật vậy, các tiểu bang phải tiếp tục đối phó với sự chênh
lệch khổng lồ giữa các khoản chi tiêu cần thiết để cung cấp các dịch vụ khác nhau đáp
ứng nhu cầu của các công dân khác nhau và các khoản thu mà cơ cấu thuế hiện hành của
các tiểu bang này có thể mang lại.
Tuy nhiên, vấn đề của các tiểu bang không đơn thuần chỉ là do họ bị tác động rất
mạnh từ cuộc suy thoái năm 2001 hay do họ đang hồi phục quá chậm chạp từ cuộc suy
thoái này. Vấn đề thật ra là còn sâu sắc hơn. Khi nền kinh tế quốc dân tiếp tục tăng
trưởng, các tiểu bang tiếp tục đối mặt với một sự không tương thích nghiêm trọng về tài
chính giữa các khoản thu và các khoản chi.
Quả vậy, với thực tế của chế độ liên bang Hoa Kỳ, các nhà hoạch định chính sách
tiểu bang nên tự chuẩn bị để đối phó với các thời điểm ngân sách vô cùng khó khăn trong
phần còn lại của thập niên này và (tùy thuộc vào hành động mà chính phủ thực hiện) có
thể kéo dài lâu hơn. Các xu thế tài chính là rất rõ ràng. Nhu cầu tài chính hiện tại và gắn
liền với các khoản phải trả hiện hành của các tiểu bang đang tăng nhanh hơn là các
khoản thu. Vì vậy, cho đến khi chúng ta là những công dân thực hiện một sự thay đổi
mang tính nền tảng trong suy nghĩ chính trị của mình - hoặc tăng thuế tiểu bang mà chúng
ta sẵn sàng trả, hoặc điều chỉnh lại các kỳ vọng của chúng ta về các dịch vụ mà chúng ta
muốn chính quyền tiểu bang (và địa phương) cung cấp, hay thực hiện một số thay đổi nền
tảng trong các khoản phải trả liên chính quyền - các nhà hoạch định chính sách tiểu bang
nên kỳ vọng rằng thời kỳ ngân sách cực kỳ khó khăn này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều
năm nữa.
Các cuộc Khủng hoảng Ngân sách của Năm mươi Tiểu bang
Như các cuộc suy thoái vốn có, cuộc suy thoái năm 2001 mang theo cùng với nó
một sự sụt giảm tự động trong số thu của tiểu bang và một sự gia tăng tự động trong nhu
cầu về các dịch vụ của tiểu bang và vì vậy là chi tiêu của tiểu bang. Cuộc suy thoái mới
nhất này là tương đối ngắn và không sâu sắc. Tuy thế, các khoản thu của tiểu bang đã hồi
phục rất chậm trong khi nhu cầu về các dịch vụ đặc biệt, và vì thế mà cần chi tiêu nhiều
hơn, thì hầu như không giảm đi. Ví dụ, trong suốt năm tài khóa 2003, 37 trong số 50 tiểu
bang đã cắt giảm chi tiêu một khoản lên đến 14,5 tỷ đôla Mỹ sau khi ngân sách ban đầu
của các tiểu bang này được công bố.2 Thật vậy, cuộc suy thoái năm 2001 đã làm lộ ra
nhiều vấn đề mà sẽ chứng tỏ cho thấy ngày càng lớn hơn và kéo dài hơn thường lệ.
Vào mùa hè năm 2003, ba nhà kinh tế - Brian Knight của Đại học Brown, Andrea
Kusko và Laura Rubin của Hội đồng Dự trữ Liên bang – đã kết luận rằng “khi được tính
theo tỷ lệ phần trăm của GDP, thâm hụt ngân sách trong năm 2002 [của chính quyền tiểu
bang và địa phương] là mức lớn nhất từng được ghi nhận”. Thật vậy, họ viết rằng “cuộc
khủng hoảng ngân sách hiện tại là vượt xa khi so sánh với hai cuộc khủng hoảng trước
đó, chủ yếu bởi vì sự khốc liệt của cuộc suy thoái về ngân sách trong bối cảnh một sự
giảm sút tương đối nhẹ của hoạt động kinh tế”.3
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 3 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
Tương tự như vậy, vào tháng Chín năm 2003, Donald Boyd của Viện Chính phủ
Nelson A. Rockefeller đã nhận xét rằng “cuộc khủng hoảng ngân sách mà các tiểu bang
đang phải đối mặt là tồi tệ hơn nhiều so với điều kiện của nền kinh tế quốc gia”.4
Không giống như các quốc gia khác có các cơ quan phụ thuộc cấp tiểu bang hay
tỉnh, Hoa Kỳ hầu như không làm gì để yêu cầu các tiểu bang của mình phải hành xử theo
cùng những cách thức như vậy.5 Thật vậy, chính phủ liên bang khuyến khích sự đa dạng
theo chương trình. Vì thế, các tiểu bang có toàn quyền tự do cung cấp các dịch vụ mà họ
tin là thích hợp và áp đặt các loại thuế mà họ tin là cần thiết (mặc dù vậy, không giống
như chính phủ liên bang, các tiểu bang phải cân bằng ngân sách của mình6). Ví dụ, trong
năm tài khóa 2002, Alaska chi tiêu 25% Tổng Sản phẩm Tiểu bang (sau đây gọi tắt là
GSP) của mình hay là 11.500 USD bình quân đầu người. Trái lại, Nevada và Texas hạn
chế việc chi tiêu trong mức 8,9% GSP và Colarado chỉ chi tiêu có 3.100 USD tính theo
bình quân đầu người.7
Kết quả là một sự xem xét dữ liệu tổng hợp về chi tiêu của các tiểu bang đã thất bại
trong việc nắm bắt điều đang diễn ra tại một tiểu bang cụ thể nào. Trong năm tài khóa 2002,
tổng chi tiêu tiểu bang là 1,28 nghìn tỷ USD; tuy nhiên một nửa trong số này – 643 tỷ USD
– là của riêng tám tiểu bang: California, Floria, Illinois, Michigan, New York, Ohio,
Pennsylvania và Texas. Ngược lại, 15 tiểu bang có ngân sách nhỏ nhất cộng lại chỉ chi tiêu
có 81 tỷ USD - chỉ chiếm 6% tổng số, và 23 tiểu bang có ngân sách nhỏ nhất gộp lại chỉ chi
tiêu chưa bằng riêng tiểu bang California.8 Không có một cuộc khủng hoảng chi tiêu ngân
sách tiểu bang mang tính đồng bộ và trên khắp cả nước. Thay vào đó, có 50 cuộc khủng
hoảng chi tiêu ngân sách tiểu bang khác nhau - một số là nhỏ, một số khác thì lớn, và mỗi
cuộc khủng hoảng có những đặc trưng riêng biệt và duy nhất của nó.
Lỗi lầm thuộc về ai?
Nhiều nhân tố khác nhau đã góp phần tạo ra những vấn đề hiện tại của các tiểu
bang. Trong suốt thập niên 1990, các tiểu bang đã gia tăng chi tiêu lẫn cắt giảm thuế
khóa. Và mặc dù các tiểu bang đã dành nhiều dự trữ hơn cho ngân quỹ trong những ngày
khó khăn thì họ vẫn dự trữ chưa đủ. Bởi vì các tiểu bang có thể gia tăng một số dịch vụ
lẫn cắt giảm một số khoản thuế thì họ không bị buộc phải suy nghĩ nghiêm túc về điều sẽ
xảy ra khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Vì vậy, nhiều người lập luận rằng các cuộc khủng
hoảng ngân sách tiểu bang là lỗi lầm của chính các tiểu bang này. Nhưng tại sao lại là lỗi
lầm của riêng các tiểu bang? Một số người luận cứ rằng đó là lỗi lầm của chính các tiểu
bang bởi vì các tiểu bang này chi tiêu quá nhiều. một số người khác cho rằng đó là lỗi
thuộc về tiểu bang do họ cắt giảm thuế quá nhiều Thật vậy, có cơ sở dữ liệu để ủng hộ
cho cả hai quan điểm này.
Trong hai thập niên qua, từ năm 1983 đến 2002, chi tiêu bình quân đầu người của
tiểu bang đã gia tăng nhanh chóng. Từ mức chi tiêu bình quân đầu người là 1.450 USD
năm 1983, mức chi tiêu này đã tăng gấp ba lần, lên đến 4.450 USD vào năm 2002. Và
những xu hướng này là giống nhau cho cả nhóm 1/4 tiểu bang có mức chi tiêu bình quân
cao nhất và nhóm 1/4 tiểu bang có mức chi tiêu thấp nhất. Ngay cả khi đã điều chỉnh để
khử lạm phát thì trung vị của chi tiêu bình quân đầu người (theo giá USD năm 2002) cũng
đã gia tăng hơn 70% từ mức 2.590 USD năm 1983 lên 4.450 USD năm 2002.9 (xem Hình
1). Rõ ràng là các tiểu bang hiện đang chi tiêu nhiều hơn – tính trên cơ sở bình quân đầu
người.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 4 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
Cùng thời điểm mà chi tiêu bình quân đầu người đang gia tăng, các tiểu bang cũng
đang cắt giảm thuế. Trong tất cả các năm từ 1994 đến 2000, các báo cáo của Trung tâm
các Ưu tiên Ngân sách và Chính sách cho thấy rằng kết quả ròng của tất cả những thay
đổi do luật thuế của các tiểu bang là đã làm giảm số thu thuế tiểu bang. Và tác động của
những sự cắt giảm thuế tiểu bang dồn lại làm giảm sút 8,2% số thu thuế tiểu bang – làm
giảm số thu thuế tiểu bang trong năm tài khóa 2002 một khoản là hơn 40 tỷ USD.10
Dĩ nhiên các tiểu bang ắt có thể làm được nhiều hơn thế. Một số nhà quan sát đã
nhấn mạnh rằng các tiểu bang đã không thể hiệu chỉnh vấn đề cơ cấu mang tính nền tảng
với các hệ thống thuế của mình. Ví dụ, Raymond Scheppah, giám đốc điều hành của Hiệp
hội các Thống đốc Ngân hàng Liên bang Quốc gia, vạch ra cho thấy “sự giảm sút mang
tính cơ cấu trong dài hạn của số thu thuế [tiểu bang]”. Scheppah nói rằng, “các tiểu bang
phát triển các hệ thống thuế của mình cho nền kinh tế công nghiệp chế tạo của thập niên
1950 chứ không phải là nền kinh tế hướng về dịch vụ, công nghệ cao và quốc tế của thế
kỷ XXI”.11
Vấn đề rõ ràng nhất là với thuế bán hàng tiểu bang, mà dựa trên giả định ngầm rằng
“bán hàng” xảy ra trong một quá trình trao đổi vật chất mà bản thân một khách hàng đưa
một số tiền nào đó cho người bán lẻ và đổi lại, bản thân người bán lẻ trao cho khách hàng
một sản phẩm. Tuy vậy, kể từ đó, bản chất của “ bán hàng” đã được chỉnh sửa theo hai cách
thức quan trọng. Thứ nhất, nhiều hoạt động bán hàng là dành cho dịch vụ chứ không phải
hàng hóa, và tại nhiều tiểu bang, thuế bán hàng phần lớn là dành cho hàng hóa chứ không
phải dịch vụ. Liên đoàn các nhà Quản lý Thuế đã sắp xếp nhiều loại dịch vụ được bán ra
thành 164 phân nhóm khác nhau.12 Có thể đoán được là số lượng dịch vụ mà các tiểu bang
khác nhau đánh thuế trải dài trên một phổ rất rộng; tiểu bang Washington đánh thuế đối với
cả 164 nhóm dịch vụ trong khi tiểu bang Oregon láng giềng lại không đánh thuế đối với bất
kỳ nhóm dịch vụ nào.13 Thứ hai, nhiều hoạt động bán hàng được tiến hành từ xa – trong đó
các đơn hàng được đặt và hàng hóa hay dịch vụ được giao qua đường thư tín, qua điện thoại
hay thông qua mạng Internet. Và một lần nữa, tại nhiều tiểu bang, thuế bán hàng không bao
phủ hết nhiều loại trong số những giao dịch mua bán này.
Những người khác lập luận rằng lỗi lầm không phải là do các tiểu bang mà là vì
chính quyền liên bang đã tạo ra áp lực lên các tiểu bang theo nhiều cách thức khác nhau.
Mặc dù chính quyền liên bang cung cấp cho các tiểu bang những dạng viện trợ trực tiếp
và gián tiếp thì họ cũng đã áp đặt chi phí lên các tiểu bang. Iris Lav của Trung tâm các Ưu
tiên Ngân sách và Chính sách kết luận rằng ảnh hưởng của “những tác động tích cực” của
chính quyền liên bang đối với các chính quyền tiểu bang và địa phương trị giá tương
đương 467 tỷ USD trong năm 2004 đã bị giảm bớt một khoản tương đương 153 tỷ USD
do “những tác động tiêu cực”. Đối với năm 2007, Lav dự báo rằng các tác động tích cực
sẽ tăng nhẹ lên mức 477 tỷ USD nhưng tác động tiêu cực sẽ nhảy vọt lên con số 220 tỷ
USD. Tác động tích cực thuần vì thế mà sẽ giảm đi từ mức 314 tỷ USD trong năm 2004
xuống chỉ còn 256 tỷ vào năm 2007.14
Một cách thức mà chính quyền liên bang áp đặt chi phí lên các tiểu bang là thông
qua các khoản chi trả bắt buộc không được tài trợ - những phí tổn mà chính quyền liên
bang yêu cầu các tiểu bang phải gánh chịu. Hội nghị Quốc gia của các nhà làm Luật Tiểu
bang (NCSL) ước tính rằng những khoản chi trả bắt buộc không được tài trợ này đã ngốn
của các tiểu bang một khoản lên đến 19 tỷ USD trong năm tài khóa 2004 và họ sẽ tốn đến
34 tỷ USD cho các khoản này trong năm tài khóa 2005. Ví dụ, NCSL lập luận rằng các
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 5 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
phí tổn thuốc men của các tiểu bang cho những người được quyền thụ hưởng cả hai dịch
vụ Medicare và Medicaid sẽ là 6,6 tỷ USD trong năm tài khóa 2005.15
Tuy thế, trong thực tế thì chính quyền liên bang áp đặt rất ít các “khoản chi trả bắt
buộc” thật sự. Dù vậy, Nghị viện đã thực sự áp đặt nhiều yêu cầu và điều kiện về các
nguồn quỹ mà họ cung cấp cho các chương trình liên chính quyền. Nghị viện tạo ra và
chỉnh sửa các chương trình như vậy rồi sau đó cung cấp tiền cho các tiểu bang để thực thi
các chương trình này - miễn là các tiểu bang tuân thủ theo các điều kiện khác nhau để có
thể có được các khoản ngân quỹ này. Ban đầu, các tiểu bang thấy rằng vụ giao dịch này là
hấp dẫn, chỉ bởi vì các lợi ích là rõ ràng và phí tổn dường như là rất thấp. Thường thì khi
Nghị viện tạo ra một chương trình liên chính quyền, một tiểu bang đã có một chương
trình tương tự, hay một tiểu bang có thể đang suy nghĩ về việc tiến hành một sáng kiến
tương tự. Vì thế mà các ngân quỹ bổ sung này dường như là một thứ của cải trời cho. Hơn
nữa, rõ ràng là có sự hiện hữu của một tổ chức quyền lợi địa phương đã vận động hành
lang một cách quyết liệt với cơ quan lập pháp của tiểu bang đó để vừa lấy tiền vừa tuân
thủ các yêu cầu. Nhóm quyền lợi địa phương này là một nhánh nhỏ của tổ chức quốc gia
cũng đã vận động hành lang một cách quyết liệt và thành công đối với Nghị viện để tạo ra
hay chỉnh sửa chương trình này. Họ muốn chắc chắn rằng tiểu bang của họ thực hiện
chương trình này.
Vì thế mà các tiểu bang - mặc dù họ không bị yêu cầu về mặt hiến pháp hay luật
pháp để tham gia vào hầu hết các chương trình liên chính quyền - bị đẩy vào tình thế buộc
phải làm như vậy. Tính chung, một phần tư chi tiêu của tiểu bang đến từ chính quyền liên
bang.16 Do đó mà Nghị viện sẽ tiếp tục tận hưởng khả năng của mình trong việc áp đặt
nhiều điều kiện và yêu cầu đối với bất kỳ việc tài trợ nào mà họ dành cho các hoạt động
liên chính quyền.
Tác động Dai dẳng của cuộc Suy thoái Kinh tế năm 2001
Nguyên nhân tức thời của cuộc khủng hoảng thu chi ngân sách tiểu bang là nền
kinh tế quốc dân. Xuyên suốt nửa đầu thập niên 1990, nền kinh tế đang tăng trưởng và
kéo theo sự gia tăng số thu thuế của các tiểu bang, qua đó che dấu đi các vấn đề nền tảng.
Theo Elizabeth Davis và Nicholas Jenny của Viện Chính phủ Rockfeller, sự tăng trưởng
trong số thu thuế tiểu bang trong quí II (tháng Tư – tháng Sáu) so với cùng kỳ năm trước
là 7,1% trong năm 1995, 7,3 % vào năm 1996, 6,2% năm 1997, 9,7% trong năm 1998,
5,0% vào năm 1999 và 11,4% trong năm 2000. Davis và Jenny, những người tập trung sự
chú ý vào quí II do các tiểu bang có thu thuế thu nhập cá nhân qui định ngày khai báo là
ngày 15 tháng Tư17 đã viết như sau: “Thuế thu nhập cá nhân là nhân tố chính yếu tạo ra
sự tăng trưởng đáng kinh ngạc này”. Trong vòng 6 năm (từ 1994 đến 2000), số thu thuế
quí II đã gia tăng 57%.
Sự tăng trưởng số thu thuế này trong suốt những năm cuối thập niên 1990 có
nghĩa là các tiểu bang có khả năng cắt giảm thuế tính theo tỷ lệ phần trăm của GSP và
cùng lúc đó gia tăng chi tiêu bình quân đầu người. Nhưng vào cuối năm 2000, khi nền
kinh tế bắt đầu chậm lại và rồi sau đó vào năm 2001, khi nó bước vào và thoát khỏi một
giai đoạn suy thoái kéo dài mười chín tháng,18 nhiều nguồn thu thuế của tiểu bang đã tự
động giảm đi19 trong khi một số khoản chi tiêu của tiểu bang lại tự động tăng lên. Quan
trọng hơn là ngay cả sau khi cuộc suy thoái đã chính thức kết thúc thì số thu thuế của tiểu
bang đã không thể hồi phục.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 6 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
Xu hướng này là rất đáng chú ý nếu so sánh với các lần suy thoái trước đây. Trong
cuộc suy thoái 1980-82, số thu thuế tiểu bang đã giảm 2%. Trong cuộc suy thoái 1990-91,
số thu thuế tiểu bang giảm 3,5%. Trong cuộc suy thoái năm 2001 – mà là nhẹ nhàng nhất
trong số 3 lần suy thoái này - số thu thuế tiểu bang đã giảm 7,4%.20 Mặc dù cuộc suy
thoái này (được Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ đo bằng những thay đổi
trong Tổng Sản phẩm Nội địa (GDP)) là ngắn hơn và không sâu sắc bằng hai lần suy
thoái trước đó21 thì tác động của nó đối với số thu thuế tiểu bang là lớn hơn nhiều. (xem
Hình 2). Hơn nữa, tác động của cuộc suy thoái này đã kéo dài. Trong năm tài khóa 2003,
21 tiểu bang đã chi tiêu ít hơn so với năm tài khóa 2002.22
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng vừa ngắn vừa tương đối không sâu sắc này đã có một
tác động quan trọng đến công ăn việc làm. Kết quả của cuộc suy thoái 1990-91 là số việc
làm của khu vực tư nhân giảm 2% và sau đó phải mất 38 tháng mới trở lại được mức tiền
suy thoái của nó. Tuy nhiên cuộc suy thoái năm 2001 đã gây ra một sự sụt giảm việc làm
đến 3%. Hơn nữa, vào tháng Năm năm 2004, 39 tháng sau khi đạt đỉnh điểm vào thời kỳ
tiền suy thoái vào tháng Hai năm 2001 thì số việc làm của khu vực tư nhân vẫn thấp hơn
gần 2% so với mức tiền suy thoái của nó (xem Hình 3). Và mặc dù số việc làm đã gia
tăng trong bốn tháng gần đây nhất (từ tháng Giêng đến tháng Năm 2004) thêm một triệu
chổ làm thì vẫn còn thấp hơn gần 2 triệu so với mức tiền suy thoái.23
Vào nửa cuối năm 2003, số thu thuế tiểu bang đã thực sự bắt đầu tăng trưởng trở
lại. Chương trình Nghiên cứu Thu chi Ngân sách của Viện Chính phủ Rockefeller báo cáo
rằng, trong quí III năm 2003, số thu thuế tiểu bang đã tăng trưởng lần đầu tiêu kể từ khi
cuộc suy thoái nổ ra. Thật vậy, số thu thuế tiểu bang đã gia tăng trong hai quí cuối cùng
của năm 2003 và trong quí I năm 2004.24 (xem Hình 4).
Cơ sở của sự so sánh để đo lường tăng trưởng số thu hàng quí như vậy là số thuế
được thu trong cùng kỳ của năm trước – mà dĩ nhiên là đã thấp hơn so với mức tiền suy
thoái. Như vậy, mặc dù số thu thuế tiểu bang đã tăng lên gần đây nếu so với năm trước đó
thì số thu thuế này không quay trở lại mức của thời tiền suy thoái. Quả vậy, nếu căn cứ
theo bình quân đầu người thì báo cáo của Viện Rockefeller cho thấy rằng số thu thuế tiểu
bang trong quí I năm 2004 chỉ xấp xỉ khoảng 85% so với mức đỉnh điểm của thời kỳ tiền
suy thoái.25 (xem Hình 5).
Nếu các tiểu bang nhìn vào sự tăng trưởng gần đây trong số thu của mình (so với
năm trước) thì họ sẽ không còn cảm thấy rằng áp lực phải tiếp tục thực hiện những sự
điều chỉnh chi tiêu trong suốt năm tài khóa nhằm cân bằng ngân sách năm 2005 của mình.
Tuy vậy, họ vẫn chưa có các nguồn lực để quay trở lại mức dịch vụ tiền suy thoái mà
mình đã cung cấp trong năm 2000.
Các Tiểu bang đã Phản ứng bằng cách nào?
Vào năm 2000, khi nền kinh tế lần đầu tiên suy yếu và những dấu hiệu cảnh báo
sớm bắt đầu xuất hiện thì các tiểu bang đã không phản ứng một cách nhanh chóng. Tuy
nhiên, khi cuộc suy thoái bắt đầu diễn ra và số thu sụt giảm thì mọi tiểu bang đã áp dụng
một số sự kết hợp của năm chọn lựa cơ bản mà họ có nhằm giảm thiểu khoản thâm hụt
ngân sách. Họ đã (1) rút dự trữ; (2) tăng thuế; (3) tìm nguồn thu mới; (4) cắt giảm chi
tiêu; và (5) vay mượn.26
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 7 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
(1) Rút dự trữ: bốn tám tiểu bang đã thiết lập một loại hình ngân quỹ chính thức
dành cho những ngày khó khăn.27 Trong suốt những năm khi số thu đang gia tăng nhanh
hơn là chi tiêu thì một tiểu bang có thể tăng dự trữ. Sau đó, khi sự tăng trưởng số thu
giảm bớt hay biến mất, các tiểu bang có thể rút khoản dự trữ này để tối thiểu hóa sự cần
thiết phải cắt giảm chi tiêu.
Điều này đã xảy ra trong giai đoạn giữa hai cuộc suy thoái năm 1990-91 và 2001.
Trong suốt thập niên 1990, các tiểu bang đã xây dựng một cách chậm chạp nhưng ổn định
sự cân đối vào cuối năm tài khóa của mình. Vào thời điểm cuối năm tài khóa 1992, cân
đối ngân sách của tiểu bang có tổng giá trị là 3,1 tỷ USD (hay 1,1% tổng các khoản chi
tiêu). Vào cuối năm tài khóa 2000, những khoản cân đối này đã tăng lên đến 48,8 tỷ USD
(hay 10.4% tổng chi tiêu). Sau đó, khi nền kinh tế bắt đầu chậm lại và số thu thuế thậm
chí còn sụt giảm nhanh hơn thì các tiểu bang đã rút các khoản dự trữ của mình để bù đắp
cho chênh lệch giữa số thu và chi tiêu. Vào cuối năm 2003, tổng các khoản dự trữ giảm
xuống chỉ còn 6,4 tỷ USD (hay 1,3% tổng chi tiêu).28
(2) Tăng thuế: Để đáp lại cuộc suy thoái 2001 và hậu quả của nó, các tiểu bang
đã tăng thuế để cân đối ngân sách- nhưng không phải tất cả các tiểu bang và đối với tất cả
các loại thuế.
Ví dụ, trong năm tài khóa 2002, 29 tiểu bang đã thay đổi thuế (và phí) để tạo ra
một sự gia tăng ròng về số thu là 304 triệu USD. Tại 14 trong số 29 tiểu bang này thì
những thay đổi về luật thuế đã tạo ra một sự gia tăng ròng về số thu thuế trong khi 15 tiểu
bang kia thì kết quả của những thay đổi này là một sự giảm ròng về số thu thuế. Hai mươi
tiểu bang đã hành động để giảm số thu từ một hay nhiều loại thuế của mình. Ba tiểu bang
đã hành động nhằm gia tăng số thu thuế của mình từ thuế thu nhập cá nhân, trong khi 12
tiểu bang lại cắt giảm loại thuế này - kết quả là một sự giảm ròng 671 triệu USD cho
nguồn thu của chính quyền tiểu bang.29
Tuy thế, trong năm tài khóa 2003, chỉ có bảy tiểu bang cắt giảm số thu thuế ròng
của mình, trong khi 23 tiểu bang lại tăng chúng - kết quả là một sự gia tăng ròng 8,0 tỷ
USD. Năm tiểu bang cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, trong khi 11 tiểu bang tăng thuế này
để có được một sự gia tăng ròng là 1,1 tỷ USD. Nhưng sự gia tăng thuế lớn nhất – 3,0 tỷ
USD - đến từ 19 tiểu bang tăng thuế thuốc lá.30
Đối với năm tài khóa 2004, những thay đổi trong luật thuế tiểu bang đã tạo ra một
sự gia tăng số thu ròng trị giá 9,5 tỷ USD. Hai tiểu bang cắt giảm số thu thuế ròng, trong
khi 35 tiểu bang thực thi những đạo luật nhằm gia tăng tổng số thu thuế của mình – bao
gồm 2,6 triệu USD gia tăng ròng trong số thu thuế bán hàng và 2,5 triệu USD gia tăng
ròng về tổng số thu từ thuế thu nhập cá nhân.31
Tuy nhiên các tiểu bang không tăng thuế tiếp sau cuộc suy thoái năm 2001 nhiều
như họ đã làm đối với cuộc suy thoái năm 1990-91. Đối với năm tài khóa 1991, các tiểu
bang đã tăng thuế nhằm tạo ra 10 tỷ USD, và trong năm tài khóa 1992, họ lại tăng thuế để
tạo ra một khoản gia tăng thêm 15 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong hai năm (năm tài khóa
1991 và năm tài khóa 1992), các tiểu bang đã tăng thêm 25 tỷ USD từ tiền thu thuế.
Trong năm năm, từ năm tài khóa 1990 đến năm tài khóa 1994, các tiểu bang đã nâng thuế
lên thêm 36 tỷ USD. Trái lại, trong ba năm kể từ khi nổ ra cuộc suy thoái năm 2001, các
tiểu bang đã tăng thuế chỉ để tạo ra 18 tỷ USD. Elaine Maag của Viện Đô thị và David
Merriman của Đại học Loyola-Chicago nhận xét rằng: “Trong suốt cuộc suy thoái mà bắt
đầu vào tháng Bảy năm 1990, các nhà hoạch định chính sách đã nhanh chóng tăng thuế
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công
Bài đọc
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng ngân sách tại
chính quyền tiểu bang: vấn đề quốc gia, các trách
nhiệm quốc gia
Anwar Shah 8 Biên dịch: Hải Đăng
Hiệu đính: Quang Hùng
nhằm đưa ngân sách trở lại mức cân bằng. Trong cuộc khủng hoảng mà bắt đầu nổ ra vào
tháng Tư năm 2001 thì các nhà hoạch định chính sách đã tránh xa những thay đổi quan
trọng trong chính sách thuế”.32 Hơn nữa, họ lưu ý rằng, “[tổng] số thu thuế tiểu bang
trong năm 2002 thấp hơn năm 2001 một khoản là 32 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử
cận đại mà số thu thuế năm sau thấp hơn năm trước”.33
(3) Tìm nguồn thu mới: Trong năm tài khóa 2004, một nửa số tiểu bang đã nâng
các “mức phí”, mà chính thức được phân vào loại “phí người sử dụng” hơn là thuế.
Nicholas Jenny và James Orsi của Viện Rockefeller nhận thấy rằng việc tăng phí là “một
trong những phương pháp đáng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tcns.pdf