Mỗi thời mỗi khác, sinh viên Việt Nam qua mỗi thế hệ lại đem đến nhiều sự ngạc nhiên, ngỡ
ngàng. Đặc biệt trong thời đại Công nghệ 4.0 đang tác động trực diện vào mọi lĩnh vực của các
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng
thời thu hút những nguồn đầu lớn từ quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, về các lĩnh vực y
học, máy móc thiết bị, kinh tế. Song song đó việc đào tạo nguồn nhân lực để đồng bộ hóa với sự
phát triển thời nay là yếu tố cốt lõi. Chính vì lý do đó giáo dục bậc đại học là lĩnh vực có tầm ảnh
hưởng nhất định và nhân tố chịu tác động trực tiếp đó chính là sinh viên.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì chắc hẳn phải có sự can thiệp trực tiếp từ nền giáo
dục Việt Nam. Song bên cạnh đó phải có sự phối hợp của đối tượng học là sinh viên. vậy dưới sự
tác động của cuộc CMCN 4.0 thì việc học của sinh viên như thế nào được cho hiệu quả.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự thay đổi về việc học của sinh viên thời đại công nghệ 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1194
SỰ THAY ĐỔI VỀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN
THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0
Lê Thị Như Phương, Phạm Thị Mỹ Linh, Mai Thị Minh Thúy
Khoa Tài chính Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Thái Thị Nho
TÓM TẮT
Mỗi thời mỗi khác, sinh viên Việt Nam qua mỗi thế hệ lại đem đến nhiều sự ngạc nhiên, ngỡ
ngàng. Đặc biệt trong thời đại Công nghệ 4.0 đang tác động trực diện vào mọi lĩnh vực của các
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng
thời thu hút những nguồn đầu lớn từ quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, về các lĩnh vực y
học, máy móc thiết bị, kinh tế. Song song đó việc đào tạo nguồn nhân lực để đồng bộ hóa với sự
phát triển thời nay là yếu tố cốt lõi. Chính vì lý do đó giáo dục bậc đại học là lĩnh vực có tầm ảnh
hưởng nhất định và nhân tố chịu tác động trực tiếp đó chính là sinh viên.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì chắc hẳn phải có sự can thiệp trực tiếp từ nền giáo
dục Việt Nam. Song bên cạnh đó phải có sự phối hợp của đối tượng học là sinh viên. vậy dưới sự
tác động của cuộc CMCN 4.0 thì việc học của sinh viên như thế nào được cho hiệu quả.
Từ khóa: 4.0, công nghệ, sinh viên, việc học.
1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1 Công nghiệp 4.0
1.1.1 Khái niệm
Công nghệ là một cách gọi của việc phát triển khoa học kỹ thuật đến một mức độ có thể làm thay
đổi cách thức hoạt động của con người trong sản xuất, theo hướng tích cực hơn công nghệ 4.0 (lần
thứ tư) là một bước tiến mới mà nhân loại đang hướng đến hay nói cách khác đây chính là cuộc
cách mạng trí tuệ bởi nó tạo ra môi trường mà khi đó máy móc tự động hoá, con người kết nối làm
việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới. Công nghệ 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực
chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.
Trong đó, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo - Artificial intelligence (AI), vạn
vật kết nối - Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn - Big Data.
Lĩnh vực công nghệ sinh học: Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông
nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và
vật liệu.
Về vật lý: Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, các vật liệu mới (graphene, skyrmions), xe tự lái và
công nghệ nano
1195
1.1.2 Ý nghĩa của sự ra đời Công nghệ 4.0
Trên phương diện vĩ mô, Công nghệ 4.0 góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và tăng
trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.
Ở phương diện vi mô, Công nghệ 4.0 đưa đến việc nhận thức lại một số giá trị, định hình lại các
ngành công nghiệp, dịch vụ... mở ra những “khoảng trống”, “kẽ hở” và “không gian” mới trong sản
xuất kinh doanh, dịch vụ. Và do đó, tạo điều kiện và mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam vừa “xếp hàng” vừa “chen lấn” và “lấn sân” vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành công
nghiệp, dịch vụ mới.
Công nghệ 4.0 làm sâu sắc hơn quá trình toàn cầu hóa và cùng với toàn cầu hóa tác động, thúc
đẩy sự biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế. Đó cũng là cơ hội để Việt
Nam đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển và hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công nghệ 4.0 tạo ra điều kiện và cơ hội để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể tổ chức cuộc
sống, làm việc, học tập, sinh hoạt, giải trí tốt hơn và ngày càng có chất lượng hơn.
2 THỰC TRANG VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN
2.1 Thời xưa
Qua lời kể của cha mẹ có thể thấy rõ việc học và hình thức thi hơn 20 năm về trước, mới thấy sự
khác biệt không thể nào so sánh được. Thời xưa, kiến thức chủ yếu gói gọn trong sách giáo khoa là
đủ. Sinh viên đến trường chỉ nghe thầy cô giảng bài ở lớp và ghi chép,về nhà tự ôn bài, tự tìm tòi
học hỏi thêm qua các tài liệu tham khảo ở các hiệu sách cũ, thư viện hoặc trao đổi với giảng viên.
Nhưng điều đó lại kích thích tích cực đến mặt tư duy, sáng tạo cho bộ não, tạo nên thói quen tốt đó
là tự học. Từ đó phía nhà trường và giảng viên, luôn đặt quyền lợi của sinh viên là trên hết, giảng
viên giảng dạy nhiệt tình, truyền thụ hết kiến thức trong các giờ học hơn. Việc học vì thế rất nhẹ
nhàng và không hề áp lực. Mặc dù lượng kiến thức còn bị giới hạn nhưng các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp hay nghề đều đào tạo ra rất nhiều những sinh viên ưu tú.
2.2 Thời nay
Ở thời nay sự xuất hiện CN 4.0 mang đến cơ hội và thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục
nói riêng. Điều quan trọng trong xu hướng mới là nền tri thức chia sẻ, qua những nền tảng như
Facebook, YouTube, Grab, Uber... cho thấy kiến thức không thể bó hẹp và độc quyền bởi một người
hay trong một phạm vi tổ chức. Sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay,
có nhiều cơ hội để trở thành một sinh viên toàn cầu. Đối với trường học nó sẽ đem lại kết quả vượt
trội cho những trường nào sớm có ý thức và có những bước áp dụng mạnh mẽ dựa trên 3 đặc tính:
kết nối, số hóa, tương tác dựa vào internet. Tại trường học hiện nay, tất cả các dữ liệu của sinh viên
từ mã số, điểm số, thi cử... đều đã được số hóa tại một nơi lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, giảng
viên chỉ cần đưa tài liệu lên “mây” (Cloud), tất cả mọi người tranh luận trên “mây” mà vẫn đảm bảo
được sự riêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ. Và các phương thức giảng dạy cũ không còn phù hợp
1196
với nhu cầu của xã hội. Ví dụ như nhu cầu của sinh viên là ngồi ở đâu cũng có thể truy cập vào
được thư viện của trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện
truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Những mô hình giảng dạy mới
như đào tạo trực tuyến không cần nhà trường. Trong đó sinh viên sẽ được hướng dẫn học qua
mạng, chỉ có giáo viên chấm điểm sau. Thậm chí, còn tiến tới việc sinh viên lớp trước chấm điểm,
hướng dẫn cho sinh viên lớp sau hay kiểm tra chéo nhau giữa các sinh viên. Điều này giúp tối ưu
hóa mọi nguồn lực.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên kết quả khảo sát của 150 sinh viên đang học tập chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Khảo sát
Với tầm ảnh hưởng rất lớn như vậy nhưng chỉ có khoảng 27% thật sự hiểu rõ CN 4.0 là gì và nó tác
động như thế nào đối với đất nước.
Biểu đồ 1: Khảo sát về sự hiểu biết về CN 4.0 của người Việt Nam
Trong 150 sinh viên được khảo sát đã có ít nhất 19.5% sinh viên dùng 1/8 thời gian trong ngày để sử
dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng và có gần một nửa sinh viên dùng hơn ¼ thời gian trong ngày
để sử dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng. Với sự đổi mới của công nghệ, con người ngày nay chỉ
với một thiết bị điện tử có kết nối internet, mọi người có thể tìm kiếm mọi thứ, chính vì sự tiện lợi và
nhanh chóng nó đã trở thành một thứ không thể thiếu đối với sinh viên.
Biểu đồ 2: Khảo sát về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên ở Việt Nam
Tại môi trường học tập của sinh viên hiện nay, số lượng sinh viên lấy tài liệu kham khảo chiếm đến
95.3%, chỉ có số ít là tìm kiếm ở thư viện hay các hiệu sách. Những con số trên đã nói lên sự phụ
thuộc trong viêc học tập của sinh viên đối với các thiết bị điện tử có kết nối mạng. Học qua mạng,
học trực tuyến, dường như đã trở thành cách học phổ biến ở thời đại của “Công nghệ 4.0”, như
1197
vây ta thấy rõ sự phụ thuộc không chỉ thể hiện ở việc tìm kiếm tài liệu, giải đáp thắc mắc mà còn thể
hiện qua các phương pháp học tập của sinh viên. Qua hai câu hỏi khảo sát trên có thể chứng minh
rằng CN 4.0 ở thế kỉ 21 đang có tầm ảnh hưởng to lớn đối với ngành giáo dục nói chung và việc học
tập của sinh viên nói riêng.
Biểu đồ 3: Khảo sát sinh viên ở Việt Nam thường tìm tài liệu học ở đâu
3.2 Kết quả đạt được
Qua khảo sát trên cho chúng ta nhận ra một điều rằng: Phần lớn sinh viên ở Việt Nam dành hơn
1/8 thời gian trong một ngày cho việc sử dụng mạng internet. Song bên cạnh đó vì không hiểu rõ
tác động của CN 4.0 đến việc học như thế, dẫn đến hai chiều hướng sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát
Ưu điểm Nhược điểm
Thời gian Tiết kiệm: tìm kiếm, cập nhập
thông tin nhanh.
Lạm dụng: cho việc giải trí (lướt facebook, zalo,
youtube,...)
Kiến thức Phong phú, đa dạng, dễ dàng tìm
kiếm.
không có chọn lọc, độ tin cậy không cao.
Tư duy Kích thích tìm hiểu kiến thức mới Lười nhác suy nghĩ, sáng tạo => thụ động trong
việc học.
Phương pháp
học
Chủ động tự học (thi thử trên các
trang web)
Ỷ lại vào các trang web ôn tập, không tự lập kế
hoạch cho bản thân.
4 KIẾN NGHỊ
Nền tảng của CN 4.0 là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần mềm công nghệ thông
tin, kỹ thuật số và kết nối mạng, do vậy kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số
có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên cũng như con người nhân loại. Vì vậy Sinh viên, nguồn
nhân lực tương lai cần chuẩn bị nền tri thức vững chắc, toàn diện.
Thứ nhất, sinh viên cần định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu, yêu cầu của nghề nghiệp trước
cuộc CN 4.0, thích ứng với ngành nghề mới. Khi mà thực tế đã có những thay đổi việc làm trên thị
trường lao động, người máy bắt đầu thực hiện các công việc phổ thông thay cho con người. Việc
làm ở các lĩnh vực như tư vấn pháp luật, kế toán và tư vấn thuế cũng có thể bị thay thế hoàn toàn
bởi các rô-bốt thông minh.
1198
Thứ hai, tích cực trang bị các kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã
hội trong nền Công nghiệp 4.0. trang bị trình độ ngoại ngữ đủ để có thể làm việc ở mọi nơi trong tư
cách của công dân toàn cầu.
Thứ ba, sinh viên tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống, trang bị ngoại ngữ và các kỹ năng mềm
(khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và ảo, khả
năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành) thì các bạn sinh viên khi ra
trường mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
5 KẾT LUẬN
Sinh viên mỗi khi tìm kiếm một thông tin nào cần thiết cho việc nghiên cứu, làm đồ án, các số liệu
đều được cập nhật hết trên mạng. Sinh viên bây giờ sẽ không còn vất vả lục tung thư viện để tìm
những quyển sách mình cần, phải nhờ vả bạn bè tìm giúp những số liệu. Ta có thể dễ dàng tìm
thấy bất kỳ thông tin nào, tuy nhiên không phải hầu hết các số liệu và thông tin trên mạng là chính
xác. Chính vì những lợi ích quá tuyệt vời mà CN 4.0 đem lại, nên đã dẫn đến những hệ lụy mà
dường như cá nhân mỗi người vẫn chưa ý thức được "mình đang ngày càng lạm dụng nó". Bạn
nên nhớ rằng, CN 4.0 chỉ là một công cuộc đổi mới. Tự chính sinh viên ta phải suy nghĩ, lao động
sáng tạo thì mới có thể giúp ta phát huy hết được những thế mạnh của bản thân. Từ đó nguồn
nhân lực tương lai (sinh viên) là nhân tố để tạo nên những cuộc cách mạng công nghiệp trong
tương lai, nhằm hướng tới mục đích chung xây dựng đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư Ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo
khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Dự thảo ngày
12/6/2017.
[2] https://blog.hachium.com/thoi-dai-4-0-giao-duc-viet-dang-dau-o-giai-doan-2-0/
[3]
[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_4.0
[5] https://sie.hust.edu.vn/la-sinh-vien-hay-hieu-the-nao-la-cach-mang-cong-nghiep-4-0-de-
khong-bi-tut-hau/
[6] Nguyễn Thị Lan Phương (2018). Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và hiệu quả của sách tiếng
Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng sách này trong giai đoạn tiếp
theo. Đề tài cấp Bộ, mã số B2017-VKG-11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[7] Phạm Viết Vượng (2000). Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Randall Stross (2019) dịch giả Hoàng Thiện. Hướng nghiệp trong thời đại 4.0. Nhà xuất bản
Lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_thay_doi_ve_viec_hoc_cua_sinh_vien_thoi_dai_cong_nghe_4_0.pdf