Đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu
Long” được thực hiện nhằm mục tiêu chính là phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với
nền sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra khả năng thích ứng của người dân nơi đây.
Sau đó, tìm hiểu các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước phát triển để Việt
Nam rút ra kinh nghiệm.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả tập hợp những số liệu có liên quan đến vấn đề biến
đổi khí hậu, cả trong quá khứ đến những xu hướng và dự báo diễn biến về tình hình biến đổi khí
hậu trong tương lai. Đồng thời, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và
tổ nhóm để tìm hiểu rõ về tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống của người dân ở đồng
bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia
được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các
ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp.
17 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động nên có thể tận
dụng được thời gian nhàn rỗi, có nguồn thức ăn đáp ứng tốt từ việc chuyển đổi đất không trồng
được lúa.
Chi phí nuôi
Vốn đầu tư ban đầu của mô hình này khá cao, chủ yếu chi phí con giống, ngoài chi phí con giống
thì chi phí chuồng trại được nhiều hộ nuôi tận dụng một phần nguyên liệu tự có của hộ và công
nhà để làm chuồng; thức ăn từ nguồn cỏ trồng hoặc cắt cỏ tự nhiên; công lao động nhàn rỗi của
nông hộ sử dụng cho việc cắt cỏ nên mô hình này không cần nhiều vốn lưu động. Ngoài ra mô
hình này có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên hiện tại có thể cải thiện được thu nhập cho nông
hộ khi mà lợi nhuận từ cây lúa ở mô hình sản xuất trước đó chỉ mang lại lợi nhuận không cao so
với nuôi mô hình nuôi bò.
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nhân rộng
UBND tỉnh hỗ trợ tinh trùng để lai tạo giống. Mô hình nuôi bò tương đối phù hợp với điều kiện
biến đổi khí hậu do tận dụng được đất không sản xuất lúa được do khô hạn, thiếu nước chuyển
sang trồng cỏ. Nhưng bò lại có nhu cầu số lượng thức ăn là cỏ tươi hang ngày khá lớn nên các hộ
không có đất sẽ gặp khó khăn. Nên có thể đánh giá mô hình nuôi bò tương đối thích ứng với điều
kiện bị tác động do biến đổi khí hậu.
Mặc dù mô hình nuôi bò không đòi hỏi nhiều về mặt lao động và kỹ thuật nuôi, cũng như ít biến
động về thị trường thị trường đầu ra do dễ dàng bán được cho các thương lái, trại bò hay nông hộ
có nhu cầu mua bò vỗ béo tại địa phương. Tuy nhiên, bò lại có nhu cầu lượng thức ăn khá lớn nên
các hộ không có đất trồng cỏ sẽ gặp khó khăn. Trở ngại lớn nhất của mô hình là cần nhiều vốn
mua con giống, hộ nghèo không đủ tiền nuôi và phải có diện tích đất nhất định để trồng cỏ. Nên
mô hình được đánh giá về mức độ nhân rộng ở mức vừa phải.
Hạn chế
Chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn nữa ảnh hưởng của thời
tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn. Thị trường tiêu thụ bấp bênh,
tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả đầu ra không ổn định nên người chăn nuôi không
mạnh dạn đầu tư phát triển, dẫn đến đàn gia súc và gia cầm có xu hướng giảm, trong đó, đàn bò
có xu hướng giảm mạnh.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
365
Hình 3: Trang trại nuôi bò
Nguồn: Nhóm tác giả
Bảng 5: Tình hình chăn nuôi bò tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)
Chỉ tiêu
5 năm thực hiện QH chuyển đổi
BQ5 năm
2010-2014
Tăng BQ
2010-2014
(%/năm) 2010 2011 2012 2013 2014
Quy mô (con) 152.430 150.110 122.200 131.390 150.120 141.250 -0,38
Sản lượng (tấn) 7.266 7.085 7.137 6.257 6.660 6.881 -2,15
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014
Bảng trên cho thấy quy mô đàn bò tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, đàn bò có quy
mô là 152.430 con, các năm sau đó, quy mô đàn giảm và tăng trở lại vào năm 2014 (150.120 con)
nhưng vẫn thấp hơn quy mô đàn năm 2010. Sản lượng bò cũng giảm qua các năm, từ 7.266 tấn
năm 2010 còn 6.660 tấn năm 2014.
Mô hình nuôi gà
Ý tưởng nuôi gà
Sử dụng đệm lót sinh học bởi nhận thấy dưới tác động của biến đổi khí hậu nắng nóng khô hạn
thiếu nước sản xuất lúa, trồng màu năng suất thấp. Hoạt động nuôi gà theo thả lan truyền thống tỉ
lệ hao hụt lớn, rủi ro dịch bệnh cũng cao, do thiếu thức ăn nên gà chậm lớn cho nên hiệu quả kinh
tế rất thấp. Trong khi đó mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học có qui mô nuôi lớn,
thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro dịch bệnh hơn, vốn đầu tư ít, tận dụng được lao động nhàn rỗi. Tuy
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
366
nhiên do khả năng quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi còn hạn chế nuôi mô hình nuôi còn gặp
phải rủi ro ở điểm tỉ lệ hao hụt do dịch bệnh còn cao.
Phương thức nuôi
Nuôi nhốt trong tháng đầu, hai tháng sau sẽ nuôi thả trong phạm vi từ 200 - 300m2.
Chi phí nuôi
Vốn đầu tư ban đầu không nhiều lắm tương đối phù hợp với khả năng tài chánh của nhiều nông
hộ (vào khoảng 17,46 triệu đồng cho đàn 200 con). Đầu vào của mô hình ngoài chi phí con
giống thì chí phí chuồng trại không cao lắm; nguồn lao động không nhiều. Tuy nhiên mô hình
này cần nhiều vốn lưu động chủ yếu là chi phí cho thức ăn và thuốc thú y, do đó nông hộ phải
có một nguồn vốn nhất định. Mô hình này thích hợp trong việc kết hợp với nhiều hoạt động
kinh doanh khác nhằm đa dạng hóa thu nhập. Thị trường và giá cả không biến động nhiều
nhưng đặc biệt mức rủi ro về dịch bệnh khá cao, tỉ lệ hao hụt do bệnh tật có thể đến 10% - 35%
hoặc cao hơn nữa, nên tỷ suất lợi nhuận của các hộ nuôi cũng biến động nhiều. Nhìn chung, nếu
quản lý dịch bệnh tốt thì lợi nhuận cao (nếu nuôi đạt thì mức lợi nhuận bình quân là trên 5 triệu
đồng khi nuôi 200 con cao hơn so với mô hình nuôi gà trước đây chỉ lời khoảng 2 triệu đồng
trên 200 con). Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy mô hình này có khả năng đạt hiệu quả về
mặt tài chính ở mức khá.
Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và nhân rộng
Mô hình nuôi gà thả vườn tương đối phù hợp với điều kiện biến đối đổi khí hậu bởi gà là loài có
nhu cầu nước uống khá thấp, phù hợp với tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô thường
xảy ra trên địa bàn; nguồn thức ăn cho gà là thức ăn công nghiệp không phải phụ thuộc vào
nguyên liệu tự nhiên tại địa phương, nên tránh được tình trạng khan hiếm trong điều kiện khô hạn
và nhiễm mặn nên có thể đánh giá mô hình nuôi gà thả vườn tương đối thích ứng với với điều
kiện bị tác động của biến đổi khí hậu ở mức độ vừa phải. Mô hình nuôi gà thả vườn không đòi
hỏi khắt khe về mặt lao động nhưng lại đòi hỏi về vốn lưu động để mua thức ăn và kỹ thuật nuôi
phải chặt chẽ mới ít rủi ro và thành công. Mô hình nuôi gà thả vườn đến thời điểm này được đánh
giá chưa làm hại đến môi trường với qui mô và số lượng nuôi hiện tại
Hạn chế
Tình trạng hạn mặn có tác động xấu đến sự sinh trưởng và sức khỏe của gà. Còn nuôi theo hộ gia
đình.. Giá cả còn thấp, đầu ra chưa đảm bảo. Biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường
dẫn đến các dịch bệnh xảy ra thường xuyên và lan rộng nhanh chóng như H5N1, H1N1, H7N9,...
Có triển khai vườn ao chuồng nhưng nó không bền vững (Theo Huỳnh Thị Liễu).
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
367
Mô hình nuôi dê
Ý tưởng mô hình
Dê là động vật dễ nuôi, ít vốn đầu tư, ít tốn công lao động, thích nghi tốt với điều kiện khắc
nghiệt mà biến đổi khí hậu gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long,đặc biệt nhu cầu về nước ít khi mà
mùa nóng ở đây kéo dài (phù hợp với điều kiện thiếu nước), nhu cầu thức ăn không lớn nên
không đòi hỏi nhiều đất để trồng cỏ cho dê ăn (phù hợp cho hộ nghèo), dê ăn được nhiều loại cây,
cỏ sẵn có rất đa dạng ở địa phương. Những ưu điểm ở đây rất phù hợp cho các nông hộ ít đất
canh tác.
Hình 4: Mô hình nuôi dê
Nguồn: Kỹ thuật nông nghiệp
Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và nhân rộng mô hình
Dê là một loài loài dễ thích nghi tốt với điều kiện biến đổi khí hậu thay đổi, dê là loài động vật dễ
nuôi, ít bệnh.
Việc áp dụng mô hình nuôi dê đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống kinh tế cho các hộ có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn. Khi nuôi, tận dụng chủ yếu nguồn thức sẵn có từ thiên nhiên và thời gian
lao động nhàn rỗi trong các nông hộ.
Giá bán dê: Dê thịt có giá bán thấp nhất tầm 90.000 đồng/kg, đối với dê mang thai có giá tối
thiểu 140.000 đồng/kg.
Năng suất đạt được: Thời gian nuôi từ 4-5 tháng, trọng lượng dê đực sau 5 tháng trên 25 kg, dê
cái trên 20 kg.
Trong 3 năm vừa qua, giá dê giống và dê thịt ít biến động, bình quân dê thịt có giá bán khoảng
90.000 - 95.000 đồng/kg và dê cái chửa có giá 140.000 – 150.000 đồng/kg. Giá cả dể mua dê
giống cũng không quá cao thích hợp cho người dân.
Hạn chế
Do nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường, người dân nuôi dê theo hình thức thả lan nên gây ra
nhiều dịch bệnh và lay lang nhanh gây ra các rui ro cho người dân.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
368
Mô hình kết hợp
Để tận dụng hết nguồn lợi từ việc phát triển mô hình đơn lẻ như mô hình đậu phộng, mô hình bò,
mô hình gà, mô hình bắp, mô hình tôm, mô hình lúa, thì người dân ở đồng Bằng sông Cửu
Long đã kết hợp được các mô hình lại với nhau để tận dụng tối đa hiệu quả của các mô hình, đây
là mô hình chuỗi kết hợp và
Mô hình chuỗi kết hợp là mô hình mà có thể kết hợp được nhiều mô hình dơn lẻ, thành một chuổi
mô hình các nghành mà có thể tương tác, kết hợp với nhau tạo ra kết quả cao và đạt năng suất cao
hơn so với mô hình đơn lẻ. Mặt khác khi mô hình chuỗi hình thành người dân có thể đa dạng
được sinh kế của hộ gia đình, các hộ gia đình sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Từ đó, họ sẽ
thích ứng tôt hơn với những tác động của biến đổi khí hậu.
Các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long đã kết hợp được nhiều mô hình và được hiệu quả
như mô hình đậu phộng và mô hình bò, mô hình gà và mô hình bắp và mô hình trồng lúa và mô
hình nuôi tôm càng xanh,
Mô hình đậu phộng và mô hình bò
Việc kết hợp chuỗi mô hình đậu phộng và mô hình bò đã tận dụng được tối đa các công dụng của
mô hình. Mô hình bò và mô hình đậu phộng đã tương tác với nhau tạo ra các giá trị. Khi nuôi bò,
các hộ gia đình sẽ sử dụng phân của nó để bón cho cây trồng ( cậy đậu phộng), sau khi thu hoạch
đậu phộng họ sẽ sử dụng thân cây phơi khô để làm thức ăn cho bò.
Hình 5: Bò ăn cây đậu phộng
Nguồn: Nhóm tác giả
Ưu điểm
Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Khi sử dụng phân bò thay cho phân hóa học thì mọi người sẽ
tiết kiệm được các chi phí phát sinh, không sử dụng phân hóa học sẽ hạn chế được việc gây ô
nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước. Vào mùa khô hạn khi các loại cỏ khan hiếm thì nông dân
sẽ lấy thân cây đậu phộng phơi khô làm thức ăn cung cấp cho bò. Thông qua chuỗi kết hợp giữa
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
369
cây đậu phộng và bò thì các nông hộ sẽ có hai nguồn thu nhập. Từ đó củng cố được cuộc sống,
thích nghi tốt hơn với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...
KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu đến sản xuất nông nghiêp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đời sống xã hội của người dân ở
đồng bằng sông Cửu Long. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng thực tế không thể tránh khỏi,
chúng ta chỉ có thể tìm cách để thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các mô hình thiết thực, bền
vững. Điển hình như tỉnh Trà Vinh đã thực hiện 18 mô hình để thích ứng với biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country Report,
p.27.
[2] Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan,
2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis.
World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007.
[3] Le Anh Tuan and Guido Wyseure, 2007. Action Plan for the Multi-level Conservation of
Forest Wetlands in the Mekong River Delta, Vietnam. International Congress on
Development, Environment and Natural Resources: Multi-level and Multi-scale
Sustainability. Cochabamba, Bolivia.
[4] Lê Anh Tuấn, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền
vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
[5] Lê Huy Bá và Thái Vũ Bình, 2011. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
[6] IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report,
Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability.
[7] UBND xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện
các mô hình tại xã Long Sơn.
[8] Văn phòng biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh, 2018. Dự án thích ứng biến đổi khí hậu ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_doi_voi_nen_san_xuat_nong_nghi.pdf