Trải nghiệm cộng đồng và trải nghiệm cá nhân: Khai thác hình tượngcộng đồng, ngườikể
chuyện trong Mẫu Thượng Ngàn xuất hiệnvớitư cách là người khái quát những kinh nghiệm
cộng đồng như đã nói ở trên. Để thấy rõhơn điều này, chúng tôi so sánh cách triển khai của
Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu Thượng Ngàn và Nguyễn Huy Thiệp trong Con gái thủy thần.
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyệncủamột cá nhân, không có gì chung với những
người xung quanh, hành trình của nhânvật là hành trình đơn độc, thậm chí lập dị với xung
quanh.Cũng như các nhân vật của Mẫu Thượng Ngàn, Chương - nhânvật trong Con gái thủy
thầncũng sinh ra ở nông thôn nhưng làng quê ở đây đã đánh mất hoàn toànvẻ thuần nhấtcủa
không gian và giá trị cộng đồng. Làng quê đãbịcắtvụn ra thành những mảnh đời lamlũ, toàn
những chuyện lột giang,xắn đá ong, đào cát, canh bãi mía, đào đất đóng gạch, khi ăn thìvục
mặt xuống như chó.Vẻ điêu tàn và thê lươngcủa làng quê,sự ngu tối và vô vọng của người dân
khiến cho những giá trị tinh thần trở thành một cái gì đó thật là xaxỉ. Trong bối cảnh ấy, khát
vọng về Mẹ Cả của Chương xuất hiện.Cũng như trong Mẫu Thượng Ngàn,Mẹ Cả của Con gái
thủy thần có nguồn cội từ chính tín ngưỡng dân gian nơi làng quê.
12 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 5
Nội dung tài liệu Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu Thượng ngàn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng với
cộng đồng hay khu vực rộng lớn hơn tức mối liên hệ giữa hệ thống coi làng với các hệ thống lớn
chứa đựng nó mà ở đây chúng tôi gọi là liên hệ siêu làng. Cộng đồng siêu làng rộng hẹp với các
thứ bậc khác nhau. Khi cộng đồng tộc người đã tiến tới trình độ dân tộc thì cộng đồng siêu làng
lớn nhất là nước, là dân tộc”(15). Căn cứ vào sự phân định này thì những tục thờ mà Nguyễn
Xuân Khánh miêu tả trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn không chỉ thuộc phạm vi văn hóa làng
(chỉ với việc thờ thần cây đa, thần cẩu) mà còn thuộc phạm vi liên làng (lễ hội thờ ông Đùng, bà
Đà, lễ hội đền Mẫu). Nói điều này để nhìn nhận rõ hơn về tính tương đồng của các làng ở
phương diện tín ngưỡng vật linh (thờ Mộc thần, thờ Cẩu thần), và tính mở, tính liên kết các làng
từ góc độ tín ngưỡng dân gian (thờ Mẫu, lễ hội vùng); đồng thời, để thấy rõ hơn việc nhìn nhận
tín ngưỡng dân gian (với các đối lực: sức kết tủa, lắng đọng và sức bùng nổ và bứt phá, độ nhạy
cảm và tính vững bền, khả năng cố kết nội tại và khả năng kháng cự quyết liệt với các yếu tố
ngoại lai) như một sợi chỉ cố kết cộng đồng làng và liên kết cộng đồng các làng là một phát hiện
quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh. Tư tưởng này tạo nên tính hướng đạo, chất kết dính cho
tác phẩm, vượt lên và lấn át phần viết của ông về mối giao lưu Pháp-Việt ở phương diện chính trị
và lịch sử.
Nhân vật cộng đồng và vấn đề tâm lí đám đông: Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn không có nhân
vật trung tâm mà có nhiều nhân vật chính. Nhân vật trung tâm ở đây chính là cộng đồng làng Cổ
Đình. Nhân vật này có một hành trang tinh thần chung cho tất thảy, hay nói cách khác, các nhân
vật dù có từng đời sống riêng đều được quy tụ vào một mối quan tâm chung, đó chính là tín
ngưỡng dân gian của làng. Việc thờ thần cây, thần chó đá, việc thờ Mẫu, lòng ngưỡng vọng đối
với các nhân vật huyền thoại của làng là những mẫu số chung của tất cả các thành viên trong
làng Cổ Đình mà mọi biến động bể dâu của thời cuộc không làm dời đổi. Phải chăng đó là hằng
số văn hóa mà Nguyễn Xuân Khánh đã tìm thấy trong văn hóa Việt? Trả lời phỏng vấn báo Tuổi
trẻ ngày 23-7-2006, ông đã nói: “Người làm văn chương phải có tài, nhạy cảm, biết rung động,
biết nói lên phần vô thức của dân tộc, chạm vào đúng sợi tơ đàn ẩn ngầm của từng số phận con
người và dân tộc mình”.
Xây dựng hình tượng nhân vật này, chắc chắn Nguyễn Xuân Khánh đã chịu ảnh hưởng của học
thuyết tâm lí học đám đông của nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp Gustave Le Bon mà
ông đã dịch. Một mặt, ông tìm thấy sự tương đồng ở tính bất biến của đám đông và của cộng
đồng làng và liên làng. Mặt khác, ông nhìn thấy sự đồng chất của đám đông với làng ở “sự biến
mất cá tính có ý thức và việc định hướng những tình cảm, tư tưởng theo một chiều nhất định là
những nét đầu tiên của đám đông đang tự tổ chức”(16). Ngoài ra, đó còn là sự gặp gỡ của tính
cộng đồng ở làng và ở đám đông vì “việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm
hồn tập thể để cho họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách
mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động”(17).
Xây dựng nhân vật cộng đồng trong Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh nhận thấy những
trải nghiệm cộng đồng, hằng số văn hóa của người dân làng Cổ Đình mang trong mình nó đặc
trưng tâm lí của đám đông. Từ bối cảnh chật hẹp của làng Cổ Đình và những mối liên hệ liên
làng, ông đã nhìn thấy sự đồng thuận vững chãi cần được khai phóng và những mù quáng và
thiển cận cần được dẫn lối chỉ đường. Ở đây, Nguyễn Xuân Khánh thể hiện mình vừa với tư
cách là một nhà văn, vừa với tư cách là một nhà tư tưởng.
Trong tác phẩm, sau những sự mô tả mê mải về sự yên ổn, vững chãi của cộng đồng, Nguyễn
Xuân Khánh đã bắt đầu hé mở những sự rạn nứt báo hiệu những đổi thay tất yếu xảy ra: dịch tả
và việc xác nhận sự thất bại của những thói tục (tr.538); bên cạnh đó là sự xuất hiện của hội
Nông phu tương tế, của lớp dạy chữ quốc ngữ, là sự xuất hiện của lớp trẻ có học và đi theo cách
mạng... Đó là xu thế không thể đảo ngược của lịch sử. Con đường đi đã mở, nhưng những sự
xuất hiện trên vẫn chỉ là thưa thớt, mà người dân Cổ Đình thì vẫn mang nặng hành trang là hằng
số văn hóa làng mà họ chưa sẵn sàng trả giá để đổi thay. Đó là một câu hỏi đặt ra thật gay gắt
và khẩn thiết cho cả cộng đồng trong buổi giao lưu. Nguyễn Xuân Khánh đã bộc bạch những trăn
trở của mình, mà qua đó, phần nào có thể soi sáng những gì ông gửi gắm qua số phận của con
người và làng Cổ Đình: “Văn hóa của chúng ta là văn hóa nông dân. Chúng ta là những người
nhà quê. “Nhà quê” đã tạo ra dân tộc ta với những kỳ tích. Nhưng cái nếp nông dân ấy cũng tạo
nên những nếp hằn trong đầu óc từng người dân ta và cũng gây khó khăn không ít cho dân tộc
trong phát triển. Cuộc giao lưu với phương Tây, cụ thể là với người Pháp, đã gây cho dân tộc ta
bao tủi nhục đau đớn; nhưng nếu bình tĩnh mà suy xét, cuộc va chạm lịch sử ấy cũng làm cho
chúng ta thức tỉnh khỏi giấc mơ dài để tạo ra những cơ hội để tiến vào hiện đại”(18).
Trải nghiệm cộng đồng và trải nghiệm cá nhân: Khai thác hình tượng cộng đồng, người kể
chuyện trong Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện với tư cách là người khái quát những kinh nghiệm
cộng đồng như đã nói ở trên. Để thấy rõ hơn điều này, chúng tôi so sánh cách triển khai của
Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu Thượng Ngàn và Nguyễn Huy Thiệp trong Con gái thủy thần.
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyện của một cá nhân, không có gì chung với những
người xung quanh, hành trình của nhân vật là hành trình đơn độc, thậm chí lập dị với xung
quanh. Cũng như các nhân vật của Mẫu Thượng Ngàn, Chương - nhân vật trong Con gái thủy
thần cũng sinh ra ở nông thôn nhưng làng quê ở đây đã đánh mất hoàn toàn vẻ thuần nhất của
không gian và giá trị cộng đồng. Làng quê đã bị cắt vụn ra thành những mảnh đời lam lũ, toàn
những chuyện lột giang, xắn đá ong, đào cát, canh bãi mía, đào đất đóng gạch, khi ăn thì vục
mặt xuống như chó. Vẻ điêu tàn và thê lương của làng quê, sự ngu tối và vô vọng của người dân
khiến cho những giá trị tinh thần trở thành một cái gì đó thật là xa xỉ. Trong bối cảnh ấy, khát
vọng về Mẹ Cả của Chương xuất hiện. Cũng như trong Mẫu Thượng Ngàn, Mẹ Cả của Con gái
thủy thần có nguồn cội từ chính tín ngưỡng dân gian nơi làng quê. Mẹ Cả là con của giao long,
được sinh ra trong một đêm mưa gió dưới gốc muỗm bên sông. Chúng ta đều biết rằng, sinh nở
thần kỳ là một motif khá phổ biến trong truyền thuyết Việt Nam. Vua Đinh Tiên Hoàng, vua Nam
Chiếu, hoàng tử Linh Lang, Yết Kiêu đều là con của thủy thần. Chính vì vậy, hình ảnh Mẹ Cả là
một cổ mẫu trong kho tàng folklore Việt Nam, và việc Chương đi tìm Mẹ Cả chính là việc con
người sống trong một thế giới bị giải thiêng triệt để đang hoài vọng về những huyền thoại đã mất.
Nuôi khát vọng tìm con gái thủy thần, tạo hóa đã nhen nhóm lên trong lòng Chương một ngọn
lửa phủ nhận thực tại tầm thường với khát khao cháy bỏng tìm lại thế giới thiêng. Ràng buộc
mình vào thế giới thiêng đó là một thử thách nặng nề, khiến tín đồ “phải sống kiếp sống của kẻ
khổ sai, lưu đầy” mà rõ ràng cái làng quê tả tơi vì miếng cơm manh áo kia không chịu nổi, không
cần đến. Trước khi biết đến Mẹ Cả, Chương cũng như họ, “chưa giác ngộ về lẽ tồn tại của cá
nhân, cũng như của cả bầy người”; nhưng khi khát khao đi tìm Mẹ Cả, Chương không còn lối
quay về: “Tôi cũng ước ao tâm lực của tôi hướng về một thứ vật chất cụ thể. Nếu như thế được,
nếu được như thế...”. Không dừng lại, tiếp tục cuộc hành trình vì biết “trái tim tôi thuộc về Mẹ
Cả”, Chương cảm nhận một niềm hạnh phúc mới mẻ, “không nghĩ về mình”, “những khát khao
của tôi nhấc tôi lên khỏi mặt đất. Những ý nghĩ của tôi không gắn gì với đời sống và sự tồn tại
của bản thân tôi” mà gắn với “hình ảnh của một nửa thế giới bên trên tôi hoặc bên dưới tôi,
thượng giới và trần gian”. Kết thúc truyện, nhân vật Chương vẫn trên hành trình không ngừng
nghỉ đi về phía biển, với một câu hỏi diết da, đau đớn: “Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở
chỗ nào? Bởi lẽ gì?”. Những câu hỏi rất người đó chỉ đặt ra với mỗi mình Chương và lời giải đáp
vẫn treo lơ lửng đâu đó, có có không không(19). Còn với làng Cổ Đình, câu hỏi đó đã có lời giải từ
xa xưa, và xem ra lời giải ấy vẫn làm yên lòng người hôm nay. Với người Cổ Đình, phép màu
hiện hữu, còn với Chương, chỉ có sự cô đơn hiện hữu còn phép màu ở đâu xa quá, chàng phải
đi tìm. Hành trình của Chương là hành trình đầy cô đơn, còn hành trình của làng Cổ Đình là hành
trình của cả cộng đồng. Trong bối cảnh làng Việt có nhiều đổi thay, hành trình của Chương tỏ ra
ứng hợp với tâm trạng con người ở thời điểm đầu thế kỷ XXI, còn hành trình của những con
người làng Cổ Đình rõ ràng là câu chuyện của quá khứ. Để tìm đường đi cho dân tộc, khó có thể
“coi cộng đồng siêu làng hay cộng đồng nước chỉ là một thứ “làng lớn”. Như vậy, tâm lí làng
được phóng chiếu lên quy mô nước”. Và theo giáo sư Hà Văn Tấn, “đó cũng là một thực tế cần
thấy trong lịch sử và cần khắc phục trong hiện tại”(20). Thiết tưởng suy ngẫm này không quá xa
với vấn đề đang bàn trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn.
Trở lại học thuyết về tâm lí đám đông, có thể nhìn nhận sự khác biệt giữa Con gái thủy thần và
Mẫu Thượng Ngàn ở hai phía của thực tại đang được phản ánh. “Đám đông bao giờ cũng thấp
kém về mặt trí tuệ so với con người đứng riêng lẻ, nhưng cũng phải kết luận rằng, xét về mặt
tình cảm và hành động mà tình cảm này gây ra, đám đông có thể tốt hơn hay xấu hơn tùy theo
hoàn cảnh. Tất cả phụ thuộc vào cái cách đám đông được gợi ý” (tr.53). Trở về vấn đề đã bàn ở
trên, khi miêu tả không-thời gian đặc biệt của lễ hội ông Đùng-bà Đà, Nguyễn Xuân Khánh đã
nhìn thấy sự cuồng nhiệt, sự nương theo, sự lây lan đặc thù của tâm lí đám đông và từ đó, ông
nhìn thấy một nhu cầu khẩn thiết “cần một tôn giáo cho đám đông”(21) tàng ẩn dưới lớp ngôn từ.
Chính ở tư tưởng này, Nguyễn Xuân Khánh đã thiết tha mong muốn có một định hướng, một sự
dẫn dắt để cho đám đông kia không lầm đường lạc lối, có được sự khơi thông về sức mạnh.
Nguyễn Xuân Khánh - người tái tạo truyền thuyết: Truyền thuyết dân gian được chép vào các
văn bản của văn xuôi trung đại từ khá sớm (tác phẩm có niên đại sớm nhất còn lại ngày nay là
Việt điện u linh, 1329), và trong những chặng đường đi của mình, việc ghi chép truyền thuyết lại
mang những sắc thái khác nhau. Chặng đường đầu, tính đến trước thế kỷ XV, với Việt điện u
linh và Lĩnh Nam chích quái, các truyền thuyết dân gian được chép với sắc thái tôn vinh, nhân
vật trung tâm ở đây là các vị thần là “tinh túy của núi sông, là nhân vật kiệt linh, khÝ thÕ rõng rùc
lóc ®¬ng thêi, anh linh to¶ réng ®Õn ®êi sau” (Lời tựa Việt điện u linh). Tiêu biểu cho xu hướng
tôn vinh này là các truyện chép về Phùng Hưng, Trương Hống, Trương Hát, Hai Bà Trưng...
Chặng đường sau, với văn xuôi thế kỷ XVIII và XIX, truyền thuyết dân gian được chép theo hai
hướng, hướng tôn vinh chiếm số lượng ít và hướng nghi ngờ, giễu nhại và giải thiêng chiếm số
lượng nhiều hơn.
Nối tiếp mạch văn bản hóa truyền thuyết dân gian từ thời trung đại, Nguyễn Xuân Khánh - nhà
khảo cứu và Nguyễn Xuân Khánh - nhà văn đã tung hoành ngòi bút của mình ở cả hai xu hướng:
tôn vinh và giải thiêng. Mẫu Thượng Ngàn vừa có sự thừa nhận sự hiện hữu của phép màu lại
vừa lồng vào đó yếu tố giải thiêng như một xu thế tất yếu của thời hiện đại. Là sáng tạo của riêng
cá nhân ông nhưng Mẫu Thượng Ngàn mang khát vọng hòa vào để nhận ra tiếng nói chung của
cả cộng đồng mà ông là một thành viên. Dựa trên đời sống tín ngưỡng dân gian truyền thống,
bằng việc tạo dựng không gian văn hóa liên làng, quy trình sáng tạo tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn vì vậy, có sự gần gũi với quy trình sáng tạo văn học dân gian, nhưng hiển nhiên nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã không hòa tan vào nhân vật đám đông như các nhà biên soạn văn học
dân gian thuần tuý mà đã chứng tỏ sự khác biệt của mình bằng sự nghiền ngẫm và tổng kết
ngay trong vai người kể chuyện ở trong tác phẩm. Có thể nói, người kể chuyện - Nguyễn Xuân
Khánh đã thành công trong việc “đóng vai” và “thoát xác” khỏi vai một nghệ nhân bằng sự chững
chạc của tư thế một nhà khảo cứu, và bằng tai hoa của một nhà văn sống hết mình với những
lao tâm khổ tứ cho nghệ thuật.
*
Chọn thời điểm đầu thế kỷ XX làm bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết, có thể thấy, vấn đề mà Nguyễn
Xuân Khánh đặt ra trong Mẫu Thượng Ngàn là vấn đề số phận của dân tộc trước ngoại xâm,
rộng ra là những thách đố về ứng xử của cả dân tộc trước sự tiếp xúc với ngoại bang - một vấn
đề nổi lên nhức nhối ở nhiều thời điểm trong lịch sử Việt Nam. Xuất bản cuốn sách vào đầu thế
kỷ XXI này, Nguyễn Xuân Khánh không thể là người ngoài cuộc về các vấn đề giao lưu và hội
nhập đang đặt ra hết sức bức thiết và nóng bỏng vào thời điểm hiện nay.
Tìm hằng số văn hóa người Việt trong tín ngưỡng dân gian ở văn hóa làng và liên làng, Nguyễn
Xuân Khánh đã thực sự tìm cho mình một lối nẻo mới. Nếu Hồ Quý Ly là việc nhìn nhận vai trò
của cá nhân đối với lịch sử thì Mẫu Thượng Ngàn nhìn nhận vai trò của cộng đồng như là một
nền tảng mà từ đó, cá nhân mới có cơ hội để bứt phá. Nhưng cộng đồng, với sự đồng thuận và
mù quáng đặc trưng của tâm lí đám đông, lại dựa vào tín ngưỡng dân gian với tất cả sức mạnh
và sức ỳ của nó, với tác dụng cố kết cộng đồng cũng như tác hại cản trở đối với sự phát triển
của nó, quả là có nhiều giới hạn. Nhận diện để khai phóng nguồn sức mạnh đó là một vấn đề
quan thiết cho vận mệnh của dân tộc hôm nay./.
____________
(1) Chú thích về tác phẩm trong bài viết lấy từ Mẫu Thượng Ngàn, In lần thứ 2, Nxb. Phụ nữ, H, 2006.
(2), (3) James George Frazer: Cành vàng, Ngô Bình Lâm dịch, Nxb. Văn hóa - Thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H, 2007,
tr.189, 207-228.
(4) Tô Hoài: Chuyện cũ Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1998, tr.67.
(5) Đinh Khắc Thuân: Về thời điểm xuất hiện văn bản Tây Hồ chí và thần Cẩu Nhi trong Tây Hồ chí, Tạp chí Văn hóa dân gian
Số 1-2006, tr.42-46.
(6), (8) Kiều Thu Hoạch: Từ tục thờ chó của người Việt đến huyền thoại chó xung quanh vị vua khai sáng Thăng Long, in trong
Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, Nxb. KHXH, H, 2006, tr.224-240.
(7) Trần Minh Nhương: Tục thờ chó đá ở Đan Phượng, Hà Tây, Hội nghị Thông báo Văn hóa dân gian, 2005.
(9) Các báo Tuổi trẻ (10/9/2004), Người Lao động 20/9/2004, VnExpress ngày 27/9/2004, Người lao động 1/5/2005.
(10), (11) E.B. Tylor: Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, H, 2000, tr.511, 510.
(12) Bùi Văn Lợi: Lễ hội Trò Trám, lễ hội Nõ Nường vùng quê Đất Tổ, In trong Tổng tập văn nghệ dân gian đất Tổ, Sở VHTT-TT
và Hội VNDG Phú Thọ, 2001, tr.186.
(13) Ngô Đức Thịnh: Đạo Mẫu ở Việt Nam, in trong Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á,
Nxb. KHXH, H. 2004, tr.56.
(14) Trả lời phỏng vấn (Nguyễn Sĩ Đại thực hiện), báo Nhân dân, ngày 30-7-2006.
(15), (20) Hà Văn Tấn: Làng, liên làng và siêu làng - mấy suy nghĩ về phương pháp, in trong Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam,
Nxb. Hội Nhà văn , H, 2005, tr.33-34.
(16), (17), (21) Gustave Le Bon: Tâm lí học đám đông (Nguyễn Xuân Khánh, Bùi Văn Nam Sơn dịch), Nxb. Tri thức, H, 2006,
tr.25, 41, 44, 113.
(18) Chúng ta là những người nhà quê, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 16-7-2006.
(19) Từ một góc độ khác về Con gái thủy thần, có thể tham khảo Cao Kim Lan: Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện, Nghiên cứu Văn
học, số 6-2005, tr.66-84.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- htduifjopiadgjiadugoierugihadpgo (18).pdf