Tác động của thảm hoạ đến sức khoẻ tâm thần và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lý

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thảm hoạdo thiên tai (lũ

lụt, bão, núi lửa, sóng thần ) cũng nhưdo chính con người (chiến

tranh, khủng bố, các tai nạn lớn ) gây ra mà tất cảmọi người trên thế

đều phải gánh chịu. Các thảm hoạ đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng, đau

thương, tang tóc Không chỉgây tổn thất vềsinh mạng, của cải vật

chất. Các thảm hoạcòn gây tổn thương rất lớn vềmặt tâm thần cho các

nạn nhân và cảcộng đồng. Chính vì vậy, Tổchức Y tếthếgiới (WHO)

và nhiều quốc gia đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻtâm

thần, hỗtrợtâm lý cho nạn nhân song song với các công tác cứu nạn

khác

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của thảm hoạ đến sức khoẻ tâm thần và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HOẠ ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÝ Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thảm hoạ do thiên tai (lũ lụt, bão, núi lửa, sóng thần…) cũng như do chính con người (chiến tranh, khủng bố, các tai nạn lớn…) gây ra mà tất cả mọi người trên thế đều phải gánh chịu. Các thảm hoạ đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng, đau thương, tang tóc… Không chỉ gây tổn thất về sinh mạng, của cải vật chất. Các thảm hoạ còn gây tổn thương rất lớn về mặt tâm thần cho các nạn nhân và cả cộng đồng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân song song với các công tác cứu nạn khác. + Ai là nạn nhân của thảm hoạ? Theo WHO có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm hoạ: - Nạn nhân loại I : Người trực tiếp bị nạn. - Nạn nhân loại II : Người thân của nạn nhân. - Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn. - Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng. - Nạn nhân loại V : Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm hoạ. - Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm hoạ. + Thảm hoạ có thể gây ra những rối loạn tâm thần gì? Thảm hoạ còn là những sang chấn tâm lý (stress) rất mạnh, do có tính đột ngột, không lường trước được. Nó đe doạ đến tính mạng, thường ảnh hưởng cùng một lúc đến nhiều người và nạn nhân có một trải nghiệm dữ dội, mang tính chất nguy hiểm, ít nhiều gây ra các rối loạn ý thức, phá vỡ cấu trúc tâm lý và loại trừ khả năng tự vệ. Do tác động của thảm hoạ con người có thể bị các rối loạn tâm thần sau: - Các rối loạn sau sang chấn đặc trưng: tập trung quanh trạng thái khiếp sợ với các biểu hiện: • Kích động cảm xúc: Cơn run rẩy, khóc lóc. Cảm xúc hỗn loạn, tấn công. Nhạy cảm với các kích thích về thị giác, xúc giác, đặc biệt là thính giác. • Phong toả các chức năng sinh thể: Thường đưa đến mệt lả và sững sờ, có thể ngất. Vô cảm kèm suy nhược. Mất các hứng thú xúc cảm và tình dục. Người bệnh thường nhớ lại và nghiền ngẫm sang chấn một cách có ý thức. Có các cơn giận dữ, các hành vi tự vệ hoặc tấn công, ác mộng về những nhận cảm của sang chấn. Các rối loạn này thường có xu hướng tái diễn và kéo dài trong nhiều năm. - Các rối loạn sau sang chấn không đặc trưng: Có thể dẫn đến các rối loạn tâm căn như lo âu - ám ảnh sợ, phân ly (hysteria), nghi bệnh, trầm cảm… - Tiến triển lâu dài có thể dẫn đến biến đổi nhân cách, quay về thái độ phụ thuộc, bị động, nhi hoá, với những yêu sách về tài chính và cảm xúc. Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của thảm hoạ và nhân cách, cơ địa của nạn nhân; các trạng thái phản ứng với stress này có thể gây tác hại với nhiều mức độ khác nhau. Nó có thể biến mất nhanh chóng hay để lại di chứng nặng nề tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân trước và ngay sau thảm hoạ đóng vai trò hết sức quan trọng. + Các hoạt động hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần: - Hoạt động trước thảm hoạ: • Tuyên truyền cho mọi người biết về thảm hoạ có thể xảy ra và bình tĩnh đối phó. • Chuẩn bị về phương án và các phương tiện để ứng cứu có hiệu quả. - Hoạt động ngay sau thảm hoạ: • Khảo sát, nắm tình hình, khám sức khoẻ cho mọi người. • Kịp thời chăm sóc, cứu chữa các nạn nhân bị thương, bị hoảng loạn về tinh thần. • Giúp mọi người thoát ra khỏi sự đe doạ. • Giúp mọi người đoàn tụ trong tình yêu thương. • Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó. • Tạo cảm giác tình hình đã được kiểm soát càng sớm càng tốt. • Phân loại xem ai cần trợ giúp trước và giúp đỡ như thế nào? Kinh nghiệm các nước cho thấy, vai trò của các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân thảm hoạ. Đó là người lập kế hoạch và điều phối các ê-kíp hỗ trợ và chăm sóc, đồng thời là người tuyên truyền, tư vấn cho nạn nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_tham_hoa_den_suc_khoa_.pdf
Tài liệu liên quan