Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển giáo dục: Khái niệm, mô hình và thực tiễn Việt Nam

 Sự tham gia của cộng đồng đã được nghiên cứu và áp dụng trong các

chương trình, dự án phát triển thuộc các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, phát

triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo. Tuy nhiên, trong giáo dục, sự tham gia của

cộng đồng thường gắn với xã hội hóa giáo dục để huy động xã hội, gia đình và

người học đóng góp các nguồn lực, chia sẻ chi phí. Lý luận và thực tiễn giáo dục

cho thấy hình thức, mức độ tham gia của cộng đồng trong giáo dục phụ thuộc rất

nhiều vào thành phần, cấu trúc của cộng đồng và sự phối hợp giữa các lực lượng

giáo dục gồm cơ quan nhà nước, nhà trường, thị trường, gia đình, và các tổ chức

ở cộng đồng, nhất là từ cấp cơ sở như xã.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển giáo dục: Khái niệm, mô hình và thực tiễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp Cận liên ngành và xuyên ngành176 Cộng đồng cấp xã được tạo bởi dân cư và các cơ quan, tổ chức, thiết chế, nhóm và gia đình mà mỗi thành phần này nắm giữ những vị thế, vai trò và tương tác với nhau theo hệ thống các giá trị, chuẩn mực nhất định tạo thành một chỉnh thể thường xuyên tương tác với môi trường xung quanh. Về lĩnh vực hoạt động, cộng đồng cấp xã là hệ thống của các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và nhiều hoạt động khác do các cá nhân, gia đình, tổ chức, thiết chế thực hiện. Các tổ chức bộ máy chính thức ở cộng đồng cấp xã rất cồng kềnh, phức tạp bao gồm 22 tổ chức trong đó có cơ quan Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, 5 đoàn thể chính - xã hội, 8 hội và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Cộng đồng cấp xã luôn có các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính thức và các nhóm sở thích. Cộng đồng cấp xã có thể bao gồm các cộng đồng dân cư khác nhau về địa bàn cư trú, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và các đặc điểm nhân khẩu học xã hội. Đồng thời mỗi cộng đồng cấp xã có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục cộng đồng cấp xã là hệ thống các cơ sở giáo dục chính thức và phi chính thức bao gồm các trường học, thường là trường mầm non, trường tiểu học, trung tâm học tập cộng đồng, các tổ chức hội khuyến học và một số cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo khác đóng trên địa bàn. Việc phân tích thành phần, cấu trúc của cộng đồng cấp xã có thể làm rõ vị trí, vai trò của các tổ chức, gia đình, cá nhân trong phát triển giáo dục ở cộng đồng. Rất có thể xảy ra tình trạng là mặc dù giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu và đầu tư giao dục là đầu tư cho phát triển nhưng quan điểm này chưa thể hiện rõ ở cấu trúc tổ chức của cộng đồng cấp xã, cộng đồng cấp cơ sở của việc thực hiện tất cả chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách giáo dục của Nhà nước. b) Các cơ sở giáo dục ở xã - Các cơ sở giáo dục mầm non: Cộng đồng cấp xã ở khu vực nông thôn có tên gọi ngắn gọn là “xã” (commune). Trên phạm vi cả nước tỉ lệ các xã có nhà trẻ, nhóm trẻ tăng từ 59,3% lên 66,6%, và tỉ lệ xã có trường, lớp mẫu giáo tăng từ 95% lên 97,5% trong giai đoạn 2006-2016. Điều này có nghĩa là đến năm 2016 vẫn còn một phần ba các xã trong cả nước chưa có nhà trẻ, nhóm trẻ và như vậy rất có thể là một phần ba các gia đình Việt Nam đã phải đóng góp rất lớn cho giáo dục nhà trẻ khi trực tiếp giáo dục trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ tại gia đình. - Các cơ sở giáo dục phổ thông trung học và cơ sở giáo dục thường xuyên: Không phải tất cả các xã đều có trường tiều học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông. Đặc biệt, tỉ lệ các xã có cơ sở giáo dục thường xuyên không tăng mà giảm từ 3,4% năm 2006 xuống còn 2,8% năm 2016 (Bảng 1). Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 177 Bảng 1. Tỉ lệ các xã có các loại trường năm 2006-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. c) Nguyên nhân bỏ học hoặc không đến trường Trong ngôn ngữ quản lý giáo dục ở Việt Nam, “bỏ học” là việc học sinh đang đi học nhưng lại không tiếp tục đi học nữa. Theo cách hiểu này, Việt Nam có tỉ lệ bỏ học rất thấp. Trên thế giới, “bỏ học” là việc một người trong độ tuổi đến trường mà không đi học. Theo nghĩa này, tỉ lệ bỏ học là tỉ lệ không đến trường trong độ tuổi, theo nghĩa này tỉ lệ bỏ học ở Việt Nam không ít. Ở Việt Nam, tỉ lệ đi học đúng tuổi tiểu học tăng từ 89,3% năm 2006 lên 97% năm 2016. Điều này có nghĩa là tỉ lệ bỏ học trong độ tuổi đi học đã giảm nhanh, trên ba lần từ 9,7% xuống còn 3% trong giai đoạn này. Tỉ lệ các xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường giảm từ 37% năm 2006 xuống còn 22,9% năm 2015. Trong 9 nguyên nhân, 3 nguyên nhân bỏ học hoặc không đến trường tiểu học được nêu ra nhiều nhất là: nguyên nhân “bố mẹ không quan tâm đến học hành của con cái” ở 64,5% các xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường, nguyên nhân “trẻ em không có khả năng học/không thích đi học” 63,3% và nguyên nhân “Kinh tế khó khăn chi phí quá đắt” 61,9% (Bảng 2). Từ góc độ lãnh đạo, quản lý giáo dục, cần thấy rằng việc trẻ em bỏ học hoặc không đến trường tiểu học do bố mẹ không quan tâm đến học hành của con cái là một thất bại của giáo dục ở cộng đồng. Việc trẻ em không có khả năng học hoặc không thích đi học là thất bại của giáo dục nhà trường. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành178 Bảng 2. Tỉ lệ xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường tiểu học chia theo nguyên nhân, năm 2005-2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016. Tình hình tương tự xảy ra ở cấp trung học cơ sở nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn: tỉ lệ đi học đúng tuổi trung học cơ sở đạt 90,4% và tỉ lệ không đến trường đúng tuổi ở cấp học này là 9,6% năm 2016. Ở khu vực nông thôn, gần 49% số xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường trung học cơ sở năm 2015. Trong giai đoạn 2005-2015, sự thất bại của giáo dục nhà trường tăng lên từ 59,2% các xã lên 75,1% các xã có trẻ em bỏ học hoặc không đến trường trung học cơ sở vì nguyên nhân “trẻ em không có khả năng học/ không thích đi học”. Sự thất bại của giáo dục ở cộng đồng ở cấp học này so với cấp tiểu học đã giảm từ 62.5% nhưng vẫn còn ở 61,5% số xã có trẻ em bỏ học hoặc không đến trường. Nguyên nhân kinh tế khó khăn, chi phí cao đã giảm từ 62,5% xuống còn 54,4%. Ở cấp trung học phổ thông, trên 49% tổng số xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân “Trẻ em không có khả năng học/ không thích đi học” chiếm tới 72% các xã có trẻ em bỏ học hoặc không đến trường trung học phổ thông. Nguyên nhân “Bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái” tăng nhanh theo thời gian từ 38,3% năm 2006 lên 50,4% năm 2015. Nguyên nhân “Kinh tế khó khăn/chi phí quá đắt” giảm đi nhưng vẫn chiếm 57,4% các xã có trẻ em bỏ học hoặc không đến trường trung học phổ thông năm 2015. Có lẽ vì chín nguyên nhân trong đó hai nguyên nhân trực tiếp do sự thất bại của giáo dục nhà trường và giáo dục ở cộng đồng nên tỉ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông của Việt Nam mặc dù đã tăng nhưng cũng chỉ đạt 68,6% và có tới 31,4% trẻ em còn lại bỏ học hoặc không đến trường năm 2016. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 179 Như vậy, thất bại của giáo dục nhà trường trong việc phát triển năng lực và tạo hứng thú học tập không giảm mà tăng theo thời gian ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông và trở nên phổ biến nhất ở các xã có học sinh bỏ học hoặc không đến trường. Sự thất bại của cộng đồng nói chung và của gia đình trong việc giáo dục trẻ em tăng lên theo thời gian trong từng cấp học nhưng giảm đi từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ học hoặc không đến trường đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động: cụ thể là nhà trường cần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh; bố mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con cái và nhà nước đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện đời sống kinh tế, giảm và tiến tới miễn phí giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông, đồng thời đầu tư xây dựng thêm trường, lớp gần với các hộ gia đình nhất là đối với những xã ở vùng khó khăn. Chẳng hạn, năm 2015, vùng Tây Nguyên có tới gần 69% các xã có trẻ em bỏ học hoặc không đến trường trung học phổ thông và gần 28% là do nguyên nhân trường học quá xa; vùng trung du miền núi phía Bắc có gần 45% xã với nguyên nhân tương tự lên đến trên 36%. 5. Kết luận Sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục chủ yếu được nghiên cứu như là một hợp phần, một phương pháp tiếp cận trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển giáo dục. Nghiên cứu như vậy đã không nhìn thấy cộng đồng như là một hệ thống xã hội với các thành phần, cấu trúc và quá trình hoạt động trong đó có giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường cùng nhằm mục đích chung phát triển giáo dục, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Bài viết này đã khắc phục hạn chế như vậy và làm rõ một chức năng của cộng đồng là xã hội hóa. Ở Việt Nam xã hội hóa giáo dục mang nhiều nội dung, ý nghĩa khác nhau, nhưng việc quá tập trung vào huy động gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công đóng góp nguồn lực để chia sẻ các chi phí giáo dục có thể làm tăng bất bình đẳng xã hội trong giáo dục và làm mờ nhạt các đóng góp rất lớn khác của cộng đồng trong giáo dục. Thực tiễn giáo dục ở cộng đồng cấp xã khu vực nông thôn vẫn còn thiếu các cơ sở giáo dục đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của trẻ em. Việc phân tích nguyên nhân bỏ học hoặc không đến trường của trẻ em từ tiểu học đến trung học phổ thông ở xã thuộc khu vực nông thôn cho thấy sự thất bại của giáo dục cộng đồng, nhất là giáo dục gia đình và sự thất bại của giáo dục nhà trường và các bên liên quan, đòi hỏi phải có giải pháp phối hợp để khắc phục. Nhà trường cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nhằm phát triển năng lực, tạo hứng thú, động lực học tập và gia đình cần phải quan tâm nhiều hơn tới học hành của con cái. Tuy nhiên, những phát hiện này mới chỉ mang tính chất khám phá, gợi mở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về sự tham gia của Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành180 cộng đồng trong phát triển giáo dục, xã hội học tập bối cảnh hội xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Zenter, Henry. (1964). “The State and the Community.” In Sociology and Social Research. 48: 420. pp. 414-427. 2. Mitsue Uemura.Community Participation in Education: What do we know? The World Bank. 1999. 3. Shaeffer, Sheldon (Ed.). (1992). Collaborating for Educational Change: the Role of Teachers, Parents and the Community in School Improvement. Paris: UNESCO, International Institute for Educational Planning. 4. Bray, Mark. (1996). Decentralization of Education: Community Financing. Washington, DC: World Bank. 5. Schutte, De W. 2000. People First. Determining priorities for community development. Parow East: Ebony Books. De Wet Schutte. The basic needs theory for community development. https://www.researchgate.net/ publication/308172129. 6. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2009. 7. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS). Tăng trưởng vì mọi người: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. 2016. Tr. 101. 8. Chambers R. 1983. Rural Development: putting the last first. Essex, England: Longmans Scientific and Technical Publishers; New York: John Wiley. 9. Arnstein, S. (1969) A ladder of citizen participation, AIP Journal, July, 216–214. Nguyễn Trung Kiên – Lê Ngọc Hùng. “Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Xã hội học. Số 1 (117). 2012. 10. Pretty, J. (1995) Participatory learning for sustainable agriculture, World Development, 23 (8), 1247–1263. 11. Williams, James H. (1994). “The Role of the Community in Education”. In The Forum For Advancing Basic Education and Literacy, Volume 3, Issue 4, September 1994. Cambridge: Harvard Institute for International Development. 12. Epstein, Joyce Levy. (1995). “School/Family/Community Partnerships: Caring for the Children We Share.” In Phi Delta Kappan. v.76 (May 1995). pp.701-712; Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 181 Epstein, Joyce L.; Lucretia Coates; Karen Clark Salinas; Mavis G. Sanders; and Beth S. Simon. (1997). “School, Family, and Community Partnerships: Your Handbook for Action.” (ERIC: ED 415 003). THE COMMUNITY’ PARTICIPATION IN EDUCATION DEVELOPMENT: CONCEPT, MODEL AND VIETNAM PRACTICE Abstract: The community’s participation has been studied and applied in development programs and projects in various areas including health care, householed economy and poverty reduction. However, in education, the community’s participation is often related to “xã hội hóa giáo dục” (socializatioin of education) in order to mobilize the society, families and learners to contribute resources and share costs. Education theories and practices indicate that forms and levels of the community’s participation largely depend on the elements and structures of a community and the cordination among state organs, schools, markets, families and organizations in a community, primarily in a community of local level as commune. Keywords: Community, Participation, Education, Socialization, Mobilization, community education, School education, Commune.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_tham_gia_cua_cong_dong_trong_phat_trien_giao_duc_khai_nie.pdf
Tài liệu liên quan