Sức mạnh của sự giới thiệu trong kinh doanh

Bạn đang tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới ? Hãy sử dụng

sự giới thiệu của khách hàng để tạo lập các mối quan hệ làm ăn.

Bạn nên áp dụng hình thức này trong hoạt động kinh doanh

thường nhật . Nhiều khi kết quả thu được từ sự giới thiệu thật là

bất ngờ.

Những lời giới thiệu, đó là một công cụ bán hàng tốt nhất mà

bạn nên nghĩ tới

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sức mạnh của sự giới thiệu trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức mạnh của sự giới thiệu trong kinh doanh Bạn đang tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới ? Hãy sử dụng sự giới thiệu của khách hàng để tạo lập các mối quan hệ làm ăn. Bạn nên áp dụng hình thức này trong hoạt động kinh doanh thường nhật . Nhiều khi kết quả thu được từ sự giới thiệu thật là bất ngờ. Những lời giới thiệu, đó là một công cụ bán hàng tốt nhất mà bạn nên nghĩ tới. Có một thực tế : Mọi người thường cảm thấy an tâm hơn khi làm việc với những ai mà họ biết hoặc được biết nhờ giới thiệu hơn là làm việc với những người xa lạ. Khi bạn được một người giới thiệu với một khách hàng mới thì bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều so với việc bạn phải tự tiếp cận với khách hàng đó qua điện thoại. Khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi có sự giới thiệu của một người mà họ đã biết và tin tưởng Tại sao ai cũng thích những lời giới thiệu, có phải bạn chưa thực sự theo sát nhu cầu của khách hàng? Nguời ta cho rằng, thực chất của vấn đề chủ yếu là ở chỗ: người bán biết phát triển việc tìm kiếm các khách hàng mới và biến việc đó thành một thói quen tốt. Học cách thay đổi phương pháp tư duy của bạn: Hãy tưởng tượng việc kinh doanh của bạn là một trang web với vô vàn các đường link tới các mối quan hệ. Mỗi một quan hệ mang lại cơ hội tiềm năng liên kết với hàng chục mối quan hệ khác. Có sự tồn tại các mối dây liên kết như thế nhưng chúng vẫn chỉ là “nàng công chúa ngủ trong rừng “ cho đến khi có ai đó đánh thức và theo đuổi chúng một cách nhiệt tình. Có thể các mối quan hệ hiện tại không tự nhiên mang đến cho bạn các mối quan hệ mới. Việc có được các lời giới thiệu từ các mối quan hệ cũ này hoàn toàn phụ thuộc vào cách đặt vấn đề của bạn. Đừng ngần ngại khi yêu cầu được giới thiệu, chẳng có gì là huyênh hoang, tự cao tự đại hay nịnh nọt khi bạn hỏi về điều đó. Người ta sẽ chẳng giới thiệu khi bạn không xứng đáng được nói tới. Thực ra món quà lớn nhất mà bạn nhận được từ các khách hàng hiện tại chính là việc họ giới thiệu bạn với những khách hàng tiếp theo. Bạn nên để cho những người đã giới thiệu mình thấy là họ đã không uổng công khi làm điều đó. Cách làm họ vừa lòng nhất chính là việc mang lại các hàng hoá và dịch vụ tuyệt hảo cho khách hàng. Làm cho việc giới thiệu trở thành một thói quen : Có một chủ doanh nghiệp thành đạt nhờ những lời giới thiệu đã kể lại kinh nghiệm mang đến thành công cho anh ta như thế này : khi anh ta còn là một người bán hàng tập sự mới vào nghề, anh đã được “sếp” đào tạo rất tốt. Mỗi khi liếc nhìn vào chiếc đồng hồ đeo tay của mình, anh ta thường tự nhủ mình phải cố gắng hết sức hoàn thành công việc, đừng để thời gian trôi qua một cách phí hoài, hãy tận dụng thời gian để tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn ngay bây giờ. Cuối cùng thì việc tự nhắc nhở mình không được bỏ phí một giây phút nào cho công việc tìm kiếm các khách hàng mới đã trở nên thường trực trong tâm trí anh ta. Sau đây là một số cách thức để bắt đầu cho việc mở rộng các mối quan hệ làm ăn thông qua thói quen xây dựng các lời giới thiệu: Khi bạn bắt đầu làm việc với một khách hàng mới, hãy thoả thuận với khách hàng đó về đề nghị được tiếp tục giới thiệu khi hoàn thành công việc: “ Nếu tôi làm tốt công việc này, mà chắc chắn là tôi sẽ làm được điều đó thì xin ông (bà) hãy giới thiệu tôi cho X khách hàng nữa”. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội gây ấn tuợng cho các khách hàng bằng sự hết mình và nỗ lực hoàn thiện công việc được giao. Mỗi khi nhận được lời ngợi khen của khách hàng bạn không quên cảm ơn họ và nhanh chóng đưa ra lời đề nghị được giới thiệu. Ví dụ: “ Tôi rất vui vì ông (bà) hài lòng với sản phẩm(dịch vụ) này. Ông (bà) có biết ai khác cần đến sản phẩm (dịch vụ) của chúng tôi nữa không? Các cuộc họp mặt, gặp gỡ khách hàng là nơi bạn có cơ hội thu thập các mối quan hệ, các lời giới thiệu. Bạn đừng quên điều đó, hãy tự nhắc nhở mình bằng cách viết ra các điểm cần ghi nhớ trong văn bản chuẩn bị cho cuộc họp. Đây sẽ là một trong những điểm chính bạn sẽ nói đến trong cuộc gặp đó. Bạn hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi tuần. Theo dõi số lượng những giới thiệu mà bạn có được mỗi ngày. Bạn không cần giới hạn tìm mối quan hệ từ các khách hàng thường xuyên, bạn có thể tìm kiếm chúng từ các hiệp hội, từ khách vãng lai và các khách hàng tiềm năng. Bạn nên mở rộng các mối quan hệ, không nên thoả mãn với những gì mà bạn đang có mà phải đặt ra mục tiêu cho mình, chẳng hạn như mục tiêu nói chuyện với ít nhất ba khách hàng mới. Hãy lên kế hoạch cho những gì mình sắp nói. Những điều đó phải thu hút người nghe bởi sự thú vị và lòng nhiệt huyết. Đề nghị được giới thiệu của bạn phải là những điều rất cụ thể. Bạn đang tìm kiếm khách hàng như thế nào? Hãy làm rõ điều đó khi xin được giới thiệu. Bạn quan tâm đến các công ty có qui mô trung bình? Hãy nói lên sự quan tâm cụ thể đó. Nếu bạn không nói rõ với người giới thiệu về khách hàng, mục tiêu mà mình đang nhắm đến thì bạn sẽ chỉ phí thời gian với những khách hàng không sử dụng sản phẩm (dịch vụ) mà bạn đang bán. Hãy cho đi và nhận lại những lời giới thiệu: Một trong số các cách hiệu quả nhất để được giới thiệu là bạn nên chứng tỏ mình là nguời quảng giao rộng rãi . Bất cứ khi nào bạn có cơ hội giới thiệu cho ai đó cái gì thì bạn hãy làm ngay. Ví dụ bạn giới thiệu cho mọi người về các hiệp hội mà họ quan tâm hay đơn giản là giới thiệu hai người với nhau; hay khi bạn tham dự các sự kiện như hội họp, dự tiệc hoặc tham gia vào một diễn đàn trên mạng, bạn hãy chủ động giới thiệu mọi nguời. Hầu hết mọi người đều rất hoan nghênh sự chủ động của bạn và chính điều đó mang lại cho họ niềm cảm hứng được giới thiệu bạn để đáp trả. Một điều cuối cùng chúng tôi muốn bạn nghĩ tới, đó là: hãy luôn cảm ơn những người đã giới thiệu mình. Bạn nên gửi lời nhắn cảm ơn đến họ, để họ biết công việc của bạn tiến triển ra sao và nếu có thể thì bạn mời họ đi ăn trưa để tỏ lòng biết ơn. Vậy phương thức kinh doanh nhờ giới thiệu chiếm tỉ lệ thành công thế nào so với các phuơng thức khác? Mặc dù không có câu trả lời thật chính xác nhưng tỉ lệ ước đoán trong khoảng từ 50 đến 500 phần trăm. Đây là các con số thật đáng nể. Nhưng bất kể con số ước luợng là bao nhiêu đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể đánh cược vào phương thức này. Nó sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với phương thức gọi điện thoại, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo trên các trang web hay hầu hết các kỹ năng bán hàng khác mà bạn đã có. Hãy sử dụng sự giới thiệu như là công cụ số một trong số các công cụ bán hàng của bạn. Bạn nên biến nó thành một thói quen như thói quen nhìn đồng hồ vậy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuc_manh_cua_su_gioi_thieu_trong_kinh_doanh_8063.pdf
Tài liệu liên quan