Tác động của sử dụng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng và bài học cho những doanh nghiệp trẻ ngành xây dựng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính

Bài báo nghiên cứu về tác động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính tác động đến hiệu quả tài

chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dựa trên số liệu

thu nhập từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2013-2016. Nghiên cứu chỉ ra rằng

đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tuy nhiên các doanh

nghiệp vẫn có thể khuếch đại hiệu quả tài chính thông qua đòn bẩy tài chính nhưng phụ thuộc vào quy mô

và bối cảnh nền kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với các

doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong ngành với mục đích tăng hiệu quả tài chính.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tác động của sử dụng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng và bài học cho những doanh nghiệp trẻ ngành xây dựng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16. Trước hết, tác giả thực hiện bài toán kiểm định ý nghĩa của mô hình tại mức ý nghĩa 5% như sau: Bài làm: Ta có cặp giả thuyết: Từ bảng hồi quy, ta có Prob (F-statistics) = 0,0000 Bác bỏ H 0 , chấp nhận H 1 Kết luận: Mô hình có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Ngoài ra, tác giả sẽ thực hiện một bài toán kiểm định ý nghĩa của biến độc lập FL trong mô hình tại mức ý nghĩa 5% như sau: Bài làm: Ta có cặp giả thuyết: Từ bảng kết quả hồi quy ta có: p-valued = 0,006 bác bỏ H 0 , chấp nhận H 1 Kết luận: Biến FL có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Kiểm định hiện tượng đa công tuyến: Ta có: Kết luận: Không tồn tại hiện tượng Đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy trên. Kết luận mô hình: Qua bảng kết quả mô hình hồi quy ta có thể nhận thấy sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều tới hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn nghiên cứu 2013 – 2016, điều này có nghĩa là khi hệ số đòn bẩy tài chính tăng 1 lần thì chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trung của ngành sẽ giảm 0,008752 lần và ngược lại. Nghĩa là khi ROE tăng càng cao khi hệ số đòn bẩy tài chính sẽ càng thấp, tuy nhiên mức độ tác động giữa hai chỉ tiêu này khá yếu vì còn rất nhiều những yếu tố khác tác động lên hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một ngành hay một doanh nghiệp. Nguyên nhân do khi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm hay hệ số đòn bẩy tài chính giảm xuống thì mức độ tác động hay độ bẩy tài chính (DFL) theo đó cũng giảm xuống qua các năm. Ngoài ra, cũng vì lý 863 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION do tốc độ tăng trưởng của EBIT giai đoạn này lớn hơn tốc độ tặng trưởng của EPS khá nhiều cho nên DFL cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng hạn chế sử dụng vay nợ làm cho tốc độ tăng của chi phí lãi vay cũng không cao. Sự tăng trưởng nhẹ này của lãi vay dẫn đến hai kết quả. Kết quả thứ nhất: Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2013-2016 chỉ huy động vốn bằng vay nợ và phát hành cổ phiếu thường thì DFL được xác định bằng tỷ số của EBIT trên hiệu số của EBIT và lãi vay. Khi tốc độ tăng của chi phí lãi vay kém hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của EBIT thì DFL theo đó sẽ giảm xuống. Kết quả thứ hai: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng trưởng mạnh hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay, từ đó lợi nhuận sau thuế (EAT) của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo và lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (đã phân tích ở mục 2.2.4.1). Khi đó, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ROE chắc chắn tăng. Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp ngành xây dựng tăng chỉ tiêu ROE mà việc sử dụng đòn bẩy tài chính là không tránh khỏi thì các doanh nghiệp này bắt buộc phải xem xét các phương án huy động vốn từ các nguồn. Ví dụ như chiếm dụng vốn từ chủ nợ, phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu hoặc kết hợp nhiều nguồn với nhau. Từ đó, phân tích mối quan hệ giữa EBIT, EPS và điểm bàng quan. Phương án mang lại mức EPS hay ROE cao nhất sẽ là tốt cho doanh nghiệp. Vì việc giảm đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. ROE sẽ chỉ đạt đến một ngưỡng nhất định, kịch trần và sau đó sẽ giảm xuống. Vì trên thực tế, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xem xét độ bẩy tài chính trong từng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp. Phần trăm thay đổi của ROE càng cao thì độ bẩy tài chính sẽ càng cao (theo công thức xác định độ bẩy tài chính). Độ bẩy tài chính của doanh nghiệp cao thì nguy cơ đối mặt với rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Nghĩa là việc điều chỉnh giảm hoặc tăng sử dụng đòn bẩy tài chính khi đó sẽ phản tác dụng, nguồn lợi thu về của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, thậm chí là âm, từ đó các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cụ thể là ROE sẽ giảm xuống. Cho nên, khi sử dụng đòn bẩy tài chính thì buộc doanh nghiệp vừa phải nắm chắc kiến thức về nó và có một tầm nhìn xa. Qua đây, tác giả muốn chỉ ra được một số ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp ngành xây dựng giai đoạn 2013-2016. Ưu điểm: đòn bẩy tài chính là phương pháp hữu hiệu mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành xây dựng cũng nên sử dụng trong suốt giai đoạn nền kinh tế khó khăn, nhu cầu về vốn để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nhưng huy động vốn và sử dụng các nguồn tài trợ ra sao hay cách thức áp dụng đòn bẩy tài chính ra sao lại là một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng và những đóng góp vào GDP của nền kinh tế thì đòn bẩy tài chính đã góp phần tăng trưởng hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính mà đại diện là chỉ tiêu ROE tăng trưởng qua hàng năm, hệ số chi trả lãi vay luôn được đảm bảo, hệ số đo lường rủi ro cũng được điều chỉnh để ở ngưỡng an toàn. Hạn chế: nhìn chung, những hạn chế của đòn bẩy tài chính vẫn nằm ở cách sử dụng nó, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết điểm dừng, tăng hay giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy đòn bẩy tài chính đã mang đến những hiệu quả nhất định cho toàn ngành nhưng ở bản thân từng doanh nghiệp cũng đã có những doanh nghiệp áp dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả như: HU4, CTX là những doanh nghiệp có mức doanh thu, lợi nhuận sau thuế đi xuống mặc dù nền kinh tế đang hồi phục. Ngoài ra, có những hạn chế xuất phát từ ngành xây dựng gây cản trở cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính như: chu kỳ kinh doanh đến vòng quay các khoản phải thu, chi phí hoạt động cố định chiếm tỷ tỷ trọng lớn Từ đó, tác giả có thể đưa ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế này. 864 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 4. MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRẺ NGÀNH XÂY DỰNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH Dựa vào những kết luận rút ra đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã niêm yết thì dưới đây là những bài học cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong ngành này. - Thứ nhất, xét về mặt rủi ro kinh doanh, một công ty có ít đòn bẩy hoạt động có xu hướng có thể tận dụng đòn bẩy tài chính hơn là một công ty có mức đòn bẩy cao. - Thứ hai, xét về tăng trưởng, các công ty phát triển nhanh hơn có thể dựa nhiều hơn vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bởi vì các loại công ty này có xu hướng cần nhiều vốn hơn theo cách của họ so với các đối tác tăng trưởng chậm của họ. - Thứ ba, từ quan điểm của thuế, một công ty nằm trong một khung thuế cao hơn có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hơn để tận dụng lợi ích của lá chắn lãi suất. - Thứ tư, một công ty có lợi nhuận ít hơn có khuynh hướng sử dụng đòn bẩy tài chính hơn bởi vì một công ty có lợi nhuận ít thường không đủ mạnh để tài trợ cho hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn nội bộ. Về cơ bản, quản lý doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính chủ yếu để tăng thu nhập của công ty trên mỗi cổ phiếu và tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với những lợi thế này, sự biến đổi thu nhập tăng lên và tiềm năng tăng chi phí cho những khó khăn tài chánh, thậm chí có thể là phá sản. Với điều này, quản lý của một công ty nên tính đến rủi ro kinh doanh của công ty, vị thế thuế của công ty, tính linh hoạt tài chính của cơ cấu vốn của công ty, và mức độ quản lý của công ty khi xác định cơ cấu vốn tối ưu. Giải pháp nâng cao và gia tăng hiệu quả sử dụng nợ - Thứ nhất, từ quan điểm quản lý, các công ty do các nhà lãnh đạo hung hăng quản lý thường có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Về mặt này, mục đích của họ trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính không chỉ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty mà còn giúp đảm bảo sự kiểm soát của họ đối với công ty. - Thứ hai, khi thời điểm tốt, vốn có thể tăng lên bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Tuy nhiên, khi thời điểm xấu, các nhà cung cấp vốn thường thích một vị trí được bảo đảm, và điều này lại nhấn mạnh nhiều hơn đến việc sử dụng vốn vay. Tỷ trọng các nguồn nợ trong cơ cấu nợ phải trả. Trong thời gian tới các công ty ngành xây dựng nên tiếp tục duy trì mức nợ ngắn hạn trung bình ở khoảng 75% trong cơ cấu nợ phải trả. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp ngành xây dựng phải tiếp tục theo dõi những dự báo về nền kinh tế để ra quyết định tiếp tục duy trì giảm thiểu sử dụng đòn bẩy tài chính hay gia tăng. Tỷ lệ sử dụng nợ trong các giai đoạn Trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trên thị trường thì nhà quản trị luôn cần xem xét sử dụng nợ sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trong giai đoạn phát triển, công ty chiếm lĩnh được thị trường, doanh số tăng nhanh, dòng tiền thu vào của công ty dương, nhu cầu chi tiêu lúc này thấp hơn so với thu vào, rủi ro kinh doanh trong giai đoạn này là thấp nhất nên công ty nên sử dụng nợ với tỷ lệ nợ cao hơn. Giải pháp đòn bẩy tài chính: mỗi doanh nghiệp trong ngành xây dựng cần sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý trong điều kiện thị trường đang phát triển trở lại trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời điểm này sẽ giúp doanh nghiệp có thể bứt phá, gia tăng các khoản lợi nhuận, giảm 865 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION thiểu rủi ro về mặt tài chính, tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Giai đoạn tới được dự báo có nhiều cơ hội phát triển cho toàn ngành thì tác giả xin đưa ra lời khuyên là các doanh nghiệp nên tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm để có kết quả kinh doanh bứt phá hơn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh kém, kết quả kinh doanh giai đoạn 2013-2016 không tăng trưởng tốt thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng và thận trọng. Các biện pháp tăng doanh thu Nâng cao chất lượng sản phẩm của công trình: Để khẳng định được giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp trong long người tiêu dùng, đặc biệt lại là một loại sản phẩm có giá trị lớn như của ngành xây dựng thì yếu tố chất lượng bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu. Xây dựng một chính sách giá linh hoạt: Trong cơ chế thị trường, giá cả từng loại sản phẩm, dịch vụ là kết quả của một quá trình cạnh tranh dung hòa về lợi ích giữa người bán và người mua. Chính vì vậy, chính sách giá của công ty phải rất linh hoạt và nhạy bén cho phù hợp với đặc điểm của từng phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng khác nhau. Các biện pháp tiết kiệm chi phí Các công ty trong ngành xây dựng có thể tham khảo những biện pháp như sau: Giảm bớt chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đặc biệt chú ý tới những khoản mục chi phí chiếm tỷ trong lớn nhất. Dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh thì chúng ta có thể thấy khoản mục Giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Quản trị những rủi ro từ tài sản cố định mang lại. Các công ty có thể giảm thiểu các chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí lỗi thời bằng cách đầu tư mua máy móc từ các hang có uy tín trên thế giới. Xây dựng nguồn cung cấp nguyên vật liệu như: sắt, théo, xi măng bền vững. Vì đây là những nguyên vật liệu chính trong mọi công trình, cho nên để đảm bảo tiến độ, ổn định chi phí thì luôn cần một nguồn cung cấp đều đặn, ỏn định và uy tín. Trong trường hợp, tình hình kinh doanh khó khăn còn có thể chấp nhận cho phép được chiếm dụng vốn hoặc kéo dài thời gian trả nợ. Xây dựng nguồn nhân lực trình độ, kỹ thuật cao hơn. Ngoài những dự án xây dựng nhà ở bình dân thì nhu cầu về những dự án cao cấp, cơ sở hạ tầng đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao cũng đang gia tăng. Vì vậy, ngành xây dựng rất rất cần một nguồn nhân lực trình độ cao. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên cho thấy vai trò của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng là tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đúng đắn để khuếch đại hiệu quả tài chính thì cần phải xem xét một cách kỹ càng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì bài toán về vốn, huy động vốn bằng cách nào, như thế nào là một việc thận trọng và không phải cứ gia tăng đòn bẩy tài chính hay là đi vay là có thể gia tăng hiệu quả tài chính doanh nghiệp được. Các nhóm giải pháp đưa ra trong mục 4 phần nào gợi ý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành lựa chọn được việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ nào cho phù hợp và thời điểm có thể gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 866 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010). The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States. Business and economics journal. 10(1), tr. 1-9. 2. Tổng cục Thống kê (2018). Số liệu tổng thu nhập quốc dân. tại trang web https://www.gso.gov.vn/default. aspx?tabid=720. 3. Modigliani. F, Miller M H (1958). The cost of capital, Corporation Finance, and the Theory of Investment. American Economic Review. XLVIII(No. 3). 4. Pushpa Negi và các cộng sự. (2012). Impact of Financial Leverage on the Payoffs to Stockholders and Market Value. 5. Nguyen Minh Kieu (2011). Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Lao động - Xã hội. 6. Roy L Simerly, Mingfang Li (2000). Environmental dynamism, capital structure and performance: a theoretical integration and an empirical test. Strategic management journal. 21(1), tr. 31-49. 7. Tran Dinh Khoi Nguyen và các cộng sự. (2010), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_su_dung_don_bay_tai_chinh_den_hieu_qua_tai_chin.pdf