Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về loại hình sở hữu của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM với 150 quan sát trong giai đoạn 2008 – 2012, áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
31
TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ HỮU ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Phạm Hoàng Ân1 và Nguyễn Thị Ngọc Hương2
ABSTRACT
This study was conducted to analyze the net interest margin (NIM) of the Commercial bank in Vietnam, with a
particular emphasis on bank ownership. Using the secondary data supplied by 30 banks and 150 observations
between 2008-2012, panel-data regression analysis and Feasible General Least Square (FGLS) were used to
determine the regression coefficient. The empirical results indicated that the Ownership has an impact on the
NIM of a bank. There was a statistically significant correlation between a bank’s NIM and its lending scale,
operating cost, credit risk, and liquidity risk and equity ratio impact.
Keywords: net interest margin, NIM, banking ownership, panel data, FGLS
Title: The impact of the types of banking ownership on the net interest margin of the Commercial bank in
Vietnam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của
ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về loại hình sở hữu của ngân hàng. Sử
dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM với 150 quan sát trong giai đoạn 2008 – 2012, áp dụng phân tích hồi quy
dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square –
FGLS) để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tác động của loại hình sở hữu đến
thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên
của ngân hàng.
Từ khoá: thu nhập lãi cận biên, NIM, sở hữu ngân hàng, dữ liệu bảng, FGLS
1. GIỚI THIỆU
Hiệu quả trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng
đầu vì hoạt động ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận bền vững thúc đẩy ngân hàng phát
triển, đủ sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. Một thệ thống ngân hàng cạnh tranh thúc
đẩy hiệu quả cao hơn được phản ánh trong thu nhập lãi cận biên thấp (Rudra & Ghost, 2004). Tỷ
suất lợi nhuận cao tạo ra những trở ngại đáng kể của các trung gian tài chính trong nước, như lãi suất
huy động thấp hơn khuyến khích tiết kiệm và lãi suất cho vay cao làm giảm cơ hội đầu tư của các
ngân hàng (Fungáčová & Poghosyan, 2011). Do đó, các ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện chức năng
trung gian với chi phí thấp nhất có thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là
thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và
nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các
khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền
gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ) (Rose, 1999). Thu nhập lãi cận biên là một thước đo
quan trọng đối với ngân hàng vì nó thường chiếm từ 70 – 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ
này càng cao, thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Nghiên cứu của Rudra và Ghost (2004) tại Ấn
1
Quỹ tín dụng Đồng Tiến, Tp. Hồ Chí Minh
Email: ancaothang@gmail.com
2
Quỹ tín dụng Đức Hoà, tỉnh Long An
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
32
Độ, Ugur và Erkus (2010) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Fungáčová và Poghosyan (2011) tại Nga; Hamadi và
Awdeh (2012) tại Lebanon cho thấy thu nhập lãi cận biên là có sự khác biệt giữa các quyền sở hữu.
Vì vậy, việc tìm hiểu xem quyền sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của
NHTM Việt Nam hay không là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản
trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng của mình,
làm cho cổ phiếu ngành ngân hàng có sức hấp dẫn hơn trên thị trường.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thu nhập lãi cận biên
Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thường được phân tích bằng các tỷ số như lợi nhuận trên vốn
cổ phần, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập lãi cận biên và chênh lệch lãi suất (Rose, 1999). Thu nhập
lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia
cho tổng tài sản. Biên độ được tính cho một khoảng thời gian, một quý hoặc một năm, và được thể
hiện bằng một tỷ lệ phần trăm (Golin, 2001). Hempel, Coleman, & Simonson (1986) cho rằng thu
nhập lãi cận biên là rất hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi
suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo
quan trọng nhất để đo lường hiệu quả tài chính trong một định chế nhận tiền gửi (Golin, 2001). Như
vậy, thu nhập lãi cận biên là tỷ số rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu cách đo lường và các yếu tố ảnh
hưởng bởi hai quyết định bên trong và bên ngoài như thế nào (Golin, 2001).
Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng bao gồm:
2.2 Quyền sở hữu (OWNERSHIP)
Theo nghiên cứu của Fungáčová và Poghosyan (2011) tại Nga thì có sự khác biệt trong thu nhập lãi
cận biên giữa NHTM thuộc sở hữu nhà nước và các loại hình ngân hàng còn lại. Nghiên cứu của
Rudra & Ghost (2004), Ugur và Erkus (2010) tại Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ kết luận rằng ngân hàng
nước ngoài có thu nhập lãi cao hơn ngân hàng trong nước và nghiên cứu của Hamadi và Awdeh
(2012) tại Lebanon cho thấy thu nhập lãi cận biên có sự khác biệt giữa ngân hàng trong nước và
ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy OWNERSHIP là biến giả được đưa vào nhằm kiểm định sự
khác biệt về thu nhập lãi cận biên giữa các quyền sở hữu. Do đó, OWNERSHIP nhận giá trị bằng 1
nếu là NHTM nhà nước và nhận giá trị bằng 0 nếu là NHTM cổ phần.
Vì vậy giải thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H0: Loại hình sở hữu không có mối tương quan đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
H1: Loại hình sở hữu có mối tương quan âm đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
2.3 Quy mô hoạt động cho vay (SIZE)
Nghiên cứu của Maudos và Guevara (2004), Maudos và Solís (2009) tìm ra mối tương quan dương
giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, khi rủi ro thị trường và rủi
ro tín dụng xảy ra, với quy mô hoạt động cho vay càng lớn thì tổn thất sẽ càng lớn. Trong khi đó,
nghiên cứu của Zhou và Wong (2008), Hawtrey và Liang (2008), và Kasman, Tunc, Vardar và Okan
(2010) lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng, thì ngân hàng có quy mô lớn sẽ cho vay nhiều hơn với lãi suất thấp hơn các ngân hàng
nhỏ và lúc đó thu nhập lãi sẽ thấp.
2.4 Chi phí hoạt động (OC)
Brock và Rojas-Suarez (2000) lập luận rằng trong một cấu trúc ngành ngân hàng ổn định, việc làm
tăng chi phí hoạt động bất kỳ sẽ được tạo nên chênh lệch lãi suất cao hơn chứ không phải là giảm cổ
tức. Maudos và Guevara (2004) lập luận rằng ngay cả trong trường hợp không có tác động của thị
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
33
trường hay bất kỳ loại rủi ro nào thì các ngân hàng vẫn phải trang trải chi phí hoạt động của họ, và sẽ
tạo thu nhập lãi cao hơn.
2.5 Rủi ro tín dụng (CR)
Rủi ro tín dụng là rủi ro khi khách hàng không có khả năng chi trả được nợ cho ngân hàng khi đến
hạn phải thanh toán. Nghiên cứu của Angbazo (1997) đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có tác động cùng
chiều đến thu nhập lãi ngân hàng. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải
trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi
ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương (Garza-García, 2010).
2.6 Rủi ro thanh khoản (LIQ)
Rủi ro thanh khoản là xác suất của một ngân hàng không có đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu rút
tiền gửi, yêu cầu vay vốn và những yêu cầu về tiền mặt khác. Đối mặt với rủi ro thanh khoản, một
ngân hàng có thể buộc phải vay “nóng” với mức chi phí quá cao để chi trả cho những yêu cầu tiền
mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Rose, 1999). Theo Angbazo (1997), cho
rằng khi tỷ lệ tiền mặt hay các khoản tương đương tiền mặt tăng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, sự
gia tăng tính thanh khoản có thể có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.
2.7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)
Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một
trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM (IMF, 2006). Hầu hết
các nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan dương giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên
(Saunders & Schumacher, 2000; Brock & Suarez, 2000; Maudos & Guevara, 2004; Doliente, 2005;
Hawtrey & Liang, 2008; Maudos & Solís, 2009; Garza-García, 2010; Ugur & Erkus, 2010; Kasman
& cs, 2010; Fungáčová & Poghosyan, 2011), vì khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí
trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay. Do chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng tăng.
2.8 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.8.1 Dữ liệu nghiên cứu
Số liệu cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2012. Đến ngày 31/12/2012 hệ thống ngân hàng Việt Nam có 39 ngân hàng
(gồm 5 NHTM nhà nước và 34 NHTM cổ phần). Số liệu được thu thập và chọn lựa sau khi loại bỏ
các ngân hàng có quá trình sáp nhập, hợp nhất (SHB và SCB) và những ngân hàng không công bố
thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Kết quả là một mẫu nghiên cứu bao gồm 30 ngân hàng (4
NHTM nhà nước và 26 NHTM cổ phần) với 150 quan sát được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên
cứu.
2.8.2 Mô hình nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu tác động của các yếu tố loại hình sở hữu, quy mô hoạt động cho vay, chi
phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và dựa trên cơ sở lược khảo
lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới
đây:
NIM = β0 + β1*OWNERSHIP + β2*SIZE + β3*OC + β4*CR + β5*LIQ + β6*CAP + i
Trong đó các biến được giới thiệu chi tiết trong Bảng 1.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
34
Bảng 1. Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu
Biến Đo lƣờng Dấu kỳ vọng Nghiên cứu trƣớc
Phụ thuộc
NIM
(Thu nhập lãi – chi phí
lãi)/Tổng tài sản
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
Độc lập
OWNERSHIP
= 1 nếu NHTM nhà nước; 0
nếu là NHTM cổ phần.
-
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
SIZE
Logarit tự nhiên của tổng dư nợ
cho vay
+
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
OC
Chi phí hoạt động chia cho tổng
tài sản
+
Hamadi & Awdeh (2012)
CR
Dự phòng tổn thất rủi ro tín
dụng chia cho tổng dư nợ tín
dụng
+
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
LIQ
Tài sản có tính thanh khoản
chia cho tổng tài sản
-
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
CAP
Vốn chủ sở hữu chia cho tổng
tài sản
+
Fungáčová & Poghosyan (2011);
Hamadi & Awdeh (2012)
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 được trình bày trong
Hình 1. So sánh NIM giữa NHTM nhà nước và NHTM cổ phần có thể thấy rõ rằng NIM của NHTM
nhà nước thấp hơn so với NHTM cổ phần (ngoại trừ năm 2010).
0,00%
0,50%
1,00%
1,50%
2,00%
2,50%
3,00%
3,50%
4,00%
2008 2009 2010 2011 2012
NHTM nhà nước
NHTM cổ phần
Trung bình Ngành
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
35
Hình 1. Thu nhập lãi cận biên trung bình của các ngân hàng, giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ BCTC của 30 ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012
3.2 Thống kê mô tả
Bảng 2 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát
dùng trong nghiên cứu. NIM trung bình của mẫu là 2,89%, thấp nhất là - 0,38% (năm 2009 của
PNB) và lớn nhất là 8,22% (năm 2012 của MDB). Giá trị trung bình của quy mô hoạt động cho vay,
chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu lần lượt là 16,73,
1,59%, 1,23%, 26,71% và 13,18%.
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả biến quan sát
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
NIM 150 2.89% 0.014 -0.38% 8.22%
OWNERSHIP 150 0 1
SIZE 150 16.73 1.26 14.07 19.63
OC 150 1.59% 0.61% 0.43% 4.98%
CR 150 0.78% 0.63% 0.00% 3.26%
CAP 150 13.18% 8.54% 2.96% 46.38%
LIQ 150 26.71% 10.85% 3.38% 61.10%
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ BCTC của 30 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
3.3 Kết quả hồi quy
Nghiên cứu kiểm soát hiện tượng đa cộng tuyến thông qua chỉ số VIF. Nếu chỉ số VIF lớn nhất của
các biến giải thích nhỏ hơn 5, dấu hiệu này cho thấy ít khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
(Gujarati, 2004). Chỉ số VIF lớn nhất của các biến độc lập trong nghiên cứu này là 3,19 và nhỏ hơn
so với 5. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu là không đáng kể. Tiếp theo,
trong Bảng 3, Bảng A trình bày kiểm định phương sai của sai số không đổi và Bảng B trình bày
kiểm định tự tương quan của sai số. Chỉ số Prob.Chi-Square ở bảng A nhỏ hơn 5% và chỉ số Prob.F
ở bảng B lớn hơn 5%. Kết quả này cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi
nhưng không có hiện tượng tự tương quan của sai số.
Bảng 3. Kiểm định phương sai của sai số không đổi và tự tương quan của sai số
Bảng A. Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi
Chi-Square 4499,91 Prob.Chi-Square 0,0000
Bảng B. Kiểm định tự tƣơng quan của sai số
Thống kê F 1,040 Prob.F(1,29) 0,3163
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả.
Sau khi xem xét mức độ tương quan giữa các biến, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan
của sai số, mô hình hồi quy sẽ được thực thi. Bảng 4 trình bày kết quả hồi quy bằng cách sử dụng
phương pháp FGLS để ước lượng các hệ số hồi quy. Theo Wooldridge (2002), cho rằng phương
pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng phương sai của sai số không đồng nhất và hiện
tượng tự tương quan.
Từ bảng 4, ta thấy giá trị F = 28,27 ở mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy
được xây dựng là phù hợp. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 55,53% cho thấy 55,53% sự biến thiên của NIM
được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích hồi quy ở Bảng 4 cho thấy hệ
số của biến OWNERSHIP có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho
biết có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 loại hình sở hữu có tác động âm
đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Nghiên cứu này có cùng kết quả với nghiên cứu của
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
36
Fungáčová và Poghosyan (2011); Hamadi và Awdeh (2012). Cụ thể ở Việt Nam, NHTM nhà nước
có thu nhập lãi cận biên thấp hơn NHTM cổ phần. Đồng thời, thu nhập lãi cận biên có tương quan
dương với quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ
vốn chủ sở hữu.
Bảng 4. Kết quả hồi quy (phương pháp FGLS)
Biến
NIM
VIF
Hệ số Giá trị t Giá trị p
OWNERSHIP -0,004*** -5,50 0,000 1,54
SIZE 0,003*** 7,54 0,000 3,18
OC 1,202*** 18,10 0,000 1,81
CR 0,324*** 5,87 0,000 1,36
LIQ 0,013*** 2,93 0,034 1,36
CAP 0,077*** 9,13 0,000 2,56
Hệ số chặn -0.059 -7.13 0,000
R2 hiệu chỉnh (%) 55,53%
Số F (F-statistic) 28,27 (Sig. = 0,000)
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với mục tiêu đo lường tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thông
qua thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối của 30 NHTM trong khoảng thời gian từ
2008 – 2012. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thu nhập lãi cận biên của NHTM nhà nước thấp hơn
NHTM cổ phần. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy người nắm quyền sở hữu trong NHTM cổ
phần thường quan tâm nhiều đến việc quản lý chi phí bỏ ra và luôn luôn cân nhắc để chi tiêu sao cho
có hiệu quả; đồng thời họ cũng rất quan tâm đến việc huy động vốn từ nguồn nào, sử dụng như thế
nào để tránh lãng phí, thất thoát. Trong khi đó, có thể các NHTM nhà nước lại chưa thực sự đặt quan
tâm điều này lên hàng đầu.Vì vậy, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần chú ý đến vấn
đề thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng, cũng như tăng quy mô vốn chủ sở hữu, quản lý tốt rủi
ro tín dụng và đảm bảo thanh khoản cho hoạt động ngân hàng. Do hạn chế về mặt số liệu nên nghiên
cứu chưa xem xét loại hình sở hữu của ngân hàng nước ngoài có tác động đến thu nhập lãi cận biên
hay không và mức độ tác động của nó là cao hay thấp hơn so với ngân hàng trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest rate risk and off-balance sheet
banking, Journal of banking and Finance, 21 (1), 55-87.
Brock, P.L., & Suarez, L.R. (2000). Understanding the behavior of bank spreads in Latin America, Journal of
Development Economics, 63 (2000), 113-134.
Doliente, J. S. (2005). Determinants of bank net interest margins in Southeast Asia, Applied Financial
Economic Letters, 1, 53-57.
Garza-García, J.G. (2010). What influences net interest rate margins? Developed versus developing countries,
Banks and Bank Systems, 4(5), 32-41.
Golin, J. (2001). The bank credit analysis handbook: a guide for analysts, bankers and investors, John Wiley
& Sons (Asia) Pre Ltd.
Gounder, N., & Sharma, P. (2012). Determinants of bank net interest margins in Fiji, a small island
developing state, Applied Financial Economics, Iss: 22, 1647-1654.
Gujarati, D. (2004). Basic econometrics. 4
th
Ed., India: Tata McGraw Hill.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại học An Giang
37
Hamadi, H., & Awdeh, A. (2012). The determinants of bank net interest margin: Evidence from the Lebanese
banking sector, Journal of Money, Investment and Banking, 3, 85-98.
Hawtrey, K., & Liang, H. (2008). Bank interest margins in OECD countries, North American Journal of
Economics and Finance, 19, 249–260.
Hempel, G., & Coleman, A., & Simonson D. (1986). Bank management: text and cases, 2
nd
Ed., N.Y.: John
Wiley & Sons.
Ho, T.S., & Saunders, A. (1981). The determinants of bank interest margins: theory and empirical evidence,
Financial Quantitative Analysis, 16 (4), 581-600.
IMF (2006), Financial soundness indicators compilation guide. Truy cập từ
Kasman, A., & Tunc, G., & Vardar, G., & Okan, B. (2010). Consolidation and commercial bank net interest
margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries,
Economic Modelling, 27, 648–655.
Maudos, J., & Fernandez de Guevara, J. (2004). Factors explaining the interest margin in the banking sectors
of the European Union, Journal of Banking and Finance, 28 (9), 2259-2281.
Maudos, J., & Solís, L. (2009) The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an
integrated model, Journal of Banking and Finance, 33, 1920–1931.
Rose, Peter S. (1999). Commercial bank management, Boston, Mass: Irwin/McGraw-Hil.
Rudra, S., & Ghost, S. (2004). Net interest margin: Does ownership matter? VIKALPA, 29 (1), 41-47.
Saunders, A., & Schumacher, L. (2000). The determinants of bank interest margins: An international study,
Journal of International Money and Finance, 19, 813-832.
Tarus, D.K., & Chekol, Y.B., & Mutwol, M. (2012). Determinants of net interest margins of commercial
banks in Kenya: A Panel Study, Procedia Economics and Finance, 2, 199 – 208.
Ugur Ahmet & Erkus Hakan (2010), Determinants of the net interest margins of banks in Turkey, Journal of
Economic and Social Research, 12 (2), 101-118.
Zhou, K., & Wong, M.C.S. (2008). The determinants of net interest margins of commercial banks in Mainland
China, Emerging Markets Finance & Trade, 44(5), 41-53.
Fungáčová, Z., & Poghosyan, T. (2011). Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank
ownership matter ?, Economic Systems. 35, 481–495.
Wooldridge, J. (2002). Econometric analysis of cross section and panel data, MIT Press, Cambridge, MA.
Ngày nhận bài: 24/09/2013
Ngày bình duyệt: 15/10/2013
Ngày chấp nhận: 09/11/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_loai_hinh_so_huu_den_thu_nhap_lai_can_bien_cua.pdf