Tác động kinh tế xã hội và môi trường của hệ thống canh tác lúa-Tôm: trường hợp nghiên cứu mô hình đa tác nhân ở tỉnh Bạc Liêu

Mâu thuẫn về nhu cầu nước, nghèo đói tiềm tàng kết hợp với phân hóa kinh tế, mặn hóa

là 3 tác động do canh tác lúa-tôm gây ra tại tỉnh duyên hải Bạc Liêu thuộc đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam. Phương pháp mới tạm dịch là Mô hình đa tác nhân

được sử dụng để lượng hóa 3 tác động nói trên. Lần lượt hai kỳ trò chơi phân vai và Mô

hình Lúa-Tôm trên cơ sở tác nhân (RiceShrimpMD ABM – Agent-Based Model) trong

phương pháp mô hình đa tác nhân đã được thực hiện giữa nhà nghiên cứu và các nhóm

người liên quan trong các năm 2006-2009. Các bài học rút ra từ trò chơi phân vai và 5

năm trong mô phỏng đã cho thấy rằng: mâu thuẫn về nhu cầu nước xảy ra khi cả lúa và

tôm đều được canh tác sau tháng 9

pdf10 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động kinh tế xã hội và môi trường của hệ thống canh tác lúa-Tôm: trường hợp nghiên cứu mô hình đa tác nhân ở tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m này. 4.3.2 Phân tích tác động kinh tế Vốn nông hộ và Gini là 2 chỉ số phản ảnh tình trạng kinh tế nông hộ và phân hóa kinh tế giữa các nông hộ trong cộng đồng. Ở xã PT khi không quan tâm đến yếu tố môi trường, lúa ít được canh tác, vốn nông hộ có giá trị trung bình thấp, đồng thời tình trạng cực nghèo (vốn có giá trị Min nhỏ hơn 0) đã xuất hiện trong 3/5 kịch bản. Bên cạnh đó, chỉ số Gini trung bình ở nhóm kịch bản A cũng cao hơn so với nhóm kịch bản B có quan tâm đến môi trường. Ở xã VL vốn trung bình nông hộ ở năm thứ 5 có khác biệt nhưng không lớn giữa các kịch bản bất luận chúng thuộc nhóm kịch bản A hay B. Chính điều này làm cho sự phân hóa kinh tế giữa các nông hộ trong cộng đồng này ít xảy ra sau 5 năm canh tác. Hay nói cách khác, lúa là thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông hộ giúp làm giảm bớt nghèo đói tiềm tàng và phân hóa kinh tế ít xảy ra. Bảng 3: Vốn nông hộ (triệu đồng/hộ) và hệ số phân hóa theo xã và kịch bản ở năm thứ 5 Kịch bản Xã Phong Thạnh Xã Vĩnh Lộc Tối đa Tối thiểu TB Gini Tối đa Tối thiểu TB Gini 1 37.80 -5.65 14.40a 0.69 76.62 8.66 41.41bcd 0.34 2 42.84 8.20 26.72c 0.30 70.37 8.26 38.08ab 0.35 3 35.48 -2.97 14.34a 0.58 65.88 8.98 37.11a 0.34 4 38.45 -2.56 16.50ab 0.53 76.20 8.47 38.13ab 0.36 5 48.16 1.87 23.09bc 0.43 70.32 17.02 42.45cd 0.27 TB. Nhóm A 40.54 -0.22 19.01 0.50 71.87 10.27 39.43 0.33 6 59.33 -0.09 26.47c 0.51 73.92 11.68 39.04abc 0.33 7 55.61 11.46 31.10c 0.32 74.16 7.87 38.17ab 0.34 8 47.72 0.06 22.94bc 0.43 72.17 9.82 39.57abc 0.35 9 48.30 7.49 23.96bc 0.33 67.35 10.13 39.56abc 0.33 10 70.68 3.30 30.40c 0.44 84.22 15.56 45.22d 0.31 TB. Nhóm B 56.32 4.44 26.97 0.40 74.364 11.01 40.31 0.33 Trung bình 48.437 2.111 22.99 0.45 73.12 10.64 39.87 0.33 Nhóm A: từ kịch bản 1 đến 5; Nhóm B: từ kịch bản 6 đến 10 Ghi chú: Các số có các chữ số giống nhau trên cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê bởi Duncan 0.05 4.3.3 Phân tích tác động môi trường Tác động môi trường được lượng hóa dựa trên kiến thức địa phương, đó là năng suất lúa bị giảm do mặn và hạn hán đồng thời xảy ra trên đất nuôi tôm khi yếu tố môi trường không được quan tâm. Bảng 4 trình bày diện tích và năng suất lúa ở xã PT trong các kịch bản quản lý nước nhóm A. Lúa được canh tác chỉ khi tôm trên cùng thửa đất bị thất bại 2 lần trong mùa nắng, do vậy diện tích lúa chỉ ở mức 0.52 Tạp chí Khoa học 2010:16a 255-264 Trường Đại học Cần Thơ 263 ha/hộ, chiếm khoảng 30% diện tích toàn nông hộ ở xã này. Tỷ lệ diện tích bị mặn và hạn trung bình 32% và năng suất lúa giảm còn 3,128 kg/ha, sản lượng lúa bị mất trung bình 371 kg/ha do mặn và hạn so với năng suất bình thường (3,5 tấn/ha). Điều này có thể vì lúa đã được canh tác rải rác làm ngắt quãng việc canh tác tôm liên tục trên cùng thửa đất làm đất không bị quá mặn, đồng thời, mặn hóa là một quá trình xảy ra trong một thời gian khá dài từ 10 đến 30 năm (Guganesharajah et al., 2007). Bảng 4: Diện tích và năng suất lúa ở xã PT khi không quan tâm đến yếu tố môi trường Kịch bản Diện tích lúa trung bình (ha.hộ-1) Diện tích lúa bị ảnh hưởng mặn và hạn (ha.hộ-1) Tỷ lệ diện tích lúa bị ảnh hưởng mặn và hạn (%) Năng suất (lúa.ha-1) Năng suất lúa bị giảm so với bình thường (kg.ha-1) 1 0.36a 0.13 36 3,106 394 2 0.67b 0.16 24 3,240 260 3 0.42a 0.14 33 3,043 457 4 0.49a 0.15 31 3,053 447 5 0.67b 0.26 39 3,200 300 Trung bình 0.52 0.16 32 3,128 371 Ghi chú: Các số có các chữ số giống nhau trên cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê bởi Duncan 0.05 5 KẾT LUẬN Mô hình đa tác nhân lần đầu tiên được ứng dụng và tỏ ra phù hợp trong nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL. Công cụ RPG rất hữu hiệu khi tạo cơ hội cho các chủ thể liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên đối thoại tìm tiếng nói chung để giải quyết các khác biệt. ABM là công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể liên quan cùng xây dựng, học hỏi và làm thí nghiệm với nhiều kịch bản khác nhau trong quản lý tài nguyên. Tại Bạc Liêu, phương pháp này giúp lượng hóa được các tác tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả cho thấy rằng mâu thuẫn tiềm tàng có thể nảy sinh khi cả lúa và tôm cùng canh tác sau thời điểm 1 tháng 9 vốn là thời gian dành cho sản xuất lúa. Tôm luôn được canh tác kéo dài sau thời điểm 1 tháng 9 vì lý do lợi nhuận. Do vậy, để giảm bớt mâu thuẫn tiềm tàng, cả người sản xuất và nhà quản lý nên lưu tâm đến việc ngừng nuôi tôm sau thời điểm này. Vốn nông hộ có thể bị cạn kiệt dẫn đến nghèo đói đồng hành với phân hóa kinh tế trong cộng đồng khi yếu tố môi trường không được quan tâm và lúa ít được canh tác trong mô hình lúa tôm. Mặn và hạn hán có thể làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, điều này có thể được giảm bớt khi lúa được canh tác thường xuyên trên đồng ruộng. Tạp chí Khoa học 2010:16a 255-264 Trường Đại học Cần Thơ 264 TÀI LIỆU THAM KHẢO Boothroyd P., and Nam P.X. 2000. Socioeconomic Renovation in Viet Nam: The Origin, Evolution, and Impact of Doi Moi. Bousquet F., and Trebuil G. 2005a. Introduction to companion modelling and multi-agent systems for integrated natural resource management in Asia. In: Bousquet F., Trebuil G. and Hardy B., eds. Companion Modeling and Multi-Agent Systems for Integrated Natural Resource Management in Asia. Los Banos, Philippines: IRRI (International Rice Research Institute). Pp: 1-20. Gallop K., Khiem N., Dung L., and Gowing J. 2003. Changes in farmer livelihoods and land- use strategies during the project period 2000 – 2003. DFID-CRF project: Accelerating poverty elimination through sustainable resource management in coastal lands protected from salinity intrusion: a case study in Vietnam. WP1-2. R7467C. 32 p. GSO. 2006. Tổng cục thống kê. NXB Thống kê, Hà Nội, Vịet Nam. Guganesharajah K., Pavey J.F., Wonderen J.v., Khasankhanova G.M., Lyons D.J., and Lloyd B.J. 2007. Simulation of Processes Involved in Soil Salinization to Guide Soil Remediation. Journal of Irrigation and Drainage Engineering. 133 (2):131-139. Hoanh C.T., Tuong T.P., Gallop K.M., Gowing J.W., Kam S.P., Khiem N.T., and Phong N.D. 2003. Livelihood impacts of water policy changes: evidence from a coastal area of the Mekong River Delta. Water Policy 5, 5:475-488. Hossain M., Tuong T.P., Cabrera E., Can N., and Ni D. 2006. Impact of land elevation on poverty elimination of shrimp-based farming in Bac Lieu, Vietnam. the 2nd Annual Meeting of Challenge Program on Water and Food (CPWF) Project 10. 30-31 March 2006. Los Baños, Laguna, Philippines. Khiem N.T., and Hossain M. 2007. Dynamics of livelihoods and resource use strategies in different ecosystems of the coastal zones of Bac Lieu. Delta. 7-9 November, 2007. Bangsaen City, Thailand. Phuc N.T. 2006. Renovating the Party's political thinking in leading the cause of renewal Communist Review No.107. Ribot J.C. 2004. The Politics of Choice in Natural Resource Decentralization. WASHINGTON, DC: World Resources Institute. 154 p. Toan D.Q., and Iyer L. 2003. Land Rights and Economic Development: Evidence from Vietnam World Bank Policy Research Working Paper 3120. World Bank. Trung N.H., Tri L.Q., Mensvoort M.E.F.v., and Bregt A.K. 2006. Comparing Land-use Planning Approaches in the Coastal Mekong Delta of Vietnam. In: Environment and Livelihoods in Tropical Coastal Zones. CAB International. Pp: 177-192. Tuong T.P., Kam S.P., Hoanh C.T., Dung L.C., Khiem N.T., Barr J., Ben D.C., and 2002. Impact of salinity protection on the environment: farmers resource-use strategies and livelihood in a coastal area. Water Management Engineer, International Rice Research Institute, Los Baños, Philippines. White I. 2002. Water Management in the Mekong Delta: Changes, Conflicts and Opportunities. IHP-VI. Technical Documents in Hydrology. International Hydrological Programme. UNESCO, Paris, 2002. 75 p.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf029_le_canh_dung_255_264_193.pdf
Tài liệu liên quan