Sự phù hợp của sản phẩm, thích hợp để dùng

Vậy như thế nào là sản phẩm, và làm thế nào để biết sản phẩm sản xuất phù hợp với bản đặc tả sản phẩm của doanh nghiệp, mục đích là gì?

Sản phẩm: Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output).

- Như vậy, các đầu vào của một quá trình thường là đầu ra của các quá trình khác.

* PHÂN LOẠI SẢN PHẨM:

Về việc phân loại sản phẩm, hiện nay có 4 chủng loại sản phẩm phổ biến nhất, đó là:

- Dịch vụ - service (ví dụ: vận chuyển);

- Phần mềm - softwave (ví dụ: chương trình máy tính, từ điển);

- Phần cứng - hardware (ví dụ: động cơ, các chi tiết cơ khí);

- Vật liệu chế biến - processed meterial (ví dụ: dầu mỡ bôi trơn).

 

docx18 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự phù hợp của sản phẩm, thích hợp để dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để chứng tỏ sự cam kết đối với chất lượng. Để kiểm soát hệ thống chất lượng. Để đảm bảo tính nhất quán. Để cung cấp các nguồn thông tin cho công tác quản Để sử dụng tập huấn cho CB-CNV. Đối tượng sử dụng sổ tay chất lượng 1. Ban lãnh đạo, 2. Trưởng/phó các đơn vị, … 3. Chuyên gia đánh giá nội bộ, 4. Khách hàng, 5. Cơ quan đánh giá, 6. Cơ quan chủ quản. Một số tính chất của Sổ tay chất lượng: Về mặt pháp lý (legitimacy). Sổ tay được chấp thuậnởmức cao nhất của tổchức. Sẵn sàng về mặt tài liệu. Các thủtục liên quan được tập hợp thành nguồntham chiếu rõ ràng từ một chỗ thay vì nằm rải rác mỗi tài liệu một chút. Bền vững. Các thủtục độc lập với nhân viên và các thay đổi không liênquan của tổ chức Nội dung của sổ tay chất lượng là gì? Yêucầu ISO 9000 với việc phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu ISO 9000:1994 ISO 9000:2000 Yêu cầu trong tiêu chuẩn 4.20 8.2.1, 8.2.3, 8.2.4, 8.4 Mục đích Để kiểm soát và xác nhận khả năng của quá trình sản xuất và đặc tính của sản phẩm Để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và đạt được các kết quả cải tiến Các chức năng chủ yếu Đánh giá năng lực quá trình và đặc tính của sản phẩm Đánh giá sự thoả mãn khách hàngSự phù hợp của sản phẩmĐặc tính xu thế của quá trình, sản phẩmNhà cung ứng Yêu cầu áp dụng Tuỳ chọn, phụ thuộc vào doanh nghiệp Bắt buộc Các hoạt động chủ yếu Không qui định cụ thể Thu thập và phân tích dữ liệu Các kỹ thuật áp dụng Hướng dẫn trong ISO 9004 Hướng dẫn trong ISO 9004 Cách dẫn giải yêu cầu Là một yêu cầu độc lập Nằm trong yêu cầu giám sát & đo lường Yêu cầu về văn bản hoá Phải xây dựng và duy trì văn bản thủ tục Phải lập kế hoạch Cấu trúc của Sổ tay Chất lượng (Format of Quality Manuals). Các mục khác nhau của Sổ tay Chất lượng thường bao gồm: Một phát biểu chính thức của người đứng đầu tổ chức về vấn đề chất lượng có kèm theo chữ ký. Mục đích của sổ tay và cách sử dụng nó. Các chính sách chất lượng của công ty (hoặc bộ phận…). Biểu đồ tổ chức và các bảng có liên quan thể hiện trách nhiệm về chất lượng, Người soát xét chịu trách nhiệm đảm bảo tính hợp lệ của nội dung sổ tay. Các nhà quản lý tham gia vào việc soạn thảo và ứng dụng sổ tay theo những cách sau: Định nghĩa các tiêu chuẩn mà sổ tay cần phải đáp ứng. Chấp thuận bản thảo cuối của sổ tay để xuất bản thành bản thảo chính thức. Định kỳ kiểm toán về tính cập nhật của sổ tay và sự phù hợp của nó. Cách viết sổ tay chất lượng: Sổ tay chất lượng phản ánh đặc thù riêng của mỗi Tổ chức chính vì vậy mỗi Tổ chức phải tự viết cho riêng mình và tuân thủ theo mô h.nh sổ tay chất lượng chung của từng cơ quan chuyên môn cụ thể. Nội dung của Sổ tay chất lượng bao gồm 6 phần Phần 1: Giới thiệu chung Phần 2: Phạm vi áp dụng HTQLCL Phần 3: Ngoại lệ áp dụng và các lý giải Phần 4: Mô tả sự tương tác giữa các quá trình Phần 5: DMTL thuộc HTQLCL của cơ quan tương đương TCVN ISO 9001: 2008. Phần 6: Khái quát về HT QLCL của cơ quan tương đương theo TCVN ISO 9001: 2008. Phân loại Sổ tay chất lượng: Đây là loại sổ tay của hệ thống quản lý ISO 9000 (phiên bản mới nhất là ISO 9001:2000). Về nội dung, hầu như toàn bộ nội dung của sổ tay chất lượng gần như tương ứng với nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các loại sổ tay khác: Sổ tay chức năng. Ví dụ: + sổ tay bộ phận nhân sự. + sổ tay kinh doanh. + sổ tay kế toán… Sổ tay HACCP, SA 8000, ISO 14000. Sổ tay hoạt động (hệ thống nhượng quyền). Operation manual. Sổ tay nhân viên. Hiện trạng xây dựng sổ tay của các DN hiện nay. - Mới dừng lại ở việc phát triển sổ tay theo yêu cầu của các tiêu chuẩn mà DN đang áp dụng. Chưa bao quát được toàn bộ hoạt động của DN. - Nội dung của các sổ tay quá khô cứng, áp dụng cứng nhắc theo nguyên văn của tiêu chuẩn tương ứng. - Theo quan điểm mới, cần xây dựng sổ tay đáp ứng được mục đích xây dựng sổ tay, đặc biệt phải dễ hiểu và đảm bảo yêu cầu của các bên quan tâm. KIỂM TOÁN THÔNG QUA HỆ THỐNG THƯỞNG Phần này mọi người tìm tiếp mình bào gồm: nội dung, ảnh hưởng như thế nào đến kiểm soát chất lượng, sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống lương thưởng của doanh nghiệp? TẠO ĐIỀU KIỆN CHO KIỂM TOÁN (PROVISION FOR AUDIT) Mục đích các hệ thống kiểm soát là đảm bảo trong khi hoạt động, tổ chức giữ đúng nhiều mục tiêu đã định. Nếu chỉ đáp ứng mục tiêu doanh số trên đầu người thì doanh nghiệp sẽ bị mất những tri thức quan trọng khác. Các cách làm tắt và phương pháp không đúng cách có thể làm suy giảm hệ thống cho đến khi nó không còn hiệu quả nữa. Để hệ thống kiểm soát đáp ứng đúng mong muốn dành cho nó, thì hệ thống cần được kiểm toán định kỳ. Kiểm toán định kỳ giúp trả lời hai câu hỏi về hệ thống kiểm soát: Hệ thống kiểm soát vẫn đáp ứng được mục tiêu của nó? Hệ thống kiểm soát có được tuân theo hay không? Những câu trả lời rất hữu ích đối với cấp quản lý. Tuy nhiên, Mục đích sâu xa hơn là cung cấp câu trả lời trên cho những người không trực tiếp sản xuất, kinh doanh nhưng có nhu cầu phải biết về tổ chức – các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp… Nếu chất lượng là ưu tiên cao nhất thì trong số những người cần phải biết có cả các quản lý cấp cao nhất của tổ chức. Một trong những trách nhiệm của quản lý cấp cao là đảm bảo việc kiểm toán diễn ra định kỳ. Tạo điều kiện như thế nào cho kiểm toán? KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG: CÓ GÌ MỚI? Các thập kỷ gần đây xuất hiện xu hướng cải tiến hiệu quả của kiểm soát chất lượng bằng một số cách mới sau: Lập kế hoạch để việc kiểm soát chất lượng có sự tham gia của lực lượng sản xuất trực tiếp (Tức là nội dung của khái niệm Tự thanh tra – ND). Ứng dụng rộng rãi vòng lặp phản hồi, thiết lập trách nhiệm rõ ràng những ai là người quyết định trên vòng lặp. Ủy quyền quyết định cho lực lượng làm việc trực tiếp qua tự kiểm soát và tự thanh tra. Ứng dụng rộng rãi kiểm soát quy trình thống kê và đào tạo cho lực lượng sản xuất trực tiếp. Lập quy trình cho hành động sửa chữa khi gặp sự kiện thay đổi đột biến. Sổ tay của công ty về kiểm soát chất lượng, kiểm toán định kỳ để đảm bảo sự cập nhật. Công việc của nhân viên quản lý. Cấp quản lý cần tránh can thiệp sâu vào việc ra quyết định về kiểm soát chất lượng. Họ chỉ cần ra quyết định trong một số vấn đề trọng yếu của kiểm soát chất lượng, họ cần đưa ra tiêu chuẩn phân biệt giữa những vấn đề trọng yếu với các vấn đề còn lại, sau đó thì giao quyền ra quyết định các vấn đề còn lại cho những người khác bằng quy trình ra quyết định. Những vấn đề trọng yếu của kiểm soát chất lượng: 1.Xác định các thông số và yêu cầu cho sản phẩm Khi tạo ra một sản phẩm mới, bạn cần chú ý đến các phương diện thiết kế như màu sắc, kết cấu và kích thước, đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chung của ngành. Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Mỹ có cung cấp các thông tin tiêu chuẩn của nhiều ngành công nghiệp, bạn có thể tham khảo trang web của cơ quan này. 2. Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp của bạn Các thành phần và vật liệu của đa số các sản phẩm đều bắt nguồn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy, đảm bào được nhà cung cấp đưa cho bạnh chính xác những gì mình cần là điều tối quan trọng. Creedle cho biết: “Các công ty cần phải có những bản thỏa thuận chính thức có đầy đủ yêu cầu pháp lý và với ngôn ngữ cụ thể, đề cập đúng kỳ vọng của các nhà cung cấp cùng các hậu quả trong trường hợp không thực hiện đúng yêu cầu trên”. Nếu các sản phẩm của bạn được sản xuất ở hải ngoại, Creedle đề nghị bạn phải kiểm tra nhà máy sản xuất ít nhất một năm một lần, hoặc thuê một tổ chức thứ ba để kiểm toán chất lượng thay cho bạn. 3. Thực hiện các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng Khi đã thỏa thuận với các nhà cung cấp vật liệu rồi, bạn cần tìm cách theo dõi xem những vật liệu đó đến từ đâu. Theo Creedle, các doanh nghiệp phải có hệ thống kiểm soát chất lượng hoàn chỉnh để tìm ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Ông nói thêm: “Ai cũng đôi khi mắc lỗi, nên việc tìm thấy bất cứ vật liệu nào không đúng thông số kỹ thuật là rất bình thường”. Do đó, kiểm tra các vật liệu để đảm bảo chúng đạt được các thông số kỹ thuật là rất quan trọng. Trong trường hợp số lượng vật liệu quá nhiều, Creedle đề nghị cần có kế hoạch lấy mẫu, rồi từ mẫu đó, bạn có thể quyết định vật liệu hay sản phẩm đó có đạt chất lượng hay không. Hướng dẫn cách lấy mẫu đối với nhiều ngành công nghiệp đều có sẵn trên mạng, đồng thời các tổ chức như Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ (ASQ) cũng cung cấp những gì cần thiết để giúp bạn phát triển kế hoạch kiểm soát chất lượng. 4. Kiểm tra hệ thống của bạn Creedle yêu cầu các công ty phải diễn tập thu hồi giả một hoặc hai lần một năm để đảm bảo hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động đúng chức năng. Những cuộc thử nghiệm như vậy có thể thực hiện trong công ty hoặc nhờ sự giúp đỡ từ các khách hàng đáng tin cậy, rồi sau đó chọn một sản phẩm và theo dõi nó từ khâu vật liệu cho đến khi lên kệ bán. Bạn cũng nên theo dõi nhiều sản phẩm khác và đảm bảo các kênh liên lạc thực hiện tốt nhiệm vụ. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxquan_tri_chat_luong_6418.docx