Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đem đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công

nghệ cao, điện toán hóa nhiều ngành sản xuất kinh doanh mà không cần có sự tham gia của con người.

Cũng như nhiều ngành khác, kế toán, kiểm toán chịu tác động lớn của CMCN 4.0. Bài viết giới thiệu về

CMCN 4.0, những công nghệ của CMCN 4.0 ảnh hưởng đến ngành kế toán, kiểm toán và những tác

động của chúng đến lĩnh vực này.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kế toán, kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắp có sự thay đổi lớn về nguồn nhân lực khi mà con người sẽ đảm nhận vai trò tư vấn và mang lại giá trị nhiều hơn cho các khách hàng [1]. Vấn đề về con người: Theo dự báo của Cục Thống kê lao động Mỹ, tại Mỹ mức tăng trưởng nhân lực đối với công việc kế toán đến năm 2026 tăng 10% nhưng nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý tài chính tăng 19%. Như vậy công việc kế toán, kiểm toán vẫn là thiết yếu cho các lĩnh vực hoạt động trên toàn thế giới nhưng trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, công việc của các nhà quản lý cấp cao trong lĩnh vực tài chính còn có nhu cầu cao hơn. Nhiều người cho rằng công nghệ hiện đại sẽ dần thay thế con người trong thị trường lao động, và con người sẽ có thể trở nên thất nghiệp. Nhưng không, thay vào đó chúng ta nên nghĩ theo hướng có một sự hợp tác giữa con người và máy móc. Mặc dù công nghệ có thể sẽ thay thế một số công việc và chức năng nhất định, nhưng sức mạnh của công nghệ chính là bổ sung cho con người những khả năng chưa được khai thác. Con người và máy móc đều có thế mạnh riêng. Vậy nên, dù có công nghệ trí tuệ nhân tạo hay robot đi chăng nữa, các dịch vụ về kế toán, kiểm toán vẫn là một ngành nghề không thể thiếu trên thế giới ít nhất trong một thập kỷ tới. Mặc dù máy móc và robot có thể thực hiện nhiều phần công việc nhanh chóng và chính xác hơn con người nhưng chúng lại không có khả năng ứng biến và sử dụng trí tưởng tượng và đưa ra những quyết định phức tạp. Theo kết quả trong nghiên cứu “Cuộc đua thích ứng với sự thay đổi kinh nghiệm quốc tế kế toán, kiểm toán trong CMCN 4.0” của Hiệp hội kế toán công chứng Vương quốc Anh ACCA, nếu không tận dụng được các cơ hội công nghệ thì các chuyên gia kế toán, kiểm toán tài chính sẽ bị loại bỏ khỏi quá trình ra quyết định chiến lược của doanh nghiệp; họ cần tư vấn đưa ra các quyết định theo thời gian thực (real time) và cân nhắc các công nghệ chủ chốt như quá trình tự động hóa quy trình, công nghệ đám mây, phân tích, mạng xã hội, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo về tài chính trong quá trình chuyển đổi chức năng tài chính kế toán, kiểm toán [1]. Trong thời đại bùng nổ các công nghệ kỹ thuật cao 4.0, mỗi cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cần ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng cho phù hợp với xu thế, nhằm tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. Báo cáo “Nghiên cứu kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai – Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi và kỹ năng tương lai” của ACCA công bố năm 2016 đã chỉ ra rằng, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và kỹ năng trên bảy lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn. Vấn đề tiêu chuẩn cho ngành kế toán: Khi ứng dụng công nghệ hiện đại, liệu chúng có tuân thủ được vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong kế toán? Liệu rằng một robot có thể thực hiện một hành vi phi đạo đức? Các cơ quan tiêu chuẩn trên toàn cầu đã bắt đầu nghiên cứu những tiêu chuẩn mới để bảo vệ lợi ích của người sử dụng thông tin kế toán khi quá trình tự động hóa ngày càng phát triển. Những tiêu chuẩn mới được đưa ra sẽ phải đạt được yêu cầu rất cao nhằm có thể điều tiết được cả con người và những công nghệ cao siêu. Vấn đề đào tạo: Theo những nghiên cứu mới đây, các chuyên gia nhận định rằng, CMCN 4.0 vừa mang đến những thách thức mới khi công nghệ đã tự động hóa phần lớn công việc truyền thống của kế toán viên, nhưng thay vào đó lại là những cơ hội đào tạo và tự đào tạo với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các phương pháp đào tạo trước đây. Các cơ sở đào tạo nghề kế toán, kiểm toán ban đầu và các đơn vị phát triển chuyên môn sâu cần xây dựng, cải tiến chương trình phù hợp với tốc độ phát triển cao như hiện nay của việc áp dụng các công nghệ cao vào nghề kế toán, kiểm toán. Công nghệ thúc đẩy phát triển những lĩnh vực kế toán bền vững như kế toán môi trường, kế toán nông nghiệp, kế toán quản trị 985 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Từ sự bùng nổ của công nghệ, nhiều hãng kiểm toán lớn trên thế giới đã thực hiện các chương trình đào tạo nhân viên và nghiên cứu nhằm làm chủ được công nghệ thời kỳ 4.0. Sau đây là các chương trình đào tạo điển hình tại các công ty kiểm toán lớn Big Four: - Chương trình tăng tốc kỹ thuật số tại Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers - PwC (PwC Digital Accelerator Program): Hãng đã phát động chương trình tăng tốc kỹ thuật số trong hai năm cho 1.000 nhân viên trong năm 2018. Mục đích của chương trình là đào tạo nhân viên trong ba lĩnh vực kỹ thuật số: phân tích dữ liệu, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Chương trình bao gồm các khóa học từ làm sạch dữ liệu, blockchain, an ninh mạng đến công nghệ in 3D. Đây là một nỗ lực của PwC để duy trì cạnh tranh trên thị trường và cũng nhằm giảm chi phí cho khách hàng [11]. - Phòng thí nghiệm Blockchain (Blockchain Lab) của Deloitte Mỹ: Tại Mỹ, Deloitte đã dành cả một bộ phận để nghiên cứu và phát triển blockchain. Phòng thí nghiệm blockchain được đặt tại New York và là một trong nhiều phòng thí nghiệm blockchain mà Deloitte có trên toàn thế giới. Cộng đồng blockchain Deloitte bao gồm hơn 800 chuyên gia trong 20 quốc gia. Mục đích của phòng thí nghiệm là hỗ trợ khách hàng tận dụng các khả năng và cơ hội mà công nghệ blockchain có thể cung cấp. Phòng thí nghiệm là nơi giáo dục, ý tưởng, phát triển, chiến lược và tạo mẫu. Đội ngũ tại Mỹ bao gồm hơn 20 nhà thiết kế và phát triển trong Blockchain. Nhóm Blockchain Hoa Kỳ làm việc cùng với chuyên gia từ các quốc gia khác và với hơn 20 công ty công nghệ. Phòng thí nghiệm đã phát triển hơn 30 nguyên mẫu có liên quan đến Blockchain, bao gồm nhiều lĩnh vực ứng dụng, chẳng hạn như thương mại tài chính, thanh toán xuyên biên giới, nhận dạng kỹ thuật số, phát hiện gian lận, chương trình thưởng và lĩnh vực quản lý đầu tư và bảo hiểm. Như một ví dụ về một giải pháp blockchain có thể mang lại lợi ích lớn trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, là giải pháp phát hiện gian lận [8]. - Phân tích chuỗi khối blockchain (The Blockchain Analyzer) của hãng kiểm toán Ernst & Young: EY đã bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain trong quy trình kiểm toán của họ. Vào tháng 4/2018, EY công bố thí điểm của công cụ phân tích chuỗi khối, đây là một công nghệ được tạo ra để giúp kiểm toán viên thu thập dữ liệu giao dịch của công ty từ các sổ cái blockchain khác nhau. Công nghệ giúp phân tích kỹ lưỡng các giao dịch kinh doanh trong tiền điện tử. Công nghệ được tạo ra đặc biệt để hỗ trợ kiểm toán viên khi họ kiểm toán các công ty sử dụng tiền điện tử. Các loại tiền điện tử như BitCoin, Ether, LiteCoin, BitCoin tiền mặt và một vài tài sản tiền điện tử khác đang được thử nghiệm với công nghệ này [7]. KẾT LUẬN Như vậy, các kỹ thuật của CMCN 4.0 tác động lớn đến ngành kế toán, kiểm toán là công nghệ khối chuỗi Blockchain, chatbot, công nghệ điện toán đám mây, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng XBRL. Nhờ có những công cụ này mà kế toán viên, kiểm toán viên có thể thu thập được các thông tin, dữ liệu mà trước đây rất khó khăn mới có thể thu thập được; đồng thời mở ra cơ hội tốt cho ngành kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế. Cũng nhờ có các công cụ CMCN 4.0 mà nhân lực ngành kế toán, kiểm toán được giải phóng, thực hiện những công tác khác ngoài các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ và phân tích số liệu; đó là khả năng tư vấn để tổ chức thực hiện những quyết định phức tạp, tập trung hơn vào các công việc mang tính chất chiến lược hơn như lập kế hoạch tài chính và thiết lập mục tiêu. Việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn giúp cho khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ngày càng có nhiều thuận lợi. Vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo: Liệu ngành kế toán, kiểm toán có phải giảm tải nguồn nhân lực hay không? Vấn đề đào tạo hoặc tự đào tạo nhân lực đáp ứng được thời kỳ CMCN 4.0 cần được thực hiện như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] SAIPA Proffesional Accountant (2019), Industry 4.0 – Fight or flight for accounitng, 35 (2019). [2] Shawnie Kruskopf, Charlotta Lobbas, Hanna Meinander, Kira Söderling, Minna Martikainen and Othmar M Lehner (2019), Digital Accounting: Opportunities, threats and the human factor, ACRN Oxford Journal of Finance and Risk Perspectives, 8 (2019) Special Issue Digital Accounting, 1-15. 986 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [3] https://www.amazon.com/First-Industrial-Revolution-P-Deane/dp/0521296099 [4] paper_money_of_england__wales/the_industrial_revolution.aspx [5] https://www.congnghebitcoin.com [6] https://www.en.wikipedia.org/wiki/Second_Industrial_Revolution [7] https://www.ey.com [8] https://www2.deloitte.com/ie/en/pages/technology/topics/blockchain-lab.html [9] 2017 Steven Kreis - Last Revised -- April 24, 2017 The Origins of the Industrial Revolution in England. [10] [11] [12] https://www.mof.gov.vn [13] co-mat-viec-vi-robot [14] final.pdf?sfvrsn=2 [15] [16] https://www.vnexpress.net [17] https://www.unitrain.edu.vn [18] https://www.vi.mfginvest.com/xbrl 987

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_nganh_ke_toan_kie.pdf