- Khái niệm về tỷ giá hối đoái rất phức tạp, có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Cho đến nay, tỷ giá luôn luôn là vấn đề gây tranh luận cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế.
- Xét trong phạm vi thị trường của một nước: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác, hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá ngoại tệ, thường sử dụng cách hai. Chẳng hạn, ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt Nam nhận đựợc khi đổi 1 USD, EURO Trong thực tế cách sử dụng tỷ giá hối đoái như vậy thuận lợi hơn.
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước khác nhau. Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó dổi được bao nhiêu một đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đòng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hoặc ngắn gọn hơn là tỷ giá. Như vậy trên bình diện quốc tế, có thể hiểu một cách tổng quát : tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữ các giá trị đồng tiền so với nhau. Nói khác đi, tỷ giá là giá cả của đơn vị tiền tệ một nứơc được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác, biểu hiện tương quan giá cả trong nước với giá cả quốc tế.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tác động của chính phủ đến tỷ giá trong hệ thống tiền tệ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN TỶ GIÁ TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
1.Khái niệm và vai trò của tỷ giá:
1.1) Khái niệm :
- Khái niệm về tỷ giá hối đoái rất phức tạp, có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Cho đến nay, tỷ giá luôn luôn là vấn đề gây tranh luận cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế.
- Xét trong phạm vi thị trường của một nước: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác, hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá ngoại tệ, thường sử dụng cách hai. Chẳng hạn, ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt Nam nhận đựợc khi đổi 1 USD, EURO… Trong thực tế cách sử dụng tỷ giá hối đoái như vậy thuận lợi hơn.
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước khác nhau. Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó dổi được bao nhiêu một đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đòng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hoặc ngắn gọn hơn là tỷ giá. Như vậy trên bình diện quốc tế, có thể hiểu một cách tổng quát : tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữ các giá trị đồng tiền so với nhau. Nói khác đi, tỷ giá là giá cả của đơn vị tiền tệ một nứơc được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác, biểu hiện tương quan giá cả trong nước với giá cả quốc tế.
1.2) Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế mở:
* Tỷ giá hối đoái và ngoại thương:
- Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.
- VD: Năm 1994 với mức tỷ giá hối đoái là 1USD = 10500 VNĐ, một xe ô tô con với giá là 30000 USD có thể được nhập khẩu và tính tương đương thành tiền Việt Nam là 315 triệu đồng. Đến năm 1998 với mức tỷ giá 1 USD = 13500 VNĐ thì cũng chiếc xe ấy chỉ có thể nhập khẩu và bán với giá tối thiểu là 405 triệu đồng.
Ngược lại 1 tấn gạo với chi phí sản xuất là 3,5 triệu đồng có thể xuất khẩu với tỷ giá 1 USD = 10500 VNĐ mà có lãi với giá khỏang 340USD , nhưng với tỷ giá 1USD = 13500 VNĐ và nếu các yếu tố khác không đổi thì đã có thể xuất khẩu mà có lãi với giá khoảng 260 USD . Từ đó, nếu các yếu tố khác không đổi thì khi tỷ giá tăng từ 1USD = 10500 VNĐ đến 1USD = 13500 VNĐ (USD tăng giá hay VNĐ giảm giá) đã làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn còn hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, từ đó có thể giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Kết quả sẽ ngược lại nếu USD sụt giá và VNĐ tăng giá.
Kết luận có thể được rút ra là nếu đồng nội tệ tăng giá sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu làm cán cân thương mại có thể xấu đi. Ngược lại nếu đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, từ đó cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
*Tỷ giá hối đoái và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát:
- Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương mà thông qua đó , tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp….
- VD: Với mức tỷ giá hối đoái 1USD = 10500 VNĐ của năm 1994 thấp hơn mức 1USD = 13500 VNĐ của năm 1998, tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định mặt bằng giá thế giới là không đổi, thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu tính bằng tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi thì điều này tất yếu sẽ làm mức giá cả trong nền kinh tế tăng lên. Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm có nghĩa là lạm phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước , thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Ngược lại các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm , khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước sẽ có xu hướng giảm, sản lượng quốc gia có thể giảm, thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên… nếu VNĐ tăng giá hay USD tăng giá.
« Tóm lại : trên góc độ lý thuyết chung , tỷ giá hối đoái là một loại biến số, một loại giá cả có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế mở vì sự thay dổi của tỷ giá hối đoái sẽ có tác động đến cả 2 nhóm mục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội ( sản lượng công ăn việc làm và lạm phát). Nhưng trước hết, tỷ giá rõ ràng là một phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ và nhiều khi được nhìn nhận một cách tương đối là khía cạnh đối ngoại của tiền tệ, mà tỷ giá lại là một biến số có khả năng tác động đến cả 2 nhóm mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại nên trên một góc độ nào đó , tỷ giá còn được xem là một công cụ có sức mạnh rất lớn của chính sách tiền tệ quốc gia và chính sách tỷ giá cùng là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ quôc tế:
2.1. Chế độ song bản vị:
2.1.1. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước, bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19.
2.1.2. Đặc điểm, hình thức:
- Vàng và bạc được lựa chọn làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế do chúng có những đặc tính hơn hẳn các kim loại khác và đáp ứng được những tiêu chuẩn mà 1 đồng tiền hàng hóa cần như tính bền, khan hiếm, dễ chuyên chở, dễ phân chia, đồng chất, chất lượng được duy trì lâu bền và chất lượng có thể được các chuyên gia kiểm tra 1 cách chính xác.
+ Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức:
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường.
- Chế độ bản vị kép: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
+ Đặc điểm:
- Các quốc gia định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia vừa theo vàng vừa theo bạc đồng thời được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau (được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế).
- Tỷ giá giữa các đơn vị tiền tệ được xác định theo giá trị của vàng và bạc.
2.1.3. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm:
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm:
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.
*Quy luật Gresham:
Mặc dù tiền xu được đúc mang nhãn hiệu của từng quốc gia làm bằng chứng bảo đảm nội dung và chất lượng của kim loại nhưng trên thực tế các quốc gia ngày càng giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các đồng tiền, do đó đã bào mòn giá trị thực tế của tiền xu. Những đồng tiền bị bào mòn giá trị được định giá quá cao so với khối lượng kim loại thực tế mà nó chứa đựng, ngược lại những đồng tiền đầy đủ giá trị lại bị định giá quá thấp trong vai trò là phương tiện trao đổi. Do đó những ai nắm giữ cả 2 loại đồng tiền này sẽ ưu tiên dùng đồng tiền giảm giá trị để thanh toán trước, còn đồng tiền đầy đủ giá trị dùng làm phương tiện cất giữ hoặc nấu chảy để bán hay gửi vào xưởng đúc để đúc các đồng xu có giá trị thấp hơn. Kết quả là đồng tiền đầy đủ giá trị bị loại dần ra khỏi lưu thông.
Quá trình đồng tiền được định giá cao loại đồng tiền bị định giá thấp ra khỏi lưu thông được gọi là quy luật Gresham: “Tiền xấu đẩy tiền tốt ra khỏi lưu thông” (Bad money drives out good money).
Tại Mỹ, luật đúc tiền 1792 đã thông qua đồng đôla là đơn vị tiền tệ của Mỹ với tỷ giá cố định với vàng và bạc: 1 USD = 24,75 grains vàng = 371,25 grains bạc. Như vậy với cùng 1 khối lượng như nhau thì vàng luôn có giá trị gấp 15 lần bạc. Tuy nhiên càng về sau thế kỷ 18 thì giá bạc càng giảm đồng thời 1 số nước hình thành chế độ đồng bản vị với tỷ lệ “bạc : vàng =15,5 : 1” đã kích thích luồng bạc chạy vào và luồng vàng chạy ra khỏi nước Mỹ. Với tư cách là phương tiện lưu thông thì vàng đã bị định giá quá thấp và bạc bị định giá quá cao do đó vàng đã từ từ biến khỏi lưu thông nước Mỹ.
Năm 1834, Quốc hội Mỹ đã nâng tỷ lệ trao đổi giữa bạc và vàng lên 16:1, quy luật Gresham hoạt động theo chiều ngược lại và thực tế nước Mỹ chỉ còn lại chế độ đơn bản vị vàng.
Từ năm 1834 – 1861: tiền giấy và tiền gửi ngân hàng dần tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế so với tiền xu, tuy nhiên chính phủ Mỹ quy định tiền giấy và tiền gửi ngân hàng được tự do chuyển đổi ra vàng hay bạc. Nhưng đến năm 1861, nội chiến Mỹ xảy ra, sau đó chế độ chuyển đổi ra vàng được duy trì trở lại nhưng không được chuyển đổi ra bạc, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống song bản vị ở Mỹ.
Đồng thời ở các nước, từ cuối những năm 1860, do bạc được khai thác và sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá và không còn được sử dụng để định nghĩa cho đơn vị tiền của nhiều quốc gia, hệ thống song bản vị vàng bạc lần lượt sụp đổ.
2.2 Bản vị vàng cổ điển:
2.2.1 Sự thiết lập của bản vị vàng quốc tế (1870-1901):
Mặc dù nước Anh hoạt động dưới chế độ bản vị vàng trong hầu hết thế kỷ 19, nhưng nhìn chung chế độ này vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến cho tới những năm 1870. Nước Đức ra đời sau chiến tranh Chiến tranh Pháp-Phổ, nó phát hành đồng Mark theo chế độ bản vị vàng nghiêm ngặt và sử dụng vàng khai thác được ở Nam Phi để mở rộng cung ứng tiền. Các quốc gia khác nhanh chóng học tập mô hình này bởi vàng lúc này đã trở nên phương tiện cất trữ giá trị ổn định, phổ biến và dễ vận chuyển. Khi bùng nổ chiến tranh Thế giới thứ nhất 1914 hệ thống bản vị vàng bị bỏ rơi; và trong hơn 30 năm từ 1870 đến1914 hệ thống bản vị vàng quốc tế đã thống trị ở hầu khắp các nước, nó đã liên kết chặt chẽ các quốc gia với nhau cũng như các nước thống trị và các nước thuộc địa trong suốt thời gian này.
Thời điểm áp dụng bản vị vàng ở một số nước:
1871: Đức
1873: Liên minh tiền tệ Latinh (Bỉ, Ý, Thụy Sĩ, Pháp)
1873: Hoa Kỳ (không tuyên bố nhưng thực hiện)
1875: các nước bán đảo Scandinavia bằng liên minh tiền tệ: Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển.
1876: trong nội bộ nước Pháp
1876: Tây Ban Nha
1879: Áo
1893: Nga
1897: Nhật Bản
1898: Ấn Độ
1900: Hoa Kỳ chính thức áp dụng theo luật
Trong thập niên 1870, kinh tế học về giảm phát và suy thoái tạo ra nhu cầu bạc lớn để sử dụng làm tiền. Nhưng những nỗ lực đó nói chung đều thất bại và xu hướng chung vẫn là vàng. Đến năm 1879, Liên minh tiền tệ Latinh gồm Pháp, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ và sau đó thêm Hy Lạp chỉ chấp nhận đồng tiền vàng là tiền tệ mặc dù, trên lý thuyết, bạc là phương tiện lưu thông.
2.2.2 Bản vị vàng và những qui tắc
Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động của chế độ bản vị vàng và sự tác động của chính phủ đến tỷ giá có thể mô tả thông qua 3 quy tắc căn bản sau đây:
Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng; quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng; hay nói cách khác, chính phủ ấn định cố định giá vàng tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sang không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã quy định. Ví dụ: Trong trường hợp của Mỹ, giá 1 troy ounce vàng nguyên chất (480 grains) là $20,67; do đó, sở đúc tiền Mỹ sẵn sang và không hạn chế mua vàng vào và bán vàng ra ở mức giá này. Bản vị vàng trở thành tỷ lệ trao đổi giữa chúng, tức tỷ giá hối đoái. Ví dụ, 1 ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá là ₤4,24 và ở Mỹ là $20,67, từ đó suy ra tỷ giá hối đoái sẽ là $4,87/₤ ($20,67/₤4,24). Tỷ giá $4,87/₤ được duy trì từ năm 1880 đến 1914.
Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. Chúng ta giải thích điều này thong qua ví dụ giữa đôla và bảng Anh như sau: giả sử tỷ giá thị trường tự do là $5/₤ có độ lệch đáng kể so với bản vị vàng là $4,87/₤. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể mua 1 ounce vàng ở Mỹ với giá là $20,67 và bán nó lại ở Anh với giá là ₤4,24; sau đó bán số bảng Anh thu được tại tỷ giá thị trường để nhận 4,24 x 5 = $21,20 và thu lãi là $0,53. Do thu được lãi nên đã kích thích hành vi kinh doanh chênh lệch giá theo cơ chế:
Tại Mỹ, dung $20,67 để chuyển đổi ra 1 ounce vàng
Chuyển 1 ounce vàng sang Anh để đổi lấy ₤4,24
Bán ₤4,24 theo tỷ giá thị trường $5/₤ để nhận $21,20
Lãi thu được: $21,20 - $20,67 = $0,53
Với cơ chế này, trên thị trường luôn tồn tại dư cung bảng Anh và dư cầu đôla, điều này khiến cho tỷ giá giảm xuống sát với bản vị của chúng. Trong thực tế, do tồn tại chi phí vận chuyển vàng và các chi phí giao dịch nên giữa tỷ giá thị trường và bản vị vàng của các đồng tiền có thể tồn tại 1 độ lệch nhất định gọi là các “điểm vàng”.
Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép NHTW xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào, hay nói cách khác, tiền do NHTW phát hành được “bảo đảm bằng vàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc NHTW khi mở rộng cung tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào NHTW”, kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn được xác định bằng khối lượng vàng được sản xuất ra (đây là lượng vàng do ngành khai khoáng nội địa cung ứng, một phần được bán trực tiếp cho công chúng sử dụng, phần còn lại bán cho chính phủ). Ngoài ra, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, sẽ có một luồng vàng ròng chảy vào trong nước, do đó làm cung ứng tiền trong nước có thể tăng. Cần nhận thấy rằng, vai trò của NHTW trong chế độ bản vị vàng là mua vàng từ người cư trú và thong qua đó phát hành tiền ra lưu thong. Như vậy, cô hình chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của NHTW trong chế độ điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Cản trở này ngăn hiện tượng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó được tin rằng giúp loại bỏ được sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nước không áp dụng bản vị vàng một cách triệt để như tuyên bố bảo đảm hàm lượng vàng nhưng phát hành tiền giấy nhiều hơn, trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế. Ví dụ là sự hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816.
Một câu hỏi đặt ra là: những quốc gia áp dụng bản vị vàng có tuân thủ triệt để ba quy tắc lưu thông tiền tệ đã nêu trên? Dựa trên nguyên tắc ấn định cố định bản vị vàng của tiền tệ, trước hết, thật ngạc nhiên khi thấy rằng không có một sự phá giá hay nâng giá nào (không thay đổi bản vị vàng) giữa các đồng tiền của các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp trong suốt thời kỳ 1880-1914. Kỳ tích đặc biệt này là bằng chứng ghi nhận chế độ bản vị vàng như là trường hợp mẫu mực và sát thực nhất của chế độ tỷ giá cố định. Trong thời gian này, những ghi chép thống kê về phát hành tiền của các nước này cho thấy, nguyên tắc thứ nhất của chế độ bản vị vàng thực sự được tuân thủ nghiêm ngặt. Quy tắc thứ hai liên quan đến các luồng chu chuyển vàng tự do giữa các quốc gia cũng được tuân thủ. Các hàng rào thương mại vàng được rỡ bỏ hoàn toàn, kiểm soát ngoại hối và chu chuyển vốn rất ít khi áp dụng. Một thực tế là, với một hệ thống tài chính quốc tế như vậy đã kích thích tăng trưởng thị trường vốn quốc tế với trung tâm là London, các luồng vốn di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia để tìm kiếm cơ hội sinh lời cao nhất. Những cam kết của chính phủ, đặc biệt là chính phủ Anh, về việc duy trì lâu dài sự chuyển đổi của các đồng tiền ra vàng theo bản vị cố định đã tạo ra lòng tin về hệ thống này.
Ngược với những bằng chứng về hai quy tắc đầu, thì quy tắc thứ ba là mối quan hệ giữa dự trữ vàng và khối lượng tiền phát hành không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Mặc dù các điều luật đã thông qua phải có một tỷ lệ vàng tương ứng đảm bảo cho tiền phát hành – ví dụ như Đạo luật ngân hàng năm 1844 của Mỹ - nhưng quy tắc này đôi khi bị bỏ qua.
2.2.3 Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng:
Ta giả sử rằng nước Mỹ nhập khẩu từ nước Anh nhiều hơn là xuất khẩu sang Anh. Nước Mỹ phải thanh toán phần thâm hụt cán cân thương mại của mình cho Anh bằng vàng, Điều này hàm ý, thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ làm cho cung tiền và dự trữ vàng của Mỹ bị giảm, trong khi đó lại tăng lên ở Anh. Trong mọi trường hợp, khi người Mỹ mua hàng hóa, dịch vụ của Anh thanh toán bằng USD, thì mọi USD đều quay trở về Mỹ để chuyển đổi ra vàng; số vàng này được chuyển về Anh và chuyển đổi ra bảng Anh để thanh toán cho người xuất khẩu Anh. Tương tự, khi người Anh mua hàng hóa, dịch vụ của Mỹ thanh toán bằng GBP, thì mọi GBP đều quay trở về Anh và chuyển đổi ra vàng; số vàng này được chuyển về Mỹ và chuyển đổi ra USD để thanh toán cho người xuất khẩu Mỹ. Trường hợp, Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ từ Anh nhiều hơn Anh mua từ Mỹ sẽ tạo ra một luồng vàng ròng chảy từ Mỹ đến Anh. Kết quả là, cung tiền ở Anh tăng lên, trong khi đó, cung tiền ở Mỹ giảm xuống.
Cung tiền tăng ở Anh và cung tiền ở Mỹ giảm tạo ra các hiệu ứng:
Tại Anh : Tổng cầu và thu nhập tăng. Tổng cầu và thu nhập tăng tạo ra áp lực tăng giá và giảm lãi suất. Giá tăng làm cho hàng hóa dịch vụ của Anh trở nên đắt hơn so với người Mỹ. Điều này khiến cho nhập khẩu của Mỹ từ Anh giảm xuống. Lãi suất ở Anh giảm đã không hấp dẫn được các luồng vốn từ Mỹ chảy vào Anh. Hơn nữa, khi tổng cầu và thu nhập của Anh tăng sẽ kích thích nhập khẩu từ Mỹ. Tất cả các nhân tố này có tác dụng làm giảm các luồng thanh toán của Mỹ cho Anh; và làm tăng các luồng thanh toán của Anh cho Mỹ. Kết quả là, thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và thặng dư cán cân thanh toán của Anh đều giảm xuống.
Tại Mỹ: Tổng cầu và thu nhập giảm. Tổng cầu và thu nhập giảm tạo áp lực giảm giá và tăng lãi suất. Giá giảm làm cho hang hóa và dịch vụ của Mỹ trở nên rẻ hơn so với người Anh. Điều này kích thích được các luồng vốn từ Anh chảy vào Mỹ. Lãi suất ở Mỹ tăng đã hấp dẫn được các luồng vốn từ Anh chảy vào Mỹ. Hơn nữa, tổng cầu và thu nhập giảm sẽ hạn chế nhập khẩu của Mỹ từ Anh. Tất cả các nhân tố này làm giảm các luồng thanh toán của Mỹ cho Anh. Kết quả là thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và thặng dư cán cân thanh toán của Anh đều giảm xuống.
Cơ chế hoạt động trên xảy ra liên tục thường xuyên, chừng nào thâm hụt cán cân của Mỹ và thặng dư cán cân của Anh chưa triệt tiêu. Tại thời điểm, khi luồng vàng từ Anh chảy vào Mỹ và luồng vàng từ Mỹ chảy vào Anh bằng nhau thì cán cân thanh toán của hai nước đều đạt trạng thái cân bằng.
Từ đó ta có thể nhận thấy và rút ra những hạn chế của chế độ bản vị vàng:
Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp. Nghĩa là nền kinh tế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định.
Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi đó, quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán lại phải trải qua thời kỳ lạm phát.
Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và là nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến.
Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền của chính phủ sẽ bị hạn chế và trở thành những nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
2.2.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC TRONG HỆ THỐNG BẢN VỊ VÀNG GIỮA HAI ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI VÀ SỰ SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG
Năm 1914, đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra đã buộc các nước chấm dứt chuyển đổi các đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định đã hoạt động suốt 35 năm phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi, Nước Mỹ vẫn duy trì chuyển đổi đôla ra vàng, nhưng bởi vì các đồng tiền khác đã không còn được tự do chuyển đổi ra đôla, do đó đôla thực chất cũng được thả nổi với các đồng tiền còn lại.
Trong thời gian xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất, do các chính phủ thay đổi chính sách tiền tệ nhằm tài trợ cho chiến tranh đã làm cho lạm phát bùng nổ. Do Mỹ tham gia cuộc chiến muộn hơn (năm 1917) và trung tâm tàn phá của cuộc chiến là châu Âu, nên lạm phát ở châu Âu cao hơn ở Mỹ. Kết quả là sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Mỹ tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa, do đôla được chuyển đổi ra vàng, trong khi các đồng tiền khác thì không, đã làm tăng sự hấp dẫn đầu tư vào các tài sản ghi bằng đôla. Đôla ngày càng trở thành đồng tiền có vị thế trong các giao dịch quốc tế. Tất cả những nhân tố này đều làm tăng cầu về đôla; và kết quả làm tăng luồng vàng chảy vào Mỹ làm cho dự trữ bằng Vàng của Mỹ tăng lên nhanh chóng.
Sau cuộc chiến, các nước châu Âu tiếp tục thả nổi đồng tiền và hầu hết các đồng tiền đã bị phá giá đáng kể so với đôla. Thả nổi đồng tiền chỉ được xem như biện pháp tình thế tạm thời. Vấn đề chính trong thời gian này là: nên ấn định bản vị vàng của đồng tiền quốc gia ở mức nào. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quanh vấn đề có nên chọn mức bản vị vàng trước khi chiến tranh xảy ra hay không. Nhiều nhà kinh tế, đứng đầu là Gustav Cassell, đã áp dụng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) để chứng minh cho sự cần thiết phải ấn định giá vàng cao hơn so với thời kỳ trước chiến tranh. Họ lý luận rằng, để duy trì tương quan giữa giá vàng và giá hang hóa giống như trước chiến tranh thì phải tiến hành một cuộc giảm phát nặng nề. Thay vì phải chịu đựng giảm phát, các quốc gia có thể lựa chọn phương án ấn định lại mức bản vị vàng cho đồng tiền nước mình. Như vậy thay vì phải chịu thiểu phát thì chỉ cần ấn định bản vị vàng ở mức cao hơn phù hợp với tỷ lệ lạm phát của hàng hóa.
Ngược với các nước có tỷ lệ lạm phát cao tiến hành ấn định lại giá vàng ở mức cao hơn so với trước chiến tranh phù hợp với tỷ lệ lạm phát hang hóa, thì nước Anh lại chọn phương án thiểu phát trong những năm đầu 1920; và vào 1925, nước Anh đã ấn định bản vị vàng ở mức giống như trước khi chiến tranh xảy ra (1913). Điều này có nghĩa là, hầu hết các đồng tiền đều phá giá với đôla, trong khi đó tỷ giá USD/GBP được duy trì không thay đổi so với trước chiến tranh là $4,8065/₤.
Việc ấn định lại bản vị vàng của các đồng tiền vào giữa những năm 1920 đã làm hồi sinh lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn nên biến dạng không giống như bản vị vàng nguyên thủy 1880-1914.
Thứ nhất, vào năm 1925, giá hàng hóa ở Anh không giảm xuống mức trước chiến tranh, do đó, việc ấn định bản vị vàng của bảng Anh bằng mức trước chiến tranh đã khiến cho bảng Anh được định giá quá cao. Ngược lại, những nước khác, ví dụ như Pháp, đã tiến hành phá giá mạnh đồng tiền của mình. Kết quả là các đồng tiền của các nước này bị định giá quá thấp. Đây là nguyên nhân khiến cho chế độ bản vị vàng sau chiến tranh hoạt động không ổn định như chế độ nguyên thủy. John Maynard Keynes là một trong những nhà kinh tế học lập luận chống lại áp đặt giá vàng trước thế chiến cho thời gian sau này, ông tin rằng tỷ giá quy đổi ra vàng lúc đó là quá cao và nền kinh tế có thể đổ vỡ. Ông gọi bản vị vàng là “that barbarous relic” (một tập tục cổ hủ - ND). Sự giảm phát này diễn ra ở mọi nơi trên Đế quốc Anh mà đồng bảng được sử dụng là phương tiện tính toán cơ bản. Bản vị vàng ở Anh bị từ bỏ lần nữa năm 1931, ở Thụy Điển năm 1929, ở Hoa Kỳ năm 1933 và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng.
Thứ hai, chế độ bản vị vàng từ năm 1925 – 1931 có đặc điểm là chế độ bản vị hối đoái vàng. Rất nhiều NHTW đã thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế của mình, chuyển từ vàng sang nắm giữ các ngoại tệ được chuyển đổi ra vàng như bảng Anh và ngày càng nhiều bằng đôla. Sự dịch chuyển này một phần là do thương mại và đầu tư quốc tế của Mỹ tiếp tục tăng trưởng và đôla ngày càng được sử dụng nhiều trong các giao dịch quốc tế.
Sự quay trở lại của hệ thống bản vị vàng trong những năm 1920 đã không kéo dài được lâu. Cuộc đại suy thoái kinh tế vào những năm 1929 đã làm sụp đổ hệ thống ngân hàng trên thế giới và làm tan biến mọi lòng tin các quốc gia tiếp tục duy trì việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng. Kết quả là các nước phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và việc chuyển đổi đồng tiền nước mình ra vàng. Hệ thồng tiền tệ thế giới bước vào giai đoạn các khối tiền tệ không liên kế với nhau, như: khối bảng Anh, khối đôla Mỹ và các đồng tiền tiếp tục gắn với vàng.
2.3Hệ thống Bretton Woods (1945-1971):
Tháng 7 nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_4_tac_dong_cua_chinh_phu_doi_voi_ty_gia_hoi_doa1.doc