Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước

khi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn

nhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vưc khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ

thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy

cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnh

hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọng

vào mùa khô. Chất lượng nước thì bị chi phối mạnh mẽ bởi sự xâm nhập mặn từ biển

theo thủy triều, nguồn nước còn bị ảnh hưởng của phèn và ô nhiễm.

Các báo cáo nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêm

trọng do hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu

canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khác

nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờ

chúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này.

Bản báo cáo này lược khảo kết quả các nghiên cứu đã có liên quan đến biến đổi khí hậu -

nước biên dâng ở ĐBSCL, phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ

sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho các nhà

hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp

thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

pdf10 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HỆ SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ E-mail: latuan@ctu.edu.vn Tóm tắt Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vưc khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạy cảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnh hưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọng vào mùa khô. Chất lượng nước thì bị chi phối mạnh mẽ bởi sự xâm nhập mặn từ biển theo thủy triều, nguồn nước còn bị ảnh hưởng của phèn và ô nhiễm. Các báo cáo nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêm trọng do hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấu canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khác nhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờ chúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này. Bản báo cáo này lược khảo kết quả các nghiên cứu đã có liên quan đến biến đổi khí hậu - nước biên dâng ở ĐBSCL, phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Hệ sinh thái, Nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 2 1. BỐI CẢNH KHU VỰC Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 1) là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi đổ ra Biển Đông. ĐBSCL có diện tích tự nhiên xấp xỉ 39.734 km2 (NEDECO, 1993), chiếm trên 4% diện tích toàn lưu vực sông Mekong. Đoạn sông Mekong khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam ra đến biển dài 225 km (Tuấn, 2000), chỉ chiếm khoảng 5.17% tổng chiều dài sông chính. Địa hình vùng ĐBSCL khá thấp và phẳng, độ dốc trung bình là 1cm/km (1/100.000), có những vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh. Đồng bằng có hai mặt giáp biển dài hơn 600 km, chịu tác động của cả hai loại triều khác nhau từ Biển Đông (bán nhật triều không đều) và triều Biển Tây (nhật triều không đều), tạo nên một sự phức tạp về chế độ thủy văn: phân phối dòng chảy thay đổi theo mùa và kỳ triều, đồng thời có các xáo trộn về chất lượng nước. ĐBSCL nằm trọn trong khu vực Châu Á gió mùa, mỗi năm chỉ có 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài trong từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài trong 7 tháng còn lại của năm. Mỗi năm vùng đồng bằng nhận một lượng mưa rơi vào khoảng 1.600 – 2.200 mm, nước mưa chiếm 90% tổng lượng vào mùa mưa (Tuấn, 2000). Từ giữa đến cuối mùa mưa, khu vực phía Tây và phía Bắc Đồng bằng bị ngập lũ từ sông Mekong, ước tính có khoảng 1.2 – 1.9 triệu ha bị ngập lũ, chủ yếu là vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Nước mặn xâm nhập từ biển làm ảnh hưởng trên 50% diện tích canh tác, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra, vấn đề đất phèn – nước phèn luôn là một thử thách cho canh tác nông nghiệp ở đây. Tổng diện tích đất phèn ở ĐBSCL là 1,6 triệu ha. Lưu vực sông Mekong được xem là một nơi có hệ sinh thái và đa dạng sinh học lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau lưu vực sông Amazone (WWF, 2004). ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuấn và Guido, 2007). Thống kê năm 1998, đồng bằng có khoảng 280.000 đất rừng (Nhân, 1997), bao gồm cả rừng ngập mặn ven biển và hệ rừng tràm nội địa. Tính đa dạng sinh học ở vùng ĐBSCL rất cao, phong phú cả về lượng và loài thực và động vật. Hệ sinh thái vùng ĐBSCL được đánh giá là nhạy cảm với các biến động thời tiết và động thái, cũng như chất lượng nguồn nước. Các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân đang đe dọa sự suy giảm diện tích rừng và sinh vật hoang dã. ĐBSCL có hơn 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và 700.000 ha nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2006) , bảo đảm cung cấp trên 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thủy sản nước ngọt và nước lợ cho cả nước. Trong vòng 10 năm, từ 1995 – 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 2,37 lần nhưng sản lượng của ngành đã tăng lên 3,68 lần (Tuấn, 2007).Vùng đồng bằng đóng góp 27% tổng sản phẩm quốc nội. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của trên 18 triệu người dân, hầu hết sống tập trung dọc theo hai bên bờ sông rạch và kênh mương. Mức gia tăng dân số ước tính 2,3%, cả tự nhiên lẫn tăng cơ học. Trên 70% dân số sống ở vùng nông thôn và ven đô, sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn nước tự nhiên. Sự gia tăng dân số nhanh, đa số người dân thuộc nhóm nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đây là một thử thách lớn cho sự phát triển nông thôn bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn bền vững là một cần được hiểu như một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 3 mà vẫn phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ để tiếp tục phát triển trong tương lai xa (Tuấn và Bé, 2008). Vùng ĐBSCL là nơi bị tác động nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu. Mục tiêu của báo cáo này là trình bày các phỏng đoán nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các đề xuất nghiên cứu chính sách phù hợp cũng được đề cập trong phần cuối của báo cáo. Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Mekong, Cao độ Đồng bằng sông Cửu Long và cao trình một mặt cắt tiêu tiêu của vùng ĐBSCL 2. MỘT SỐ PHỎNG ĐOÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế có uy tín đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Peter and Greet, 2008; Dasgupta et al., 2009; IPCC, 2007; UNDP, 2007; WB, 2007; ADB, 1994). Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 4 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động sau: • Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C (Hình 2) • Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20% (Hình 3). • Sự phân bộ mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa (Hình 4). • Tổng lượng mưa năm tại An Giang,Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%, đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ (Hình 5). Kết quả này cũng tương đối phù hợp với mô hình của IPCC (2007) cho thấy xu thế: (1) nhiệt độ toàn cầu gia tăng 1°C trong giai đoạn 2010-2040 và 3-4 °C trong giai đoạn 2070- 2100; (2) lượng mưa trung bình trên thế giới sẽ giảm 20 mm trong giai đoạn 2010-2040 nhưng gia tăng 60 mm trong giai đoạn 2070-2100 (Hình 6). Mô hình PRECIS cho vùng ĐBSCL cũng cho thấy xu thế lũ trong giai đoạn 2030-2040 sẽ khác đi so với hiện nay: diện tích vùng ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng hơn về phía Bạc Liêu - Cà Mau (Hình 7) nhưng số ngày chịu ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm (Hình 8). Tình hình nhiệt độ gia tăng, mưa giảm, diện tích lũ mở rộng và mực nước biển dâng cao sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Hình 2: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1080 Hình 3: Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2030 so với thập niên 1080 Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 5 Hình 4: Sự thay đổi lượng mưa tháng ở ĐBSCL thập niên 2030 so với thập niên 1080 Hình 5: So sánh sự phỏng đoán thay đổi thời điểm bắt đầu mưa, lượng mưa lũy tích ở điểm hiện tại (1980s) và tương lai (2030s) của các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng Accumulated rainfall: Median year (10.4 - 105.0 - An Giang) 0.00 400.00 800.00 1200.00 1600.00 2000.00 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 390 Day m ill im et er 1980s 2030s Range 1980s Range 2030s 1st day >200mm 1980s 1st day >200mm 2030s Accumulated rainfall: Median year (10.8 - 105.4 - Can Tho) 0.00 400.00 800.00 1200.00 1600.00 2000.00 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 390 Day m ill im et er 1980s 2030s Range 1980s Range 2030s 1st day >200mm 1980s 1st day >200mm 2030s Accumulated rainfall: Median year (9.4 - 105.8 - Soc Trang) 0.00 400.00 800.00 1200.00 1600.00 2000.00 2400.00 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 390 Day m ill im et er 1980s 2030s Range 1980s Range 2030s 1st day >200mm 1980s 1st day >200mm 2030s Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 6 Hình 6: Các phỏng đoán sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa (IPCC, 2007) Hình 7: Phỏng đoán sự thay đổi diện tích ngập vào thập niên 2030 so với thập niên 1080 Hình 8: Phỏng đoán sự thay đổi thời gian ngập vào thập niên 2030 so với thập niên 1080 Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 7 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HỆ SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Biến đổi khí hậu sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm của Trái đất. Biến đổi khí hậu gây tác động qua lại liên quan đến sự suy giảm chất lượng tự nhiên, kinh tế và xã hội (Hình 9). Vấn đề này làm thay đổi cán cân thực phẩm trong sinh quyển, làm mất tính đa dạng sinh học, đất và rừng bị suy kiệt (Hình 10). ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng rất rõ rệt, có thể phỏng đoán trong tương lai: • Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị đe dọa ảnh hưởng, sự bền vững trở nên mong manh hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, nhưng cũng sẽ có một số côn trùng (như muỗi) sẽ gia tăng số lượng. • Diện tích canh tác nông nghiệp như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Điều này có thể đe dọa an ninh lương thực quốc gia. • Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây dựng,...) sẽ bị xâm lấn, tận khai thác và hủy hoại. • Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng tối thiểu, thiếu sự sở hữu tài nguyên, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi thời tiết - khí hậu. • Dự kiến sẽ có dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía Bắc và phía Tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An...). Điều này khiến các kế hoạch quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử thách, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số. Hình 9: Tác động giữa biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên tự nhiên, kinh tế, xã hội (Tuấn, 2009) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Suy giảm ozon tầng bình lưu Suy giảm chất lượng không khí Suy giảm sự đa dạng sinh học Suy giảm tài nguyên đất Suy giảm tài nguyên nước Suy giảm tài nguyên rừng Suy giảm phát triển kinh tế Suy giảm trật tự xã hội Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 8 Hình 10: Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống (Tuấn, 2009) 4. CÁC KHUYẾN CÁO VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU Hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng đã được nhiều nhà khoa học xác nhận mặc dầu các phân tích số liệu vẫn liên tục tiếp tục, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất trong khu vực Đông Nam Á cả về mặt sinh thái, hệ canh tác và cơ cấu kinh tế - xã hội. Đây là vấn đề nghiêm trọng mà các quan chức họach định chính sách, các chuyên gia quy hoạch, giới khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thương gia, các cán bộ địa phương và người dân phải nhận thức được. Tiếp đến càn có các chủ trương ủng hộ việc chia xẻ thông tin và tìm phương cách giảm nhẹ - thích ứng đang khẩn thiết đặt ra. Sự do dự, nghi ngờ và thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến hậu qua xấu cho thế hệ mai sau. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phải được biên soạn. Tiếp đến, cần triển khai các biện pháp thực hành thích nghi cho toàn xã hội. Có thể hình dung các bước này qua sơ đồ ở Hình 11, tạm đặt tên là sơ đồ 5A (Analysis - Awareness - Advocacy - Action - Adaptation). BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Diện tích canh tác và năng suất giảm An ninh lương thực bi đe dọa Tài nguyên tự nhiên bị xâm hại Biến động tiêu cực về kinh tế - xã hội Rừng suy kiệt và không bền vững Di dân từ nông thôn lên thành thị Nghèo đói, dịch bệnh gia tăng Ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 9 Hình 11: Năm bước thực hành đối phó với biến đổi khí hậu (Tuấn, 2009) Đề nghị cần có các hợp tác nghiên cứu sau: • Mô phỏng các diễn biến khí hậu cho các giai đoạn và kịch bản khác nhau. • Đánh giá tác động biến đổi khí hậu lên mọi mặt sinh thái -môi trường, sản xuất nông thôn, phát triển đô thị, y tế cộng đồng, xã hội - sinh kế. • Xác định các đối tượng chịu tổn thương, đánh giá mức độ tổn thương. • Tăng cường năng lực, nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường - sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn. • Đề xuất và thử nghiệm các mô hình thích nghi với hoàn cảnh mới. • Tìm các giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chịu đựng ngưỡng thời tiết - khí hậu khắc nghiệt hơn. • Rà soát lại các quy hoạch phát triển xem có thích ứng với sự thay đổi khí hậu và nước nước biển dân ở mức độ nào. • Dự báo diễn biến kinh tế - sức khỏe và xã hội theo các kịch bản khí hậu. • Điều chỉnh lại các chính sách phù hợp. • Xây dựng và duy trì mạng lưới thông tin, hệ thống cảnh báo thời tiết - thiên tai. • Tăng cường hợp tác quốc tế và quốc gia. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin trong và ngoài nước. LỜI CẢM TẠ Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Thái Lan), Ban Tổ chức Diễn đàn, cùng các nhà khoa học đồng nghiệp tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và hình thành báo cáo này. Lê Anh Tuấn, PhD. Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ, 5/2009 ANALYSIS (Phân tích) AWARENESS (Nhận thức) ADVOCACY (Chủ trương) ACTION (Hành động) ADAPTATION (Thích nghi) Diễn đàn "Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long" Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27. Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability. Le Anh Tuan and Guido Wyseure, 2007. Action Plan for the Multi-level Conservation of Forest Wetlands in the Mekong River Delta, Vietnam. International Congress on Development, Environment and Natural Resources: Multi-level and Multi-scale Sustainability. Cochabamba, Bolivia. Lê Anh Tuấn, 2000. Đặc điểm Chế độ Thủy văn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo trình Thủy văn Công trình, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Lê Anh Tuấn, 2007. Nước cho Nuôi trồng Thủy sản trong Chiến lược Quy hoạch Thủy lợi Đa mục tiêu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Công tác Thủy lợi Phục vụ Phát triển Bền vững Nuôi trồng Thủy sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long", Cần Thơ, Việt Nam. Lê Anh Tuấn, 2009. Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng. Bài giảng Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Anh Tuấn, và Nguyễn Văn Bé, 2008. Các Vấn đề Môi trường Nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hội thảo “Các vấn đề môi trường và phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đại học Cần Thơ, Việt Nam Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2008. Climate Change & Human Development in Vietnam: A case study for the Human Development Report 2007/2008. Oxfam and UNDP. NEDECO (Netherlands Engineering Consultants), 1993. Master Plan for the Mekong Delta in Vietnam. Summary Report. Government of Vietnam, World Bank and UNDP. Nhan, Nguyen Van, 1997. Wetland mapping in the Mekong Delta and Tram Chim area using Geographical Information Systems (GIS). Proceedings of a workshop on balancing economic development with environmental conservation, Safford, R.J., D. V. Ni, E. Maltby and V. T. Xuan (eds.), RHIER, London University, UK. 1997:87- 93pp,. Tổng cục Thống kê, 2006. Niên giám thống kê năm 2006. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. UNDP (United Nations Development Program), 2007. Human Development Report 2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. Palgrave MacMillan, New York. UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change), 2003. Socialist republic of Viet Nam, Ministry of Natural Resources and Environment:”VietNam Initial National Communication” 2003. p. 18, 27-28. Website access: WWF (World Wide Fund for Nature), 2004. Seven from Mountain to Sea: Asia Pacific River Basin big wins. WWF International, Switzerland.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftacdongbdkh_sinhquyen_nongnghiep_md_tuan_2may09_1714.pdf