Từnăm 2002 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng mang tính chất
hệthống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán
quốc tếvà làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu
Từ năm 2002 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng mang tính chất
hệ thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán
quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt.
Năm 2007 thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD,
năm 2009 là 7,3 tỷ USD (nguồn: thống kê tài chính quốc tế của IMF). Thâm hụt
tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã ảnh hưởng xấu
đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá thiếu cơ sở để ổn định. Hiện tại cán
cân vãng lai của Việt nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại, cán cân chuyển
khoản và dịch vụ, riêng dịch vụ có mức thu nhập nhỏ, chuyển khoản giảm mạnh
trong những năm gần đây, do đó thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm qua
gia tăng chủ yếu do thâm hụt thương mại lớn. Có ý kiến cho rằng, để khắc phục
tình trạng thâm hụt thương mại cao,Việt nam cần học tập kinh nghiệm thành công
của Trung quốc về phá giá tiền tệ. Vậy thực chất vấn đề này ra sao.
I/ Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung quốc:
Từ năm 1949 đến nay, Trung quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá.
Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung quốc
thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống nhất
và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá
cố định, ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua
bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai đoạn này nền kinh tế Trung quốc gặp nhiều
khó khăn nếu như không muốn nói là trì trệ.
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979, Trung quốc tiến hành
cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích
các thành phần kinh tế phát triển, Trung quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng,
các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ
Trung quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ.
Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên
cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để
hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai
được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Năm 1991,
Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, duy trì
hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai
loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp
phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian
này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là
ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung quốc
gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ.
Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường
tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo
điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên
ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được
thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới
35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD.
Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp
thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ
thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. Riêng
các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng.
Trung quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm
chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các
giao dịch giao ngay trên thị trường. Từ năm 1994 đến nay Trung quốc đã thực hiện
chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên
trên thực tế Trung quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD.
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc. Trước năm 1994, Trung
quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003
lại đây, cán cân thương mại Trung quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn
nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba
thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở
thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm
2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ
tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung quốc đứng đầu thế giới…
Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật bản cho rằng Trung quốc đang sử dụng chính sách
tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các
nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế, đây là
nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính
sách tỷ giá của Trung quốc.
II/ Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt nam:
Tỷ giá là đề tài được nhiều người quan tâm, tỷ giá là bài toán khó đối với bất kỳ
quốc gia nào. Về lý thuyết muốn duy trì tỷ giá ổn định phải cân đối được cung cầu
ngoại tệ. Nói cách khác điều hành tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cán cân
thương mại, cán cân vốn, cán cân vãng lai. Muốn điều hành tốt tỷ giá phải cân đối
được nguồn vốn vào, nguồn vốn ra.
Ngày 24/2/1999, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã có quyết định số
64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều
hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ
bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước.
Trong đó TGBQLNH của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương
mại làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. Ngân hàng nhà nước
quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước trực
tiếp can thiệp lên TTNTLNH để tác động lên TGBQLNH hàng ngày.
Từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt
nam, các dòng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà nước đã chủ động
điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ,
Tính đến 26/12/2008, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên
5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.
Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%,
đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961 VND/USD.
Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng
từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất
tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các
quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm
soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô.
Có thể nói chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh căn bản, đã
nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của
nhà nước là khá rõ, quyền tự chủ của ngân hàng thương mại được đề cao, ngân
hàng nhà nước đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ
giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tỷ
giá điều hành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều chỉnh linh hoạt là đúng đắn.
Đối với ý kiến cho rằng nên để đồng Việt nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến
khích xuất khẩu.
Việc này Trung quốc đã làm thành công. Song qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm
của nền kinh tế Trung quốc năm 1994, năm Trung quốc thực hiện phá giá đồng
nhân dân tệ không giống như Việt nam. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những
điều kiện tốt để phá giá tiền tệ. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa
vào xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản
xuất phụ trợ, cho đến việc kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất,
nhập khẩu đều phù hợp với việc phá giá tiền tệ. Đối với Việt nam việc phá giá tiền
tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng
USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất, mặt khác cơ cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập
khẩu, nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo. Để làm rõ vấn đề này, cần tìm
hiểu sâu hơn về nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng trong
những năm gần đây.
III/ Nguyên nhân thâm hụt thương mại gia tăng trong những năm gần đây:
Từ khi Việt nam thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như
hầu hết các nền kinh tế chuyển đổi khác, việc tự do hóa các giao dịch thương mại
quốc tế đã làm cho thâm hụt thương mại tăng lên. Từ năm 2002 lại đây, cán cân
thương mại luôn bị thâm hụt. Năm 2002 cán cân thương mại thâm hụt 1,054 tỷ
USD, năm 2006 là 2,77tỷ USD, năm 2007 là 10,36 tỷ USD, năm 2008 là 12,28 tỷ
USD, năm 2009 là 7,04 tỷ USD (nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF, tính
trên cơ sở hàng xuất theo giá FOB, hàng nhập theo giá FOB). Nếu tính trên cơ sở
hàng nhập theo giá CIF, thâm hụt thương mại những năm gần đây còn lớn hơn.
Nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng trong những năm gần
đây được nhóm chuyên gia quốc tế và Việt nam phản ảnh khá đầy đủ trong bản
báo cáo phân tích thâm hụt thương mại thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên. Đó
là có sự bất cập mang tính chất cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thương mại của Việt
nam, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Theo
tính toán tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất
xưởng. Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức cao dẫn tới thực tế là
nếu muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu. Nguyên nhân là do
đầu tư quá ít vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây truyền
sản xuất trong nước.Thực tế cho thấy Việt nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các
tập đoàn đa quốc gia, chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Ngoài
ra còn do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa
thuận thương mại khu vực và quốc tế. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy
thoái kinh tế làm thu hẹp nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt nam…
Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai
chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659
tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng
37,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường
Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm
2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý
I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặt khác nhập siêu từ
Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt nam, theo số liệu của bộ công
thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên Phó
Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với nhập
siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm 2007
là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4%.
Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất
siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung
quốc ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có. Do đó, muốn hạn chế nhập
siêu của Việt nam thì phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt
thương mại với Trung quốc.
IV/ Các biện pháp cần thiết để giảm nhập siêu với Trung quốc:
Thứ nhất: Việt nam cần tăng cường quản lý và phân công các cửa khẩu chuyên
nhập hàng Trung quốc, như cách làm mà Trung quốc đã thực hiện với hàng xuất
khẩu của Việt nam.
Thứ hai: Cần Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm đối
với hàng nhập từ Trung quốc, bằng cách bố trí đủ lực lượng cán bộ kiểm tra chất
lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng
biên giới giáp với Trung quốc.
Thứ tư: Cần thực hiện chính sách tỷ giá, tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của
Việt nam. Cơ chế điều hành tỷ giá của chúng ta không theo tỷ giá thả nổi, không
theo tỷ giá cố định, chúng ta phải điều hành tỷ giá linh hoạt, dựa trên quan hệ cung
cầu và có sự điều chỉnh của nhà nước.
Thứ năm: Về trung, dài hạn cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh cung, để giảm
hệ số sử dụng hàng nhập khẩu. Cụ thể là cần có biện pháp để dịch chuyển từ công
nghiệp gia công, lắp ráp, sang công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Cần có chính
sách ưu tiên khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất máy móc thiết bị thay thế
hàng nhập khẩu để hạn chế nhu cầu nhập khẩu lớn cho mặt hàng này.
Việc giảm thâm hụt thương mại nói chung và giảm thâm hụt thương mại với
Trung quốc nói riêng là vấn đề cấp bách đối với Việt nam, nhất là trong bối cảnh
cạnh tranh tranh thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Chỉ khi nào chúng ta cải
thiện được cán cân thương mại, khắc phục được những điểm yếu về cơ cấu thương
mại, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính sách về tỷ
giá, tiền tệ mới có thể phát huy đầy đủ được tác dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_ty_gia_den_xuat_nhap_khau.pdf