Suy tuyến sinh dục khởi phát muộn có triệu chứng ở nam giới

Vấn đề suy tuyến sinh dục khởi phát muộn có triệu chứng

(Symptomatic Late Onset Hypogonadism -SLOH) ở nam giới lớn tuổi được

giới y học nêu ra và chú ý đặc biệt trong những năm gần đây. Về phương

diện sinh lý, người ta thấy rằng nội tiết tố nam giảm dần ở nam giới lớn tuổi,

đặt biệt từ 45 tuổi trở đi, càng lớn tuổi, nội tiết sẽ tiếp tục giảm. Do đó, khi

tuổi thọ con người càng cao thì thời gian phải sống với nồng độ nội tiết cơ

thể giảm càng dài và sự thiếu hụt càng trầm trọng. Việc suy giảm nội tiết

trong cơ thể đi kèm với lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện không hợp lý, sự

căng thẳng trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống

của nam giới trung niên và người lớn tuổi.

Sựgiảm nội tiết tố, đặc biệt là testosterone (T), ở nam giới trung niên

và lớn tuổi tuy không biểu hiện rầm rộ như ở phụ nữ mãn kinh nhưng có thể

biểu hiện bằng các triệu chứng như: giảm khả năng làm việc, giảm nhận

thức, giảm mật độ xương, giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ, tăng mô mỡ,

giảm sản xuất huyết cầu, trầm cảm, giảm libido, rối loạn cương Một số tác

giả còn cho rằng tình trạng giảm nội tiết tố nam còn có thể liên quan đến các

bệnh lý như tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu cho thấy từ 30tuổi trở đi, nội tiết tố đã bắt đầu giảm ở

nam giới nhưng khoảng từ 45 tuổi trở đi sự thiếu hụt này mới có thể được

nhận thấy rõ qua định lượng nội tiết tố và triệu chứng lâm sàng. Điểm qua

một số nghiên cứu về sự giảm T. ở nam giới theo tuổi, người ta thấy rằng

nồng độ testosterone trong máu giảm 1,6% mỗi năm, đồng thời nồng độ

SHBG (globulin gắn với T. trong máu ở dạng không hoạt động) tăng 1,3%

mỗi năm. Các thay đổi trên làm nồng độ T. tự do trong máu giảm 2-3% mỗi

năm.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Suy tuyến sinh dục khởi phát muộn có triệu chứng ở nam giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy tuyến sinh dục khởi phát muộn có triệu chứng ở nam giới MỞ ĐẦU Vấn đề suy tuyến sinh dục khởi phát muộn có triệu chứng (Symptomatic Late Onset Hypogonadism - SLOH) ở nam giới lớn tuổi được giới y học nêu ra và chú ý đặc biệt trong những năm gần đây. Về phương diện sinh lý, người ta thấy rằng nội tiết tố nam giảm dần ở nam giới lớn tuổi, đặt biệt từ 45 tuổi trở đi, càng lớn tuổi, nội tiết sẽ tiếp tục giảm. Do đó, khi tuổi thọ con người càng cao thì thời gian phải sống với nồng độ nội tiết cơ thể giảm càng dài và sự thiếu hụt càng trầm trọng. Việc suy giảm nội tiết trong cơ thể đi kèm với lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện không hợp lý, sự căng thẳng trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của nam giới trung niên và người lớn tuổi. Sự giảm nội tiết tố, đặc biệt là testosterone (T), ở nam giới trung niên và lớn tuổi tuy không biểu hiện rầm rộ như ở phụ nữ mãn kinh nhưng có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như: giảm khả năng làm việc, giảm nhận thức, giảm mật độ xương, giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ, tăng mô mỡ, giảm sản xuất huyết cầu, trầm cảm, giảm libido, rối loạn cương… Một số tác giả còn cho rằng tình trạng giảm nội tiết tố nam còn có thể liên quan đến các bệnh lý như tiểu đường và các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy từ 30 tuổi trở đi, nội tiết tố đã bắt đầu giảm ở nam giới nhưng khoảng từ 45 tuổi trở đi sự thiếu hụt này mới có thể được nhận thấy rõ qua định lượng nội tiết tố và triệu chứng lâm sàng. Điểm qua một số nghiên cứu về sự giảm T. ở nam giới theo tuổi, người ta thấy rằng nồng độ testosterone trong máu giảm 1,6% mỗi năm, đồng thời nồng độ SHBG (globulin gắn với T. trong máu ở dạng không hoạt động) tăng 1,3% mỗi năm. Các thay đổi trên làm nồng độ T. tự do trong máu giảm 2-3% mỗi năm. CHẨN ĐOÁN Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy không phải tất cả nam giới lớn tuổi đều có giảm nội tiết tố rõ rệt và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Việc chẩn đoán và điều trị phù hợp sẽ cải thiện sức khỏe, tăng chất lượng cuộc sống của nam giới lớn tuổi, đồng thời giảm chi phí và tỉ lệ tác dụng phụ nếu phải điều trị đại trà. Việc chẩn đoán SLOH dựa vào 2 vấn đề chính:  Triệu chứng lâm sàng của suy giảm nội tiết  Triệu chứng cận lâm sàng: giảm nồng độ nội tiết trong máu Tuy nhiên, nếu các triệu chứng lâm sàng của suy giảm nội tiết là vấn đề thường dễ nhận thấy và chẩn đoán, thì việc chẩn đoán xác định giảm nồng độ nội tiết tố gặp không ít khó khăn. Vấn đề là trong nhiều trường hợp, testosterone tự do trong máu thường giảm sớm và nặng nề hơn so với testosterone toàn phần, trong khi hầu hết các labo trên thế giới chỉ định lượng được testosterone toàn phần. Một số tác giả đề nghị ước tính nồng độ testosterone tự do một cách gián tiếp qua các thông số như testosterone toàn phần, SHBG, albumin. Tuy nhiên, cách tính này cũng không chính xác tuyệt đối. Do đó, đa số các nơi đều sử dụng nồng độ testosterone toàn phần để chẩn đoán. Một số tác giả đề nghị nếu bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng của suy giảm nội tiết mà nồng độ testosterone toàn phần chưa giảm thì có thể đặt vấn ra vấn đề điều trị thử. Song song với việc chẩn đoán phát hiện sớm SLOH ở nam giới, các xét nghiệm đánh giá các biến chứng của SLOH cũng cần được thực hiện như tiểu đường (đường huyết), bệnh lý tim mạch (định lượng lipid máu, điện tâm đồ)... ĐIỀU TRỊ Theo quan điểm hiện nay, việc bổ sung nội tiết tố, kết hợp với việc điều chỉnh hành vi, lối sống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp nam giới kéo dài cuộc sống với đầy đủ chất lượng và ý nghĩa. Như vậy, với các phương pháp trên, sự lão hóa của tự nhiên có thể được làm chậm lại hoặc hồi phục một phần. Tuy nhiên, việc bổ sung nội tiết tố chỉ nên thực hiện với các khám nghiệm, chẩn đoán và theo dõi đầy đủ của các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, để có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chất lượng cuộc sống thì chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý luôn đóng một vai trò quan trọng. Các nội tiết tố giảm dần theo tuổi ở nam giới  Testosterone (T)  Dehydroepiandrosterone (DHEA)  Growth hormone (GH)  Insulin-like growth factor 1 (IGF-1)  Thyroid stimulating hormone (TSH)  Triiodothyronine (T3)Insulin Một số vấn đề sức khỏe có nguy cơ tăng cao ở nam giới lớn tuổi:  Tiểu đường  Nguy cơ bệnh tim mạch  Loãng xương  Rối loạn cương  Rối loạn về nhận thức  Rối loạn về tiết niệu  Phì đại và ung thư tiền liệt tuyến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf120_5398.pdf
Tài liệu liên quan