Bài viết làm rõ những phê phán đối với mô hình kế toán hợp đồng thuê tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 (IAS 17) và cách tiếp cận mới trong chuẩn mực Báo cáo tài chính số 16 (IFRS16). IFRS16 ra đời từ một phần từ kết quả của các nghiên cứu thực chứng đánh giá về tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động, đã yêu cầu bên đi thuê vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê tài sản có kỳ hạn trên 12 tháng. Tác động của việc vốn hóa này đến các thông tin tài chính công bố tại các nước phát triển đã được ghi nhận ở các nghiên cứu trước, tuy nhiên tác động ở một nước đang phát triển như Việt Nam vẫn là một câu hỏi mở. Trên cơ sở tính toán tại một số thông tin tài chính cơ bản của 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi điều chỉnh số liệu ghi nhận liên quan đến các hợp đồng thuê hoạt động theo yêu cầu của IFRS 16, nghiên cứu này đã chứng minh tác động tiềm tàng của IFRS 16 đến các công ty Việt Nam. Nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin tham khảo cần thiết cho Bộ tài chính và các ban ngành liên quan trong việc lựa chọn áp dụng IAS 17 hay chuyển đổi theo IFRS 16 cũng như giúp các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác có cái nhìn xác đáng hơn đối với thông tin tài chính được công bố
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của vốn hóa hợp đồng thuê hoạt động theo chuẩn mực kế toán quốc tế mới về thuê tài sản (IFRS 16) đến các công ty niêm yết tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu trước cho thấy IFRS16 tác động làm tăng tài sản và nợ phải trả, làm giảm vốn chủ sở
hữu được báo cáo. Cụ thể, bảng 3 phản ánh giá trị quyền sử dụng tài sản và nợ phải trả phát sinh từ các
hợp đồng thuê hoạt động:
Bảng 3. Giá trị quyền sử dụng tài sản và nợ phải trả tương ứng phát sinh từ các hợp đồng thuê hoạt
động của các công ty trong mẫu khảo sát (Đơn vị: Tỷ đồng)
Ngành
Tài sản thuê không được ghi nhận Nợ phải trả không được ghi nhận
Tài sản thuê
hoạt động
Tổng tài sản
% Tổng
tài sản
Nợ phải trả thuê
hoạt động
Tổng nợ phải
trả
% Nợ phải
trả
170
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
Công nghệ 43,82 440,89 9,94% 43,82 67,89 64,55%
Công nghiệp 766,00 42.516,32 1,80% 766,00 18.897,86 4,05%
Dầu khí 1.893,85 52.206,42 3,63% 1.893,85 26.400,41 7,17%
Dịch vụ hạ tầng 5,19 2.912,98 0,18% 5,19 1.676,01 0,31%
Dịch vụ tiêu
dùng
42,99 7.505,64 0,57% 42,99 5.699,11 0,75%
Hàng tiêu dùng 2.495,43 142.948,78 1,75% 2.495,43 75.418,37 3,31%
Tài chính 10.787,02 305.295,32 3,53% 10.787,02 219.914,63 4,91%
Vật liệu cơ bản 1.097,09 42.724,28 2,57% 1.097,09 21.767,76 5,04%
Y tế 77,48 6.239,38 1,24% 77,48 1.501,38 5,16%
Tổng 17.208,87 602.790,01 2,85% 17.208,87 371.343,42 4,63%
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ BCTC công bố của các đơn vị
Bảng 3 cho thấy giá trị tài sản và nợ phải trả về thuê tài sản cho 35 công ty có hợp đồng thuê
hoạt động lần lượt là 17.208,87 tỷ đồng, chiếm 2,85% tổng tài sản và chiếm 4,63% tổng nợ phải trả.
Trong đó, sự gia tăng nhiều nhất tập trung ở hai ngành tài chính (tăng 10.787,82 tỷ đồng) và hàng tiêu
dùng (tăng 2.495,43 tỷ đồng). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê
hoạt động, giá trị tài sản và nợ phải trả của các công ty cũng tăng lên một lượng tương ứng. Do giả
định ban đầu đặt ra trong nghiên cứu là tất cả các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động được chiết
khấu về thời điểm cuối năm 2015, nên trong năm không phát sinh thêm khoản chi phí khấu hao và chi
phí lãi vay phát sinh từ nợ phải trả. Vì vậy, cả tài sản và nợ phải trả đều tăng một lượng như nhau dẫn
đến vốn chủ sỡ hữu không thay đổi so với trước khi áp dụng IFRS 16. Bảng 4 cung cấp thông tin tổng
thể về sự biến động của các chỉ tiêu trên BCĐKT sau khi vốn hóa hợp đồng thuê hoạt động.
Bảng 4. So sánh số liệu BCĐKT theo IFRS 16 và VAS 06 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Giá trị ghi nhận
theo VAS 06
Giá trị ghi nhận
theo IFRS 16
Chênh lệch % Thay đổi
Tổng tài sản 602.7900
1
619.998,8
8
17.208,87 2,85%
Tổng nợ phải trả 369.8420
4
387.050,9
1
17.208,87 4,65%
Tổng VCSH 232.9479
7
232.947,9
7
0,00 0,00%
Nguồn: Tác giả tự xác định từ BCTC công bố của các đơn vị
Xu hướng biến động các chỉ tiêu trong BCĐKT (tăng tổng tài sản và nợ phải trả) tương tự như
các phát hiện trong nghiên cứu trước như của IASB (2016), Wong & Joshi (2015), Beattie et al. (1998)
và Bennett & Bradbury (2003). Tuy nhiên, mức độ gia tăng trong tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản và
tổng nợ phải trả thấp hơn so với kết quả các nghiên cứu trước. Cụ thể, theo (Bennett & Bradbury,
2003) nợ phải trả tăng 22,9%, tổng tài sản tăng 8,8% và vốn chủ sở hữu giảm 3%. Nhưng bên cạnh đó,
kết quả trên lại khá tương đồng với kết quả từ nghiên cứu của (Wong & Joshi, 2015) đối với các công
ty Australia, theo đó tài sản tăng 3,47%, nợ phải trả tăng 4, 34% và vốn chủ sở hữu giảm 0,27%. Điều
đó cho thấy, tác động của IFRS16 đến công ty Việt Nam về cơ bản không có sự khác biệt quá lớn so
với kết quả các nghiên cứu trên thế giới đã công bố trước đây.
3.1.2. Tác động của việc áp dụng IFRS 16 đến các chỉ số tài chính
Kế thừa từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này cũng tập trung xem xet tác động của việc vốn
hóa các hợp đồng thuê hoạt động đến hệ số nợ của các công ty (hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E và
hệ số nợ trên tổng tài sản D/A). Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 5.
171
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Bảng 5. Ảnh hưởng của IFRS 16 đến hệ số nợ
Chỉ tiêu Hệ số nợ trên VCSH (D/E) Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Giá trị VAS 06 1,35 0,46
Giá trị IFRS 16 1,43 0,49
Chênh lệch 0,08 0,03
% Chênh lệch 5,93% 6,52%
Nguồn: Tác giả tự xác định từ BCTC công bố của các đơn vị
Bảng 5 cho thấy sự gia tăng của các tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đặc biệt là tỷ lệ D/E. Sau khi vốn hóa
các hợp đồng thuê hoạt động, tỷ lệ D/E bình quân tăng 0,08 tương đương với 5,93% và D/A bình quân
tăng 0.03, tương đương 6,52%. Kết quả trên là hoàn toàn phù hợp và tương đối giống với các nghiên
cứu trước nhưng mức độ thay đổi có thấp hơn. Ví dụ Wong & Joshi (2015) cho kết quả là tỷ lệ D/E tăng
31,69% và D/A tăng 10,11%. Sự khác biệt trên có thể do biến đổi tùy thuộc vào quy mô doanh mục đầu tư, loại
hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quy định pháp lý ở từng khu vực địa lý của mẫu nghiên cứu.
3.2. Đánh giá về kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị
Kết quả đánh giá trình bày ở phần khá thống nhất với các nghiên cứu trước và khẳng định sự tác
động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động đến BCTC và các hệ số tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù mức độ tác động tại Việt Nam nhỏ hơn so với
kết quả công bố ở các nghiên cứu trước đối với các công ty ở các nước phát triển nhưng nó cũng làm
thay đổi đáng kể bức tranh về vị thế tài chính của các công ty có thuê hoạt động.
Về hạn chế của nghiên cứu, trong quá trình thực hiện, do thông tin công bố của các doanh nghiệp
Việt Nam còn hạn chế nên các tác giả phải dựa vào khá nhiều các giả định. Do giới hạn về mặt thời gian,
nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung vào sự biến đổi của hệ số nợ (D/A, D/E), mà chưa đánh giá được
tác động đến nhóm chỉ số về khả năng sinh lời hay chỉ số thể hiện hiệu quả tài chính, trong khi các chỉ tiêu
này cũng có vai trò rất quan trọng đến tình hình tài chính của một công ty. Đây cũng là hướng để mở rộng
nghiên cứu trong tương lai.
Kết quả của nghiên cứu khẳng định lợi ích của việc áp dụng IFRS16 tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc
này cũng đòi hỏi phải có những kế hoạch và lộ trình hợp lý, để một mặt, phù hợp với những đặc trưng
riêng của nền kinh tế trong nước; mặt khác, nhằm rút ngắn và đẩy nhanh một cách có hiệu quả việc xây
dựng CMKT mới về thuê tài sản tại Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS 16). Nhóm
nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để triển khai áp dụng các nguyên tắc kế toán theo IFRS16
như sau:
Thứ nhất, Bộ tài chính và các ban ngành liên quan cần xây dựng và phát triển các lộ trình triển
khai thực hiện cụ thể cho việc ban hành CMKT mới về thuê tài sản theo IFRS 16. Để làm được điều đó,
Việt Nam cần tiếp tục rà soát, từng bước hoàn thiện các nội dung trong quy định về kế toán thuê tài
sản, chỉnh sửa, bổ sung những điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, việc áp dụng IFRS 16 không có nghĩa là sao chép 100% những quy định trong CMKT
quốc tế, mà cần phải có sự phân tích để tương thích và phù hợp với đặc trưng kinh tế riêng của quốc
gia. Do vậy, việc xây dựng cần dựa trên cơ sở CMKT quốc tế kết hợp tham khảo CMKT các quốc gia
khác.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kế toán. Vấn đề quan trọng nhất trong
quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế của Việt Nam là con người và công nghệ. Nhất là khi các
nội dung liên quan đến việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố trong hợp đồng thuê tài sản là
hết sức phức tạp, đòi hỏi trình độ kế toán cao, hệ thống máy móc hiện đại; thì điều này là hết sức cần
thiết.
172
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
4. Kết luận
Nghiên cứu đã đánh giá được những tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động
theo yêu cầu của IFRS 16 đến các thông tin tài chính công bố của các doanh nghiệp niêm yết lớn tại
Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu trước đó từ các tổ chức trên thế giới, nó đã góp phần khẳng
định những lợi ích của chuẩn mực kế toán mới đối với thị trường thuê tài sản nói chung và đối với các
doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hoạt động thuê tài sản phải được phản ánh và ghi nhận đúng đắn, trình
bày phù hợp với thông lệ quốc tế là một nhu cầu cấp bách, một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ tài chính và các nhà hoạch định chính sách nghiên
cứu, đánh giá và xây dựng một lộ trình hợp lý cho việc ban hành một Chuẩn mực kế toán mới về thuê
tài sản tại Việt Nam trên cơ sở IFRS 16 trong tương lại không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beattie, V., Edwards, K., & Goodacre, A. (1998). The impact of constructive operating lease capitalisation
on key accounting ratios. Accounting and Business Research, 28(4), 233-254.
[2] Beattie, V., Goodacre, A., & Thomson, S. J. (2006). International lease-accounting reform and economic
consequences: The views of UK users and preparers. The International Journal of Accounting, 41(1), 75-
103.
[3] Bennett, B. K., & Bradbury, M. E. (2003). Capitalizing Non‐cancelable Operating Leases. Journal of
International Financial Management & Accounting, 14(2), 101-114.
[4] Branswijck, D., Longueville, S., & Everaert, P. (2011). The financial impact of the proposed amendments
to IAS 17: Evidence from Belgium and The Netherlands. Accounting and Management Information
Systems, 10(2), 275.
[5] Deloitte (2016). IFRS 16 Leases – Time to take action,
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ch/Documents/audit/ch-en-ifrs16-leases-time-to-take-
action.pdf
[6] Đào Nam Giang (2016). Những phê phán đối với Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuê tài sản (IAS 17) và sự
ra đời của IFRS 16, Bản thảo nghiên cứu
[7] Fülbier, R. U., Lirio Silva, J., & Pferdehirt, M. H. (2006). Impact of lease capitalization on financial ratios
of listed German companies. Marc Henrik, Impact of Lease Capitalization on Financial Ratios of Listed
German Companies (July 19, 2006).
[8] IASB (2016). Effects Analysis for leases,
Projects/Leases/Documents/IFRS_16_effects_analysis.pdf
[9] IASB (1982, 1997, 2003). IAS 17 - Lease accounting
[10] Imhoff, E. A., Lipe, R., & Wright, D. W. (1993). The effects of recognition versus disclosure on
shareholder risk and executive compensation. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 8(4), 335-368.
[11] Imhoff, E. A., Lipe, R. C., & Wright, D. W. (1991). Operating leases: Impact of constructive
capitalization. Accounting Horizons, 5(1), 51-63.
[12] Imhoff, E. A., & Thomas, J. K. (1988). Economic consequences of accounting standards: The lease
disclosure rule change. Journal of Accounting and Economics, 10(4), 277-310.
[13] Imhoff Jr, E. A., Lipe, R. C., & Wright, D. W. (1997). Operating leases: Income effects of constructive
capitalization. Accounting Horizons, 11(2), 12.
[14] Kilpatrick, B. G., & Wilburn, N. L. (2006). Off-Balance Sheet Arrangements: Revisiting Constructive
Capitalization.
[15] Lipe, R. C. (2001). Lease accounting research and the G4+ 1 proposal. Accounting Horizons, 15(3), 299-
173
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
310.
[16] McGregor, W. J. (1996). Accounting for leases: a new approach: recognition by lessees of assets and
liabilities arising under lease contracts: Financial Accounting Standards Board.
[17] Nailor, H., & Lennard, A. (2000). Leases: Implementation of a new approach: Financial Accounting
Standards Board.
[18] Wong, K., & Joshi, M. (2015). The Impact of Lease Capitalisation on Financial Statements and Key
Ratios: Evidence from Australia. Australasian Accounting Business & Finance Journal, 9(3), 27-44.
[19] PwC (2016). A study on the impact of lease capitalisation IFRS 16: The new leases standard,
https://www.pwc.com/gx/en/audit-services/publications/assets/a-study-on-the-impact-of-lease-
capitalisation.pdf
174
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_von_hoa_hop_dong_thue_hoat_dong_theo_chuan_muc.pdf