Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12

Những năm gần đây, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhờ năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Có được sự chuyển biến tích cực đó là nhờ sự đổi mới chính sách kinh tế (KT) của Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) về "Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về "Đổi mới quản lý KT nông nghiệp". Với Nghị quyết này, hộ nông dân đã trở thành đơn vị KT tự chủ, Tiếp sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là Luật đất đai ra đời (1993). Luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Cùng với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khóa, tín dụng, khuyến nông là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu KT và hình thành các trang trại. Mô hình kinh tế trang trại (KTTT) không chỉ hình thành và phát triển ở những vùng còn quanh quẩn sau hàng rào tự cấp tự túc, những nơi mà tỷ suất lợi nhuận của sản xuất (SX) hàng hóa chưa cao hoặc những nơi có bình quân ruộng đất cao, mà hình thành ngay cả nơi đất chật, người đông, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn.

KTTT ra đời là bước đi tất yếu của nền SX hàng hóa, khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng CNH, HĐH. Qua thực tiễn có thể khẳng định KTTT là nhân tố mới; phát triển KTTT là hướng đi đúng, hợp quy luật, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, SX hàng hóa với quy mô lớn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, với thị trường trong nước và thế giới. Do vậy, phát triển KTTT đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả thế mạnh của các vùng trung du, miền núi, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc phát triển KTTT đã được thể chế hóa bằng văn bản cụ thể là Nghị quyết 03/2000 - NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết đã khẳng định: "Sự phát triển KTTT đã góp phần khai thác nguồn vốn trong nhân dân, mở mang thêm diện tích đất rừng, đồi trọc, đất hoang hóa nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo; Tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại đã góp phần SX và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng"

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn I 1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm gần đây, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhờ năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Có được sự chuyển biến tích cực đó là nhờ sự đổi mới chính sách kinh tế (KT) của Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) về "Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về "Đổi mới quản lý KT nông nghiệp". Với Nghị quyết này, hộ nông dân đã trở thành đơn vị KT tự chủ, Tiếp sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là Luật đất đai ra đời (1993). Luật này giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân với các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Cùng với Nghị quyết 10 và Luật đất đai, các chính sách thuế khóa, tín dụng, khuyến nông là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu KT và hình thành các trang trại. Mô hình kinh tế trang trại (KTTT) không chỉ hình thành và phát triển ở những vùng còn quanh quẩn sau hàng rào tự cấp tự túc, những nơi mà tỷ suất lợi nhuận của sản xuất (SX) hàng hóa chưa cao hoặc những nơi có bình quân ruộng đất cao, mà hình thành ngay cả nơi đất chật, người đông, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn. KTTT ra đời là bước đi tất yếu của nền SX hàng hóa, khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng CNH, HĐH. Qua thực tiễn có thể khẳng định KTTT là nhân tố mới; phát triển KTTT là hướng đi đúng, hợp quy luật, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, SX hàng hóa với quy mô lớn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, với thị trường trong nước và thế giới. Do vậy, phát triển KTTT đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả thế mạnh của các vùng trung du, miền núi, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc phát triển KTTT đã được thể chế hóa bằng văn bản cụ thể là Nghị quyết 03/2000 - NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết đã khẳng định: "Sự phát triển KTTT đã góp phần khai thác nguồn vốn trong nhân dân, mở mang thêm diện tích đất rừng, đồi trọc, đất hoang hóa nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo; Tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại đã góp phần SX và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng" S¬n §éng là một huyện miền núi có tiềm năng phong phú, đa dạng, có điều kiện để phát triển KTTT. KTTT S¬n §éng đa dạng về quy mô và nội dung hoạt động. Tuy trang trại còn nhỏ nhưng đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng tập trung chuyên canh SX hàng hóa làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển; tạo điều kiện cho việc đưa công nghiệp, dịch vụ vào nông thôn; tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, nhất là trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trang trại SX, kinh doanh tổng hợp… Tuy nhiên, KTT S¬n §éng vẫn chưa được chú ý đúng mức, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ về thực trạng cũng như chưa đưa ra được giải pháp để phát triển. Việc nghiên cứu, tổng kết về sự phát triển của KTTT ở S¬n §éng sẽ đánh giá đúng định hướng phát triển cũng như thấy được mặt mạnh, mặt yếu của KTTT hiện nay ở S¬n §éng. 2/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ * Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số lý luận cơ bản về KTTT; phân tích những đặc điểm và thực trạng KTTT của huyện, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở huyện S¬n §éng. * Nhiệm vụ Nghiên cứu một cách toàn diện tình hình phát triển KTTT ở S¬n §éng, đi sâu khảo sát, trình bày thực trạng của KTTT. Từ đó nêu kết quả, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất giải pháp chủ yếu và kiến nghị để phát triển bền vững mô hình KTTT ở S¬n §éng. 3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực trạng KTTT địa phương, đề tài trình bày các giải pháp để phát triển KTTT ở huyện S¬n §éng, tập trung vào những giải pháp có tính khả thi; - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát tình hình phát triển KTTT những năm gần đây. PhÇn II KINH TẾ TRANG TRẠI - MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP 1- Bản chất, khái niệm, đặc trưng, các loại hình kinh tế trang trại a/ Bản chất Trong lịch sử phát triển của nông nghiệp các nước trên thế giới cũng như nước ta đã từng tồn tại các hình thức SX nông nghiệp mang tính tập trung được tiến hành trên một quy mô, diện tích đất đủ lớn nhằm SX ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức nông nghiệp truyền thống, phân tán trên những diện tích đất nhỏ; Trong phương thức sản xuất (PTSX) trước chủ nghĩa tư bản (CNTB), các hình thức SX nông nghiệp tập trung đã tồn tại ở nhiều nước dưới nhiều hình thức: trang viên, điền trang, đồn điền, gia trang… mang hình thức SX tự cung tự cấp Trong PTSX TBCN, do sự chi phối của cơ chế thị trường, trình độ phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất (LLSX) và sự thay đổi lớn lao của quan hệ sản xuất (QHSX) xã hội đã tạo ra những điều kiện và động lực mạnh mẽ thúc đẩy SX nông nghiệp lên trình độ mới cao hơn với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật SX so với hình thức SX nông nghiệp mang tính tập trung trước CNTB - đó là SX để bản tăng thu nhập và lợi nhuận; Ngày nay, trong điều kiện KT thị trường, ngôn ngữ các nước đều có những thuật ngữ để chỉ hình thức SX nông nghiệp tập trung với những biến đổi cơ bản so với SX nông nghiệp của các PTSX khác. Nhưng dù ở PTSX nào, với tên gọi nào thì bản chất của trang trại đều là hình thức SX nông nghiệp mang tính tập trung trên một diện tích đất đủ lớn nhằm SX nông sản phẩm hàng hóa với quy mô gia đình là chủ yếu; quyền sở hữu tư liệu SX (hay quyền sử dụng nếu tư liệu SX đi thuê) của một người chủ độc lập. Ở nước ta trong những năm qua, KTTT đã hình thành và phát triển nhanh trên nhiều vùng nhờ có đường lối đổi mới KT của Đảng mà mốc quan trọng là NQ số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới, quản lý KT nông nghiệp thì KTTT (chủ yếu là trang trại gia đình) ra đời và phát triển, với nội dung chủ yếu là khoán hộ, đã xác nhận hộ nông dân đã trở thành đơn vị KT tự chủ ruộng đất lâu dài và làm chủ thêm nhiều tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu khác. Tiếp theo NQ 10 của Bộ chính trị là Luật đất đai ra đời (1993), Luật này giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân với các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Cùng NQ 10, Luật đất đai, các chính sách thuế khóa, tín dụng, khuyến nông ra đời làm chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu KT và hình thành các trang trại. KTTT do vậy đã xuất hiện như một sản phẩm tất yếu trong cơ chế thị trường nước ta và đang cùng với loại hình KT khác hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội (KT - XH) ở nông thôn nước ta. b/ Khái niệm về kinh tế trang trại Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chưa có khái niệm chung nhất về KTTT. Tùy điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng mà trang trại có quy mô, diện tích hoặc quy mô thu nhập khác nhau, nên việc xác định khái niệm KTTT cũng khác nhau; Ở nước ta cũng đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, nhiều nhà khoa học, quản lý nghiên cứu về trang trại đã đề cập đến khái niệm KTTT; Để làm rõ khái niệm KTTT, cần phân biệt "trang trại" và "KTTT". Trong nhiều trường hợp, hai thuật ngữ này được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa (không phân biệt). Về thực chất, hai thuật ngữ này không đồng nhất; - Kinh tế trang trại : là tổng thể các yếu tố vật chất SX và các quan hệ KT nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại; Như vậy, nói đến KTTT là nói đến các yếu tố vật chất của SX, là nói đến các quan hệ KT nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại; KTTT mang tính chất SX hàng hóa, gắn liền với thị trường, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn KT hộ tự cấp, tự túc: Về khoa học - công nghệ, về phương thức tiếp thị, về quy mô sử dụng các điều kiện SX (đất, lao động, vốn), về sự phát triển của công nghiệp (trực tiếp là công nghệ bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản), chế tạo nông cụ để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yếu cầu đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ được hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. - Trang trại: là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của SX và là chủ thể của các quan hệ KT đó; Như vậy, trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của SX (trong nó đã đầy đủ các yếu tố vật chất của SX rồi); là chủ thể của các quan hệ KT; nói đến KTTT là nói về mặt KT của trang trại. Tuy nhiên, ngoài mặt KT còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội, môi trường: Về mặt xã hội: trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có các quan hệ xã hội đan xen. VD như: quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại; Quan hệ giữa chủ trang trại với người lao động thuê ngoài; quan hệ giữa người lao động làm thuê cho chủ trang trại với nhau… Về mặt môi trường: trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng; Như vậy, khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm KTTT. Tuy nhiên, trong các mặt KT, xã hội, môi trường của trang trại thì mặt KT là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Và dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như thực tiễn phát triển KTTT ở nước ta, có thể hiểu trang trại về mặt KT như sau: * Trang trại là một hình thức tổ chức SX cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là SX hàng hóa, TLSX thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, SX được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tè SX được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và gắn với thị trường; Nói tới KTTT là đề cập tới một đơn vị SX có sự liên kết chặt chẽ giữa TLSX và QHSX, quan hệ KT - XH trong SX, phân phối và lưu thông hàng hóa. Với cách hiểu hiện nay, nói tới KTTT là chủ yếu nói tới SX và lưu thông hàng hóa vượt quá rào cản của SX tự cấp, tự túc ở nông thôn. c/ Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại Việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm của KTTT có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn quản lý. Để xác định những đặc trưng cơ bản của KTTT, cần xuất phát từ khái niệm KTTT; Với khái niệm như trên, KTTT mang những đặc trưng cơ bản sau: - Mục đích chủ yếu của KTTT là SX nông sản phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường; đây là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của KTTT, bởi vì mục đích SX hàng hóa chi phối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng của KTTT; - Đặc trưng và mục đích SX hàng hóa của KTTT có thể biểu thị về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu sau: + Giá trị sản lượng hàng hóa được tạo ra trong một năm; + Tỷ suất hàng hóa của trang trại; - Tư liệu SX của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập; Trong các trang trại, tư liệu SX thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. Trong trường hợp đi thuê hay được giao quyền sử dụng thì TLSX đều thuộc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Người chủ độc lập ở đây không phải là người biệt lập, tách rời khỏi quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể KT khác. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động SX kinh doanh; - Trong các trang trại, yếu tố SX trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển SX hàng hóa; Đặc trưng này được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích của trang trại. Nó được biểu thị bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: Quy mô diện tích đất của trang trại; (nếu là trang trại chăn nuôi thì được quy định bằng số lượng gia súc, gia cầm); quy mô vốn đầu tư cho SX của trang trại; cách thức điều hành SX; về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; về hạch toán, điều hành SX hợp lý của trang trại; về cách thức tiếp cận thị trường… - Chủ trang trại là người có ý chí, năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức kinh nghiệm SX, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh; Tức là có ý chí, quyết tâm làm giàu từ nghề nông; có năng lực tổ chức quản lý SX có kiến thức và kinh nghiệm SX nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về hạch toán, phân tích kinh doanh khi tiếp cận với thị trường. Những tố chất của người chủ trang trại nêu trên về cơ bản không còn ở chủ hộ SX tự cấp tự túc. Tuy nhiên, những tố chất này chưa được hội tụ đủ ngay khi bắt đầu hình thành mà phần lớn phải trải qua một quá trình nhất định. Mức độ hoàn thiện của nó gắn liền với các giai đoạn phát triển của trang trại. - Các trang trại đều thuê mướn lao động; Thông thường, các trang trại nông, lâm, ngư nghiệp đều có quy mô SX lớn hơn hẳn so với quy mô SX của hộ nông dân. Ngay trong trang trại gia đình cũng thường lớn hơn khoảng ba lần so với quy mô SX của một bộ phận nông dân trong vùng. Điều này dẫn tới nhu cầu về lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng của nguồn lao động gia đình và do đó các trang trại đều thuê mướn lao động. Tuy nhiên quy mô thuê mướn lao động của các trang trại khác nhau tùy thuộc vào loại hình trang trại và quy mô SX. Có hai hình thức thuê mướn lao động: thuê lao động thường xuyên làm việc ổn định quanh năm; thuê lao động theo thời vụ…Thông thường các trang trại tư nhân có quy mô SX lớn thường thuê cả hai loại trong đó lao động thường xuyên là chủ yếu; Các trang trại tiểu chủ cũng có thể thuê cả hai loại nhưng lao động thời vụ là chính; các trang trại gia đình do quy mô SX nhỏ hơn nên thường thuê lao động thời vụ. Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm nhiều loại hình khác nhau.Để phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách KT - xã hội đối với trang trại chúng ta phân loại trang trại theo tính chất và quy mô sở hữu; d/ Các loại hình trang trại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại * Các loại hình trang trại Với tiêu thức về tính chất và quy mô sở hữu, trang trại ở nước ta có thể phân thành các loại hình sau: - Trang trại gia đình: sử dụng lao động gia đình là chủ yếu; - Trang trại tiểu chủ: sử dụng lao động thuê mướn là chính; -Trang trại tư nhân: sử dụng lao động thuê mướn hoàn toàn. Trong quá trình xây dựng và phát triển KT thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cả ba loại hình trang trại trên đều cần khuyến khích phát triển. Song trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên khuyến khích phát triển KTTT gia đình vì ở nước ta loại hình KTTT này là loại hình chủ yếu trong nông nghiệp, lại gần gũi với KT nông hộ. * Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại Trong những năm gần đây KTTT phát triển mạnh ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, hình thành mô hình SX mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Do chưa có qui định thống nhất của các Bộ, ngành Trung ương về tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra các tiêu chí về trang trại dựa vào tính chất SX hàng hoá, qui mô về diện tích đất đai, đầu gia súc, vv... để thống kê về số liệu KTTT của địa phương, vùng nên số liệu thống kê về KTTT chưa thật chuẩn xác, ranh giới giữa KT hộ nông dân và KTTT không rõ ràng, khó khăn cho việc đánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách đối với KTTT. Chính phủ đã có nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về KTTT. Thi hành Nghị quyết của Chính phủ, Liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê qui định hướng dẫn tiêu chí về KTTT như sau: - Các đối tượng và ngành SX được xem xét để xác định là KTTT Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên SX (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) hoặc SX nông nghiệp là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. - Các đặc trưng chủ yếu của KTTT + Mục đích SX của trang trại là SX nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với qui mô lớn. + Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố SX cao hơn hẳn (vượt trội) so với SX của nông hộ, thể hiện ở qui mô SX như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá. + Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành SX, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào SX; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài SX hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với KT hộ. - Tiêu chí định lượng để xác định là KTTT Một hộ SX nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây: + Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: — Ðối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên — Ðối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50triÖu đồng trở lên +  Qui mô SX phải tương đối lớn và vượt trội so với KT nông hộ tương ứng với từng ngành SX và vùng KT: —  Ðối với trang trại trồng trọt: i. Trang trại trồng cây hàng năm + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên ii. Trang trại trồng cây lâu năm + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên + Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên iii. Trang trại lâm nghiệp + Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước — Ðối với trang trại chăn nuôi i. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, vv... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên ii. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, vv... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê thịt từ 200 con trở lên. iii. Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, …có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). — Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). — Ðối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1). 2- Vai trò, vị trí kinh tế trang trại và điều kiện hình thành kinh tế trang trại a/ Vai trò KTTT có vai trò tích cực và quan trọng cả về mặt KT, xã hội, môi trường… * Về kinh tế : - Kinh tế trang trại - bước phát triển mới của SX hàng hóa trong nông nghiệp + KTTT góp phần xóa bỏ nền KT tự cung, tự cấp và thúc đẩy KT hàng hóa phát triển ở nông thôn; Như đã phân tích, cho dù quy mô trang trại có khác nhau nhưng KTTT là một trong những mô hình KT phát triển theo hướng một nền nông nghiệp SX lớn, góp phần huy động mọi tiềm năng của các hộ SX; với xu hướng tích tụ và tập trung về ruộng đất, lao động, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa - học kỹ thuật… rõ ràng phát triển KTTT là phù hợp với quy luật SX hàng hóa; + Trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu KT KTTT phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị cao, khắc phục tình trạng SX phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao. + Góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp KTTT là mô hình gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp; là xu thế phát triển công nghiệp nông thôn. Đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ SX ở nông thôn, KTTT đảm nhận khâu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn; + KTTT có khả năng tận dụng được mọi nguồn lao động chính, phụ trong từng hộ nông dân, đồng thời thu hút được lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phạn dân cư; + KTTT góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và KT nông thôn. * Về mặt xã hội: - Làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; Điều này có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm - một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay - Góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tao tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức và quản lý SX kinh doanh. * Về môi trường: Do SX kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại: - Có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường; Trước hết là bảo vệ trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau đó là phạm vi từng vùng… - Các trang trại ở trung du, miền núi góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Việc trồng rừng này góp phần tích cực bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái trên tất cả các vùng… b/ Điều kiện để hình thành kinh tế trang trại * Các điều kiện về môi trường kinh tế và pháp lý - Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước; Sự tác động của nhà nước đối với KTTT đó là định hướng cho sự hình thành và phát triển KTTT, hỗ trợ nguồn lực, kinh phí đào tạo, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ… - Có quỹ đất cần thiết và có chính sách tập trung ruộng đất; Chúng ta biết rằng đối với nông nghiệp, đất đai là tư liệu SX chủ yếu. Giữa đất và trang trại có mối quan hệ gắn bó với nhau, trong đó đất đai là yếu tố hình thành nên trang trại và ngược lại trang trại là một trong các hình thức sử dụng đất có hiệu quả nhất trong SX nông nghiệp. Như vậy, việc tập trung ruộng đất có ý nghĩa quan trọng để hình thành trang trại. Nhưng việc tập trung, sang nhượng đất phải có sự cho phép của nhà nước, của pháp luật, do vậy đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp luật cho việc sang nhượng và tập trung ruộng đất. Nhà nước phải có chính sách đất đai hợp lý, tạo điều kiện cho sự tập trung ruộng đất vào những người có khả năng sử dụng đất có hiệu quả; - Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản; - Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông và thủy lợi; - Có sự hình thành các vùng SX nông nghiệp chuyên môn hóa; Nhằm mục đích khai thác các lợi thế so sánh cho từng vùng chuyên canh. Chuyên môn hóa theo vùng là sù tập trung các điều kiện SX của vùng để SX ra những nông sản hàng hóa nhất định tạo ra các vùng chuyên canh tập trung, mà chuyên canh tập trung luôn gắn liền với công nghiệp chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại - Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết KT trong nông nghiệp; Chuyên môn hóa càng cao thì yêu cầu liên kết KT càng lớn bởi chuyên môn hóa là hình thức biểu cụ thể của phân công lao động xã hội và liên kết KT là hình thức biểu hiện của hiệp tác lao động trong SX mà phân công lao động xã hội và hiệp tác là hai mặt của quá trình tổ chức SX. muốn tổ chức SX tốt phải có hình thức liên kết KT trong nông nghiệp; - Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển; Vậy tại sao phải có môi trường pháp lý thuận lợi? bởi vì sự ra đời và phát triển KTTT dựa trên cơ sở pháp lý nhất định, tức là sự công nhận của nhà nước đối với trang trại là cơ sở để các trang trại có tư cách pháp nhân; Trên thực tế các trang trại được hình thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa, do đó một số ý kiến cho rằng KTTT là phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, có thể dẫn tới chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thừa nhận địa vị pháp lý của KTTT giúp cho chủ trang trại yên tâm đầu tư + Sự công nhận địa vị pháp lý của KTTT là cơ sở pháp lý cho những người có nguồn lực yên tâm đầu tư phát triển SX kinh doanh theo mô hình KTTT; bởi SX nông nghiệp do tính sinh lời thấp, bản thân nó đã kém hấp dẫn đầu tư… nếu nhà nước không công nhận và không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển KTTT, chắc chắn KTTT sẽ không phát triển và bị kìm hãm… + Với việc công nhận địa vị pháp lý của KTTT, nhà nước tạo điều kiện cần thiết cho KTTT phát triển như vốn, chính sách đất đai, tích tụ và tập trung ruộng đất… * Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại - Chủ trang trại phải là một người có ý chí và quan tâm làm giàu từ nghề nông; Nông nghiệp là ngành LĐ nặng nhọc, phức tạp, mức sinh lời thấp, rủi ro cao… - Chủ trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm SX, có tri thức và năng lực tổ chức SX kinh doanh; - Có sự tập trung với quy mô nhất định về các yếu tố SX, trước hết là ruộng đất và tiền vốn; - Quản lý SX kinh doanh trang trại phải dựa trên cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan TN CTHC Kinh te trang trai.doc
Tài liệu liên quan