Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Mục đích của
Kiểm toán độc lập là nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin, góp phần công khai,
minh bạch Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ đó các đối tượng có liên
quan có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu
tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính để tìm hiểu tác động của ba nhân tố này đến chất lượng
kiểm toán Báo cáo tài chính hiện nay nói chung để làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng
thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán nói riêng của các công ty kiểm toán tại Tp.HCM.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1616
TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP, KINH NGHIỆM VÀ TINH THẦN
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT ƯỢNG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
*Trần Phương Anh, Nguyễn Tiể u Mi, Nguyễn Thị Hồng Phúc,
Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Thị Nguyệt Nga
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Phạm Thị Phụng
TÓM TẮT
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Mục đích của
Kiểm toán độc lập là nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin, góp phần công khai,
minh bạch Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ đó các đối tượng có liên
quan có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu
tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính để tìm hiểu tác động của ba nhân tố này đến chất lượng
kiểm toán Báo cáo tài chính hiện nay nói chung để làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng
thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán nói riêng của các công ty kiểm toán tại Tp.HCM.
Từ khóa: báo cáo, chất lượng, độc lập, kiểm toán, tài chính.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện và phát triển từ các quy định, chuẩn
mực, hệ thống pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán với niềm tin của công
chúng đang là vấn đề thách thức với nghề nghiệp kiểm toán trong thế kỷ 21 này – sau ảnh
hưởng của vụ bê bối tài chính làm rung chuyển thế giới trong những năm 2001 và 2002 như
những trường hợp của Enron, Worldcom, Kmart, Lucent, Theo báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2014, dựa trên cơ sở chọn mẫu, Bộ tài chính đã
kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán định kỳ tại 07 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết
quả có 01 doanh nghiệp được xếp loại tốt, 03 doanh nghiệp đạt yêu cầu và 03 doanh nghiệp
không đạt yêu cầu. Thực trạng trên tại Việt Nam hiện nay cho thấy, chất lượng Báo cáo tài
chính sau kiểm toán còn thấp bởi chưa đưa ra ý kiến phù hợp trên Báo cáo tài chính còn sai
lệch trọng yếu, các ví dụ về Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đ ng, Công ty Cổ phần Bông
Bạch Tuyết hay tập đoàn Vinashin là các minh chứng rõ nét, đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của chúng tới chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính. Do đó, người viết chọn đề tài
“Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến
chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn TP. Hồ
Chí inh” để tìm hiểu tác động của ba nhân tố này đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài
chính tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay để làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng thời là cơ
1617
sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán nói
riêng của các công ty kiểm toán (CTKT) tại Tp. HCM, cũng như chất lượng hoạt động kiểm
toán độc lập tại Việt Nam nói chung.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Theo Krishman và Schauer (2001), chất lượng kiểm toán được hiểu là mức độ công ty kiểm
toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Theo
đó, chất lượng thực tế thể hiện mức độ tin cậy của báo cáo tài chính khi kiểm toán viên phát
hiện được các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và do vậy, rủi ro kiểm toán được giảm
thiểu tối đa (chất lượng kiểm toán được đảm bảo khi kiểm toán viên có đầy đủ trình độ
nghiệp vụ). Còn chất lượng về mặt cảm nhận thể hiện mức độ tin tưởng của người sử dụng
báo cáo tài chính đối với chất lượng của các báo cáo và hiệu quả của cuộc kiểm toán (chủ
yếu vấn đề chất lượng ở đây liên quan đến uy tín nghề nghiệp của các công ty kiểm toán
trên thị trường cũng như sự độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng).
Qua đó, chất lượng kiểm toán có thể xem xét dựa trên hai khía cạnh là khả năng phát hiện
ra gian lận, sai sót của kiểm toán viên (thể hiện trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm
của kiểm toán viên) và khả năng họ báo cáo các gian lận, sai sót này (thể hiện tính độc lập
khách quan của kiểm toán viên). Ngoài ra, chất lượng kiểm toán cũng sẽ được đảm bảo hơn
khi kiểm toán viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình, đó là phải làm giảm các sai sót và
nâng cao độ trung thực của thông tin trên báo cáo tài chính. Theo bài nghiên cứu, nhóm đã
tìm hiểu về ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính:
Thứ nhất, tính độc lập
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên, là điều kiện tiên quyết để đảm
bảo nghề nghiệp kiểm toán tồn tại và phát triển. Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
yêu cầu mọi Kiểm toán viên hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm
toán (dịch vụ đảm bảo), chất lượng kiểm toán phải độc lập với các khách hàng sử dụng dịch
vụ kiểm toán. Tính độc lập trong kiểm toán được xem xét trên 2 phương diện là: (1) Độc lập
về hình thức được hiểu là tính chính trực, khách quan của kiểm toán viên biểu hiện; (2) độc
lập về tư tưởng là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của
những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp.
Thứ hai, kinh nghiệm kiểm toán
Theo từ điển bách khoa toàn thư kinh nghiệm (tiếng Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri
thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can
dự hay tiếp xúc trực tiếp. Kinh nghiệm cũng như kiến thức càng rộng và càng sâu thì càng
giúp kiểm toán viên phát hiện rủi ro, đánh giá rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro hợp lý
nhất, hợp lý được hiểu là có thể thực hiện được, chi phí có thể chấp nhận được và ngăn
ngừa được rủi ro.
Thứ ba, tinh thần trách nhiệm
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện
công việc kiểm toán theo những chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên
quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. Trách nhiệm của
kiểm toán viên là luôn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp, kiểm toán viên cũng phải có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp
1618
luật về giữ bí mật của đơn vị được kiểm toán về những thông tin mà kiểm toán viên đã thu
thập được khi thực hiện kiểm toán; không được tiết lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào
khi chưa được phép của cấp quản lý có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo
quy định của pháp luật.
Trên đây sẽ là cơ sở cho việc khảo sát thực nghiệm để xem xét sự phù hợp của các nhân tố
được xác định cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng kiểm
toán Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của các Kiểm toán viên độc lập thuộc các Công tác
kiểm toán trên địa bàn Tp. HCM.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua bảng
hỏi được thiết kế sẵn cho các đối tượng khảo sát là toàn bộ các cán bộ nhân viên và lãnh
đạo quản lý trực tiếp bộ phận kế toán - tài chính tại các đơn vị, sau đó sử dụng các phương
pháp, thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, khảo sát thực tế Các dữ
liệu trên được phân tích tổng hợp để đưa ra các nhận định, đánh giá nhằm kiểm định mức
độ ảnh hưởng của ba nhân tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Có 3 nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện: tính độc lập,
kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên, cụ thể đó là khảo sát nhận thức và
đánh giá từ phía kiểm toán viên thuộc các công ty kiểm toán độc lập tại Tp. HCM.
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có tổng số 205 bảng trả lời được gửi về qua đường dẫn google docs từ các kiểm toán
viên của các công ty kiểm toán khác nhau trên địa bàn Tp. HCM với tổng cộng 89 nam và
116 nữ tham gia trả lời. Trong 205 người trả lời có 15 người là trợ lý kiểm toán, 176 người
là trưởng nhóm kiểm toán, 14 người là phó phòng/trưởng phòng kiểm toán. Về số năm
kinh nghiệm dao động từ 1 năm đến hơn 5 năm, trong đó số người có kinh nghiệm làm
kiểm toán từ 3 năm trở lên chiếm đa số (62%). Trong tổng số 205 người được khảo sát có
3 người có chứng chỉ CPA Việt Nam, số người có chứng chỉ CPA quốc tế là 2 người. Để
tiến hành phân tích kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính
toán các tỷ lệ và đưa ra nhận xét tương ứng, đồng thời kết quả khảo sát nổi bật lên những
vấn đề chính như sau:
Từ kết quả khảo sát cho thấy, các nhân tố đều có tác động tích cực (tác động dương +) đến
chất lượng của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trong đó, nhân tố có ảnh
hưởng lớn nhất là tinh thần trách nhiệm. Tiếp theo là nhân tố tính độc lập và mức ảnh
hưởng thấp nhất là nhân tố kinh nghiệm. Từ đó, có thể nổi bật lên được những vấn đề chính
như sau:
Thứ nhất, v tinh thần trách nhiệm
Kết quả hồi quy cho thấy, nhân tố tinh thần trách nhiệm có có tỷ lệ % đồng ý cao nhất nên
dựa vào mô hình hồi quy thì đây là yếu tố có mức độ tác động cao nhất đến chất lượng kiểm
toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi vì kiểm toán viên là người trực tiếp tham gia vào
cuộc kiểm toán do đó tinh thần trách nhiệm là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng ra
quyết định của kiểm toán viên và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
1619
Thứ hai, v tính độc lập
Tính độc lập có tỷ lệ % đồng ý cao thứ hai. Điều này cho thấy tính độc lập của kiểm toán
viên đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Có thể nói
kiểm toán là lĩnh vực mà tính độc lập được thể hiện rõ nét nhất vì công việc kiểm toán được
thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập nên tính độc lập có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng kiểm toán. Như cơ sở lý thuyết đã đề cập, chất lượng kiểm toán được xem xét
dựa trên sự kết hợp của hai khả năng: việc phát hiện ra gian lận, sai sót mà khả năng phát
hiện phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của kiểm toán viên và báo cáo các
gian lận, sai sót này mà nó phụ thuộc vào tính độc lập của kiểm toán viên. Hay tính độc lập
chính là một trong hai thành phần quyết định đến chất lượng kiểm toán.
Thứ ba, v tính kinh nghiệm
Kinh nghiệm (EXP) có tỷ lệ % đồng ý cao thứ ba. Điều này có nghĩa rằng, nếu kiểm toán
viên càng có kinh nghiệm kiểm toán báo cáo tài chính thì chất lượng kiểm toán càng được
nâng cao. Nếu như kiểm toán viên/nhóm kiểm toán được giao thực hiện cuộc kiểm toán
thiếu kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngành nghề của khách hàng, nhất là
đối với các ngành nghề kinh doanh phức tạp như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động
sản hay xây dựng, thì rủi ro kiểm toán đối với cuộc kiểm toán này là khá cao. Do đó quan
trọng trước hết là kiểm toán viên/nhóm kiểm toán cần có kinh nghiệm chuyên sâu và kinh
nghiệm kiểm toán Báo cáo tài chính khi thực hiện một cuộc kiểm toán, nghĩa là thể hiện kinh
nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng thì chất
lượng kiểm toán càng được đảm bảo và nâng cao.
Việc khảo sát và đánh giá mức độ tác động của 3 nhân tố này tới chất lượng kiểm toán báo
cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập có một ý nghĩa quan trọng, qua đó tìm kiếm
các đề xuất, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính hiện
nay ở Việt Nam.
5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành, phản ánh các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Đồng thời số liệu trên báo cáo tài chính
nhiều khả năng có thể bị xuyên tạc vì lợi ích cá nhân của các nhà quản lý doanh nghiệp và
những người lập Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập, với
trách nhiệm xác minh độ tin cậy của các Báo cáo tài chính, sẽ đưa ra ý kiến về các Báo cáo
tài chính đã được kiểm toán và cho rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót
trọng yếu, hoặc nếu có thì chúng đều đã được phát hiện và báo cáo. Khả năng đảm bảo này
của kiểm toán viên thể hiện chất lượng kiểm toán.
Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán không dễ dàng đánh giá và nhận biết.
Với những giải pháp được trình bày trong chương 5 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho
việc nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam, qua đó góp phần
giúp tăng sức cạnh tranh và tạo bước phát triển vững mạnh của nền kiểm toán độc lập
nước nhà trên con đường hội nhập với thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam.
1620
Giải pháp về ăng cường tính độc lập của Kiểm toán viên: theo chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của Kiểm toán viên. Trong quá trình
kiểm toán, Kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất cứ lợi ích
vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng tới sự trung thực khách quan và độc lập nghề
nghiệp của mình. Kiểm toán viên và công tác kiểm toán phải đảm bảo độc lập ở mức độ cần
thiết, đủ để họ có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách độc lập và đưa ra những kết
luận khách quan. Độc lập không phải là tuyệt đối nhưng cần được xem xét, cân nhắc, đánh
giá một cách thoả đáng để giảm thiểu hoặc loại trừ các khả năng ảnh hưởng đến tính độc
lập. Và những nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên như: nguy
cơ tư lợi, tự kiểm tra, quan hệ ruột thịt, sự bào chữa, bị đe doạ. Công tác kiểm toán và Kiểm
toán viên cần nhận diện rõ khả năng đưa đến các nguy cơ này để có thể đảm bảo và nâng
cao tính độc lập của Kiểm toán viên, từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, củng cố
lòng tin công chúng vào kết quả kiểm toán.
Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của Kiểm toán viên: Kiểm toán viên phải thường xuyên
có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong nghề nghiệp nhằm đáp ứng được
yêu cầu của công việc, đồng thời tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể
hiểu được rõ về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của đơn vị. Để hỗ trợ Kiểm toán viên, công ty
kiểm toán cần có hướng dẫn cho từng lĩnh vực, cần hỗ trợ thêm chuyên gia để giúp Kiểm
toán viên hiểu sâu sắc về chuyên ngành có liên quan trong và ngoài công ty. Kiểm toán viên
có được nền tảng vững chắc, dễ dàng tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này và có thể
rút ra kinh nghiệm cho bản thân qua mỗi cuộc kiểm toán cũng như thường xuyên duy trì, cập
nhật, nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng.
Giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của Kiểm toán viên: Kiểm toán viên cần tìm
hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ, công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm
không đáng có. Các Kiểm toán viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức của bản thân,
tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Kiểm toán viên phải nghiêm túc thực hiện công
việc kiểm toán theo những chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên
quan. Để nâng cao ý thức trách nhiệm, công ty kiểm toán cần có các biện pháp kiểm soát
chất lượng kiểm toán, yêu cầu Kiểm toán viên luôn tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, duy trì
thái độ hoài nghi nghề nghiệp,
Giải pháp chi tiết đối với Kiểm toán viên: phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm
bảo tính độc lập, đặc biệt là nhận thức đầy đủ về các quyền và nhiệm vụ của Kiểm toán viên
liên quan đến việc bảo đảm; chủ động trao đổi thông tin với các cấp quản lý có liên quan về
các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính khách quan của nhóm kiểm toán hay
bản thân từng Kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán ở doanh nghiệp; không ngừng học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng làm
việc; phải tự giác cập nhật, nghiên cứu chế độ, chính sách mới, rèn luyện tính chuyên
nghiệp và bản lĩnh nghề nghiệp, chấp hành tốt các chuẩn mực và nguyên tắc về chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp.
Giải pháp chi tiết đối với công tác kiểm toán: rà soát, bổ sung các quy định về cơ cấu
nhóm kiểm toán theo hướng đảm bảo tính độc lập; thường xuyên phổ biến về chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đến các nhân viên để họ có thể nhận thức được vai
trò và trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Yêu cầu các Kiểm toán viên phải ký cam kết đảm
bảo tính độc lập và phải hành động phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng.
1621
Phân công một thành viên trong ban lãnh đạo chịu trách nhiệm soát xét tổng thể sự phân
công các nhóm kiểm toán và các biện pháp bảo vệ; bổ sung, hoàn thiện các chính sách và
thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán để giám sát việc tuân thủ các chính sách và thủ tục
của Kiểm toán viên có liên quan đến tính độc lập; tăng cường cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao
sự tuân thủ các chính sách và chuẩn mực kiểm toán.
Giải pháp chi tiết đối với các cơ quan chức năng báo cáo tài chính nên có cơ chế soạn
thảo và ban hành chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán thường xuyên, linh hoạt nắm
bắt kịp thời thay đổi của chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Với hệ thống
chuẩn mực mới sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc theo kịp sự phát triển của hệ thống kế
toán quốc tế qua đó cũng giúp công ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ; ngoài ra, cần
tăng cường tuyên truyền, phổ biến và thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân
thủ văn bản pháp luật, xử lý nghiêm khắc và công khai các sai phạm.
Giải pháp chi tiết đối với hội nghề nghiệp: cần có các chính sách và biện pháp nhằm hỗ
trợ công tác kiểm toán và Kiểm toán viên tăng cường 03 nhân tố này: tính độc lập, kinh
nghiệm và tinh thần trách nhiệm. VACPA nên có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc và kịp
thời hơn với các hội viên có vi phạm quy định và chưa tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực
kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của Kiểm
toán viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty kiểm toán; tăng cường
mạnh mẽ hơn nữa trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kiến thức cho
Kiểm toán viên và công tác kiểm toán. Quan tâm nhiều hơn đến công tác tư vấn hỗ trợ để có
thể kịp thời giải đáp các thắc mắc của các Kiểm toán viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu tổng thể của
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC.
[2] Đinh Thanh Mai, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán
độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn Tp. HCM. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại
học Kinh tế Tp. HCM.
[3] Đinh Thanh Mai, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán
độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn Tp. HCM. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại
học Kinh tế Tp. HCM.
[4] Nguyễn Thị Thảo Nguyên, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức
nghề nghiệp đến CLKT và đề xuất giải pháp. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh
tế Tp. HCM.
[5] VACPA, 2015. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm
2014, trang web:
[6] Acemoglu, D., & Gietzmann, M. B. 1997. Auditor independence, incomplete contracts
and the role of legal liability. European Accounting Review, 6(3), 355–375.
[7] Alvin A. Arens, Randal J. Elder, Mark Beasley-Auditing and Assurance Services. 2014.
An Integrated Approach,15th , 15th Edition-Boston _ Prentice Ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_tinh_doc_lap_kinh_nghiem_va_tinh_than_trach_nhi.pdf