Đầu những năm 1980 của thời kỳ bao cấp, những người con gái thường buộc túm mái tóc ngắn và thô bằng dây thun mềm hoặc sang hơn là cái cặp tóc bằng nhựa cứng và các chị cùng thời đó mới chỉ biết đến xà bông thơm, chứ nước hoa thì vô cùng hiếm, và quá ư xa xỉ.
Xà bông thơm dạo đó còn được dùng để gội đầu, vì thế những mái tóc vốn đã ngắn và khô vì đạp xe trời nắng, lại càng cứng và dễ gãy hơn khi không được chăm sóc và cũng không hề có bất kỳ loại kem dưỡng hay mỹ phẩm nào như bây giờ. Dầu gội đầu chỉ xuất hiện từ thập kỷ đổi mới và dần phổ biến từ những năm đầu 1990, khi đó, những mái tóc bắt đầu êm hơn, và dần trở nên mượt và thơm hơn, nhờ có dầu xả và hương liệu.
Kể từ năm 1997, thông tin về nước hoa và mỹ phẩm ùa vào cùng với sự mở mang của Internet, trên đường phố ngày càng nhiều những cô gái chạy xe Cup 50 thả mái tóc dài bay theo gió, hương thơm của dầu xả dần được thay bởi mỹ phẩm và nước hoa.
Ở các nước xung quanh, đây cũng là thời của những mái tóc dài mượt mà, thơm dịu và đầy nữ tính, dường như quá trình tóc cuốn gọn và uốn ngắn những năm 1970 đã kết thúc - một giai đoạn phụ nữ để tóc khô, ép cứng thể hiện sự năng động và cá tính trong tương quan so sánh với đàn ông, rằng phái nữ cũng khỏe, mạnh, gọn, và bình đẳng y như nam giới vậy.
Ngày nay thực tế đa dạng hơn trước, nếu để ý thì thấy giới nữ dường như chia thành ba nhóm: những người chững tuổi thường uốn tóc ngắn gọn ; nhóm các cô dân văn phòng và đi làm hàng ngày, là đối tượng quan tâm tới mái tóc và tiêu thụ các sản phẩm dưỡng tóc, mỹ phẩm, nước hoa nhiều nhất, và cũng (dường như) nữ tính nhất; cuối cùng là nhóm nữ trẻ với những mái đầu đủ màu sắc đến sặc sỡ thật vui mắt
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự tình cờ trong công cuộc phát minh dầu gội đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ TÌNH CỜ TRONG CÔNG CUỘC PHÁT MINH DẦU GỘI ĐẦUĐầu những năm 1980 của thời kỳ bao cấp, những người con gái thường buộc túm mái tóc ngắn và thô bằng dây thun mềm hoặc sang hơn là cái cặp tóc bằng nhựa cứng và các chị cùng thời đó mới chỉ biết đến xà bông thơm, chứ nước hoa thì vô cùng hiếm, và quá ư xa xỉ... Xà bông thơm dạo đó còn được dùng để gội đầu, vì thế những mái tóc vốn đã ngắn và khô vì đạp xe trời nắng, lại càng cứng và dễ gãy hơn khi không được chăm sóc và cũng không hề có bất kỳ loại kem dưỡng hay mỹ phẩm nào như bây giờ. Dầu gội đầu chỉ xuất hiện từ thập kỷ đổi mới và dần phổ biến từ những năm đầu 1990, khi đó, những mái tóc bắt đầu êm hơn, và dần trở nên mượt và thơm hơn, nhờ có dầu xả và hương liệu.Kể từ năm 1997, thông tin về nước hoa và mỹ phẩm ùa vào cùng với sự mở mang của Internet, trên đường phố ngày càng nhiều những cô gái chạy xe Cup 50 thả mái tóc dài bay theo gió, hương thơm của dầu xả dần được thay bởi mỹ phẩm và nước hoa...Ở các nước xung quanh, đây cũng là thời của những mái tóc dài mượt mà, thơm dịu và đầy nữ tính, dường như quá trình tóc cuốn gọn và uốn ngắn những năm 1970 đã kết thúc - một giai đoạn phụ nữ để tóc khô, ép cứng thể hiện sự năng động và cá tính trong tương quan so sánh với đàn ông, rằng phái nữ cũng khỏe, mạnh, gọn, và bình đẳng y như nam giới vậy.Ngày nay thực tế đa dạng hơn trước, nếu để ý thì thấy giới nữ dường như chia thành ba nhóm: những người chững tuổi thường uốn tóc ngắn gọn ; nhóm các cô dân văn phòng và đi làm hàng ngày, là đối tượng quan tâm tới mái tóc và tiêu thụ các sản phẩm dưỡng tóc, mỹ phẩm, nước hoa nhiều nhất, và cũng (dường như) nữ tính nhất; cuối cùng là nhóm nữ trẻ với những mái đầu đủ màu sắc đến sặc sỡ thật vui mắt.
Tập đoàn “B & C” của Mỹ có nhiều sản phẩm chủ lực về thuốc gội đầu và bảo vệ tóc. Trong lĩnh vực sản phẩm này họ lại luôn đụng đầu với hãng S. của Nhật. Hãng này luôn có thuốc gội đầu và bảo vệ tóc nổi tiếng thế giới và chiếm tỷ trọng thị phần khá cao. Năm 1990, hai loại sản phẩm nước gội đầu sạch gàu và nước gội đầu lưỡng dụng của B & C đã giảm mức tiêu thụ, đòi hỏi phải đưa ra thị trường loại sản phẩm mới. Công ty của Nhật cũng thấy người tiêu dùng đã không còn hứng thú với nước gội đầu vàng và nước gội đầu bạc hà của họ nên cũng tìm cách tạo ra sản phẩm mới. Cả hai hãng đều phát hiện ra tác dụng dưỡng tóc của vitamin B5 và cùng tiến hành nghiên cứu nước gội đầu bảo vệ tóc có chứa vitamin B5. Hai bên đều biết đối phương cũng đang cố gắng đưa ra sản phẩm mới như mình nên đều nỗ lực để chiếm thế thượng phong khi có sản phẩm mới trước.
Việc cho ra đời một sản phẩm mới không đơn giản từ khi phát hiện chất dưỡng tóc đến pha chế và đưa vào sản xuất có biết bao yếu tố kỹ thuật và công nghệ cần giải quyết. Vì thế cả hai bên đều tận dụng mọi thời gian để về đích trước. Đúng vào thời điểm then chốt nhất thì công ty B & C lại tổ chức một đợt xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nước gội đầu lưỡng dụng một cách rầm rộ trên một loạt thành phố. Phía Nhật sau khi nắm tình hình đó kết luận phía Mỹ chưa thể có sản phẩm mới sớm hoặc chưa có ý định đưa sản phẩm mới vì nếu có sản phẩm mới thì họ tốn tiền quảng cáo sản phẩm làm gì. Từ đó phía Nhật tỏ ra ung dung trong việc cho ra đời sản phẩm mới. Họ trù tính một tháng sau sẽ quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm mới. Ai ngờ chỉ một tuần sau đó hãng B & C mở đợt tuyên truyền quảng cáo rầm rộ trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm mới dầu gội vitamin B5. Sau đợt tuyên truyền quảng cáo rầm rộ này một tuần sản phẩm dầu gội đầu dưỡng tóc màu hồng nhạt đóng trong chai nhựa thích hợp với mọi loại tóc đã xuất hiện và được người tiêu dùng ưa chuộng. Người Nhật hoàn toàn bất ngờ và không kịp trở tay. Họ cố gắng đêm ngày để cho ra sản phẩm mới. Nhưng khi đó dầu gội dưỡng tóc B5 của người Mỹ đã tràn ngập trên thị trường và ăn sâu vào lòng người rồi. Thì ra người Mỹ đã làm ra sản phẩm từ sớm và họ làm một cuộc nghi binh đánh lừa bằng cách quảng bá sản phẩm cũ khiến người Nhật chậm chân hơn.
Bạn là một phụ nữ trẻ đang tìm mua dầu gội đầu? Nếu vào thời kỳ cách đây chừng chục năm, vấn đề không đến nỗi quá phức tạp: bạn sẽ chọn mua loại dầu gội chất lượng tốt, giá cả phải chăng, vì nhu cầu cốt lõi của bạn lúc đó rất đơn giản: dùng dầu gội để có một mái tóc đẹp.
Nay thì mọi chuyện có vẻ không suôn sẻ như vậy, bởi các đại gia mỹ phẩm đã giúp nhận bạn nhận ra rằng ngoài nhu cầu cốt lõi đó, bạn còn có rất nhiều những nhu cầu khác mà cũng chỉ xoay quanh chai dầu gội đầu.
Từ những quảng cáo lôi cuốn và hấp dẫn…
Pantene là một trong số những nhãn hiệu dầu gội sớm gặt hái được thành công trên thị trường. Các nhãn hiệu Pantene được cá biệt hóa và phục vụ nhiều phân khúc thị trường khác nhau.
Bên cạnh quảng cáo sôi động, ấn tượng trên truyền hình và báo chí, Pantene cũng áp dụng thành công với các quảng cáo không dùng mass-media. Pantene tài trợ nhiều chương trình trò chơi trên truyền hình; câu lạc bộ Pantene với các đêm ca nhạc tại nhiều nơi trên thế giới luôn thu hút đông đảo giới trẻ. Chính việc tài trợ các chương trình giải trí này đã góp phần nâng cao nhận thức nhãn hiệu rất lớn cho Pantene.
Không chịu thua kém P&G – cha đẻ của Pantene, tập đoàn Unilever, hiện sở hữu các nhãn hiệu mỹ phẩm thành công như dầu gội Sunsilk, Clear, sữa chăm sóc toàn thân Dove,… cũng có những chiêu bài độc đáo. Năm 1999, Unilever có 1600 thương hiệu được kinh doanh tại 150 quốc gia và 90% lợi nhuận của hãng đến từ 600 nhãn hiệu nổi tiếng. Theo Mark Nolan, giám đốc tiếp thị của Unilever tại châu Âu thì: “Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, muốn cạnh tranh và bảo vệ nhãn hiệu của mình trên thị trường thì ngoài việc sở hữu một công nghệ siêu cao, kỹ năng sản xuất đặc biệt, hệ thống dịch vụ tinh tế, hệ thống phân phối và bán hàng hoàn hảo... còn phải làm chủ và định hướng được giá cả trên thị trường, làm chủ được các phương tiện truyền thông đại chúng và biện pháp marketing.
Một yêu cầu nữa là Unilever phải làm thế nào để khách hàng có thể nhớ, nhận biết, phân biệt, chọn lựa sản phẩm của hãng giữa rừng sản phẩm tương tự trên thị trường. Hiện Unilever bán sản phẩm nước xả làm mềm vải và dầu gội trên khắp châu Âu với 7 tên gọi riêng biệt nhau, thường là đựng trong những bình có kiểu dáng khác nhau, với các chiến lược marketing khác nhau và thậm chí đôi khi còn với những công thức khác nhau”.
Cuộc chiến giữa P&G và Unilever đang ngày một quyết liệt thì xuất hiện các nhãn hiệu dầu gội châu Á với các chiến lược marketing độc đáo. Nổi bật nhất là Double Rich của LG, hiện có sức hấp dẫn mạnh nhờ phong cách quảng cáo “TPE” (third party endorsement), với sự góp mặt của hàng loạt siêu sao phim truyền hình Hàn nổi tiếng
Tuy vậy, chính hãng L’Oreal mới là người thống lĩnh ngành sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có giá trị đến 110 tỷ USD mỗi năm. Tập đoàn của Pháp này dẫn đầu trong các sản phẩm nhuộm tóc tại cả Mỹ và châu Âu, và thống lĩnh thị trường mỹ phẩm ở Mỹ.
Việc L’Oreal đưa những nhân vật nổi tiếng quyến rũ như siêu sao điện ảnh ca nhạc Natalie Imbruglia vào quảng bá cho sản phẩm của mình với khẩu hiệu làm say đắm lòng người “Because you’re worth it” của họ đã biến những sản phẩm có giá cao ngất trời trở thành cả một núi tài sản lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tinh_co_may_man_trong_cong_cuoc_phat_minh_dau_goi_dau_5153.doc