Quá trình mởcửa và hội nhập kinh tếquốc tế(HNKTQT) của Việt Nam, nhưmột
bộphận hữu cơcủa công cuộc Đổi mới, kết hợp và hỗtrợcho quá trình giải phóng lực
lượng sản xuất trong nước, đã đem lại những thành quảto lớn vềkinh tế, xã hội trong
hơn 2 thập kỷvừa qua. Việc gia nhập WTO ngày 7/11/2006 của Việt Nam là mốc quan
trọng của quá trình này.
Với việc gia nhập WTO, nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới với những
cơhội và thách thức mỚI. Triển vọng phát triển nhanh và bền vững đất nước là nhiều hứa
hẹn, nhưng các thách thức cũng rất đáng kể. Chẳng hạn nhưcơhội tiếp cận thịtrường
thếgiới mà không bịphân biệt đối xử, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện với việc
hoàn thiện hệthống pháp lý và thực hiện công khai minh bạch các thiết chếquản lý hay
các thách thức vềcạnh tranh gay gắt và sâu rộng hơn ởcảcấp độsản phẩm, doanh
nghiệp, Nhà nước, sựphân tầng xã hội sẽmạnh mẽhơn, nguy cơthất nghiệp và phá sản
một sốdoanh nghiệp sẽtăng lên Đặc biệt, vềmặt xã hội, những thách thức này có thể
hạn chếquá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tếhoặc gÕy ra những bất ổn vềmặt xã
hội.
Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu phục vụcho việc
hoạch định các chính sách xã hội và giải quyết các vấn đềxã hội, nhưng chưa có công
trình nào đánh giá một cách tỔng quát và có hệthống những tác động xã hội của quá
trình mởcửa, hội nhập kinh tếquốc tếvà việc gia nhập WTO ởnước ta.
Những phân tích, đánh giá trong báo cáo này chủyếu là dựa trên các tưliệu, số
liệu, phân tích và nhận định vềquá trình hội nhập kinh tếquốc tếtrong 2 thập kỷ Đổi mới
vừa qua, đặc biệt là trong khoảng 10 năm gần đây. Việc gia nhập WTO là một mốc rất
quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập kinh tếquốc tế. Tác động của việc gia nhập WTO
này là chưa thể đo lường khi nước ta mới gia nhập tổchức này được nửa năm. Vì vậy,
những nhận định vềcơhội, thách thức, tác động xã hội của hội nhập quốc tếvà gia nhập
WTO trong báo cáo này chỉlà những giảthuyết và cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Có
thểxem đây là một cốgắng bước đầu của chúng tôi muốn có một sốnhận định chung về
những tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế ởViệt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA HỌP LẦN THỨ BẨY
KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
Tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc
tế và gia nhập WTO ở Việt Nam
GS.TS. Trịnh Duy Luân
Viện trưởng Viện Xã hội học
TS. Nguyễn Xuân Mai
Đà Nẵng, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2008
NGHIÊN CỨU
Mục lục
Tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập
WTO ở Việt Nam
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 3
TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ GIA NHẬP WTO Ở VIỆT NAM................ 4
1.1. Hội nhập KTQT đã và đang góp phần đổi mới thể chế và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước
và trở thành một động lực cho quá trình phát triển đất nước : ................................................................. 4
1.2. HNKTQT làm gia tăng mức sống của các nhóm dân cư và hỗ trợ công cuộc giảm nghèo.............. 6
1.3. HNKTQT đang làm gia tăng sự phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội .......................................... 9
1.4. Vấn đề việc làm, quan hệ lao động, di cư trong quá trình HNKTQT: .............................................. 12
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH: .................................................................................................................. 18
2.1 - Lựa chọn ưu tiên các mục tiêu phát triển: ...................................................................................... 18
2.2 Cần tiếp tục đổi mới thể chế và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước phù hợp với
tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến đổi xã hội và với điều kiện của một nền kinh tế thị trường.................. 19
2.3 - Xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn dân phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và quá trình HNKTQT................................................... 19
2.4. Xã hội hóa các dịch vụ xã hội cơ bản, nhưng đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng đối với các nhóm xã
hội yếu thế............................................................................................................................................... 20
3/23
MỞ ĐẦU
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam, như một
bộ phận hữu cơ của công cuộc Đổi mới, kết hợp và hỗ trợ cho quá trình giải phóng lực
lượng sản xuất trong nước, đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế, xã hội trong
hơn 2 thập kỷ vừa qua. Việc gia nhập WTO ngày 7/11/2006 của Việt Nam là mốc quan
trọng của quá trình này.
Với việc gia nhập WTO, nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới với những
cơ hội và thách thức mỚI. Triển vọng phát triển nhanh và bền vững đất nước là nhiều hứa
hẹn, nhưng các thách thức cũng rất đáng kể. Chẳng hạn như cơ hội tiếp cận thị trường
thế giới mà không bị phân biệt đối xử, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện với việc
hoàn thiện hệ thống pháp lý và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý… hay
các thách thức về cạnh tranh gay gắt và sâu rộng hơn ở cả cấp độ sản phẩm, doanh
nghiệp, Nhà nước, sự phân tầng xã hội sẽ mạnh mẽ hơn, nguy cơ thất nghiệp và phá sản
một số doanh nghiệp sẽ tăng lên…Đặc biệt, về mặt xã hội, những thách thức này có thể
hạn chế quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế hoặc gÕy ra những bất ổn về mặt xã
hội.
Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho việc
hoạch định các chính sách xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng chưa có công
trình nào đánh giá một cách tỔng quát và có hệ thống những tác động xã hội của quá
trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO ở nước ta.
Những phân tích, đánh giá trong báo cáo này chủ yếu là dựa trên các tư liệu, số
liệu, phân tích và nhận định về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong 2 thập kỷ Đổi mới
vừa qua, đặc biệt là trong khoảng 10 năm gần đây. Việc gia nhập WTO là một mốc rất
quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động của việc gia nhập WTO
này là chưa thể đo lường khi nước ta mới gia nhập tổ chức này được nửa năm. Vì vậy,
những nhận định về cơ hội, thách thức, tác động xã hội của hội nhập quốc tế và gia nhập
WTO trong báo cáo này chỉ là những giả thuyết và cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Có
thể xem đây là một cố gắng bước đầu của chúng tôi muốn có một số nhận định chung về
những tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
HNKTQT đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời đã và đang tác động
trực tiếp và gián tiếp, tích cực lẫn tiêu cực, phức hợp và đa diện, về mặt xã hội. Những tác
động này có thể tương tác với các tác động kinh tế, chính trị với những hệ quả tích hợp.
Tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể được phản ánh gián tiếp
thông qua tác động của quá trình này đến tăng trưởng kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển
con người, làm gia tăng mức sống, giảm nghèo, phân tầng xã hội, hay góp phần làm biến
đổi cơ cấu kinh tế và qua đó biến đổi cơ cấu xã hội, tác động đến quản lý kinh tế và xã
hội, đến sự thay đổi thể chế và công nghệ và làm biến đổi con người và các nhóm xã hội
về tư duy, về hành vi kinh tế và xã hội, về tác phong làm việc... hay tác động trực tiếp đến
quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế và xã hội, đến bất bình đẳng xã
hội, cũng như đến xóa đói giảm nghèo, đến quan hệ xã hội về lao động như làm tăng sự
hợp tác cũng như nguy cơ xung đột giữa lao động Việt nam với giới sử dụng lao động
nước ngoài, tăng cơ hội tiếp cận với y tế, giáo dục chất lượng cao, tăng khả năng di cư và
di chuyển lao động hay tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc duy trì và bảo vệ các giá trị
và di sản văn hóa truyền thống…
HNKTQT thúc đẩy sự gia tăng mức sống, giảm nghèo, nhưng cũng làm gia tăng
sự phân tầng xã hội giữa các giai tầng, nhóm xã hội, giũa các vùng miền. Hội nhập cũng
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nhóm nghề nghiệp xã hội theo các ngành hàng,
4/23
nhóm sản phẩm, các khu vực kinh tế, vừa làm tăng trưởng số việc làm trong một số lĩnh
vực và địa phương, vừa mang lại rủi ro thất nghiệp cho nhiều người, cho sự phá sản
nhiều doanh nghiệp. Sự tập trung dòng vốn FDI vào các vùng kinh tế trọng điểm, các
thành phố lớn sẽ làm gia tăng rộng khoảng cách phát triển giữa các vùng, tạo sức hút
mạnh mẽ các dòng di cư từ nông thôn vào thành thị, góp phần tăng cường lực lượng sản
xuất, nhưng cũng làm căng thẳng thêm tình trạng quá tải và nhiều vấn đề xã hội tại các đô
thị. Những mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động, giới chủ và người lao
động cũng sẽ phức tạp hơn trong quá trình tăng trửơng nhanh đầu tư nước ngoài. Hiện
tượng đình công trở nên phổ biến hơn và có thể tạo ra những bất ổn xã hội và kinh tế. Hội
nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển con nguời, nhưng cũng tạo ra những
thách thức mới trong lĩnh vực này. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh từ hội nhập quốc tế vừa
đem lại nhiều cơ hội lẫn những rủi ro cho những nhóm xã hội nhất định và đòi hỏi phải
sớm hình thành một hệ thống an sinh xã hội tương thích với bối cảnh kinh tế thị trường
đầy biến động.
Những tác động đến môi trường cũng ngày càng mạnh hơn với sự gia tăng đầu tư
nước ngoài, với quá trình đô thị hóa ngày càng mở rộng. Cái giá phải trả cho sự suy thoái
môi trường có thể còn lớn hơn lợi nhuận thu được từ tăng trưởng kinh tế, như bài học của
nhiều nước đi trước trên con đường CNH và toàn cầu hóa.
HNKTQT và toàn cầu hóa kinh tế cũng có thể đem đến những hệ quả không mong
muốn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, v.v
Việc nghiên cứu những tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đang trở nên cấp thiết, để cung cấp các luận chứng
khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
vấn đề quan trọng này. Trong khuôn khổ báo cáo này, một số
tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
WTO được tập trung phân tích:
1) Hội nhập KTQT đã và đang góp phần đổi mới thể chế và nâng cao hiệu lực của bộ máy
nhà nước và trở thành một động lực cho quá trình phát triển đất nước
2) HNKTQT làm gia tăng mức sống của các nhóm dân cư và hỗ trợ công cuộc giảm nghèo
3) HNKTQT đang làm gia tăng sự phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội
4) Vấn đề việc làm, quan hệ lao động, di cư trong quá trình HNKTQT
5) Vấn đề phát triển con người trong quá trình HNKTQT
Dưới đây là những tác động xã hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được lần
lượt phân tích, trong đó, những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho những nghiên cứu
sâu hơn về các tác động xã hội này:
TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ GIA
NHẬP WTO Ở VIỆT NAM.
1.1. Hội nhập KTQT đã và đang góp phần đổi mới thể chế và nâng
cao hiệu lực của bộ máy nhà nước và trở thành một động lực cho
quá trình phát triển đất nước :
Trên tầm vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách đã xây dựng những đường hướng
chiến lược quan trọng để giải quyết các tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế như
5/23
Chiến lược toàn diện tăng trưởng và giảm nghèo, Kế hoạch phát triển KTXH 2006-2010,
Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững, Chương trình hành động của Chính phủ
hậu WTO...
Quá trình đổi mới thể chế, với sự hỗ trợ của các đối tác song phương, đa phương và
tổ chức quốc tế, đã tạo động lực quan trọng để Việt nam có được nhiều tiến bộ quan trọng
trong việc đạt các mục tiêu phát triển như đã đạt được 5 trong mười mục tiêu MDG chính
cho năm 2015 và trên đà đạt 4 mục tiêu khác trước thời hạn. Nhiều lĩnh vực chính sách
liên quan đến các khía cạnh xã hội được đánh giá có nhiều tiến bộ rõ rệt trong giai đoạn
2001-2005 như y tế, giáo dục, đất, nước, hạ tầng cơ sở, phát triển khu vực kinh tế tư
nhân (theo tài liệu chương trình PRCS 5). Đánh giá về thể chế và chính sách quốc gia của
WB (CPIA) cũng cho thấy Việt nam đạt được điểm số cao hơn trung bình trong khu vực
trong hầu hết các chỉ tiêu về quản lý kinh tế vĩ mô và hòa nhập xã hội. Các điểm số thấp
hơn trung bình trong khu vực là trong khu vực tài chính, lao động và an sinh xã hội, tính
minh bạch và chống tham nhũng (1,2006).
Trong phạm vi từng lĩnh vực, còn nhiều chính sách, bộ luật chưa phù hợp với thực tiễn
xã hội, tác động sâu sắc đến nhiều nhóm xã hội, đặc biệt các nhóm xã hội yếu thế. Điều
đó tạo nên những bất ổn xã hội biểu hiện qua khiếu kiện đông người, đình công lan rộng
trong một thời gian ngắn và tập trung ở các khu công nghiệp, hiện tượng nghèo đói tập
trung ở một số vùng, ở những nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai, dịch bệnh, sự bất bình
đẳng gia tăng...
Chẳng hạn, các chính sách đất đai hướng vào khuyến khích những doanh nghiệp đầu
tư trong các khu công nghiệp, đô thị hơn là bảo vệ lợi ích thỏa đáng và lâu dài của người
dân bị mất đất. Chênh lệch địa tô do chuyển quyền sử dụng đất mang lại chưa được xử lý
thoả đáng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tạo lập sinh kế bền vững cho
nông dân bị mất đất. Cần phải làm cho quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa giao dịch
thông suốt trên thị trường và là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong việc
thu hồi đất nông nghiệp.
Hay Sự điều chỉnh và thực thi Luật Lao động dường như vẫn thiên về bảo vệ lợi ích
của người đầu tư, ưu tiên cho tăng trưởng nhiều hơn là chú ý bảo vệ những quyền lợi hợp
pháp và chính đáng của người lao động. Cơ chế thương lượng tập thể chưa tỏ ra hữu
hiệu và phù hợp với cơ chế thị trường. Điều này khó có thể giúp hoá giải những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến những xung đột trong quan hệ lao động, phản ánh tập trung ở các
cuộc đình công.
Những chính sách an sinh xã hội và bảo hiểm sản xuất chưa được chú trọng đầy đủ
nhằm bảo vệ những nhóm xã hội yếu thế trước những rủi ro ngày càng tăng trong sản
xuất, kinh doanh khi thị trường ngày càng mở, trong đời sống, trong việc đối phó với thiên
tai, dịch bệnh có xu hướng tác động trên diện rộng.
Chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện tại dường như chưa đem lại lợi
ích tương xứng cho người lao động, hay những nhà đầu tư nhỏ so với các cổ đông giầu
có và nhóm quản lý. Việc thiếu minh bạch, công khai trong quá trình cổ phần hóa dường
như đang làm thiệt hại cả cho nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp và cả những
nhà đầu tư nhỏ.
Các chính sách liên quan đến di cư và quản lý cư trú tập trung nhiều vào khía cạnh
quản lý xã hội và trật tự xã hội hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư như một lực
lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ở các vùng nhập cư, và
cũng là một nhóm yếu thế trong xã hội.
Việc tổ chức thực hiện các chính sách, qui định pháp luật ở nhiều cơ quan chức năng
ở các địa phương còn chưa có chuyển biến lớn, chưa thể hiện là một nhà nước phục vụ,
6/23
chưa giúp cho việc giải quyết những vấn đề xã hội của các nhóm xã hội yếu thế như lao
động làm thuê, nông dân mất đất canh tác, người nghèo, người di cư... .
Câu hỏi thảo luân:
Những giải pháp chủ yếu nào có thể giúp đẩy nhanh quá trình đổi mới thể chế và
nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước trong quá trình Việt Nam càng hội nhập sâu rộng hơn
vào quá trình toàn cầu hóa ?
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời
sống xã hội ?
1.2. HNKTQT làm gia tăng mức sống của các nhóm dân cư và hỗ
trợ công cuộc giảm nghèo
1.2.1. Hội nhập quốc tế đã tạo ra một động lực quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao và liên tục một giai đoạn
dài trong quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế đã tạo cơ sở vững
chắc cho sự gia tăng mức sống. Đến lượt nó, sự gia tăng mức sống lại
làm tăng thêm mức tích lũy và tiêu dùng của dân cư, từ đó thúc đẩy
trở lại đối với tăng trưởng kinh tế.
Tiêu dùng quân đầu người tăng trung bình 5,5% trong 5 năm 2001-2005. Tỷ lệ tiết
kiệm trong nước so với tổng sản phẩm trong nước năm 2005 đạt 30,2%, trong đó tích lũy
từ khu vực dân cư và doanh nghiệp chiếm khoảng 24,2% (4, 2006).
Mức sống của người dân ở cả nông thôn và đô thị đã gia tăng nhanh chóng trong
quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế. Xem xét mức chi tiêu dùng bình quân đầu người
thực tế trong giai đoạn 1993-2004, theo giá cố định năm 1993, như trong bảng 2, ta thấy
chỉ số này tăng lên 1,75 lần ở nông thôn và 2,05 lần ở thành thị. Riêng trong 3 năm 2002-
2004, khoảng thời gian hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trước, sau khi Hiệp định Thương
mại song phương (BTA) với Hoa kỳ phát huy hiệu lực, mức chi tiêu dùng bình quân đầu
người thực tế tăng 1,18 lần ở nông thôn và 1,12 lần ở thành thị. Đó là một tỷ lệ gia tăng
mức sống cao và tỷ lệ tăng của nông thôn đã cao hơn thành thị.
Bảng 1: Chi tiêu dùng bình quân đầu người thực tế theo nhóm thành thị,
nông thôn 1993-2004 (1.000VNĐ, giá tháng 1/1993)
1993 1998 2002 2004
Nông thôn 1114 1472 1649 1945
Thành thị 2124 3280 3884 4359
Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của các cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình 1993, 1998, 2002,
2004 của TCTK. Trích trong (3, 2007)
7/23
38
22 35
49
31 44
47 34 47
54
60
62
50
60
50 49
55
42
8 18
3 2 9 6 4 11 10
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Ca nuoc DB song
Hong
Dong Bac Tay Bac Bac
Trung bo
Nam
Trung bo
Tay
Nguyen
Dong
Nam bo
DB song
Cuu Long
Khong thay doi Kha hon Kem hon
Cuộc điều tra cơ bản do Viện KHXH Việt Nam tiến hành năm 2003-2004, với qui
mô 14.143 hộ ở 63 xã phường thuộc 63 tỉnh, trong đó có chỉ báo “tự đánh giá mức sống”
của các hộ gia đình, cũng cho một kết quả khả quan về sự gia tăng mức sống dân cư.
Bảng 2: Đánh giá mức sống của hộ gia đình
Cả
nước
ĐB
sông
Hồng
Đông
Bắc
TÕY
BẮC
BẮC
TRUN
G BỘ
NAM
TRUN
G BỘ
TÕY
NGUY
ỜN
Đông
Nam
Bộ
ĐB
sông
Cửu
Long
Hộ đánh giá sự thay đổi mức sống so với 3 năm trước (%)
* Như cũ, ít thay
đổi
37,9 22,1 35,0 48,5 30,6 43,5 46,7 34,2 47,2
* Khá hơn 53,8 59,5 61,9 49,9 60,0 50,1 49,0 54,8 42,4
* Kém hơn 8,3 18,4 3,1 1,5 9,4 6,4 4,3 11,0 10,4
Nguồn: 2, 2007
Khi so sánh sự thay đổi mức sống so với 3 năm trước thời điểm điều tra, khoảng
trên 50% số HGĐ cho là “khá hơn trước”, gần 40% cho là “không thay đổi nhiều” và gần
10% cho là giảm sút, kém hơn trước. NghĨa là đa số hộ gia đình tự đánh giá đã có sự gia
tăng mức sống, hoẶC duy trì được mức sống ổn định và chỉ một bộ phận nhỏ bị suy giảm
mức sống trong khoảng thời gian 3 năm. Ở Đồng bằng sông Hồng, số hộ đánh giá là mức
sống kém hơn là 18,4%, ở Đông Nam bộ 11% và Đồng bằng sông Cửu Long 10,4%, Bắc
Trung bộ 9,4%. Có vẻ như ở những vùng mà kinh tế phát triển hơn, thỠ SỰ TỎC động
khuynh đảo của thị trường tới đời sống người dân mạnh hơn và sự không hài lŨNG
CŨNG CÚ Ở MỘT TỈ LỆ LỚN Hơn.
Trong khi đó, ở các vùng miền núi, tỉ lệ hộ cho rằng đời sống kém hơn lại rất nhỏ:
chỉ có 3,1% ở Đông Bắc, 1,5% ở Tây Bắc và 4,3% ở Tây Nguyên. Ở các vùng này, tỉ lệ hộ
cho là mức sống khá hơn cũng cao tương ứng: 35% ở Đông Bắc, 48,5% ở Tây Bắc và
46,7% ở Tây Nguyên. RỪ RàNG Là TỠNH HỠNH đời sống chung của dân cư các vùng
miền núi được cải thiện hơn đáng kể do mặt bằng mức sống xuất phát điểm ở các vùng
này là thấp và mức độ nhạy cảm cao hơn với các tác động can thiệp như XĐGN.
Biểu đồ 1: Đánh giá của các hộ về sự thay đổi mức sống trong 3 năm qua (%)
8/23
Nguồn: 2, 2007
Tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp cũng đang tăng nhanh nhờ
tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế (biểu hiện qua làn sóng đầu tư nước ngoài và sự
thành lập mạnh mẽ các doanh nghiệp trong những năm gần đây). Mức tăng lương trên thị
trường lao động Việt Nam đang tăng cao, từ 8% năm 2004 lên 9,5% năm 2005 và 12,3%
năm 2006 (xem hộp 1).
HỘP 1
06/05/2007 DAN TRI.COM.VN
Cuộc khảo sát của Navigos Group cho thấy mức tăng lương (thu nhập thực
tế) trên thị trường lao động Việt Nam đang ở một tốc độ chóng mặt. Nếu
như năm 2004 con số này là 8% và 2005 là 9,5% thỠ đến 2006 đÓ VỌT
LỜN 12,3%. Điều đáng chú ý nữa là nếu như trong các năm 2004, 2005,
chỉ số tăng lương so với chỉ số lạm phát và GDP chỉ ở mức một chín một
mười thỠ TỚI 2006 CHỈ SỐ Tăng lương đÓ Vượt gần gấp đôi mức lạm
phát và hơn gấp rưỡi mức tăng GDP. Theo phân tích của ông Mikkel
Schônherr Thøgersen, Trưởng phŨNg Dự án khảo sát tiền lương 2007,
chính làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và số lượng các doanh
nghiệp tăng mạnh trong thời gian gần đây dẫn đến cung cầu lao động mất
cân đối đÓ GÚP PHẦN LàM CUỘC đua tăng lương “nóng” lên. ỄNG
THỨGERSEN CŨNG CHO RẰNG mặc dù mức trả lương bỠNH QUÕN
CHO NHÕN VIỜN TRONG CỎC CỤNG TY Tư nhân trong nước cŨN
THUA XA CỎC DOANH NGHIỆP CÚ VỐN đầu tư nước ngoài (thấp hơn
14%) nhưng tốc độ tăng lương lại đang rất nhanh. Với đà này có thể trong
5-7 năm tới họ sẽ đuổi kịp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Giảm nghèo là một TRONG SỐ NHỮNG thành công nổi BẬT nhất
của Việt Nam trong quá trình Đổi mới. Hội nhập quốc tế là yếu tố
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và trỞ thành động
lực chính để giảm nghèo ở Việt Nam.
Trong vòng 11 năm (1993-2004) đã có khoảng 24 triệu người thoát nghèo đói,
trong đó một nửa thoát đói nghèo trong giai đoạn 1993-1998 và nửa còn lại trong giai
đoạn 1998-2004. Tỷ lệ nghèo năm 2004 (19,5%) chỉ bằng một phần ba so với năm 1993
(58,1%). Giảm nghèo trong giai đoạn 1993-2004 là rất rõ ràng và không phụ thuộc vào
chuẩn nghèo. Mức thiếu hụt của những người nghèo trong chi tiêu dùng của họ so với
chuẩn nghèo cũng giảm đi đáng kể trong giai đoạn này. Các chỉ số phi thu nhập, phản ánh
các mặt xã hội của cuộc sống trong các hộ gia đình cũng được cải thiện đáng kể trong giai
đoạn trên. Thành tựu giảm nghèo đó có được phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao: ”một phần trăm tăng trưởng của GDP tính trên đầu người đã giúp giảm tỷ lệ nghèo
xuống 0,55 và 0,49 điểm phần trăm tương ứng trong hai giai đoạn 1993-1998 và 1999-
2004” (3, 2006).
Mặt khác, các doanh nghiệp FDI, với hiệu quả kinh tế cao, đã gia tăng mạnh mẽ
việc đóng góp nguồn ngân sách nhà nước (từ 0,2 triệu USD năm 1995 lên tới gần 1,5 tỷ
USD hiện nay). Từ đó tạo cơ sở quan trọng để Nhà nước tăng chi tiêu ngân sách cho các
lĩnh vực xã hội, (chiếm 30% tổng ngân sách), trong đó có các dịch vụ xã hội cơ bản như y
tế, giáo dục, hay XĐGN, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn. Riêng Chương trỡnh 135 hỗ trợ
9/23
2.374 xã đặc biệt khó khăn, trong giai đoạn 1999-2004, được ngân sách trung ương đầu
tư 7.227,7 tỷ đồng, đã xây dựng được 22 ngàn công trình CSHT, 528 trung tâm cụm xã,
góp phần giảm tỷ lệ nghèo của các xã này từ 60% năm 1999 xuống 23,5% năm 2004 .
Nguồn vốn ODA trong quá trình hội nhập quốc tế cŨng góp phần quan trọng vào
giảm nghèo. Với 24,7 tỷ USD đã ký hiệp định, giải ngân được 15,8 tỷ USD, hoạt động
ODA tập trung vào phát triển hạ tầng KTXH, hoàn thiện thể chế, xóa đói giảm nghèo. Vì
vậy một bộ phận người nghèo, những nhóm xã hội yếu thế đã được hưởng lợi, nâng cao
được ý thức và năng lực quản lý, cải thiện và bảo vệ môi trường. ODA đÓ GÚP PHẦN
QUAN TRỌNG THỲC đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm
nghèo.. thông qua các dự án, trong đó nguồn vốn ODA đÓ GIỲP NỤNG DÕN NGHèo tiếp
cận nguồn tín dụng để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch,
phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học...Nguồn vốn ODA đÓ HỖ TRỢ PHỎT
TRIỂN CỎC TỈNH Và THàNH PHỐ, NHẤT Là HỖ TRỢ XOỎ đói giảm nghèo, phát triển
hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng nông thông miền núi; hầu hết các tỉnh và thành phố có
các dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện hệ thống thuỷ lợi, một số
dự án thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.(9, 2006; 11, 2005; 12,2006)
Đương nhiên, cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, thành tựu giảm nghèo của Việt
Nam là do một tổ hợp các nhân tố tác động tạo thành. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế
như là một tác nhân xuyên suốt, trực tiếp và gián tiếp tạo nên kết quả chủ yếu của tăng
trưởng, giảm nghèo và phát triển xã hội nói chung ở Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ qua.
1.3. HNKTQT đang làm gia tăng sự phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã
hội
Phân tầng xã hội phản ánh cấu trúc xã hội bất bình đẳng trong quá trình vận động
và phát triển của xã hội. Đối với một xã hội có nền kinh tế chuyển đổi và đang trong quá
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như nước ta, với tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối cao, liên tục trong thời gian dài, thì nhiều khả năng phân tầng xã hội ngày càng
gia tăng, trở thành một vấn đề xã hội có tính cấp thiết, thu hút sự quan tâm rộng rãi của
toàn xã hội, từ giới lãnh đạo đến những người dân nghèo khổ nhất. Vấn đề này lại càng
quan trọng khi nước ta xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, mà công bằng xã hội là mục tiêu hàng đầu.
Phân tầng xã hội trong quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng,
dù rằng xã hội Việt Nam đang phát triển tương đối công bằng, so với các nước khác có
cùng trình độ phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế (với những đóng góp quan trọng của
FDI và ODA) đã chia sẻ lợi ích cho đông đảo các tầng lớp xã hội, cho đa số người dân ở
mọi vùng đất nước, trong đó có cả người nghèo, các nhóm xã hội yếu thế. Nhưng vẫn còn
những khác biệt, sự không công bằng, khi có những nhóm xã hội được hưởng lợi nhiều
hơn và những nhóm hửơng lợi ít hơn, thậm chí bị rủi ro, mất mát. Hệ số Gini tăng tương
đối ít trong một thời gian dài (từ 0,34 năm 1993, tăng lên 0,35 năm 1998 và 0,37 năm
2004) và dường như bất bình đẳng tương đối ở Việt nam không khác nhiều với các nước
có cùng mức thu nhập bỡnh quõn đầu người dựa trên sức mua tương đương.
Tuy nhiên, bất bình đẳng tuyệt đối đang tăng, nếu so sánh khoảng cách chi tiêu
dùng giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất. Nếu năm 1993, chi tiêu dùng của các
hộ giầu nhất gấp 5 lần so với các hộ nghèo nhất, thì năm 2004, khoảng cách này đã tăng
lên 6,3 lần. Tỷ lệ của nhóm giầu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% năm
1993, tăng lên 44,7% năm 2004, trong khi đó tỷ lệ này của nhóm nghèo nhất lại giảm
tương ứng từ 8,4% xuống còn 7,1% cùng thời kỳ(3,2007)
10/23
Bất bình đẳng giữa các vùng trong quá trình tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng
gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng Tây bắc, Tây nguyên ( hai vùng tập trung đồng bào
dân tộc thiểu số), Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu long gấp 4,5 lần tỷ lệ hộ nghèo
chung của cả nước.
Nếu so sánh bất bình đẳng về tài sản (nếu đo lường được, trong điều kiện hiện tại)
thì nhiều khả năng khoảng cách giữa nhóm giầu nhất và nghèo nhất có thể gia tăng gấp
nhiều lần so với đo lường bằng các chỉ báo chi tiêu hay thu nhập ở các nghiên cứu đã có.
Trong giai đoạn 1993-2004, gia tăng bất bình đẳng chung chủ yếu là sự gia tăng
bất bình đẳng giữa đô thị và nông thôn, mặc dù tầm quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_social_impacts_vn_9558.pdf