Suy tuyến cận giáp: Nguyên nhân gây hạ calci máu

Suy tuyến cận giáp (gọi tắt là suy cận giáp) là tình trạng tuyến cận giáp tiết

ra quá ít hormon PTH dẫn đến giảm calci máu và tăng phospho máu. Bệnh có thể

xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn

trên 40 tuổi.

Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân gây suy cận giáp, để dễ dàng cho

chẩn đoán, người ta chia ra 2 nhóm chính là:

Suy cận giáp di truyền: Trong thể bệnh này, đứa trẻ sinh ra đã không có

tuyến cận giáp hoặc có nhưng hoạt động kém. Đây là bệnh di truyền theo gen lặn

và khi cả bố và mẹ mang gen này thì khả năng con của họ bị bệnh là 25%. Các

triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất là khi

trẻ 2 tuổi.

Suy cận giáp mắc phải: Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi tuyến cận

giáp bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (chú ý để điều trị u tuyến cận giáp hoặc

vô ý như là tai biến của phẫu thuật cắt tuyến giáp). Ngày nay do các phẫu thuật

vùng cổ được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao nên tai biến này ngày càng ít

gặp.

Trong một số ít trường hợp, suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn,

trong đó cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần

suy cận giáp sẽ xuất hiện. Trường hợp này người bệnh hay có mắc thêm bệnh tự

miễn khác, ví dụ bệnh Addison.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Suy tuyến cận giáp: Nguyên nhân gây hạ calci máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy tuyến cận giáp: Nguyên nhân gây hạ calci máu Suy tuyến cận giáp (gọi tắt là suy cận giáp) là tình trạng tuyến cận giáp tiết ra quá ít hormon PTH dẫn đến giảm calci máu và tăng phospho máu. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân gây suy cận giáp, để dễ dàng cho chẩn đoán, người ta chia ra 2 nhóm chính là: Suy cận giáp di truyền: Trong thể bệnh này, đứa trẻ sinh ra đã không có tuyến cận giáp hoặc có nhưng hoạt động kém. Đây là bệnh di truyền theo gen lặn và khi cả bố và mẹ mang gen này thì khả năng con của họ bị bệnh là 25%. Các triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất là khi trẻ 2 tuổi. Suy cận giáp mắc phải: Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi tuyến cận giáp bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (chú ý để điều trị u tuyến cận giáp hoặc vô ý như là tai biến của phẫu thuật cắt tuyến giáp). Ngày nay do các phẫu thuật vùng cổ được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao nên tai biến này ngày càng ít gặp. Trong một số ít trường hợp, suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần suy cận giáp sẽ xuất hiện. Trường hợp này người bệnh hay có mắc thêm bệnh tự miễn khác, ví dụ bệnh Addison. Các nguyên nhân khác: Điều trị tia xạ các ung thư vùng cổ phá hủy tuyến cận giáp, nồng độ magne trong cơ thể giảm làm giảm chức năng tuyến cận giáp hoặc khi bệnh nhân bị nhiễm kiềm. Triệu chứng: Các triệu chứng của suy cận giáp khá đa dạng, gồm: - Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi. - Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt. Yếu cơ. - Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu. - Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt. - Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa. - Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy. - Đau đầu, mệt mỏi. - Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh. Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ calci máu. Chẩn đoán bệnh suy cận giáp phải dựa vào cả hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm máu. Tiền sử phẫu thuật, tia xạ vùng cổ; tiền sử gia đình có người bị suy cận giáp. Các triệu chứng quan trọng như tê bì, co rút cơ. Các bệnh nhân trẻ em có thể bị sún răng, chậm phát triển chiều cao... Làm các xét nghiệm máu, thường trong suy cận giáp: - Nồng độ calci máu thấp. - Nồng độ phospho máu cao. - Nồng độ magne máu thấp. - Nồng độ hormon PTH thấp. - Làm điện tâm đồ: Có thể phát hiện được loạn nhịp tim. - Xét nghiệm nước tiểu: Có thể thấy calci niệu cao. - Chụp Xquang các xương xem calci máu thấp có ảnh hưởng đến các xương hay không. Với các bệnh nhi có thể thấy dấu hiệu cốt hóa các xương cổ bàn tay bị chậm. Nhìn chung, chẩn đoán suy cận giáp tương đối khó khăn, phải do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết đảm nhiệm. Biến chứng: Các bệnh nhân suy cận giáp có thể bị nhiều biến chứng do calci máu thấp, tuy nhiên đa số sẽ được cải thiện nếu được điều trị: - Cơn tetani, người bệnh có cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân và tay. Sau đó xuất hiện co quắp các ngón tay thành dấu hiệu điển hình gọi là “bàn tay người đỡ đẻ”, có thể kéo dài và rất đau. Thường kèm theo co giật các cơ ở vùng mặt và thanh quản, đôi khi gây khó thở dữ dội, nghe có tiếng rít thanh quản. - Mất ý thức, co giật kiểu động kinh. - Răng sún, loãng xương. - Rối loạn nhịp tim và ngất. - Ngoài ra còn một số biến chứng khác, thường là vĩnh viễn và không được cải thiện với điều trị calci và vitamin D, đó là lùn, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể... Điều trị Quyết định điều trị dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung... Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ calci và phospho trong máu về mức bình thường. Cụ thể, các bệnh nhân suy cận giáp được điều trị đồng thời bằng: calcium carbonat dạng viên uống. Lưu ý là calci liều cao có thể gây tác dụng phụ như táo bón hoặc gây sỏi thận; vitamin D liều cao là chất cần cho sự hấp thu calci; bổ sung magiê dạng viên uống. Chế độ ăn: Bên cạnh việc dùng thuốc, các bệnh nhân suy cận giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu calci như bơ sữa, rau xanh, nước cam đậm đặc, ngũ cốc... và ít phospho; tránh dùng nước ngọt có acid phosphoric. Với những bệnh nhân có calci máu rất thấp, triệu chứng nhiều và nặng, hoặc bị cơn tetani thì nên nhập viện để điều trị bằng tiêm calci vào tĩnh mạch. Sau khi xuất viện họ có thể tiếp tục dùng calci và vitamin D đường uống. Vì suy cận giáp là bệnh mạn tính nên điều trị sẽ phải kéo dài suốt cuộc đời và thường xuyên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để điều chỉnh liều thích hợp. Điều trị đạt kết quả tốt nếu bệnh nhân không có triệu chứng, calci máu bình thường, calci niệu bình thường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuy_tuyen_can_giap_6343.pdf
Tài liệu liên quan