Tác động của kỹ năng làm cha mẹ tích cực lên sự thay đổi hành vi ở trẻ 2-6 tuổi

Kỹ năng làm cha mẹ không chỉ quan trọng trong việc giáo dục con cái, mà

còn là là yếu tố tác động đến hành vi ứng xử của trẻ. Với mẫu là 180 phụ

huynh (PH) có con từ 2-6 tuổi, bao gồm 60 PH thuộc nhóm nghiên cứu 1

(được hỗ trợ tại nhà), 60 PH thuộc nhóm nghiên cứu 2 (được hỗ trợ bằng

điện thoại) và 60 PH thuộc nhóm đối chứng, nghiên cứu này dựa trên

chương trình tập huấn gốc của Anna Lau, thử nghiệm trên nhiều nhóm PH

nhỏ, được đo cùng các thang đo trên 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Các

thang đo được sử dụng là CBCL (child behavior checklist), CRPBI (Child’s

Report of Parental Behavior), PSS (Parental Stress Scale), PICS (Parent

Child Interaction System). Kết quả cho thấy kỹ năng làm cha mẹ tích cực có

ảnh hưởng tốt đến sự thay đổi hành vi của trẻ.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tác động của kỹ năng làm cha mẹ tích cực lên sự thay đổi hành vi ở trẻ 2-6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
465 TÁC ĐỘNG CỦA KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ TÍCH CỰC LÊN SỰ THAY ĐỔI HÀNH VI Ở TRẺ 2-6 TUỔI Nguyễn Thị Diệu Anh*1, Đỗ Ngọc Khanh2 Tóm tắt Kỹ năng làm cha mẹ không chỉ quan trọng trong việc giáo dục con cái, mà còn là là yếu tố tác động đến hành vi ứng xử của trẻ. Với mẫu là 180 phụ huynh (PH) có con từ 2-6 tuổi, bao gồm 60 PH thuộc nhóm nghiên cứu 1 (được hỗ trợ tại nhà), 60 PH thuộc nhóm nghiên cứu 2 (được hỗ trợ bằng điện thoại) và 60 PH thuộc nhóm đối chứng, nghiên cứu này dựa trên chương trình tập huấn gốc của Anna Lau, thử nghiệm trên nhiều nhóm PH nhỏ, được đo cùng các thang đo trên 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Các thang đo được sử dụng là CBCL (child behavior checklist), CRPBI (Child’s Report of Parental Behavior), PSS (Parental Stress Scale), PICS (Parent Child Interaction System). Kết quả cho thấy kỹ năng làm cha mẹ tích cực có ảnh hưởng tốt đến sự thay đổi hành vi của trẻ. Từ khóa: kỹ năng là cha mẹ, thay đổi, hành vi, trẻ em THE IMPACT OF POSITIVE PARENTING SKILLS ON BEHAVIOR CHANGE IN CHILDREN 2-6 YEARS OLD Abstract Parenting skills are not only important in educating children, but also a factor affecting children’s behavior. A sample of this study was 180 parents whose children from 2 to 6 years old and divided into 3 groups: 60 parents in study groups one (supported at home), 60 parents in study group two (supported by phone), and 60 parents in control group. This study was based on the original training program by Anna Lau training program which was experienced on many small parental groups. The cales used were CBCL 1 Khoa Tâm lý học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM. * Liên hệ: nguyenthidieuanh@hcmussh.edu.vn 2 Viện nghiên cứu Tâm lý, Hà Nội. 466 (child behavior checklist), CRPBI (Child’s Report of Parental Behavior), PSS (Parental Stress Scale), PICS (Parent Child Interaction System). All 3 groups were conducted by the same assessment tools 3 times and 3 months apart each time. The results show that positive parenting skills have a good influence on children’s behavior change. Keywords: parenting skills, changes, behaviors, children I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong các phương pháp giáo dục trẻ em ngày nay, việc bạo hành thể chất không chỉ kém hiệu quả so với các phương pháp khác, mà còn có hại cho sự phát triển của trẻ em. Thực tế cho thấy, khi trẻ có những hành vi không mong đợi, phụ huynh tìm nhiều cách để hạn chế và thay đổi, trong đó hình thức kỷ luật thể chất là một sự lựa chọn. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật đòn roi, la mắng có thể là tiền đề cho sự hình thành và phát triển những hành vi không mong đợi ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ huynh được huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ, thay đổi cách ứng xử với trẻ thì có thể giúp trẻ có được những ứng xử tốt hơn. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này với mong muốn thích ứng chương trình kỹ năng làm cha mẹ của các nước có nền văn hoá gần, để phù hợp với phụ huynh Việt Nam, từ đó cải thiện chất lượng mối quan hệ cha mẹ và con cái. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tác động của kỹ năng làm cha mẹ tích cực lên hành vi tiêu cực của trẻ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Nếu cha mẹ có kỹ năng trong việc dạy con, trẻ có cải thiện hành vi tiêu cực không? 1.3.2. Nhóm được hỗ trợ tại nhà có thay đổi tích cực hơn nhóm được hỗ trợ bằng cuộc gọi không? 467 1.4. Giả thuyết nghiên cứu 1.4.1. Khi cha mẹ có cách ứng xử phù hợp, hành vi tiêu của trẻ sẽ thay đổi, mối quan hệ cha mẹ và con cái được cải thiện. 1.4.2. Nhóm phụ huynh được hỗ trợ tại nhà có thay đổi tích cực hơn nhóm phụ huynh được hỗ trợ qua điện thoại. 1.5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng: Tác động của kỹ năng làm cha mẹ tích cực 1.5.2. Khách thể: 180 phụ huynh của trẻ có hành vi tiêu cực, trong đó: – 60 phụ huynh thuộc nhóm nghiên cứu 1: được tập huấn kỹ năng làm cha mẹ, có tình nguyện viên hỗ trợ thực hành tại nhà. – 60 phụ huynh thuộc nhóm nghiên cứu 2: được tập huấn kỹ năng làm cha mẹ, có tình nguyện viên hỗ trợ trực tuyến qua điện thoại. – 60 phụ huynh thuộc nhóm đối chứng: trong danh sách chờ tập huấn sau khi chương trình có kết quả. 1.6. Địa bàn nghiên cứu: TP HCM, Đồng Nai, Đồng Tháp, Đắk Lắk 1.7. Đóng góp mới của nghiên cứu 1.7.1. Đóng góp về mặt lý luận – Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng làm cha mẹ và các chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; tổng hợp các lý thuyết và đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn. – Khẳng định về mặt lý luận khả năng thay đổi nhận thức và cách ứng xử của phụ huynh, cũng như hành vi của trẻ khi phụ huynh có thay đổi hành vi ứng xử, dưới sự tác động của chương trình tập huấn. 1.7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn – Thiết kế chương trình kỹ năng làm cha mẹ phù hợp với phụ huynh Việt Nam. – Hỗ trợ cho phụ huynh về kỹ năng làm cha mẹ, thay đổi cách ứng xử với con em, cải thiện chất lượng mối quan hệ trong gia đình, từ đó, trẻ cải thiện những hành vi không đợi, có những ứng xử phù hợp hơn. 468 – Mở ra hướng nghiên cứu mới như triển khai chương trình tập huấn này rộng rãi ở nhiều tỉnh thành hơn, nhằm cải thiện cách thức làm cha mẹ, phòng ngừa vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu luận: Tìm hiểu tổng quan, cơ sở lý luận, chọn lọc công cụ khảo sát, chọn lọc chương trình tập huấn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi và thực nghiệm. 2.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng SPSS 23.0 để xử lý kết quả. 2.4. Chọn mẫu – Dùng các thang đo CBCL để tầm soát ngẫu nhiên ở 6 trường mầm non. Tổng có 760 phiếu được phát ra. Tiến hành lọc phiếu, tổng có 246 phiếu đạt chuẩn. – Dùng các thang đo ASQ-3 (Ages and stages questionnaire, 3rd edition), M-chat (Modified Check-list for Autism in Toddlers), ADHD Vanderbilt (Attention-deficit/Hyperactivity Disorder of Vanderbilt) để sàng lọc 246 trẻ theo 246 phiếu đạt chuẩn, loại trừ 14 trẻ có các rối loạn phát triển thần kinh, và 8 PH không tham gia được. Tổng còn lại là 180 PH, tương đương với 188 trẻ. Tiến hành đo các thang CRPBI (Child’s Report of Parental Behavior), PSS (Parental Stress Scale), PICS (Parent Child Interaction System). – Chọn ngẫu nhiên 180 phụ huynh thành 3 nhóm: 60 PH vào nhóm nghiên cứu 1, 60 PH vào nhóm nghiên cứu 2, 60 người vào nhóm đối chứng. 469 Quy trình chọn mẫu được tóm lượt theo sơ đồ dưới đây: III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN 3.1. Rối loạn hành vi ở trẻ em Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em là điều luôn được quan tâm, trong đó có 2 loại rối loạn hướng ngoại thường gặp ở trẻ em, là rối loạn ứng xử và rối loạn thách thức chống đối. Vậy, nguyên nhân của 2 rối loạn đó 470 là gì. Theo các nghiên cứu của AACAP (American Academy of Children and Adolescent Psychiatry), nguyên nhân của CD (Conduct disorder – rối loạn ứng xử) và ODD (disruptive behaviour disorder – rối loạn thách thức chống đối) được nêu ra rất nhiều, trong đó nhấn mạnh về môi trường sống của trẻ, cấu trúc gia đình và cách thức làm cha mẹ (American Academy of Children and Adolescent Psychiatry, 2009). Nói về hậu quả của rối loạn thách thức chống đối và rối loạn ứng xử, nghiên cứu của Connor DF, 2002 đã đưa ra những bàn luận, rằng có nhiều người tin rằng hầu hết ODD sẽ tự hết khi trẻ trưởng thành, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có một vài triệu chứng sẽ mất đi theo thời gian, nhưng đã có rất nhiều trẻ khi lớn lên, ODD đã phát triển thành CD khi không được điều trị, trong số đó, gần 40% sẽ phát triển thành rối loạn nhân cách chống lại xã hội ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị có thể giúp những bệnh nhân học cách đối phó với tình huống căng thẳng và quản lý các triệu chứng hành vi của họ. Và trị liệu tâm lý, tập huấn kỹ năng cho phụ huynh, đào tạo kỹ năng cho trẻ, và liệu pháp gia đình là cách có thể giúp họ thay đổi (Connor, 2002). Với hậu quả nêu trên, biện pháp can thiệp dành cho rối loạn hành vi hướng ngoại cũng được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong hầu hết các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đều ưu tiên phương pháp tập huấn cho cha mẹ. Andrea Barkoukis, Natalie Staats Reiss và Mark Dombeck đã đưa thuyết hành vi vào để trị liệu cho ODD và CD. Các tác giả đưa ra rằng điều trị ODD thường tương tự trong việc thiết kế để điều trị rối loạn hành vi với mục tiêu giảm hoặc loại bỏ càng nhiều hành vi có vấn đề càng tốt. Liệu pháp can thiệp hành vi ở trẻ em có ODD và CD là dựa trên lý thuyết học tập. Các nhà trị liệu về hành vi chủ yếu thiết lập các điều kiện mà trong đó trẻ em có thể không nhận thấy hoặc cố tình không nhận thấy các hành vi không phù hợp, và thay vào đó là học những hành vi mới phù hợp hơn. Sau khi nghiên cứu các tương tác có vấn đề giữa trẻ em ODD và cha mẹ và các nhân vật có thẩm quyền khác, các nhà trị liệu về hành vi sẽ giúp cha mẹ lập ra một danh sách các hành vi cụ thể, những hành vi tiêu cực nào làm nản chí và những hành vi tích cực nào được khen thưởng. Các phương pháp sẽ được sử dụng để kỷ luật và khen thưởng cũng được quy định cụ thể để toàn bộ kế hoạch thay đổi hành vi của trẻ em là rõ ràng và minh bạch nhất có thể. Cha mẹ được dạy cách nhất quán trong việc sử dụng 471 phần thưởng hoặc các kỹ thuật trừng phạt. Theo thời gian, một số hành vi khen thưởng trở thành thói quen, và (hữu ích hơn) được củng cố thêm bởi chính môi trường (chứ không phải do hành động thưởng của phụ huynh) để trẻ bắt đầu tham gia vào các hoạt động đó một mình một cách tự giác. Các tác giả khẳng định rằng sự tham gia chặt chẽ của cả gia đình và việc tập huấn cho cha mẹ là điều quyết định cho việc điều trị thành công hay không (Barkoukis, Staats-Reiss, & Dombeck, 2008). Các nghiên cứu của ổ chức AACAP (American Academy of Child and Adolescent Psychiatry) báo cáo về định hướng can thiệp cho các rối loạn hành vi hướng ngoại cho trẻ bằng việc hướng dẫn cho phụ huynh, cụ thể là cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình được hướng dẫn về kỹ thuật kỷ luật tích cực để đáp ứng với những tình huống gây căng thẳng, đào tạo cho họ kỹ năng giải quyết vấn đề nhận thức để giảm hành vi không thích hợp ở trẻ (AACAP, 2009). 3.2. Chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ Đã có rất nhiều những chương trình kỹ năng làm cha mẹ trên thế giới, có thể nhắc đến một số chương trình nổi bật như “Giáo dục không trừng phạt” (Gordon, 1989), “Group Parent Training With Immigrant Chinese Families: Enhancing Engagement and Augmenting Skills Training”, Anna S. Lau and Joey J. Fung, “Child Parent Relationship Therapy” của Sue C. Bratton, Garry L. Landreth, Theresa Kellam và Sandra R. Blackard; Triple P của Matthew R. Sanders và cộng sự; hay ở Việt Nam là chương trình “Kỷ luật tích cực”, Lê Văn Hảo. Các chương trình này đều dựa trên những cơ sở tâm lý để hình thành. Đầu tiên, các chuyên gia đã xây dựng chương trình này dựa vào thuyết Nhân văn hiện sinh của Carl Rogers. Với phương thức “thân chủ trọng tâm” mà Carl Rogers đã cải thiện kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tôn trọng với thân chủ, điều này được dùng làm cơ sở ý tưởng và phương pháp luận cho một số các chương trình đào tạo phổ biến cho phụ huynh. Ví dụ chương trình “Đào tạo hiệu quả dành cho phụ huynh” (Parent Effectiveness Training – P.E.T), được phát triển bởi Thomas Gordon. Chương trình này dựa trên ý tưởng làm cha mẹ hiệu quả, khi cha mẹ được coi là người có thể giải quyết hoặc ngăn ngừa những vấn đề trong việc nuôi dạy trẻ có hành vi hung hăng, xung đột, kỹ năng giao tiếp kém. Họ có thể giúp trẻ tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của mình, thiết lập một 472 mối quan hệ chân thành với một trẻ dựa trên giải thích chứ không phải là khen ngợi và trừng phạt (Smith & cộng sự, 2002) (Gordon, 2008). Cơ sở thứ hai được dựa vào ý tưởng của Alfred Adler về sự cần thiết phải vượt qua sự phức tạp về mặc cảm nghĩ mình thấp kém. Ông cho rằng rất cần thiết để một người có thể cảm nhận tầm quan trọng của mình và tham gia vào các mối quan hệ gần gũi, chính điều này cũng trở thành cơ sở cho việc phát triển chương trình tập huấn về nuôi dạy con. Hệ thống đào tạo cha mẹ hiệu quả (Systematic Training for Effective Parenting – STEP) được tạo ra vào năm 1976 bởi Don Dinkmeyer và Gary McKay là một ví dụ khác về giáo dục dựa trên năng lực của chính cha mẹ (Dinkmeyer, & McKay, 1989). Các tác giả tiến hành từ giả định rằng thường thì một đứa trẻ không biết tại sao nó cư xử tồi tệ, mà chỉ là đang cố gắng để đạt được sự chú ý, sự chăm sóc và công nhận từ cha mẹ mình. Hiểu được nguyên nhân chính của hành vi như vậy sẽ giúp cha mẹ có cơ hội điều chỉnh mối quan hệ với đứa trẻ và làm cho nó tích cực hơn. Trong quá trình đào tạo, cha mẹ đang được dạy kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, làm thế nào để thể hiện tình yêu và niềm vui của họ, và làm thế nào để tôn trọn cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Thứ ba, học thuyết của Burrhus Frederic Skinner đã trở thành cơ sở cho nhiều chương trình tập huấn về việc làm cha mẹ có năng lực hành vi, ví dụ như Chương Trình Huấn Luyện về Hành Vi của Phụ Huynh (Parental Behavior Training – PBT) hoặc “Chương Trình Tự tin nuôi dạy con” (Confident Parenting Program – CPP) (Alvy, 1994 ; Graziano, & Diament, 1992). Thuyết hành vi của Skinner đã được ứng dụng để xây dựng các chương trình nhằm mục đích giảm sự tồn tại của hành vi không mong muốn ở trẻ. Những người tham gia được dạy về thuyết hành vi được điều chỉnh bởi tính hệ quả của hành vi. Vì vậy, trước tiên, cha mẹ phải học để mô tả hành vi của trẻ thông qua các hành động cụ thể, hơn là đánh giá hoặc phê bình, và sau đó cha mẹ học cách để quản lý hệ quả (Smith & cộng sự, 2002). Với các lý thuyết đó, các nhà nghiên cứu nêu trên đã xây dựng nên hệ thống chương trình tập huấn dành cho cha mẹ, trong đó có thể kể đến chương trình chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ của Anna S. Lau và các cộng sự là Joey J. Fung (Đại Học California, Los Angeles) 473 và Vanda Yung (thành viên của Hội phụ huynh của người khuyết tật tại Trung Quốc) với tựa đề “Group Parent Training With Immigrant Chinese Families: Enhancing Engagement and Augmenting Skills Training”. Sở dĩ nhóm nghiên cứu của đề này chọn lựa chương trình của Anna Lau và cộng sự, vì chương trình đó đã được nghiên cứu trên PH của các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc – quốc gia có nền văn hoá tương đương Việt Nam. Chương trình của Anna Lau bao gồm 14 phiên làm việc với từng nội dung cụ thể như: Sự chú ý của cha mẹ, lời khen đặc biệt, phần thưởng hữu hình, thiết lập giới hạn rõ ràng, phớt lờ hành vi tiêu cực nhẹ, kiểm soát những suy nghĩ khó chịu, khoảng lặng, tịch thu quyền lợi, giải quyết vấn đề, kiểm soát thói quen, khuyến học, giải quyết vấn đề học đường, ôn tập. Với chương trình của Anna Lau, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều nhóm PH, và đưa ra một chương trình tập huấn phù hợp, gồm 2 ngày với những nội dung sau: Tìm hiểu sự phát triển của trẻ, tìm hiểu con đường dẫn tới hành vi tiêu cực của trẻ, các phương thức kỷ luật tích cực. IV. KẾT QUẢ Sau khi tiến hành tập huấn trên 2 nhóm nghiên cứu, và trải qua 6 tháng hỗ trợ tại nhà cho nhóm nghiên cứu 1 và bằng điện thoại cho nhóm nghiên cứu 2; và có 3 lần đo trên cả 3 nhóm, kết quả thu được cho thấy, có sự thay đổi đáng kể về biểu hiện hành vi của trẻ, cách thức làm cha mẹ, mối quan hệ cha mẹ và con cái. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1. Sự thay đổi hành vi của trẻ sau 3 lần đo Thời điểm khảo sát Nhóm NC 1 Nhóm NC 2 Nhóm đối chứng ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Trước tập huấn 2.15 0.31 2.02 0.38 1.98 0.39 3 tháng sau tập huấn 1.46*** 0.12 1.43*** 0.10 2.16 0.34 6 tháng sau tập huấn 1.13*** 0.08 1.15*** 0.10 2.13 0.37 F 378.0** 209.0** 2.98 Ghi chú: *: p < 0.05; **: p < 0.01; ***: p < 0.001, NC = nghiên cứu. 474 Mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model – GML) cho thấy, nhóm NC 1 có ĐTB hành vi ở trẻ giảm ở cả ba thời điểm đo lường là trước tập huấn, 3 tháng sau tập huấn và 6 tháng sau thời gian tập huấn so với lần khảo sát thứ nhất. Với hệ số bậc tự do df = 2, F = 378.0, p < 0.00, cho phép kết luận rằng, hành vi của trẻ có sự thay đổi rõ rệt ở 3 thời điểm đo. Nhóm NC 2 cũng có sự khác biệt, thể hiện ở ĐTB giảm ở cả ba thời điểm đo lường là trước tập huấn, 3 tháng sau tập huấn và 6 tháng sau thời gian tập huấn so với lần khảo sát thứ nhất. Với hệ số bậc tự do df = 2, F = 209.0, p < 0.001, cũng cho phép kết luận rằng, hành vi của trẻ có sự thay đổi rõ rệt ở 3 thời điểm đo. Trong khi đó, hành vi của trẻ ở nhóm đối chứng lại tăng trong lần đo thứ 2 so với lần đo đầu tiên (ĐTB lần đo 1 = 1.98, ĐTB lần đo 2 = 2.16), và có giảm nhẹ trong lần đo thứ 3 (ĐTB lần đo 3 = 2.13). Bảng 2. Cách thức ứng xử của PH dành cho trẻ sau 3 lần đo Thời điểm khảo sát Nhóm NC 1 Nhóm NC 2 Nhóm đối chứng ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Trước tập huấn 1.58*** 0.23 1.54 0.43 1.49 0.20 3 th sau tập huấn 2.71*** 0.30 1.64 0.36 1.61 0.30 6 th sau tập huấn 3.56*** 1.15 1.87 0.84 1.64 0.29 F 295.61*** 2.97 4.83 Ghi chú: *: p < 0.05; **: p < 0.01; ***: p < 0.001, NC = nghiên cứu. Kết quả mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model – GML) ở nhóm NC 1 qua 3 lần đo cho thấy, với hệ số bậc tự do df = 2, F = 295.61, p < 0.001, cho phép kết luận rằng, phụ huynh có nhận thức và cách thức ứng xử với con em phù hợp hơn sau mỗi lần đo. Trong khi đó, nhóm NC 2 có p = 0.61và nhóm đối chứng có p = 0.12, cho phép kết luận rằng sự thay đổi của 2 nhóm này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy cho nhóm đối chứng, không có sự thay đổi sau 3 lần đo. 475 Bảng 3. Mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái trong 3 lần đo Thái độ/ứng xử Trước tập huấn 3 th sau tập huấn 6 th sau tập huấn F ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC PH-trẻ 3.07*** 0.76 4.57*** 0.54 4.64*** 0.58 96.47*** Trẻ-PH 3.67** 0.52 4.08** 0.29 4.09** 0.26 18.75** Mqh 2 chiều 2.62*** 0.48 3.55*** 0.47 3.78*** 0.32 124.70*** Ghi chú: *: p < 0.05; **: p < 0.01; ***: p < 0.001. Kết quả mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model – GML) cho thấy: ở nhóm NC 1, mối quan hệ của phụ huynh và con cái trong 3 lần đo có ĐTB thay đổi. Với hệ số bậc tự do df = 2, F = 94.47, p < 0.001 ở mục “thái độ của phụ huynh dành cho trẻ”; df = 2, F = 18.75, p < 0.001 ở mục “thái độ của trẻ dành cho phụ huynh”; và df = 2, F = 124.70, p < 0.001 ở mục “mối quan hệ hai chiều giữa PH và con cái”, cho phép kết luận rằng, sau 3 lần đo, mối quan hệ giữa phụ huynh và con cái có thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. V. KẾT LUẬN Học tập từ hiệu quả và hạn chế của những nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này đã xây dựng chương trình tập huấn với hình thức tập trung, trong đó, phụ huynh được hướng dẫn lý thuyết, xem làm mẫu và sắm vai để thực hành các kỹ năng; sau đó, được hỗ trợ lên kế hoạch thay đổi trong 24 tuần. Chương trình này có thêm hệ thống hỗ trợ tại nhà cho nhóm nghiên cứu 1 gồm 60 phụ huynh, để so sánh với nhóm nghiên cứu 2 gồm 60 phụ huynh được nhận hỗ trợ qua điện thoại, và nhóm đối chứng gồm 60 phụ huynh trong danh sách chờ. Sau 24 tuần, với 3 lần đánh giá, kết quả cho thấy hiệu quả nổi bật trên nhóm điều trị 1. Điều đó có thể cho phép kết luận rằng, chương trình kỹ năng làm cha mẹ này có hiệu quả trên đối tượng phụ huynh của trẻ có hành vi hướng ngoại, thể hiện qua việc khi phụ huynh thay đổi cách ứng xử, trẻ sẽ cải thiện những hành vi tiêu cực; và để có được hiệu quả tốt trong việc cải thiện cách thức làm cha mẹ thì phụ huynh rất cần được hỗ trợ trực tiếp và lâu dài. 476 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đặng Hoàng Minh (2009). Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và nhu cầu tham vấn sức khoẻ học đường, Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặng, H. M., & Nguyễn, T. T. H. (2014). Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân Doctoral dissertation. Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ Thị Thảo (2013). Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở. Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Thị Bích Phượng (2012). Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi. Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trần Thành Nam, Bahr Weiss. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu đa hệ thống trên trẻ vị thành niên bị rối loạn hành vi. Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam – Đại học Vanderbilt, Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ. Tài liệu tiếng Anh Achenbach, T. M., & Edelbrock, C. (1983). Manual for the child behavior checklist and revised children behavior profile. Burlington, VT: University Associates in Psychiatry. Ebesutani, C., Bernstein, A., Nakamura, B. J., Chorpita, B. F., Higa-McMillan, C. K., Weisz, J. R., & The Research Network on Youth Mental Health (2010), Concurrent Validity of the Child Behavior Checklist DSM-Oriented Scales: Correspondence with DSM Diagnoses and Comparison to Syndrome Scales. Journal of Psychopathology and Behavioral Assessment, 32(3), 373-384. Kim, E. J. (2014), Pilot study of the Korean Parent Training Program using a partial group randomized experimental study. J Child Adolesc Psychiatr Nurs. 2014 Aug; 27(3): 121-131. Lau, A., Takeuchi, D. T., & Alegria, M. (2006). Parent‐to‐Child Aggression Among Asian American Parents: Culture, Context, and Vulnerability. Journal of Marriage and Family, 68(5), 1261-75. 477 Lau, A. (2010), Group Parent Training with Immigrant Chinese Families: Enhancing Engagement and Augmenting Skills Training. J Clin Psychol. 2010 Aug; 66(8): 880-94. doi: 10.1002/jclp.20711 Nakamura, B. J., Ebesutani, C., Adam Bernstein, A., & Bruce, F. A. (2008). Psychometric Analysis of the Child Behavior Checklist DSM-Oriented Scales. Chorpita Published online: Springer Science + Business Media. Rogers, F., Baghurst, H., Sawyer, P., & Prior, M. (2008). The reliability and validity of the Parenting Scale for Australian mothers of preschool-aged children. Australian Journal of Psychology, 60(1), 44-52. Syed, E. U., Hussein, S. A., Azam, S. I., & Khan, A. G. (2009). Comparison of Urdu version of Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ) and the Child Behaviour Check List (CBCL) amongst primary school children in Karachi. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 19(6), 375.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_ky_nang_lam_cha_me_tich_cuc_len_su_thay_doi_han.pdf
Tài liệu liên quan