Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm N/L. Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn N/L là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp.Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt.
Với thực tế GV, HS và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác với ngữ âm, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu Tiếng Việt N và L chẳng hạn.
- Hôm lay nớp mình vắng lăm em.
- Mẹ em nàm lông nghiệp.
- Núa lếp lăm nay bị sâu cắn nhiều lắm.
Chính vì vấn đề quan trọng đó mà năm học 2010-2011 này tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về:" sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3".Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt trong trường tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tóm tắt:
Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm N/L. Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn N/L là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp...Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt.
Với thực tế GV, HS và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác với ngữ âm, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu Tiếng Việt N và L chẳng hạn.
- Hôm lay nớp mình vắng lăm em.
- Mẹ em nàm lông nghiệp.
- Núa lếp lăm nay bị sâu cắn nhiều lắm.
Chính vì vấn đề quan trọng đó mà năm học 2010-2011 này tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về:" sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3".Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt trong trường tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng.
II. Giới thiệu
Nội dung của kinh nghiệm này được xoay quanh trong những vấn đề nghiên cứu một số biện pháp " sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3".
Để hoàn thành được,tôi đọc các tài liệu liên quan đến kinh nghiệm như: Phương pháp dạy tập đọc, dự chuyên đề về tập đọc do các cấp tổ chức. Ngoài ra còn nghiên cứu từ điển tiếng việt, từ điển chính tả. Bên cạnh việc tự nghiên cứu tôi còn dự giờ trao đổi với đồng nghiệp, với hiệu phó chuyên môn về nội dung và phương pháp dạy tập đọc nói chung, rèn đọc đúng nói riêng. Nghiên cứu kĩ sách Tiếng Việt lớp 3. Thực nghiệm về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Dự giờ thăm lớp, thống kê phân loại cách đọc của học sinh. Dạy thực nghiệm để đối chứng tại lớp mình phụ trách. Nhằm làm rõ tính hiệu quả của phương pháp đề xuất bằng phép đo kết quả đạt được
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu:
Qua nhiều năm giảng dạy cũng như giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày tôi thấy các em phát âm chưa chuẩn hai phụ âm N/L là do ba nguyên nhân cơ bản sau :
- Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Ngay từ nhỏ trẻ mới học nói, trẻ cần phải nhớ được, phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình... Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ đó, trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách vô thức theo chuẩn lời nói mà trẻ cảm nhận và ghi nhớ được. Trong khi hầu hết những người mà trẻ tiếp xúc và ghi nhớ lại là những người phát âm chưa chuẩn N/L... Khi đến trường, môi trường giao tiếp của trẻ có thay đổi hơn thế trẻ còn được trang bị kiến thức và phương thức phát âm một cách bài bản, có hệ thống. Song những gì trẻ nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì trẻ học được do nhiều thầy cô, bạn bè xung quanh trẻ còn phát âm ngọng N/L.
- Do ý thức rèn luyện: Nếu như giao tiếp trong môi trường có nói ngọng N/L, khi phát âm N/L chưa chuẩn cũng không bị chê cười nên đại bộ phận người dân địa phương đều chư có ý thức quyết tâm trong việc rèn sửa cách đọc, nói, viết ngọng N/L. Trong khi đó việc giúp đỡ, góp ý người thân lại bị coi là thiếu tế nhị, chê bai, thiếu lịch sự. Chưa tạo sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề sửa ngọng. Vì vậy cần phải xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực cả gia đình, nhà trường, xã hội.
- Do cấu tạo bộ máy phát âm: Nguyên nhân này mang tính cá nhân, chỉ có rất ít người có cấu tạo bộ máy phát âm ( lưỡi, môi, răng) không bình thường dẫn tới phát âm N/L chưa chuẩn.
2. Thiết kế
Trong quá trình thử nghiệm tôi chọn mẫu thiết kế 1 đa cơ sở AB để nghiên cứu. Ngay từ đầu năm học 2010-2011 khi nhận lớp, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường tôi tìm hiểu nguyên nhân trên và khảo sát chất lượng lớp. Qua kiểm tra đọc và viết kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Đọc viết đúng
Sai từ1-2 lỗi
Sai từ3-5 lỗi
Sai trên 5 lỗi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3B
26
4
16
6
23
10
38
6
23
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân trên, chúng ta nhận thấy cần phải sửa lỗi phát âm chuẩn N/L cho học sinh là việc làm đúng đắn chỉ cần chúng ta có sự quyết tâm, đồng thuận để tạo ra môi trường giao tiếp tốt, chuẩn mực.
Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân ta thấy lỗi phát âm chia thành ba nhóm sau:
- Phát âm lẫn lộn giữa N/L ( lúc phát âm N thành L và ngược lại)
- Có một cách phát âm duy nhất có thể là L hoặc có thể là N.
- Do câu, từ dài kể cả người có ý thức phát âm đúng vẫn bị lẫn N/L âm đầu tiếng sau đó.
3. Quy trình nghiên cứu
*. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm
3.1 Trước tiên cần nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của các phụ âm đầu Tiếng Việt đặc biệt là 2 âm N/L.
a. Bộ máy phát âm: Giáo viên cần kiểm tra kĩ từng em khi phát âm xem các em phát âm như thế nào? Kiểm tra xem răng, môi, lưỡi các em có bình thường không? Thanh quản của từng em như thế nào?
b. Cách phát âm( phương thức phát âm): Là xét luồng hơi đi ra từ phổi qua các khoang bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào đó thì phụ âm N thuộc ở nhóm này.
Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó để luồng hơi đi qua một cách dễ dàng phụ âm tắc: ph, v, s... phụ âm đầu L thuộc nhóm này.
c. Vị trí phát âm: Là điểm tạo nên âm thuộc bộ máy phát âm khi phát âm. Có các vị trí phát âm như sau:
Môi- môi: Hai môi chạm nhau
Môi-răng: Răng hàm trên chạm môi dưới
Đầu lưỡi- răng: Đầu lưỡi chạm mặt trong của răng
Đầu lưỡi- quặt: Đầu lưỡi chạm ngạc cứng
Mặt lưỡi: Mặt lưỡi chạm ngạc cứng
Cuối lưỡi: Lưỡi lùi về họng
Thanh hầu.
d. Bảng phụ âm đầu tiếng việt: Được tập hợp theo cách phát âm và vị trí phát âm, chúng ta có thể miêu tả cách phát âm của một âm vị cụ thể để hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn.
VD: P là phụ âm tắc, luồng hơi đi ra bị cản hoàn toàn ở môi - môi, trước khi phát âm hai môi mím, sau bật ra thành âm pờ.
e. Về cách phát âm và vị trí phát âm của l/n ( n là phụ âm tắc, vang , đầu lưỡi răng.
Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt saucuar răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm n(nờ) Trong từ nết na, quả na, nôm na.
L là phụ âm xát, vang bên , đầu lưỡi- quặt, trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành âm l( lờ) trong từ: rầy la, thanh la, lân la.
3.2. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm phụ âm đầu N/L.
a. Luyện phát âm đúng các âm N/L:
Căn cứ vào cách phát âm và vị trí phát âm miêu tả trên hai âm vị N/L mỗi học sinh phải có ý thức tự luyện phát âm N/L.
- Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động nhuần nhuyễn,thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho quen, mềm mại, linh hoạt.
* Cách luyện:
- Luyện phát âm L, N, nhiều lần, nhiều lúc, nhiều ngày, liên tục.
- Đối với HS lớp mình phụ trách tôi tranh thủ ít phút thời gian ra chơi, cuối buổi học hằng ngày, trong tiết tập đọc phần luyện đọc từ khó, trong lúc nói chuyện với bạn cho học sinh thi đua tìm những từ có N/L trong bài tập đọc, tìm từ có N/L trong các loaị quả, hoa, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh, sông , núi... Nếu bạn nào nói được nhiều đúng thì khen trước lớp. Những HS chưa phát âm được N/ L hoặc phát âm còn sai N/L thì tự phát âm lại nhiều lần hoặc nhìn bạn làm mẫu, cô giáo làm mẫu.Giáo viên tạo các nhóm học tập một em nói chuẩn với một em còn chậm để các em tự hỗ trợ lẫn nhau. Sau khi thấy HS đọc tương đối chuẩn rồi thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
b. Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu N/L kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt.
Mục đích: Rèn luyện như ở phát âm N/L nhưng cao hơn là gắn với nghĩa của từ. Ở bước này tôi đã gắn việc phát âm với ghi nhớ lô- gic, ghi nhớ âm với biểu hiện nội dung của âm nhằm khắc sâu trí nhớ của các em về âm , nghĩa, điều kiện của phát âm chuẩn một cách tự động.
* Cách luyện:
- Giáo viên mở Từ điển Tiếng Việt, Từ Điển chính tả đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu N/L cho học sinh nghe . Đọc kết hợp xem nghĩa từ, từ loại của từ.
- Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được.
- Đọc có sự so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu N/L mà vần giống nhau.
VD: La (la bàn) còn Na( một loại cây ăn quả)
Lạc ( lạc hậu) còn Nạc ( thịt nạc)
Làng(làng mạc, già làng) còn Nàng (nàng dâu mẹ chồng)
Lạnh ( lạnh cóng cảm giác lạnh đến tận xương tủy) còn Nạnh ( tị nạnh lẫn nhau)
Giáo viên cần nhắc nhở khi cô giáo đọc, mỗi học sinh phải tự có cách ghi chép những từ có sự so sánh này vào một vở riêng để khi luyện đọc, nói, viết nếu có quên ta có thể tra lại nhanh, nhớ lại nhanh...tránh mất thời gian.
- Nhớ nghĩa đọc,viết từ, tạo câu có nghĩa và nhẩm đọc.
- Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu N/L trong tất cả giờ dạy các môn học, kể cả giờ giải lao.
VD: Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện theo cặp đôi hoặc bè : một bè, bạn nói nghĩa. Bạn, bè còn lại nói từ tương ứng.
- Giáo viên cho các em luyện phát âm từ từ dễ, ngắn đến từ khó ,dài. luyện làm nhiều lần, liên tục.
VD: Lúc đầu luyện một từ (Nết) sau đó (Nết ăn nết ở)...
Sau khi các em đọc phát âm chuẩn từ rồi thì chuyển sang luyện đọc câu văn, câu thơ.
c. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L, N.
* Mục đích: Để các em nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự(chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại âm và bật ra âm đúng.
* Cách đọc và luyện:
+ Giáo viên chọn câu văn, câu thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước: VD
Hôm nay mẹ đi chợ mua cái nồi về nấu cơm nếp.
Năm bố con chú Lâm nuôi năm mươi lăm con lợn.
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Cây treViệt Nam- Thép mới)
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
(Ca dao)
Lúa nếp là lúa nếp nàng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng.
Cửa lò hé mở
Than rơi, than rơi
Anh thợ lò ơi
Bàn tay nóng ấm
Chuyền vào tay tôi
Và màu lửa sáng
Trong mắt anh cười.
( Vào lò)
Quê em vàng đen quý
Nơi vịnh Hạ Long xanh
Núi Bài Thơ như tranh
Nghiêng nghiêng nhìn sóng nước.
( Quê em vùng biển)
+ Giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần, thuộc lòng càng tốt để nhẩm đọc bất cứ lúc nào. Thi đua đọc: bạn đọc lớp nhận xét sửa cách phát âm. Bạn nào đọc đúng tuyên dương ghi điểm khuyến khích. Những em đọc còn ngọng, sai giáo viên cần kiên trì sửa lỗi giúp học sinh trong và ngoài giờ học. Có thể kiểm tra lại bộ máy phát âm của học sinh.
+ Chọn câu dễ(ít từ có phụ âm đầu N, L) đọc trước, câu khó(câu có nhiều phụ âm đầu là N, L) đọc sau.
+Khi học sinh đọc câu tốt rồi thì chuyển sang đọc đoạn văn, đoạn thơ, đọc toàn bài.
+ GV và HS có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và học trong chương trình Tiểu học. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng, chuẩn và chú ý rèn HS đọc đúng, sửa ngay lỗi phát âm khi các em mắc.
d. Luyện phát âm L, N qua các câu chuyện có nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu L, N.
* Mục đích: Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm- nghĩa đã cao hơn- nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích.
* Cách kể câu chuyện:
+ Giáo viên chọn cho học sinh những câu chuyện ngắn kể trước, những câu chuyện dài kể sau. Có thể lúc đầu cho học sinh kể phân vai, sau đó tự một mình kể theo giọng điệu các vai. Có như thế phần nào các em hứng thú rèn đọc phát âm hơn.
+ Lúc đầu cho các em kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau đó các em kể nhanh dần.
+ Các em tự kể chuyện một mình nhiều lần cho quen và kể cho bạn hoặc người khác nghe để mọi người kiểm tra cách phát âm N/L đã chuẩn chưa.
+ Các em tập kể nhiều lần.
+ Các em kể trên lớp, giờ ra chơi, truy bài cho bạn nghe và tự chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Trong các giờ kể chuyện giáo viên cần cho học sình thực hành kể nhiều. Giáo viên chú ý sửa lỗi cho các em.
e.Luyện phát âm L/ N qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu L/ N.
* Mục đích: Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm- nghĩa đã cao hơn- nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích.
* Cách luyện
+ Các em tự hát một mình và hát cho bạn, thầy cô, người khác nghe để các em có thể tự kiểm tra cách phát âm của mình hoặc nhờ thầy cô, mọi người sửa giúp.
+ Hát nhiều lần.
+ Hát trong giờ âm nhạc, hát trong SHTT, hát trong HĐNG, hát những lúc giải lao...
g. Luyện phát âm L, N trong giao tiếp hằng ngày.
* Mục đích: Đây là mục đích cuối cùng luyện phát âm có phụ âm đầu L, N đi vào hoạt động giao tiếp mang tính tự động.
* Cách luyện:
+ Các em nói, hỏi người giao tiếp với mình bằng những câu có từ ngữ có phụ âm đầu L/ N.
+ Trả lời bằng những câu có từ ngữ có phụ âm đầu L,N.
Ví dụ:
- Bà Nụ ơi! Ruộng lúa nếp nhà bà có tốt lắm không?
- Cảm ơn bà Na, sào lúa nếp nhà tôi tốt lắm.
- Dạo này nước lại thiếu nên lo lắm.
- Chết, cô xem lại chứ, Lan nó không nói linh tinh như thế đâu!
Với kinh nghiệm dạy học nhiều năm tôi không hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách máy móc, thụ động. Cần cho học sinh chủ động trong quá trình rèn đọc. . Giáo viên là người khơi dậy, khuyến khích, phát triển cho các em thêm hứng thú luyện đọc phát âm chuẩn N/L. Việc rèn đọc cũng theo một trình tự nhất định. nó cần sự đánh giá thường xuyên liên tục và nâng dần trình độ phức tạp của bài đọc. Giáo viên cần chú ý phân hóa từng đối tượng học sinh, nhịp độ và những cách thức lĩnh hội khác nhau của từng học sinh.
4. Đo lường
Trong thời gian dạy thực nghiệm lớp tôi, tôi dự giờ các tiết tập đọc của các lớp trong khối. Quan sát theo dõi nội dung, phương pháp dạy của giáo viên. Quan sát quá trình học tập của học sinh, trao đổi kinh nghiệm, góp ý đồng nghiệp.
Sau khi áp dụng một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N cho học sinh lớp 3. Tôi cũng tiến hành kiểm tra học sinh qua bài đọc:
- Nước chảy lênh láng
- Chữ viết nắn nót
- Hạt sương long lanh
- Ngôi sao lung linh
- Căn phòng nóng nực
- Tinh thần nao núng
Bài: Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành...
Bài viết:
Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, lắm dông như thế cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi.
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì bừa sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Qua quá trình thể nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng phụ âm N/L cho học sinh theo phương pháp kể trên. Nhờ sự theo dõi đánh giá sát sao cùng với sự kiểm tra thường xuyên bài đọc, bài viết của các em kết quả đạt được như sau:
Điểm dưới 5
Sai trên 5 lỗi
Điểm TB(5-6)
Sai từ3-5 lỗi
Điểm k(7-8)
Sai từ1-2 lỗi
ĐiểmG(9-10)
Đọc viết đúng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số HS
26 em
Đ năm
6
23
10
38
6
23
4
16
CHKI
4
16
9
35
7
26
6
23
CHKII
0
8
30
9
35
9
35
5. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Kết quả đo được sau khi tác động
Trước tác động
Sau tác động
Lần 1
Lần 2
Gía trị TB
6.076
6.615
7.5
Chênh lệch GTTB
0.538
1,423
Độ lệch chuẩn
1.978
1.834
1.749
T-test (P)
0,157
0,0042
Căn cứ các kết quả đã phân tích qua các lần kiểm tra, giá trị P là 0,0042< 0,005 chứng tỏ rằng sự tiến bộ trên do kết quả của việc tác động chứ không do ngẫu nhiên mà có.
Trên thực tế tôi thấy cách phát âm của các em học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. Hiện tượng đọc, viết sai N/L đã giảm rõ rệt. Các em đã có ý thức quyết tâm sửa ngọng. Cụ thể hơn trong đợt kiểm tra giữa học kì 2 vừa qua lớp tôi tỉ lệ điểm đọc cao hơn các lớp khác trong khối. Đây cũng chính là một minh chứng cho việc rèn cách phát âm chuẩn N/L.
6. Kết luận và khuyến nghị.
Việc rèn cách phát âm đúng N/L cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn cho học sinh cách phát âm đúng N/L là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh đọc viết đúng N/L là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui , tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp rèn cách phát âm nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp hài hoà giữa các biện pháp. Vận dụng sáng tạo linh hoạt giữa các phương pháp. Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị bài chu đáo, chi tiết bám sát yêu cầu bài dạy, khéo léo xử lí mọi tình huống sư phạm. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến thức bằng khả năng của mình. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Nhưng người thầy phải biết mở rộng bài đọc bằng cách cho các em học sinh tự tìm từ, câu , đoạn văn, các em tự viết, tự đọc. Có như vậy các em mới say mê , hứng thú học tập. Để kích thích sự say mê luyện phát âm chuẩn N/L thì bản thân giáo viên phải là người đọc đúng, chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Vì mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Các em học sinh tiểu học rất thích khen, những lời khen, động viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Đọc, viết đúng sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thường xuyên quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. Chấm, sửa cách đọc, đọc ngọng, đọc sai cho học sinh thì mới giúp các em có biện pháp sửa chữa kịp thời. Có như thế tôi tin chắc rằng cách phát âm chuẩn N/L của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên.
Bên cạnh đó cần phải có môi trường giao tiếp rộng khắp trong mỗi nhà trường, lớp học, gia đình và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí cần phải phát động phong trào sửa lỗi phát âm và đưa vào tiêu chí xếp loại giáo viên, học sinh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào sửa lỗi phải duy trì nhiều năm tháng, tuy thật khó nhưng phải làm, phải có sự kết hợp đồng thuận với địa phương, phụ huynh học sinh vì việc này không thể chỉ có thầy cô, nhà trường làm được.Có được phong trào sửa lỗi phát âm rộng rãi, chúng ta có được môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hóa để sứa lỗi phát âm thành công.
8. Tài liệu tham khảo
1
2
3
4
5
Từ điển Tiếng Việt.
Từ điển Chính tả.
Các chuyên đề, hội thảo về dạy Tiếng việt.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3.
Sách Tiếng Việt 3 nâng cao.
9. Phụ lục
Kết quả khảo sát học sinh trước và sau khi tác động
TT
Họ tên
KQTTĐ
KQSTĐ
Lần 1
Lần 2
1
Nguyễn Hoàng Anh
8
9
9
2
Nguyễn Thị Nhật Anh
5
7
8
3
Nguyễn Ngọc Bích
9
9
10
4
Nguyễn Đức Hải
9
9
10
5
Phạm Bích Hằng
7
8
8
6
Nguyễn Thu Hiền
6
7
8
7
Nguyễn Ngọc Hiệp
6
6
7
8
Nguyễn Thị Hoa
5
6
7
9
Nguyễn Văn Huy
3
4
5
10
Nguyễn Ngọc Huyền
9
9
10
11
Nguyễn Thị Hường
8
8
9
12
Phạm Văn Khiêm
5
5
6
13
Nguyễn Nhật Lâm
7
9
9
14
Nguyễn Mai Liên
4
5
6
15
Nguyễn Huyền Linh
8
8
9
16
Vũ Tiến Lộc
3
4
5
17
Tống Hoàng Nam
6
6
7
18
Nguyễn Thành Nam
6
6
7
19
Hoàng Thị Nhung
4
4
5
20
Vi Thế Quang
5
5
7
21
Lương Phương Thảo
9
9
10
22
Nguyễn Văn Thường
3
4
5
23
Nguyễn Hải Tiến
5
5
6
24
Phạm Văn Tuấn
4
5
5
25
Lê Hoàng Tùng
6
7
8
26
Nguyễn Huyền Trang
8
8
9
* Giáo án dạy thực nghiệm: Dạy tại lớp 3 tôi chủ nhiệm.
Mục đích: Đưa nội dung và phương pháp dạy học vào để dạy thực nghiệm, nhằm kiểm tra hiệu quả của việc đổi mới phương pháp rèn đọc chuẩn hai phụ âm N/L.
Bài dạy: Cùng vui chơi.
Các bước tiến hành:
I.Mục đích yêu cầu
- HS đọc đúng, chính xác ,trôi chảy toàn bài chú ý phát âm đúng một số từ khó trong bài. Đọc đúng tiếng từ có âm N/L. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
Đọc đúng từ :đẹp lắm , nắng vàng , trải , bay lên , lộn xuống.
Rèn kỹ năng đọc hiểu nghĩa từ mới trong bài..HSKG bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm.
- HS nắm được nội dung bài :Các bạn HS chơi trò đá cầu trong giờ ra chơi rất vui . Trò chơi giúp các bạn tinh mắt , dẻo chân , khoẻ người .
Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao , chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ , để vui hơn và học tốt hơn .
- Học thuộc bài thơ.
II. Đồ dùng : Giáo viên:Tranh minh hoạ nội dung bài, Hai câu hỏi phụ ghi sẵn vào hai bông hoa khác nhau.
Học sinh: SGK
II.Các hoạt động dạy học.
1/.Bài cũ:
Kiểm tra đọc bài: Cuộc chạy đua trong rừng.
Giáo viên hỏi trong sách giáo khoa.
B/. Bài mới:
1: Luyện đọc. - GVđọc mẫu. HD cách đọc.
-Luyện phát âm đúng : đẹp lắm, nắng vàng, bay lên, lộn xuống..
GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, giải nghĩa từ
Hiểu từ : quả cầu giấy .
2: HD HS tìm hiểu bài
Hai em đọc khổ thơ 1. Trong giờ ra chơi các bạn chơi trò chơi gì?
Hai em đọc khổ thơ 2. Em hãy tìm từ nói lên sự khéo léo của các bạn?
Hai em đọc khổ thơ 3,4. Em hiểu nghĩa câu Chơi vui học càng vui là như thế nào?
Khắc sâu nội dung bài cho HS thấy được : Chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ để vui hơn và học tốt hơn
3: Luyện đọc diễn cảm.
-Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
C/.Củng cố, dặn dò:
Trò chơi củng cố: Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô có hai bông hoa khác nhau gọi hai em tham gia chọn màu tương ứngvới một câu hỏi vừa bốc.
GV nhận xét giờ học.Dặn HS luyện đọc thuộc bài ở nhà.
-4 HS nối tiếp kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ , khổ thơ.
Tìm tiếng khó, tiếng có âm N/L. Yêu cầu học sinh gạch chân.
-HS thi đọc tiếng có âm N/L trong nhóm.
-HS đọc trước lớp.HS thi đua đọc, tiếng có âm N/L
-Cả lớp đọc từ khó.
HS trả lời : các bạn chơi trò đá cầu.
HS luyện đọc lại khổ thơ 1
HS trả lời chọn vẹn trong khổ thơ 2.
HS luyện đọc lại khổ thơ 2
Khi cùng chơi các em đoàn kết, vui vẻ, hỗ trợ lẫn nhau. khi học càng thấy vui hơn.
-Cho HS quan sát tranh SGK nêu nội dung tranh và liên hệ thực tế .
-HS nêu cách đọc của bài.
-GV HD HS cách đọc. HSG đọc mẫu1-2 khổ thơ.
-HS đọc theo nhóm ,đọc thuộc
-HS K+G học thuộc cả bài
-Đối với HSTB-Y chỉ cần đọc đúng và đọc trôi chảy- thuộc 1-3 khổ thơ.
Câu hỏi 1: Kể tên một số trò chơi có chứa âm N/L
Câu hỏi 2: Em hãy đọc diễn cảm bài thơ.
Mục lục
Tên đề tài :
Tên tác giả và tổ chức:
I. Tóm tắt:
II. Giới thiệu
Trang
1
1
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu:
2. Thiết kế
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường
5. Phân tích giữ liệu và bàn luận kết quả
2-13
2
3
3- 9
9-10
10-11
6. Kết luận và khuyến nghị.
8. Tài liệu tham khảo.
9. Mục lục. .
12-13
14
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoa_ct_lop_3_nam_hoc_2010_2011_3369.doc