Bất kỳ một nhà quản lý có tự trọng nào cũng sẽ nói
với người khác rằng danh tiếng của công ty về mặt
nhân sự có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh. Điển hình là họ sẽ tiếp tục nói về tầm
quan trọng của “tên tuổi người quản lý” đối với việc thu hút, giữ chân và
khuyến khích đội ngũ nhân viên giỏi.
Đây dĩ nhiên là một sự thật nhưng nó phản ánh một xu hướng không hay
vì các nhà quản lý nhân sự thường tập trung nhiều về các quy tắc chuẩn
mực do họ đặt ra hơn là nhìn bức tranh tổng thể về kinh doanh của công
ty.
Các công ty sở hữu những thương hiệu mạnh thường đầu tư hàng triệu
USD để xây dựng, duy trì và cải thiện hình ảnh thương hiệu của chính
mình trong mắt người tiêu dùng hơn là để tâm coi các đối thủ cạnh tranh
đang làm gì.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của quản lý nhân sự tới hình ảnh thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của quản lý
nhân sự tới hình ảnh
thương hiệu
Bất kỳ một nhà quản lý có tự trọng nào cũng sẽ nói
với người khác rằng danh tiếng của công ty về mặt
nhân sự có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh. Điển hình là họ sẽ tiếp tục nói về tầm
quan trọng của “tên tuổi người quản lý” đối với việc thu hút, giữ chân và
khuyến khích đội ngũ nhân viên giỏi.
Đây dĩ nhiên là một sự thật nhưng nó phản ánh một xu hướng không hay
vì các nhà quản lý nhân sự thường tập trung nhiều về các quy tắc chuẩn
mực do họ đặt ra hơn là nhìn bức tranh tổng thể về kinh doanh của công
ty.
Các công ty sở hữu những thương hiệu mạnh thường đầu tư hàng triệu
USD để xây dựng, duy trì và cải thiện hình ảnh thương hiệu của chính
mình trong mắt người tiêu dùng hơn là để tâm coi các đối thủ cạnh tranh
đang làm gì.
Ngày nay, quản lý thương hiệu vững mạnh đòi hỏi nhiều yếu tố khác
hơn là chỉ có các hoạt động quảng cáo hay tài trợ cho một vài chương
trình. Mọi người ngày càng tập trung đánh giá hình ảnh thương hiệu dựa
vào việc công ty này có được đánh giá là một nhà quản lý nhân lực tốt
hay không.
Được xem là một người quản lý tốt có tác động rất lớn đối với hình ảnh
thương hiệu. Nếu để ý trên các quảng cáo, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy
nhiều công ty bán lẻ và các công ty dịch vụ thường sử dụng hình ảnh
tích cực về các nhân viên trong quảng cáo. Có rất nhiều những tài liệu đề
cập tới vấn đễ này. Các tài liệu chỉ ra rằng: nếu một thương hiệu bị đánh
giá là nhà quản lý không tốt thì sẽ có những tác động rất xấu đối với tập
đoàn và hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên cũng không nên quá tin tưởng
vào các tài liệu lưu trữ, thay vào đó nên lắng nghe nhận định từ các nhà
quản lý về vấn đề này.
Trong một bài báo đăng trên Washington Post, Nike đã thừa nhận sự suy
thoái về tài chính là do “khách hàng tẩy chay vì có những lời cáo buộc
vô cớ rằng công ty Nike ngược đãi công nhân”.
Bob Haas, giám đốc điều hành của Levi Strauss, đã khẳng định tầm quan
trọng của điều kiện làm việc như sau “trong thời đại này, những hình
ảnh về điều kiện làm việc thấp kém khi đưa lên TV có thể làm tiêu tán
những gì một công ty phải mất một quãng thời gian rất dài mới có thể
gây dựng được.”
Gần đây nhất, Wal-Mart bị tố cáo là trả lương cho phụ nữ rất thấp và
thường thuê người làm tạm thời theo mùa, làm bán thời gian và luôn
thay đổi nhân viên để khỏi phải trả những chi phí như bảo hiểm sức
khoẻ và lương hưu cho nhân viên làm dài hạn. Chính sách nhân viên của
Wal-Mart khiến công ty này bị kiện cáo tùm lum. Trung bình công ty lúc
nào cũng phải đối phó với khoảng 8,000 vụ kiện , trong đó phần lớn là
do nhân viên khởi tố. Giám đốc điều hành Lee Scott của công ty này đã
nói: “Chúng tôi đang phải cố hết sức giảm bớt đi những hình ảnh tiêu
cực (nhận định về chế độ lương bổng và ưu đãi kém) để tránh cho người
tiêu dùng nghĩ đến việc tẩy chay Wal-Mart.”
Đến đây, câu hỏi đặt ra là điều gì giúp phân biệt một nhà quản lý tốt với
nhà quản lý kém, hay nói cách khác, điều khác biệt giữa công tác quản
lý nhân sự tốt và không tốt là gì?
Khi xem xét các kết quả khảo sát về các công ty tốt nhất trên toàn thế
giới và phân tích 20 công ty được xem là hàng đầu thì có khoảng 29 yếu
tố giúp quy định công tác tổ chức tốt, trong đó có 7 yếu tố được lặp lại
nhiều nhất, đó là: lãnh đạo, đào tạo, liên kết với nhân viên, làm việc
trong một công ty thành đạt, thành tích được công nhận, làm việc tập
thể, và mang đến cho nhân viên cảm giác được tôn trọng. Những nhà
quản lý kém cỏi không được đánh giá theo những tiêu chuẩn tương tự
như những người có năng lực, họ cũng không phải là những người
không thể mang lại được điều kiện làm việc thuộc hàng tốt nhất. Những
nhà quản lý kém cỏi là những người không có khả năng đáp ứng được
những tiêu chuẩn cơ bản nhất trong góc nhìn của nhân viên và mọi
người. Các nghiên cứu đã nêu ra vấn đề sau: tiêu chuẩn về y tế và an
toàn lao động; đảm bảo rằng công ty và cả những nhà cung cấp và phân
phối trên toàn thế giới phải tôn trọng những vấn đề nhân quyền trong lao
động như lao động trẻ em, cưỡng ép lao động và phân biệt đối xử; đảm
bảo công việc và nhân viên được đối xử công bằng.
Sau đây là một số vấn đề các nhà quản lý nhân sự cần lưu tâm:
- Không phải cứ trả lương thật cao và mang lại nhiều bổng lộc cho nhân
viên có thể tạo nên một nhà lãnh đạo tốt. Ngược lại, trả lương không
công bằng thì người quản lý sẽ bị xem có năng lực kém cỏi.
- Thị trường chứng khoán xem suy thoái trong sản xuất là nguyên nhân
dẫn đến giá cổ phiếu tăng nhưng với khách hàng thì đây là do quản lý
kém.
- Cuối cùng, ngay cả khi một công ty nhập dịch vụ, linh kiện hay sản
phẩm từ một công ty khác ở nước ngoài, họ cũng không thoát khỏi một
phần trách nhiệm về việc các công ty đối tác đối xử với nhân viên.
Trong trường hợp của Nike và Levi, ảnh hưởng họ gánh chịu không phải
là do cách họ đối xử với nhân viên mà do cách đối xử của các công ty
đối tác ở nước ngoài của họ.
(Theo Alan Wild - lantabrand)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_quan_ly_nhan_su_toi_hinh_anh_thuong_hieu_1815.pdf