Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR

không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên

nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường

và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong

chương này sẽ đề cập đến các tác động của

chất thải rắn đến môi trường đất, nước, không

khí, sức khỏe con người và sự phát triển kinh

tế, xã hội.

6.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR

tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều

kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom

CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không

đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập

kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa

được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ

sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển

chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng

ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu

dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn

quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển

đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô

nhiễm môi trường.

pdf15 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền xử lý rác. Tại Đa Phước, khoảng 48.000 USD. Đây thực sự là một gánh nặng cho thành phố trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Nguồn: Sở TN&MT TP. HCM, 2011 Khung 6.9. Chi phí xử lý chất thải rắn y tế tại một số thành phố lớn Chi phí xử lý chất thải rắn y tế thông thường tại Hà Nội dao động từ 160.000 đồng/tấn đến 421.000 đồng/tấn. Chi phí xử lý chất thải rắn y tế thông thường tại Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh tương ứng là 420.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn. Chi phí xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở Hải Phòng tương đối thấp là 7.900.000 đồng/tấn. Chi phí trung bình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế là 12.000.000 đồng/tấn trong khi đó chi phí tại Hà Nội và Đà Nẵng tương ứng là 9.400.000 đồng/ tấn và 8.100.000 đồng/tấn. Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về quản lý CTR ở Việt Nam, JICA, tháng 5 - 2011 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 108 6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,... dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề. Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch Trong mùa lễ hội tại Chùa Hương, số lượng rác thải ra lên tới 5,4 tấn/ ngày, còn các ngày khác trong năm số lượng rác xả từ các hộ dân, các quán ăn uống dọc hai bên đường vào bến Thiên Trù cũng không phải nhỏ. Ước tính trong 5,4 tấn rác của một ngày có 2,79 tấn đã được chính quyền xã và bà con thu gom theo phương pháp thủ công, còn lại 2,69 tấn rác chưa được thu gom. Dọc các bãi biển được đánh giá là đẹp và hấp dẫn như Cà Ná, Bình Sơn - Ninh Chữ, Bình Tiên (Ninh Thuận),... bên cạnh những hàng dương xanh rì, bãi cát trắng mịn, là rác thải sinh hoạt từ người dân sống gần biển, từ du khách đến tham quan, du lịch, các nhà hàng: vỏ sò, vỏ ốc. Không những trên bờ mà dưới biển cũng có bịch nilon trôi nổi. Do đó nhiều khách du lịch không dám tắm. Nguồn: Báo Ninh Thuận, 21/06/2011 Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 109 6.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều. Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp vệ sinh. Những xung đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá, du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến. Trong quá trình hoạt động, sản xuất, các làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn gây ảnh hưởng tới môi trường không những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung đột môi trường. Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá,... Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì nước rỉ rác Nước rỉ rác từ bãi rác Đa Phước - xã Đa Phước huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thải tràn ra đường vào lúc mưa lớn và triều cường lên cao gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng mùi hôi thối phát sinh từ bãi rác trong phạm vi rộng lớn Ngoài những ảnh hưởng xấu về môi trường như mùi hôi, nạn ruồi, người dân địa phương còn bị thiệt hại về kinh tế vì các con kênh, rạch ở khu vực bị ô nhiễm, không thể nuôi thủy sản. Chính vì tình trạng ô nhiễm này, nhiều người dân địa phương trước đây nuôi thủy sản như tôm, cá, cua thì nay phải bỏ nghề. Nguồn: VietNamNet, 11/06/2009 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 110 Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề do CTR. Đây là loại xung đột phổ biến nhất. Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại trong nhà mình. Các loại chất thải rắn phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, dẫn đến những khiếu kiện. Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. Trong khi các cộng đồng làm nghề công nghiệp, thủ công nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì các cộng đồng sản xuất nông nghiệp bị tác động của ô nhiễm môi trường làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp. Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các làng sản xuất gạch, ngói, gốm sứ,... Song song với sự phát triển của làng nghề, diện tích dành cho hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng thì diện tích nông nghiệp lại càng ngày bị thu hẹp. Xung đột xảy ra khi người sản xuất khai thác đất sét từ các ruộng lúa, rồi các loại phế phẩm từ gạch ngói, xỉ than lại bị thải bỏ xuống các ruộng đồng khiến cho ruộng sản xuất nông nghiệp trở thành bãi rác. Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường tại một số địa phương - Tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Ngày 9/12/2007, người dân sống xung quanh khu vực bãi rác mới ở Khánh Sơn, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã đồng loạt đổ ra đường để ngăn không cho xe chở rác của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng đến đổ rác. Tình trạng này đã khiến rác thải ùn lại trong nội thành suốt từ sáng đến chiều. Không chỉ trong các kiệt hẻm mà ngay cả trên các tuyến đường lớn như đường Ông Ích Khiêm, Lê Duẩn,... rác thải ùn lại thành những đống lớn nhưng mãi vẫn không thấy xe rác đến dọn, khiến người dân hết sức bức xúc. - Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Toàn bộ rác thải của thành phố Vinh đổ vào các ô chứa rác tạm. Lo sợ tình trạng ô nhiễm môi trường lại tiếp diễn nên người dân đã ra chặn xe rác. Không phải người dân không cho đổ rác ở Khu xử lý rác thải rắn Nghi Yên mà với điều kiện chính họ sẽ áp tải xe rác vào hố chứa rác chính 1A. - Tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Hàng chục người dân phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đến trước trụ sở Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh đề nghị ban giám đốc công ty giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Bản thân là nhà máy xử lý rác nhưng công ty này lại là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo phản ánh của người dân, sau những cơn mưa lớn, nước cống cộng với nước rỉ rác từ 2 nhà máy xử lý rác tại đây tràn vào nhà và giếng nước của các hộ, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước. Ngoài ra, mùi hôi từ rác phát tán theo gió vào các khu dân cư xa hàng trăm mét, khiến môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sau nhiều lần phản ánh không có kết quả, người dân đã kéo ra đường ngăn chặn tất cả xe rác tươi, không cho vào nhà máy. Trước đó, vào năm 2010 người dân cũng nhiều lần phản đối nhưng sự việc chưa được giải quyết dứt điểm. Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều vụ xung đột giữa người dân địa phương với tổ chức, đơn vị quản lý hoặc thực hiện công tác xử lý môi trường, cho thấy phản ảnh của người dân là bức thiết và năng lực quản lý yếu kém của nhiều địa phương. Nguồn: TCMT tổng hợp, 2010 Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 111 Xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá. Việc thải bỏ chất thải rắn của làng nghề không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa. Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam) với chất thải rắn như rẻo da thừa, lông, mỡ... gây mùi hôi thối khó chịu cho dân trong làng. Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan văn hóa ở làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa tại Mỏ Cày, Bến Tre Bến Tre có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất chỉ xơ dừa, tập trung nhiều nhất ở hai bên bờ sông Thom của huyện Mỏ Cày. Các làng nghề chỉ xơ dừa ở xã An Thạnh, Khánh Thạnh Tân có 150 cơ sở, hàng ngày lượng mụn dừa thải ra khoảng 500 tấn. Trước đây, chất thải rắn tại các cơ sở này không có bãi chứa, không được thu gom nên thải đổ trực tiếp xuống sông Thom ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân và hủy diệt nguồn lợi thủy sinh vật. Hiện nay, vấn đề này đã phần nào được khắc phục bằng cách mụn dừa được thu gom và tái sử dụng ép viên xuất khẩu. Nguồn: Sở TN&MT Bến Tre, 2010 Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 113

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_6_6627.pdf