Suy thái và ô nhiễm đất đất tốt và đất xấu

Do lũlụt tràn xuống từ phía Bắc, nên đất phía Bắc có một lớp dày phù sa mới ầu

nguồn, hạt thô; lụt tới sớm và nước cũng rút đi sớm hơn. Miền hạ lưu, sản phẩm bồi

tụmịn nên đất nặng hơn. Trong cùng một vùng, đất ở ven sông có địa hình cao hơn

ất xa sông, nên dễ thoát nước hơn và cũng vì vậy, chất hữu cơ ít hơn; các hạt cát

và limon lắng đọng ngay ở ven sông nên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Ở vùng xa

sông, ất trũng, thấp và bị úng nước nhiều hơn, nên giàu chất hữu cơ, thành phần cơ

giới nặng vì các hạt sét dichuyển đến đó mới lắng đọng xuống.

pdf15 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Suy thái và ô nhiễm đất đất tốt và đất xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặn này lên tới 400 - 500g. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng lên rõ rệt do các khoáng hoà tan ở thượng nguồn chảy về: cứ một lít nước sông trung bình chứa 2,4mg đạm và 0,6mg lân ở dạng hoà tan. Chỉ tính riêng lượng đạm hoà tan đó, trong khối nước tràn ngập 2 triệu ha đồng bằng đã lên tới 48.000 tấn đạm nguyên chất, tương đương với 10 vạn tấn urê hay 25 vạn tấn đạm sunphát. Ngoài ra, trong 1,5 tỷ m3 cặn phù sa này còn chứa biết bao nhiêu lân, canxi và magiê, vì cứ mỗi kg phù sa có 1,5mg lân, 16mg canxi và 3mg magiê. Loại đất được hình thành trên cặn của hệ thống sông này là đất phù sa. Trải qua hàng chục vạn năm, đất phù sa được hình thành và hàng năm nước lụt lại bồi thêm lớp phù sa mới. Trong số gần 4 triệu ha đất tự nhiên thì 2 triệu ha được hình thành trong môi trường nước ngọt. Sự phân bố và tính chất đất tuân thủ một số quy luật sau: - Do lũ lụt tràn xuống từ phía Bắc, nên đất phía Bắc có một lớp dày phù sa mới đầu nguồn, hạt thô; lụt tới sớm và nước cũng rút đi sớm hơn. Miền hạ lưu, sản phẩm bồi tụ mịn nên đất nặng hơn. Trong cùng một vùng, đất ở ven sông có địa hình cao hơn đất xa sông, nên dễ thoát nước hơn và cũng vì vậy, chất hữu cơ ít hơn; các hạt cát và limon lắng đọng ngay ở ven sông nên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Ở vùng xa sông, đất trũng, thấp và bị úng nước nhiều hơn, nên giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng vì các hạt sét di chuyển đến đó mới lắng đọng xuống. Thuỷ lợi - bài toán thiên niên kỷ đối với sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: Việt Nam có 2 triệu ha đất phèn, trong đó tới 1,8 triệu ha phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vốn đất rất quý, nếu chúng ta biết "tính chúng và hiểu chúng”, giống như một cô gái xinh đẹp nhưng lại rất bướng bỉnh”. Nếu như ở đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Hồng, để tăng hiệu quả sử dụng đất bà con nông dân thường cày ải, xếp ải làm nồng độ đạm và lân dễ tiêu tăng lên, "Bao giờ cho đất thấy trời Cho lúa xanh tốt, cho đời ấm no" thì ngược lại, đối với đất phèn lại cực kỳ nguy hiểm, bạn thử bốc một nắm đất phèn lên bờ ruộng và vài hôm sau gặp trời khô hanh, nhìn lại sẽ thấy xuất hiện màu vàng rơm, ngửi thấy mùi của chất lưu huỳnh (H2S), và pH đất lúc này bằng 2 hoặc dưới 2, không một sinh vật nào có thể tồn tại được. Như vậy, nói tới đất phèn, tức là nói tới Ảnh I.23. Nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Bạc Liêu Ảnh I.24. Nuôi tôm thâm canh ở Đồng bằng Sông Cửu Long độ chua. Về nguyên tắc, để khử chua ta có thể dùng vôi, nhưng không lâu dài và rất tốn kém. Vả lại, ở Đồng bằng sông Cửu Long thì lấy đâu ra vôi để bón ruộng! Do đó, để cải tạo và sử dụng đất phèn thì thuỷ lợi là giải pháp có hiệu quả lâu dài và kinh tế nhất. Từ nhiều đời nay, người nông dân vùng đất phèn đã biết tận dụng nguồn nước để chinh phục tính "bướng bỉnh" của đất phèn với phương châm: "cày chùi, bừa nông, giữ nước mặt đồng". Cày chùi, bừa nông để không làm ôxy hoá tầng sinh phèn, còn giữ nước mặt đồng để "ém phèn". Lũ là một hiện tượng tự nhiên diễn biến theo những quy luật riêng của nó. Tác động của lũ cũng có mặt hại và cũng có mặt lợi đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó, không thể và cũng không nên loại bỏ mà phải "sống chung với lũ". Suốt quá trình hình thành và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, người dân nơi đây đã hành xử như vậy. Từ chỗ thụ động chung sống với lũ, đến chủ động chung sống với lũ có kiểm soát lũ. Tuy nhiên, vì sự thúc bách của yêu cầu phát triển sản xuất, nhất là sản xuất lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu; vì thiếu hiểu biết, thiếu tuân thủ quy luật tự nhiên của diễn biến lũ, nên kiểm soát lũ có phần thái quá nhiều công trình ép lũ và cản trở dòng chảy của lũ làm cho lũ nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại nhiều hơn trong những trận lũ lớn. Công bằng mà nói, hệ thống công trình ngăn lũ tràn qua biên giới vào Tứ giác Long Xuyên và thoát lũ về vịnh Thái Lan có thể có những điều chỉnh nhất định, nhưng về cơ bản là đúng, có tác dụng tích cực, thiết thực, đã được kiểm chứng qua trận lũ năm 2000. Do đó cần tập trung đầu tư hoàn tất nhanh các hạng mục công trình còn lại để phát huy tác dụng tốt hơn cho các trận lũ lớn tiếp theo. Đặc biệt, một hệ thống công trình chức năng như vậy ngăn lũ tràn qua biên giới và thoát lũ cho vùng Đồng Tháp Mười trên thực tế vẫn còn là bài toán chưa giải. Cũng nhờ có những giải pháp thuỷ lợi mà Đồng bằng sông Cửu Long đã có điều kiện để chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay hai vụ lúa: Đông Xuân và Hè Thu đang là bộ phận chủ lực của sản xuất lúa gạo ở vùng lũ trên nền đất phèn vốn rất khó tính. Vụ Đông Xuân là vụ ăn chắc có năng suất, chất lượng và hiệu quả nhất nên ổn định diện tích. Vụ Hè Thu thiếu vững chắc hơn so với vụ Đông Xuân, nhất là vụ Hè Thu trên những chân ruộng lũ về sớm và ngập sâu, rất bấp bênh, nên thu hẹp. Để phù hợp với điều kiện sinh thái và có điều kiện thâm canh, thay vào đó bằng cây trồng, vật nuôi khác, như nuôi cá, tôm trong hệ thống canh tác lúa - cá hoặc tôm. Những mô hình: Lúa + cá; lúa + tôm nước ngọt; lúa + tôm nước lợ đang phát triển rất nhanh, hứa hẹn nhiều triển vọng. Còn ở những vùng ngập sâu, không thích hợp với cây lúa hiện đang được trả dần đất đai cho cây tràm (Melaleuca) kết hợp với thủy sản tự nhiên và dự trữ điều tiết nước. Ở vùng ngập nông thích hợp với cây ăn trái, cây công nghiệp, người nông dân trong cơ chế thị trường đã và đang thấm dần câu châm ngôn: "Nhất Ảnh I.25. Cồn cát ở Ninh Thuận canh trì, nhì canh viên, ba canh điền", xây dựng hệ thống bờ bao kiên cố chống lũ triệt để bảo vệ vườn cây và nuôi tôm, cá. Cây ăn trái có giá trị khai thác tài nguyên đất cao, nếu kết hợp với thuỷ sản trong vườn cây thì hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đất cát ven biển Nhóm đất cát có đất cồn cát trắng và vàng, vàng, đất cồn cát đỏ. Những cồn cát này thường rất cao, có màu trắng hoặc vàng. Thường tạo nên hai sườn dốc, sườn dốc đứng quay về phía đất liền, sườn dốc thoải quay ra biển. Nên trồng cây chắn gió (phi lao, keo lá tràm,...) ngăn cản sự di động của các cồn cát (Khung I.19). Khung I.19. VẪN SỐNG ĐƯỢC VỚI CÁT DI ĐỘNG Ở XU ĐĂNG Sự lấn chiếm cát trong các làng mạc và đồng ruộng do thịnh hành gió tây, một số trang trại trù phú dọc theo bờ sông đã dần bị chôn vùi bởi cát bay, làm hư hại mùa màng và máy móc. Những giếng đào, kênh mương đều bị lấp đầy và nhà cửa bị chôn vùi. Kế sinh nhai hạn chế và người dân buộc phải di cư vì sự giảm sút lớp phủ thực vật do chặt cây, chăn thả quá mức và áp lực dân số đến đất đai. Hành động: "Cái khó ló cái khôn", người dân đã hành động một cách khôn khéo là xây dựng hệ thống bảo vệ bằng việc trồng hàng đôi, hàng ba các băng cây đương (Psidium cattlêiamm), bạch đàn và keo dậu để chắn gió cho các nông trại và được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ. Những hoạt động bổ trợ khác gồm chương trình hoạt động của phụ nữ để tăng hoạt động thu nhập; chương trình phát triển nâng cao nhận thức và tinh thần tự cứu mình; các hoạt động nghiên cứu để tuyển chọn những cây trồng thích hợp cho các băng chắn. Kết quả: Cộng đồng hoạt động có hiệu quả dựa trên hệ thống kiểm soát xói mòn gió được xác lập với sự nhất trí cao, đất nông nghiệp được cải tạo, năng suất lúa mì tăng 50 - 100%, ngăn chặn sự di cư của hàng ngàn người. Tăng cường năng lực và cộng đồng tự tin, sẵn sàng kiểm soát và quản lý môi trường cho một phương thức làm ăn bền vững. Nguồn: John Bets, 1995 Đây là vùng cát lớn nhất đang được bồi đắp hàng năm do gió và sóng biển vun lên. Tất cả các vùng cát đều cao hơn đồng ruộng từ 3 - 6m, có nơi đến 15m, nằm xen kẽ với đồng ruộng. Do đó, khi có mưa to gió lớn cát dễ dàng tràn xuống, lấp đầy nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân. Vùng cát ven biển đang tiếp tục mở rộng do các hiện tượng: cát bay, cát chảy và cát nhảy. Cả ba dạng di chuyển cát này làm cho mặt đất luôn luôn bị xáo trộn, trung bình tới độ sâu 35cm, cây trồng bị vùi lấp, không sống được trên cát. Do đó, muốn cải tạo vùng đất cát thành đất trồng trọt được phải có ba yếu tố: cát phải ổn định không bị xáo trộn; cát có độ ẩm thích hợp và cát phải có lượng dinh dưỡng nhất định. Bởi vậy, cần phối hợp đồng bộ ba giải pháp sau: biện pháp thuỷ lợi, biện pháp lâm nghiệp và biện pháp nông nghiệp (Hình I.6). Diện tích đất cát biển chưa được sử dụng còn rất lớn, khoảng 30 - 40%, nhân dân ta từ lâu đã biết lựa chọn những loại cây trồng thích ứng với vùng đất này, bao gồm: - Cây lấy gỗ và cây ăn quả: phi lao là loại cây có tính chống chịu cao, có thể phát triển ngay ở những vùng có đụn cát di động để chống cát bay và cũng có tác dụng giữ cát lại khi cát theo sóng tràn vào bờ. Không phải là cây họ đậu nhưng phi lao có thể cố định 58,5kg đạm/ha.năm từ khí trời vì rễ của chúng có nốt sần. Thường phi lao được trồng xen với các loại cây thân gỗ khác như bạch đàn, xoan, cây bông gòn, và các loại cây thấp như dứa dại, cỏ hương bài (cỏ Vetive),... các loại cây có củ như khoai lang, sắn,... Quảng Bình là nơi nạn cát di động xảy ra mạnh nhất. Từ lâu, nơi này đã có lâm trường chuyên trồng rừng phi lao chống cát di động. Vùng này cũng có thể trồng các loại cây ăn quả như đào lộn hột (cây điều), xoài, dừa và các loại cây ăn quả khác như mít, hồng, na, cam, chanh, nhãn,... - Các loại cây trồng ngắn ngày: lạc, vừng, kê, các loại cây hoa màu ngắn ngày (khoai lang, sắn, ngô, thuốc lá, đậu xanh, khoai tây), các loại rau, dưa hấu,... Gần đây, việc nuôi tôm sú trên bãi cát ven biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã và đang phát triển mạnh. Ví dụ, ở Ninh Thuận năm 2000 có 5ha nuôi tôm trên cát với sản lượng 15 tấn tôm thì năm 2001 đã tăng lên 120ha với sản lượng là 500 tấn. Đến hết năm 2003 diện tích nuôi tôm ở 12 tỉnh ven biển miền Trung đã tăng lên 1.072ha với sản lượng 4.709 tấn. Tuy nhiên, do không có quy hoạch, và kỹ thuật nuôi, nên nhiều vấn đề môi trường nảy sinh như diện tích rừng phòng hộ ven biển giảm sút, mặn hóa và suy giảm, ô nhiễm nước ngầm ngọt. Hình I.6. Biện pháp cải tạo đất cát Ảnh I.26. Nuôi tôm trên cát ở Ninh Thụân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhjadg;la'dgksduhpgoa[gllajklgrpoehkal (7).pdf
Tài liệu liên quan