Quản trị đại học ở Việt Nam đang chuyển dịch theo hai hướng có vẻ trái
ngược nhau là chia sẻ và tập đoàn hóa. Theo hướng chia sẻ, nhóm quản trị “chóp
bu” trong nhà trường chủ động thu hút sự tham gia của cán bộ lãnh đạo, quản lý,
giảng viên, người học và nhân viên hỗ trợ và người lao động trong nhà trường. Xu
hướng chia sẻ gắn liền với dân chủ hóa trong nhà trường. Bài viết hướng đến làm
rõ khái niệm quản trị chia sẻ, các cách tiếp cận về quản trị chia sẻ và làm rõ sự
tham gia của sinh viên vào quá trình quản trị chia sẻ trong trường đại học. Các lĩnh
vực sinh viên tham gia được bàn đến là tổ chức nhân sự, học thuật và tài chính.
Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản
trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp Đại học Quốc gia,
mã số QG.18.27) do nhóm chính nhóm tác giả thực hiện.
14 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự tham gia của sinh viên vào quản trị chia sẻ trong trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phản hồi khảo sát của trường về chất lượng giảng dạy các môn học được sinh viên
đánh giá hiệu quả tham gia cao lên đến 8.95 (Sinh viên trong các trường đại học tự
chủ theo Nghị quyết 77), song cũng có hoạt động họp hội đồng khoa học & đào tạo
của trường hiệu quả chỉ đạt 1.00 điểm (Sinh viên trong các trường đại học tự chủ
theo Nghị quyết 77).
Hoạt động Họp hội đồng khoa học & đào tạo của trường được sinh viên đánh
giá có hiệu quả tham gia thấp nhất trong số các hoạt động (điểm thấp nhất là 1.00,
điểm cao nhất là 5.00). Hiệu quả tham gia của sinh viên trong các đại học tự chủ theo
Nghị quyết 77 là có chênh lệch lớn giữa các hoạt động, có hoạt động đạt hiệu quả
tham gia cao lên đến 8.95 điểm (Phản hồi khảo sát của trường về chất lượng giảng
dạy các môn học), nhưng cũng có hoạt động chỉ đạt 1.00 điểm (Họp Hội đồng Khoa
học & Đào tạo của Trường). Sinh viên trong các đại học vùng và đại học khác đánh
giá hiệu quả tham gia trong lĩnh vực học thuật khá đồng đều nhau (khoảng từ 4 – 6
điểm). Sinh viên trong các đại học quốc gia có hiệu quả tham gia trong các hoạt động
là đồng đều nhất (khoảng từ 5.00 – đến 6.00 điểm).
Lĩnh vực học thuật nhìn chung thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều nhất
trong cả ba lĩnh vực, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên,
do đó sinh viên quan tâm và được nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện tham gia.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành430
Sự tham gia của sinh viên vào quản trị lĩnh vực tài chính
Thực tế trong các nghiên cứu từ trước đến nay khi bàn về sự tham gia quản trị
đại học của các bên liên quan, rất hiếm nghiên cứu bàn luận về sự tham gia của sinh
viên, đặc biệt là sự tham gia của nhóm này vào lĩnh vực tài chính của trường đại học.
Bảng 3.3. Mức độ tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tài chính
Góp ý cho chính sách
học bổng của sinh viên
Sinh viên trong các đại học quốc gia 0.40 (0.66)
Sinh viên trong các đại học vùng 0.08 (0.32)
Sinh viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77 1.00 (0.01)
Sinh viên trong các đại học ngoài công lập 0.32 (0.57)
Sinh viên trong các trường đại học khác 0.18 (0.45)
Trong lĩnh vực tài chính, nhóm nghiên cứu lựa chọn hoạt động Góp ý cho
chính sách học bổng của sinh viên để đánh giá sự tham gia của sinh viên. Vì đây là
hoạt động liên quan đến tài chính, gắn liền với lợi ích của sinh viên, được sinh viên
quan tâm. Mức độ tham gia tích cực nhất đạt mức 1.00 điểm (độ lệch chuẩn 0.01) là
của Sinh viên trong các trường đại học tự chủ theo Nghị quyết 77, thấp nhất chỉ đạt
0.18 điểm (độ lệch chuẩn 0.45) là của Sinh viên trong các trường đại học khác. Trong
khi đó Sinh viên trong các nhóm trường đại học khác có mức độ tham gia chưa đạt
đến 0.50 điểm.
Có thể nhận thấy mặc dù liên quan trực tiếp đến quyền lợi của sinh viên nhưng
mức độ tham gia tích cực của sinh viên vào lĩnh vực tài chính rất thấp. Điều này có
thể lý giải bằng việc sinh viên chưa được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia vào
hoạt động này, ý kiến của sinh viên chưa được công nhận. Ngoài ra, chính sách học
bổng dành cho sinh viên còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ chế của nhà nước,
chính sách của nhà trường, cân đối nguồn thu chi, số lượng sinh viên được học
bổng,
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 431
Biểu đồ 3.3. Hiệu quả tham gia của sinh viên vào lĩnh vực tài chính
Hiệu quả tham gia vào lĩnh vực tài chính được sinh viên trong các đại học quốc
gia đánh giá cao nhất với số điểm đạt 6,75 điểm. Hiệu quả tham gia thấp nhất là của
sinh viên trong các đại học ngoài công lập với 3,48 điểm. Các nhóm trường khác,
sinh viên đánh giá hiệu quả tham gia ở mức điểm từ 4,00 đến 5,00 điểm.
Mức độ tham gia tích cực của sinh viên của các nhóm trường vào các lĩnh vực
có sự khác nhau, trong đó sinh viên thuộc nhóm trường đại học tự chủ theo Nghị
quyết 77 có mức độ tham gia tích cực nhất trong cả ba lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh
vực học thuật và tài chính. Sinh viên ở nhóm trường đại học vùng hay đại học khác
có mức độ tham gia tích cực vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức nhân sự
và tài chính rất thấp.
4. Kết luận
Nghiên cứu của Annika Persson (2003) cho thấy sinh viên có ảnh hưởng đến
việc ra quyết định và thực tiễn thực hiện vì đây là nhóm lớn nhất trong cơ sở giáo
dục và bên liên quan chính đến cơ sở giáo dục. Mức độ tham gia có ảnh hưởng lớn
nhất của sinh viên là ở cấp độ khoa, nhất là trong đánh giá chương trình đào tạo,
học phần của chương trình đào tạo và ảnh hưởng một phần đến việc tổ chức và triển
khai các hoạt động đào tạo.
Từ các kết quả phân tích ở trên cho thấy sự tham gia của sinh viên vào các hoạt
động quản trị của cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thiết lập. Trong đó sự
tham gia của sinh viên thể hiện tích cực và hiệu quả nhất ở lĩnh vực học thuật. Sinh
viên là nhóm có vai trò quan trọng trong bất cứ trường đại học nào. Họ là nhóm có
ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, sự đóng góp,
tham gia của sinh viên vào hoạt động quản trị của nhà trường theo hướng quản trị
chia sẻ thì hầu như chưa được khuyến khích, tạo điều kiện ở các trường thuộc địa
bàn khảo sát. Lý do nằm ở các phía lãnh đạo nhà trường, giảng viên và cũng xuất
phát từ thói quen thờ ơ, không quan tâm của sinh viên tới hoạt động quản trị đại
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành432
học. Trong tương lai để phát triển trường đại học Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực
thì cần phải gia tăng các giải pháp tăng cường sự tham gia của sinh viên. Điều đó
vừa tăng tính tự chủ trong trường đại học vừa phát huy được sức mạnh tiềm năng
của đội ngũ tri thức trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết.
LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề
tài mã số QG.18.27.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Association of Governing Boards of Universities and Colleges. Shared governanc:
Changing with times. AGB’s White Paper March 2017; Steven C. Bahls, Shared
Governance in Times of Change: A Practical Guide for Universities and Colleges
(Washington, D.C.: AGB Press, 2014), pp. 19-34
2. De Boer, H., Enders, J., & Schimank, U. (2007), On the Way towards New
Public Management? The Governance of University Systems in England, the
Netherlands, Austria, and Germany. In Dorothea Jansen (Ed.), New Forms of
Governance in Research Organizations (pp. 137–154). Dordrecht: Springer.
3. Gayle, D. J., Tewarie, B., & White Jr, A. Q. (2011). Governance in the twenty-
first-century university: Approaches to effective leadership and strategic
management: ASHE-ERIC higher education report (Vol. 14). John Wiley &
Sons.
4. Gallagher, M. (2001), ‘Modern University Governance: A National Perspective’.
Trích dẫn từ
gov/default. htm
5. Hoàng Thị Xuân Hoa (2012). Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển, Bản tin Đại học
Quốc gia Hà Nội số 253.
6. Hội đồng quản trị, hành chính cấp cao và đội ngũ giảng viên là ba thành phần
“truyền thống” của quản trị chia sẻ được xác định ở Hoa Kỳ từ năm 1966 đến
nay. Association of Governing Boards of Universities and Colleges. Shared
governanc: Changing with times. AGB’s White Paper March 2017.
7. Mok, K.H. & Currie, J., (2002). Reflections on the impact of globalization
on educational restructuring in Hong Kong. In: Mok, K.H., Chan, D. (Eds.),
Globalization and Education: The Quest for Quality Education in Hong Kong.
Hong Kong University Press, Hong Kong.
8. Michael Shattock. “Re-Balancing Modern Concepts of University Governance”.
Higher Education Quarterly, 0951–5224 Volume 56, No. 3, July 2002, pp 235–244.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 433
9. Bùi Thùy Loan(2013), “Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, Tạp chí
Phát triển và Hội nhập 75-71 :(13) 3.
10. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhật (2013). “Quản trị đại học và
mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, 8(18), 63-68.
11. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013). “Quản trị đại học và
mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, 8(18), 63-68.
12. Phạm Phụ (2006), “Quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Tia
sáng, ngày 7/6/2006.
13. Phạm Thị Lan Phượng, (2015), “Dịch chuyển cơ chế quản trị giáo dục đại học
trên toàn cầu và suy ngẫm về Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, 3(68), 25-36.
14. Phạm Thị Lan Phượng, 2015, “Dịch chuyển cơ chế quản trị giáo dục đại học trên
toàn cầu và suy ngẫm về Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, 3(68), 25-36.
PARTICIPATION OF STUDENTS IN SHARED GOVERNANCE IN UNIVERSITIES
IN VIETNAM
Abtracts: University Governance in Vietnam is moving in two ways that seem
to be contradictory, sharing and grouping. In the direction of sharing, the “top”
administrator team in the school actively attracts the participation of leading
cadres, managers, lecturers, learners, support staff and workers in the school.
Sharing direction is associated with democratization in schools. The article
aims to clarify Shared Governance concept, approaches to Shared Governance
and student participation in Shared Governance process in university. Student
participation fields discussed are human resources, academia and finance. The
article uses survey data from the topic of Hanoi National University: “Annual
Education Report 2018: University Administration in Vietnam in transition process”
(National University topic, code No. QG.18.27), by the group author of this article.
Keywords: University Governance; Shared Governance; Student participation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tham_gia_cua_sinh_vien_vao_quan_tri_chia_se_trong_truong.pdf