Tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp ngành xây dựng Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu tài chính của 94 Công ty cổ phần Xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 nhằm đánh giá và định lượng theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Mô hình thực nghiệm cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê, trong khi rủi ro phá sản có tương quan mạnh với giá trị doanh nghiệp

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp ngành xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm định phương sai sai số thay đổi: Kiểm định Wald điều chỉnh cho kết quả chi2(94)= 1.6e+05 và p-value = 0.0000 < 0.05, bác bỏ giả thuyết H 0 và chấp nhận H 1 với mức ý nghĩa 5%. Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Như vậy có thể thấy mô hình ảnh hưởng cố định còn có nhiều khuyết tật, vì vậy nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình FGLS để khắc phục những khuyết tật của mô hình FEM. 3.2. Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng Bảng 7: Mô hình FGLS Cross – sectional time – series FGLS regression Coefficients: generalized least squares Panels: homoskedastic Correlation: panel – specific AR (1) Estimated covariances = 1 Number of obs = 465 Estimated autocorrelations = 94 Number of groups = 94 Estimated coefficients = 6 Obs per group: min = 4 avg = 4.946809 max = 5 Wald chi2(5) = 2352.03 Prob > chi2 = 0.0000 lnev Coef Std. Err z p > |z| [95% Cof. Interval leverage -.2389286 .2132203 -1.12 0.262 -.6568327 .1789756 quickratio -.0523218 .0352002 -1.49 0.137 -.1213129 .0166693 zscore .1544653 .0177748 8.69 0.000 .1196274 .1893032 retain -.0000237 .0002412 -0.10 0.922 -.0004965 .000449 lnass 1.142303 .0276367 41.33 0.000 1.088136 1.19647 _cons -1.846335 .1969073 -9.38 0.000 -2.232267 -1.460404 Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện bằng phần mềm STATA 13 γ 1 = -0.2389286: đòn bẩy tài chính tương quan ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê với giá trị doanh nghiệp. Nguyên nhân là do hệ số nợ trong trường hợp này không thực sự phản ánh được nguy cơ phá sản trong tương lai gần do tổng số nợ còn bao gồm các khoản phải trả có thể dùng trong trao đổi hơn 923 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION là tài trợ (Rajan & Zingales, 1995). Trên thực tế một phần nợ đáng kể trong cơ cấu vốn của các công ty xây dựng tại Việt Nam là chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp và khách hàng và trong nhiều công ty xây dựng có tình trạng công ty mẹ vay vốn của công ty con với mức lãi suất thấp. Vì vậy tuy hệ số nợ của các CTCP Xây dựng Niêm yết cao nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn về việc gia tăng nợ sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. γ 2 = -0.0523218: tác động của rủi ro thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. γ 2 không có ý nghĩa thống kê có thể được giải thích rằng các công ty trong ngành xây dựng nhìn chung đều sở hữu tỷ trọng lớn những tài sản có mức thanh khoản thấp và đòn bấy tài chính trong cơ cấu nguồn vốn cao, do đó rủi ro thanh khoản trong các công ty này có tính phổ biến và việc gia tăng loại rủi ro này với một mức độ hợp lý nhất định sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến niềm tin của các nhà đầu tư vào công ty, hay nói cách khác giá trị thị trường của công ty. γ 3 = 0.1544653: rủi ro phá sản tương quan ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với giá trị doanh nghiệp do z-score càng lớn thì rủi ro phá sản càng thấp, tình hình tài chính của công ty càng an toàn. Mô hình cho thấy tuy rủi ro thanh khoản không phải vấn đề quá lớn đến công ty nhưng nếu dẫn đến rủi ro phá sản cao thì đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Rủi ro phá sản là loại tổng hợp của nhiều rủi ro, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp vì vậy nó cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Đồng thời trong giai đoạn thị trường bất động sản khủng hoảng trầm trọng 2010-2013, lãi suất ngân hàng cao, thị trường thiếu tính thanh khoản, tín dụng đóng băng, đòn bẩy tài chính quá cao chính là một trong những yếu tố khiến các công ty gặp khó khăn lớn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn, và dẫn đến rủi ro phá sản trầm trọng, thậm chí hàng loạt công ty trong ngành đã buộc phải tuyên bố phá sản. γ 7 = 1.142303: tài sản của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa nghĩa thống kê với giá trị doanh nghiệp. Tài sản là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Tài sản phản ảnh yếu tố vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tài sản có thể được bán đi để mang lại dòng tiền vào cho doanh nghiệp, do đó đảm bảo giá trị doanh nghiệp cho các chủ sở hữu. 4. KẾT LUẬN Quyết định tài trợ luôn là một trong những quyết định quan trọng nhất của công ty nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trước mỗi quyết, nhà quản trị phải xác định được mức độ đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính hợp lý sao cho giá trị doanh nghiệp ở mức tối ưu. Tại Việt Nam, ngành xây dựng luôn nằm trong nhóm những ngành nghề rủi ro nhất. Thực trạng cũng chỉ ra rằng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty trong ngành đang rất lớn và trong những năm khủng hoảng thị trường bất động sản, hàng ngàn công ty xây dựng đã phá sản do không thể đối phó với những biến động bất ngờ từ thị trường. Nhận thức được điều này, nhóm tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp thông qua số liệu tài chính của 94 CTCP Xây dựng niêm yết Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Trong quá trình phân tích sơ bộ về biến, nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính và rủi ro phá sản của các công ty trong mẫu đang ở mức cao. Đối với phân tích thực nghiệm thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng, kết quả cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê, trong khi đó, rủi ro phá sản càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng thấp. Kết quả này cho thấy các công ty xây dựng cần có những chiến lược hữu hiệu hơn trong quản trị rủi ro để giảm nguy cơ phá sản do đây là loại rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của công ty và việc kiểm soát tốt chúng có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa giá trị của mình. 924 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abor, J., & Biekpe, N. (2005). What Determines the Capital Structure of Listed Firms in Ghana? The African finance journal, 7, 37-48. Askin C. L., Hill R. C. (2011). Using stata for principles of econometrics. John Wiley & Sons Inc. Bany-Ariffin, A. N., Nassir, A. M., & Azman-Saini, W. N. (2017). Moderating Effects of Firm Age on the Relationship between Debt and Stock Returns. Journal of Asia-Pacific Business, 18(1), 81-96. C. Arthur Williams, J., Smith, M. K., & Young, P. C. (1995). Risk Management and Insurance (7th ed.). McGraw-Hill, Inc. Du, J., Wu, F., & Liang, X. (2016). Corporate liquidity and firm value: evidence from China’s listed firms. SHS Web of Conferences 24. EDP Sciences. Hussan, J. (2016). Impact of Leverage on Risk of the Companies. Journal of Civil & Legal Sciences, 5(4). Iqbal, N., Chaudry, S., & Iqbal, S. (2015). Impact of Liquidity Risk on Firm Specific Factors: A Case of Islamic Banks of Pakistan. Arabian Journal of Business and Management Review, 5(4). Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 305-360. Kodongo, O., Mokoaleli-Mokoteli, T., & Maina, L. (2014). Capital structure, profitability and firm value: panel evidence of listed firms in Kenya. Munich Personal RePEc Archive. Lasher, W. R. (2003). Practical Financial Management (3rd ed.). Mason Thomson. Loderer, C. F., & Waelchli, U. (2010). Firm Age and Performance. Loncan, T. R., & Caldeira, J. F. (2014). Capital Structure, Cash Holdings and Firm Value: a Study of Brazilian Listed Firms. Revista Contabilidade & Financas, 25(64), 46-59. Makisimovic, Demirguc-Kunt, Asli, & Vojislav. (1999). Institutions financial markets and firm debt maturity. Journal of Financial Economics, 54, 295 – 336. Margaritis, D., & Psillaki, M. (2007). Capital Structure and Firm Efficiency. Journal of Business Finanace & Accounting. doi:10.1111/j.1468-5957.2007.02056.x Modigliani, F. và Miller, M. (1958). The Cost Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review, 48(3), 261-297 Myer, S. C. (1984). The Capital Structure Puzzle. The Journal of Finance, XXXIX(3), 575-592. Raheel, T., & Shah, F. M. (2015). A Study That Identify the Relationship between the Financial Leverage and Firms Profitability:Empirical Evidence from Oil and Gas Companies of Pakistan Listed In KSE. International Journal of Scientific & Engineering Research, Volume 6, 80-88. Rajan, R. G., & Zingales, L. (1995). What Do We Know about Capital Structure? Some Evidence from International data. The Journal of Finance, 50, no.5, 1421-1460. Rayan, K. (2008). Financial leverage and firm value. Gordon Institute of Business Science, University of Pretoria, 2-102. Ross, S. A., Westerfield, R. W., & Jordan, B. D. (2010). Fundamentals of Coporate Finance (9th ed.). The McGraw-Hill. Sajid Iqbal, S. N. (2015). Impact of liquidity risk on firm specific factors: A case of islamic banks of Pakistan. Journal of Business and Management Research(9), 256-260. Setiadharma, S., & Machali, M. (2017). The Effect of Asset Structure and Firm Size on Firm Value with Capital Structure as Intervening Variable. Journal of Business & Financial Affairs, 6(4). doi:10.4172/2167-0234.1000298 Vivian W. Fang, T. H. (2009). Stock market liquidity and firm value. Journal of Financial Economics (94), 150-169. Woods, M., & Dowd, K. (2008). Financial risk management for management accountants. Canada: The Society of Management Accountants of Canada, the American Institute of Certified Public Accountants and The Chartered Institute of Management Accountants.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_don_bay_tai_chinh_va_rui_ro_tai_chinh_den_gia_t.pdf