Cấu trúc DN làm bổ ngữ, như đã nói ở trên, giữ vai trò quan trọng trong việc hình
thành kết cấu thể (aspectual composition) trong nhiều ngôn ngữ. Các DN được định
lượng hóa có vai trò hoàn toàn khác với DN lũy tích mặc dù cả hai đảm nhận cùng chức
năng bổ ngữ trong câu.Nếu chỉ xétvề chức năng thì chúng ta không thể nhận biết cách
thức hành chức của mỗi loại kết cấu DN trong kết cấu vị ngữ cũng như trong kết cấu của
cả câu.
10 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ với vị ngữ trong việc xác định giá trị thể trong Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam đã uống rượu (một tiếng / *mất một tiếng).
f. Nam đã uống hết chai rượu ấy (*một tiếng / mất một tiếng).
Trong (9), tất cả các DN đều là bổ ngữ trực tiếp, nhưng điều này không nói lên
được điều gì liên quan đến cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp của (9). Điều này được chứng
minh khi có sự xuất hiện của các yếu tố hạn định thời gian (temporal delimiters). Sự khác
biệt giữa (9a) và (9b) là (9b) có thể tương thích với cả hai hạn tố thời gian, còn (9a) chỉ
hợp ngữ pháp khi kết hợp với một tiếng. Đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này? DN
sách trong (9a) là DN khối, có tính luỹ tích (cumul), vì vậy kết cấu vị ngữ [V + DN khối]
không miêu tả một cái đích đạt đến. Trên phương diện cấu trúc sự tình thì kết cấu này
tương ứng với sự tình hoạt động. Sự tình hoạt động sẽ không tương thích với hạn tố chỉ
thời đoạn cần thiết để sự tình đạt đến kết điểm của nó (mất một tiếng). Còn trong (9b), do
DN quyển sách ấy là DN đơn vị, được định lượng hóa (quantized) nên kết cấu [V + DN-
đv] là một vị ngữ được định lượng hóa. Kết cấu [V + DNđv] có thể ứng với hai loại sự
tình: (1) Nam đã đọc quyển sách ấy một tiếng không cho biết Nam đã đọc quyển sách ấy
xong chưa nên (1) là sự tình hoạt động và (2) Nam đã đọc quyển sách ấy mất một tiếng
cho biết sự tình đã đạt đến kết điểm, tức đã kết thúc nên (2) là sự tình đoạn tính hữu đích
(accomplishment). Như vậy, DN góp phần chủ yếu vào sự chuyển loại sự tình của phát
ngôn.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phù hợp với các vị ngữ chứa các vị từ tạo
tác hay vị từ tiêu huỷ có bổ ngữ trực tiếp là DN khối (lũy tích). Kết cấu vị ngữ này miêu
8
tả chuỗi thay đổi trạng thái (changes of states) của sự vật mà bổ ngữ biểu đạt. Chuỗi biến
đổi trạng thái này có thể được miêu tả qua sơ đồ sau:
t1 t2 t3 t4 tn
x: x0 x1 x2 x3
Hình 5: Sự biến đổi trạng thái của sự vật qua các thời đoạn, biểu trưng cho diễn
tiến của sự tình.
Sự vật chịu tác động biến đổi trạng thái qua từng thời đoạn. Chẳng hạn như ở thời
đoạn {t1, t2}, sự vật ở trạng thái {x0}, nhưng ở một thời đoạn khác như {t2, t3} trên trục
thời gian thì sự vật ở một trạng thái khác {x1} và sự vật cứ biến đổi như thế cho đến khi
sự tình đạt đến kết điểm. Tuy nhiên, thông tin về kết điểm của sự tình không được đề cập
đến trong (9c) và (9e). Như vậy có thể xem những sự tình trong (9c) và (9e) là những sự
tình hoạt động. Trong (9d) và (9f), tình hình có khác do DN làm bổ ngữ trực tiếp được
định lượng hóa hay được hạn định bằng chỉ định từ (ấy). Kết cấu vị ngữ [V + DN hạn định]
với V là vị từ tạo tác hoặc vị từ tiêu hủy miêu tả một quá trình biến đổi trạng thái có kết
điểm của sự vật được biểu đạt bằng DN bổ ngữ. Điều này có nghĩa là [V + DN hạn định] là
vị ngữ hữu đích. Vị ngữ hữu đích có tính hữu hạn nên tương thích với các hạn tố thời
gian (temporal delimiters) như mất một ngày. Như vậy, các sự tình được miêu tả trong
(9d) và (9f) là những sự tình đoạn tình hữu đích (accomplishments). (9d) và (9f) khác với
(9b) ở chỗ nó bao hàm chuỗi biến đổi trạng thái của sự vật được biểu đạt bằng DN bổ
ngữ, còn (9d) không bao hàm ý nghĩa thay đổi như vậy do cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ
đọc: nó không tạo ra sự biến đổi trạng thái của sự vật như các vị từ tác động khác. Trên
cơ sở này, một số nhà ngữ học như J. Maslov đã phân biệt hai ý nghĩa của thể hoàn thành.
(1) Sự tình với vị từ tạo tác hay vị từ hủy diệt (d và f) được miêu tả dưới giác độ thể kết
quả (resultatives) và (2) sự tình hoàn thành thuần túy, tức sự tình khi kết thúc không dẫn
đến một sư biến đổi trạng thái của bất kỳ tham tố nào trong câu (b).
Tương tự, các vị ngữ chứa vị từ chuyển động cũng chịu sự tác động như vậy của
các hạn tố thời gian hoặc không gian. Xét các câu dưới đây :
10. a. Nam đi bộ một tiếng / *mất một tiếng.
b. Nam đi bộ từ nhà đến trường *một tiếng / mất một tiếng.
c. Nam lái xe một tiếng / *mất một tiếng.
d. Nam lái xe từ nhà đến trường *một tiếng / mất một tiếng.
Các sự tình trong (10a) và (10c) là những sự tình vô đích, không có kết điểm nên
không tương thích với các hạn tố thời gian mất một tiếng. Do đó, (10a) và (10c) là những
sự tình hoạt động. Trong khi đó, nhờ hạn tố không gian từ nhà đến trường, các sự tình
(10b) và (10d) hữu đích, có kết điểm và hiển nhiên tương thích với hạn tố thời gian mất
một tiếng. Vì vậy, (10b) và (10d) miêu tả những sự tình đoạn tính hữu đích.
Từ quá trình miêu tả trên, chúng tôi có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự tương tác
giữa cấu trúc ngữ nghĩa của DN với vị từ trong việc xác định các tham tố thể như sau:
Kết cấu vị ngữ chứa vị từ tạo tác hoặc vị
từ tiêu hủy
Kết cấu vị ngữ chứa vị từ chuyển động
V + DN lũy tích = sự tình vô đích = hoạt
động
V + tham tố bất kỳ = sự tình vô đích =
hoạt động
9
V + DN hạn định = sự tình hữu đích =
đoạn tính hữu đích
V + tham tố đích = sự tình hữu đích =
đoạn tính hữu đích
4. Kết luận
Qua những miêu tả và phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của DN, chúng tôi nhận thấy DN có
một vai trò đặc biệt trong việc xác định các thành tố thể trong câu. Cấu trúc của DN làm
bổ ngữ trực tiếp góp phần phân định tính hữu đích và tính vô đích của vị ngữ. DN lũy tích
(cumulative noun phrase) được thể hiện bằng DN khối hay DN số nhiều là yếu tố xác
định tính vô đích của vị ngữ. Sự tình được miêu tả bằng vị ngữ lũy tích được xem là
chuỗi biến đổi trạng thái của sự vật được biểu đạt bằng DN. Tuy nhiên, những biến đổi
này không có kết điểm nên loại sự tình này là sự tình hoạt động và thường được miêu tả
dưới góc độ tái diễn. Trong khi đó, DN định lượng hay hạn định (quantized), được thể
hiện bằng DN đơn vị, DN đếm được là tham tố xác định tính hữu đích của vị ngữ. Sự tình
được phóng chiếu trên vị ngữ có chứa DN hạn định là một chuỗi biến đổi trạng thái có
kết điểm. Vì vậy, nó được xem là sự tình đoạn tính hữu đích (accomplishment). Sự tình
đoạn tính hữu đích, cùng với sự tình điểm tính hữu đích (achievement), tương thích với
giác độ thể hoàn thành (perfective viewpoint). Trong khi đó, sự tình hoạt động không
được khảo sát dưới giác độ này.
Mặt khác, trên phương diện tâm lý, quy kích thực tế hay chất liệu của sự vật được
miêu tả cũng tác động đến việc chọn lựa hình thức và cấu trúc của DN, cũng như tính khả
chấp của phát ngôn trong qua trình giao tiếp. Việc chọn lựa DN của người phát ngôn
được thực hiện nhằm thỏa mãn nguyên tắc thích hợp (relevance) trong giao tiếp.
----------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Cao Xuân Hạo Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1. Nxb Khoa
học xã hội, 1991.
Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb Giáo
dục, 1998.
2. Dowty, D. R. “Toward a semantic analysis of verb aspect and the English
‘Imperfective’ progressive” Linguistics and Philosophy 1, 45-
79, 1977.
“Thematic Proto-Roles and Argument Selection”. Language
67, 547-
619. 1991.
3. Krifka, M “The Expression of Quantization (Boundedness).” Paper
presented at the Workshop on Cross-Linguistic Variation in
Semantics. LSA Summer Institute. Cornell. 1997
“The origin of Telicity.” Rothstein, S. (ed) Events and
Grammar. Dordrecht/Boston/London: Kluwer Academic
Publishers, pp. 197-235. 1998.
4. Langacker Foundations of Cognitive Grammar.Vol 1: Theoretical
10
Ronald W.
Prequisites. Stanford University Press,1987.
Concept, image, and symbol: The cognitive basis of grammar.
Berlin; New York: Mouton de Gruyter, 1990.
5. Nedjalkov V.P
Typology of Resultative Constructions.
Amsterdam/Philadelphia: John Benjamin Publishing Company.
1988.
6. Vendler Z. Linguistics in Philosophy. Ithaca, Cornell University Press,
1967.
Interaction between NP Semantic Structure with Aspectual Value of the Sentence in
Vietnamese
Nguyễn Hoàng Trung, M.A
The aspectual category has been considered at the verb level. However, it does
not function in a separate way, but in interaction with the arguments of the verb like noun
phrases (NP). The semantic properties of NP such as countness and definiteness or the
properties which Dowty called cumulativity and quantization, lead to changes of situation
types and to aspectual shifts in the sentence.
In addition to that, we try to explain the process of describing the objects and the
choice of NP classes to represent these objects in cognitive and psychological approach.
By describing this interaction, we want to conclude that the aspect is not only a
verb level phenomenon, but a sentence level one.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- htduifjopiadgjiadugoierugihadpgo (46).pdf