Về bản chất, tự chủ là cơ chế tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể kinh tế- xã hội,
trong đó chủ thể này có quyền và nghĩa vụ chủ động tự quyết định các vấn đề liên quan
tới định hướng phát triển, tự tổ chức và thực hiện các hoạt động cần thiết để đảm bảo các
điều kiện để duy trì sự hoạt động bền vững của mình mà không bị chi phối bởi các chủ
thể khác. Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của sự tự chủ là tính độc lập của một chủ thể
trong việc tự mình ra quyết định và hành động theo ý chí riêng. Về bản chất, sau khi
được thành lập, một tổ chức sẽ trở thành một pháp nhân hoạt động theo sứ mạng, chức
năng mà nó được giao (theo ý tưởng và quyết định của những chủ thể thành lập ra nó).
Tài sản mà những chủ thể sáng lập đã bỏ ra để thành lập tổ chức mới sẽ trở thành tài sản
thuộc sở hữu của tổ chức này. Lúc đó, tổ chức này sẽ có tư cách độc lập về mặt pháp lý
đối với các chủ thể khác trong xã hội, kể cả đối với chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân thành lập ra nó. Để đảm bảo tính độc lập đó, tổ chức này phải tự chủ về mọi mặt, cả
về pháp lý, hành chính, xã hội và kinh tế. Như vậy, tự chủ là một trạng thái của một chủ
thể trong mối quan hệ với một hoặc một số chủ thể khác xét trên giác độ quyền và nghĩa
vụ về hành vi, nhận thức của chủ thể đó (cả trên giác độ ra quyết định và hiện thực hóa
hành vi, nhận thức của mình). Tổng hợp những quan niệm về tự chủ, Benoist cho rằng tự
chủ thực sự không nằm ở quy định pháp lý, mà là ở ý chí thực hiện những nội dung của
tự chủ1. Jürg Minsch cho rằng trong xã hội hiện đại- offene Gesselschaft (xã hội mở), với
tư cách là một “souveräne Denkrepublik” (Cộng hòa tư duy tự chủ), trường đại học phải
được tự chủ thì mới có thể phát huy được sự tự do tư duy, từ đó tạo ra những tri thức mới
cho xã hội, để tạo ra “Gute Leben für Alle” (Cuộc sống tốt đẹp cho mọi người)2.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự tự chủ bền vững của trường đại học - Nhìn từ lý thuyết tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động của trường đại học, thực hiện cả
nhiều nhiệm vụ, quyết định cả nhiều vấn đề thuộc chức năng, quyền hạn của trường.
Một khi các trường đại học tự chủ, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước đối
với các trường sẽ phải được đổi mới mạnh mẽ. Việc áp dụng một cách nhất quán một
phương thức quản lý chủ đạo (và có thể áp dụng một số khía cạnh của các phương thức
quản lý khác như một cách để bổ khuyết cho những nhược điểm và hạn chế của phương
thức chủ đạo đã chọn) là rất cần thiết16. Trong số những vấn đề phải xử lý, một vấn đề rất
quan trọng là giám sát hoạt động của trường để đảm bảo nhà trường tuân thủ đúng các
quy định pháp luật và cam kết của chính bản thân trường. Nhà nước kiểm tra, giám sát
xem các trường đại học có thực hiện đúng cam kết của mình về sản phẩm và chất lượng
sản phẩm mà mình đã đăng ký/ công bố hay không, có tuân thủ những quy định của Nhà
nước và các quy định của chính bản thân các trường hay không. Bản thân cộng đồng, các
tổ chức xã hội- nghề nghiệp, chính bản than người học và các chủ thể có liên quan đảm
nhận vai trò, chức năng giám sát hoạt động của các trường trong phạm vi chức năng và
năng lực của họ. Minh bạch hóa chính sách và hoạt động của các trường trở thành một
trong những yêu cầu rất cơ bản đối với mỗi trường.
Một trong những yếu tố tác động tới sự “tự chủ hóa” các trường đại học là quan
niệm và đánh giá về sự cần thiết của việc Nhà nước kiểm soát chất lượng đào tạo. Theo
đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước có trách nhiệm xác định các tiêu chí và tiêu
chuẩn chất lượng đào tạo. Những quy định này thể hiện rất rõ cách tiếp cận với khái
niệm chất lượng theo quan điểm của “nhà sản xuất” (tức là người cung cấp dịch vụ). Tuy
nhiên, theo quan điểm thị trường, các tiêu chí và tiêu chuẩn chất lượng đào tạo đại học
phải xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, chất lượng đào tạo của các trường
đại học phải được xác định trên cơ sở thiết kế và đăng ký của các trường đại học và nên
do các tổ chức kiểm định chất lượng chuyên nghiệp đánh giá, chứ không phải do cơ quan
quản lý nhà nước (ít nhất cũng là không phải chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước tiến
hành theo phương thức như hiện nay). Việc đánh giá chất lượng đào tạo phải được nhìn
nhận trên cả hai giác độ: 1) So với các tiêu chí đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và
16 Theo các quy định hiện hành, phương thức quản lý theo quá trình và quản lý theo kết quả, quản lý theo mục tiêu,
quản lý theo hoạt động (điều hành trực tiếp) có sự đan xen khá nhiều, không thể hiện rõ phương thức quản lý nào
là chủ đạo và việc áp dụng những phương thức khác nhau đối với những vấn đề khác nhau trong đào tạo đại học
không được thuyết minh/ lý giải một cách rõ ràng, minh bạch. Đối với việc quản lý chất lượng đào tạo đại học
hiện nay, vẫn còn có sự đan xen giữa quản lý theo quá trình, quản lý theo hoạt động, quản lý các yếu tố đầu vào,
trong khi những tiêu chỉ phản ánh chất lượng đầu ra chỉ mới nặng về định tính và khái quát, thậm chí trong nhiều
trường hợp còn chưa rõ chính bản thân đầu ra (con người hay chỉ là kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành vi của
họ?!).
161
công bố chính thức với xã hội và 2) so với yêu cầu mà xã hội đặt ra. Trong kinh doanh
thông thường, một khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không đạt chuẩn thì sẽ không
được đưa ra thị trường, khi doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để sản xuất
và kinh doanh thì chưa được phép hoạt động. Tuy nhiên, mặc dù giáo dục được coi là
dịch vụ đặc biệt quan trọng, đối với các trường đại học, khi một trường chưa đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu theo quy định, việc cung cấp dịch vụ (đào tạo những ngành
nghề, những bậc học nhất định) chỉ bị hạn chế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn
có thể “quyết định cho phép mở ngành đối với cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện
được tự chủ mở ngành đào tạo quy định tại khoản 3 Điều này và đối với các ngành thuộc
lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh”17.
Việc tái cấu trúc đội ngũ nhân sự đòi hỏi các trường đại học phải giải quyết bốn
vấn đề: Trước hết, cần tạo động lực làm việc và sự gắn kết bền vững) của đội ngũ nhân
lực của trường; hai là đảm bảo cho đội ngũ này có cơ cấu cần thiết về năng lực; ba là xây
dựng cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ của trường (tức
là đảm bảo cả đội ngũ cán bộ quản lý/ giám sát, đội ngũ giảng viên và đội ngũ phục vụ
của các trường đủ để cung cấp được dịch vụ đào tạo theo chất lượng mà nhà trường cam
kết với xã hội) và cuối cùng, bốn là nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự trong
các trường đại học. Đặc biệt trong việc tái cấu trúc đội ngũ nhân sự của trường đại học và
trong công tác quản lý, sử dụng đội ngũ này, cần quán triệt ngày càng đầy đủ tính chất thị
trường. Tuy thị trường lao động trên thực tế đã hình thành ở Việt Nam, nhưng đối với đội
ngũ nhân sự của các trường đại học, cơ chế này vẫn chỉ phát huy một cách có mức độ do
khả năng “thích ứng” của đội ngũ nhân sự trong các trường vẫn còn “cao”, cán bộ, giáo
viên (kể cả trong các trường dân lập, tư thục) sẵn sàng chấp nhận “làm thêm”, sử dụng
các nghề “tay trái” để đảm bảo thu nhập, chưa sẵn sàng bỏ việc ở những nơi có thu nhập
thấp và chế độ đãi ngộ kém. Hiện tượng này chưa tạo ra sức ép thực sự đối với các
trường khi thực hiện tự chủ. Nhưng thực ra, chính bản thân việc họ không tận tâm làm
việc cho một trường mà họ là nhân sự cơ hữu đã là sự “bỏ việc” không chính thức và
không hoàn toàn. Hiện tượng này lâu nay được cho là xuất phát từ nhận thức, ý thức và
“sự thích ứng” và “năng động” của đội ngũ nhân sự của các trường đại học, nhưng thực
ra lại chính là từ công tác quản lý nhân sự của các trường. Nó không chỉ ảnh hưởng tới
chất lượng đào tạo mà còn ảnh hưởng nhiều mặt tới hoạt động và phát triển của chính
bản thân các trường.
Nâng cấp cơ sở vật chất của trường là yêu cầu thiết yếu trong quá trình chuyển các
trường sang thực hiện cơ chế tự chủ. Sự thực là lâu nay nhiều trường đại học công lập
còn ỷ lại rất nhiều vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất
của trường. Bên cạnh đó, nhiều trường (kể cả những trường thí điểm thực hiện cơ chế tự
chủ lẫn các trường chưa áp dụng cơ chế này) đã khai thác các nguồn lực để bổ sung,
nâng cấp cơ sở vật chất của mình dưới nhiều hình thức (hợp tác nghiên cứu với nước
ngoài và với các doanh nghiệp trong nước, khai thác trang thiết bị của các doanh nghiệp
và các tổ chức kinh tế- xã hội và giữa các trường đại học để phục vụ quá trình đào tạo,
). Vấn đề cơ bản ở đây là nhận thức và năng lực tìm kiếm và khai thác các nguồn lực
bổ sung cho cơ sở vật chất của trường, đặc biệt là nhận thức và năng lực của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo các trường, trong đó có vai trò của người đứng đầu. Hiện nay, khả năng đầu
tư của Nhà nước để xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường đại học, trước
17 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2019. Mục 18 điều 1 về sửa đổi Điều 33 Luật Giáo dục năm 2012. “Điều này”
ở đây là điều 33 Luật Giáo dục năm 2012.
162
hết là cho các trường đại học công lập, đã rất hạn chế. Việc giảm thiểu và cắt hẳn sự trợ
cấp này là không thể tránh khỏi. Do vậy, cần sớm chuyển sự bao cấp này sang hình thức
đầu tư theo nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. Khả năng và kết quả thực hiện nhiệm vụ
này cần được coi là một trong những tiêu chí để lựa chọn cán bộ làm người đứng đầu các
trường18.
Quan điểm phổ biến lâu nay ở Việt Nam là các trường đại học tư thục và dân lập
đã độc lập ngay từ khi thành lập; vấn đề tự chủ của trường đại học và việc chuyển đổi mô
thình từ chưa tự chủ sang tự chủ chỉ đặt ra đối với các trường đại học công lập. Tuy
nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy: Nhiều trường đại học tư thục ở Việt Nam, đặc
biệt là những trường đại học mà chủ sở hữu là các tập đoàn/ doanh nghiệp lớn hoặc
người sáng lập/ góp vốn chủ yếu là chủ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, cũng
chưa hoàn toàn hoặc chưa thực sự độc lập. Không ít trường còn phụ thuộc rất nhiều vào
cá nhân chủ sở hữu, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển thực sự, thậm chí nhiều tài
sản chưa được phân định rạch ròi về mặt pháp lý giữa chủ sở hữu với pháp nhân nhà
trường. Có lẽ cho tới nay, chưa có những khảo sát đầy đủ và khoa học, chưa có những
đánh giá toàn diện về vấn đề này. Hơn nữa, theo các quy định hiện hành, nhiều hoạt động
có tính tác nghiệp của các trường đại học, kể cả công lập lẫn tư thục, đều cần phải xin
phép các cơ quan quản lý nhà nước.
Mở rộng sự tự chủ của trường đại học không phải là việc của riêng các trường đại
học, mà trước hết là của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có Bộ Giáo
dục và đào tạo. Nó cũng đòi hỏi sự thay đổi nhận thức của cộng đồng, trong đó có sinh
viên, gia đình họ và người sử dụng họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc. Quan điểm phổ
biến hiện nay cho rằng sự tự chủ của trường đại học từ tự chủ sang tự chủ từng phần và
tự chủ hoàn toàn là một quá trình. Tính chất “quá trình” cần được hiểu là có sự chuẩn bị
để mỗi trường có điều kiện thực hiện được cơ chế tự chủ chứ không phải là “cho” trường
tự chủ dần mỗi năm một ít bởi việc thực hiện “tự chủ từng phần” không thể tạo ra sự tự
chủ thực sự. Ngay từ rất sớm, Bodin đã kết luận rằng sự tự chủ không thể “bị cắt thành
từng mảnh”, mà phải là sự tự chủ toàn diện19. Thực tế chuyển đổi cơ chế hoạt động thành
tự chủ từng phần cũng cho thấy rằng các trường đại học hoạt động theo cơ chế tự chủ
từng phần đều gặp nhiều khó khăn, tuy được cho tự chủ nhưng vẫn bị “bó chân bó tay”.
Quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động của các trường đại học theo hướng đảm
bảo sự tự chủ thực sự của các trường đại học ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự đổi mới thực
sự ngành giáo dục đại học của đất nước. Nó đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ và chính xác
hơn về vai trò, vị trí của các chủ thể có liên quan và tham gia vào các hoạt động của
ngành để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp đối với hành vi của mỗi chủ thể. Trong quá
trình này, bản thân mỗi trường đại học phải tự nỗ lực để nâng cao năng lực và ý chí tự
18 Một thực tế cũng cần nói tới ở đây là nhiều trường công lập quyết định và lập dự án đầu tư xin Nhà nước cấp vốn
xây dựng các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật căn cứ vào “sự cần thiết” của các công trình dựa trên đánh giá của
chính các trường. Phân tích “hiệu quả” của các công trình này nếu có tính tới khi xây dựng dự án để xin cấp vốn
cũng chỉ là phân tích định tính. Yêu cầu “thu hồi vốn” để tái đầu tư cũng như kinh phí duy trì, khai thác và nâng
cấp các công trình này cũng ít được tính tới. Chính vì thế, các trường thường cũng chưa khai thác tốt những trang
thiết bị đã được đầu tư, mua sắm trong những năm trước đây, càng khó nói tới việc chủ động tìm kiếm kinh phí
để nâng cấp, thay thế chúng khi hết thời hạn sử dụng. Dù nguyên nhân của tình trạng này là gì thì việc giảm bao
cấp của Nhà nước cũng buộc các trường cân nhắc một cách thận trọng khi quyết định đầu tư và tính toán một
cách kỹ lưỡng yêu cầu sử dụng để các trang thiết bị có thể được đầu tư một cách đồng bộ và sau đó được khai
thác, sử dụng có hiệu quả.
19 Jean Bodin (1576), The Six Bookes of a Commonweale. Cambridge: Harvard University Press, 1962.
163
chủ của mình. Một khi có được năng lực và ý chí cần thiết, mỗi trường sẽ đảm bảo được
sự tự chủ thực sự của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Olaf Asbach (2013), Politische Herrschaft und Autonomie: Souveränität bei Bodin,
Hobbes und Rousseau.
2- Allain de Benoist (2018), What is Sovereignty?
3- Luật Dân sự năm 2015. Luật số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng
11 năm 2015.
4- Luật Giáo dục năm 2012.
5- Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 11
năm 2018.
6- Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 (Văn bản hợp nhất).
7- Jeffrey A. Miles (2012), Management and Organization Theory. The Jossey-Bass
Business & Management Series. San Francisco. USA.
8- Jürg Minsch (2019), Offene Gesellschaft & Souveräne Universität.
9- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập.
10- Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định
giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng
ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
11- Patricio Valdivieso (1999), Is the Concept of Sovereignty Changing?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tu_chu_ben_vung_cua_truong_dai_hoc_nhin_tu_ly_thuyet_to_c.pdf