Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí, tinh thần Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng xảy ra nhanh nhất- chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé hoàn toàn độc lập, rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một trẻ thích đặt câu hỏi, đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên đầy tự tin.
Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em.
Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:
• Trẻ có nhu cầu khác nhau tùy giai đoạn phát triển
• Chúng ta nói và tương tác với trẻ khác nhau tùy theo tuổi của trẻ
• Nếu có điều gì làm cho trẻ bị tổn thương ở một giai đoạn nào đó (như bị lạm dụng hoặc cha mẹ tử vong) thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
9 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự phát triển tâm lý của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM
BS.Phạm Ngọc Thanh
Mở đầu
Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí, tinh thần… Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng xảy ra nhanh nhất- chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé hoàn toàn độc lập, rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một trẻ thích đặt câu hỏi, đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên đầy tự tin.
Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em.
Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:
Trẻ có nhu cầu khác nhau tùy giai đoạn phát triển
Chúng ta nói và tương tác với trẻ khác nhau tùy theo tuổi của trẻ
Nếu có điều gì làm cho trẻ bị tổn thương ở một giai đoạn nào đó (như bị lạm dụng hoặc cha mẹ tử vong) thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Hành vi và nhu cầu của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau
1.Từ mới sinh đến 2 tuổi
Khi trẻ mới sinh, trẻ hoàn toàn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác để được an toàn về thể chất và cảm xúc.Trẻ cần được giám sát thường xuyên vì trẻ không ý thức về sự an toàn.
Về mặt tâm lý xã hội
Trẻ gắn bó với người chăm sóc và phát triển cảm giác yêu thương và tin tưởng
Sau đó trẻ cũng có cảm giác lo sợ khi phải xa cách mẹ, biết phân biệt người quen và người lạ.
Trẻ hiểu nguyên nhân và hậu quả (vd, nếu đẩy trái banh trên sành nhà, thì banh sẽ lăn)
Trẻ hiểu sự tồn tại của đồ vật mặc dù trẻ không còn thấy (vd trò chơi ú òa)
Hiểu lời nói và làm theo lệnh đơn giản
Biết tên một số đồ vật quen thuộc, vài bộ phận trong cơ thể, và khái niệm như trong/ngoài, hoặc mở/đóng
Trở thành độc lập khi tự chơi một mình trong thời gian lâu.
Về mặt thể chất
Trẻ học di chuyển cơ thể như ngóc đầu lên, tự ăn, ngồi, đứng, đi.
Trẻ học cách sử dụng cùng lúc bàn tay và mắt để thao tác và ném đồ vật.
Trẻ phát triển thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
Những điều cần quan tâm
Trẻ không được đáp ứng các nhu cầu sẽ không phát triển về sự tin tưởng vào người khác khi trở thành người lớn.
Khi trẻ không được nâng đỡ và động viên hoặc bị khiển trách, thì trẻ sẽ hay khiển trách và nghi ngờ khả năng của mình(vd trẻ bị khiển trách khi tiểu dầm)
Vai trò của người chăm sóc
Nhất quán trong giờ ăn, tắm, thay quần áo để giúp trẻ phát triển sự tin cậy.
Thân thiện và chấp nhận,động viên trẻ hoàn thành công việc.
2. Từ 3 đến 5 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân
* Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế
* Học luật xã hội
* Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (vd trò chơi tưởng tượng, ác mộng)
* Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai
* Đặt nhiều câu hỏi
* Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai
* Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số
* Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.
b. Về mặt thể chất
* Kỹ năng tự lập (mặc quần áo,ăn uống, vệ sinh)
* Có nhiều năng lượng
c. Những điều cần quan tâm
* Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới
* Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng
* Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống
* Khó có khả năng ứng xử và quyết định
d.Vai trò của người chăm sóc
* Cho phép trẻ có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn
* Trả lời trung thực các câu hỏi của trẻ
* Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc
* Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn
* Động viên sự sáng tạo
* Động viên trẻ nói về cảm xúc (vd chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của trẻ)
3. Từ 6 đến 11 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Tiếp tuc phát triển kỹ năng
* Bắt đầu hiểu góc nhìn của người khác có thể khác với góc nhìn của mình
* Hiểu cảm xúc của trẻ và của người khác hơn(bắt đầu “thấu cảm”, tức là đặt mình ở chỗ người khác để hiểu cảm xúc)
* Suy nghĩ hợp lý về những điều cụ thể trong trải nghiệm thường ngày (phải đi học để tập đọc và viết)
* Bắt đầu hiểu luật và chuẩn xã hội (như người đàn ông có thể là cha, con trai, thầy giáo và người bạn)
* Hiểu mối tương quan giữa các đồ vật (vd trái cà, dưa đều là “rau cải”)
* Có khả năng giải quyết vấn đề khá hơn vì trí nhớ khá hơn
* Hiểu nhiều khái niệm hơn (ý tưởng/giả thuyết) được giải thích
* Học đọc, viết, làm toán
* Có trách nhiệm hơn trong gia đình
b. Về mặt thể chất
* Tăng chiều cao, cân nặng
* Làm nhiểu việc hơn với đôi bàn tay và cơ thể vì tự kiểm soát khá hơn.
c. Những điều cần quan tâm
* Nếu trẻ không hoàn thành công việc, thì cũng sẽ ngưng hy vọng vào tương lai
* Trẻ cảm thấy tự ti
* Trẻ cảm thấy không trưởng thành(không biết, không có khả năng)
d. Vai trò của người chăm sóc
* Khen ngợi sự cố gắng của trẻ
* Động viên trẻ tự thấy ngang tầm cỡ các bạn
* Động viên trẻ có khả năng hoàn thành công việc mặc dù có khó khăn
* Dạy trẻ cách ứng xử với thất bại và giải quyết vấn đề
* Cần nâng đỡ trẻ một cách phù hợp
4. Từ 12 đến 18 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Suy nghĩ đầu tiên đến bản thân
* Bắt đầu suy nghĩ về tương lai
* Chú ý đến các mối quan hệ xã hội và quan tâm đến ngoại hình, niềm tin và giá trị
* Xác định nhân thân, đồng thời thất vọng khi hòa nhập với một nhóm
* Không thích làm điều được yêu cầu
* Muốn độc lập nhưng vẫn lệ thuộc
* Trải nghiệm một sự chia rẻ mạnh mẽ giữa vai trò nam nữ
* Bắt đầu những mối quan hệ nghiêm túc(lãng mạn, trong gia đình và bạn bè)
* Bắt đầu nghĩ đến những điều trừu tượng như tầng lớp xã hội và cách hành vi của trẻ ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng
* Bắt đầu hiểu những vấn đề luân lý và biết đúng/sai
* Tăng nhu cầu cảm xúc và không an toàn
* Thực hành làm người lớn
b. Về mặt thể chất
* Thay đổi nhiều trong cơ thể(dậy thì)
c. Những điều cần quan tâm
* Nếu trẻ không thành công để hoàn tất giai đoạn này, thì sẽ có sự hỗn loạn trong nhân thân, tôn giáo ,tính dục,v.v..
d. Vai trò của người chăm sóc
* Duy trì sự giao tiếp cởi mở
* Động viên trẻ nói về những suy nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến
* Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn
* Thiết lập giới hạn với trẻ
* Cho trẻ có cơ hội bày tỏ sự nóng giận hoặc các cảm xúc khác
Tóm tắt
Mặc dù trẻ có những nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, trẻ vẫn là “con người" và có những nhu cầu chung! Cho dù trẻ ở lứa tuổi nào, trẻ vẫn học và phát triển bằng cách:
cảm thấy được yêu thương, có giá trị và được mong muốn
qua trò chơi và khám phá
phạm lỗi
thực hành nhiều lần
đặt câu hỏi
nhìn gương sống
qua kinh nghiệm
Vì thế, mọi trẻ em đều cần
môi trường an toàn và chắc chắn để phát triển
thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục và sự an toàn
tối thiểu một người cố định trong cuộc đời để đáp ứng nhu cầu cảm xúc(nuôi dưỡng/tình yêu/âu yếm)
nhiều cơ hội để khám phá môi trường cũng như các kỹ năng và cảm xúc mới một cách an toàn
rất nhiều kiên nhẫn và hiểu biết từ những người lớn trong thế giới
được bạn cùng trang lứa chấp nhận
cảm thấy được nhìn nhận và đánh giá cao bản thân
biết có vai trò trong gia đình, cộng đồng và nhóm bạn
được phép và được động viên để tham gia
được nói và được lắng nghe
Vai trò của “Chơi” trong sự Phát triển của Trẻ
Mục tiêu của Chơi
Nhiều trẻ trên thế giới đang lớn lên với rất ít cơ hội để chơi. Những đòi hỏi hằng ngày trong cuộc sống của trẻ đã giảm rất nhiều thời gian chơi. Nhiều trẻ như trẻ bị nhiễm HIV chẳng hạn, đóng vai trò của người lớn(vd nuôi cha mẹ bệnh, chăm sóc em, kiếm tiền để nuôi sống gia đình và quán xuyến việc nội trợ). Chơi là công việc của trẻ và là mấu chốt của sự phát triển tâm lý xã hội lành mạnh.
Tại sao Chơi quan trọng?
Vì chơi giúp trẻ học hỏi, được chữa lành và vui đùa.
Học hỏi
Chơi có ý nghĩa trong sự phát triển của trẻ và góp phần trong sự phát triển xã hội, cảm xúc, thể chất và tâm trí.
Đó là một trong những cách để trẻ tìm ra tác động của trẻ trên môi trường và trên bản thân. Đây là một phương pháp học tập tích cực với nhiều thao tác và giúp trẻ sự thành thạo,tự tin, và phát triển kỹ năng cơ bản-gồm kỹ năng xã hội.
Trẻ em tò mò, và chơi là một cách an toàn để khám phá và học hỏi về môi trường. Chơi cá nhân và tập thể hỗ trợ sự tăng trưởng của não, thúc đẩy sự phát triển của sức mạnh và phối hợp thể chất, cung cấp sự thư giãn, động viên việc lập kế hoạch, hỗ trợ tiến trình biểu tượng, cho phép thực hành kỹ năng sống, thống nhất cơ thể, trí tuệ và tâm linh, và cho phép trẻ vui học.
Chữa lành
Ngoài vai trò trong sự phát triển của trẻ, chơi còn có giá trị của quyền năng chữa lành đối với những trẻ đối đầu với những kinh nghiệm gây sang chấn trong đời. Vài tâm lý gia nói chơi là tiến trình tự nhiên nhất để tự chữa lành trong thời thơ ấu. Chơi cho phép cảm xúc được bộc lộ, cho phép sự bù đắp qua sự tưởng tượng đối với những mất mát, sang chấn, thất bại và khám phá bản thân.
Chơi cũng là cách xây dựng sự tin cậy và tiếp xúc thân thiện với trẻ vì đây là một sinh hoạt lý thú, vui tươi và hồn nhiên đối với trẻ. Chơi là một công cụ hoặc kỹ thuật đặc biệt được dùng trong các sang chấn tâm lý xã hội mà nhiều trẻ trải qua trong chiến tranh và những thảm họa xã hội khác như HIV/AIDS.
Vui đùa
Trẻ chơi vì vui tươi và đó là điều trẻ thích làm!
Những loại trò chơi khác nhau
Có nhiều trò chơi khác nhau khi trẻ lớn lên. Chúng ta hãy nhớ các giai đoạn phát triển khác nhau, và hãy lưu ý các mức độ chơi khác nhau (tên của trò chơi không quan trọng, chúng ta cần tập trung vào điều trẻ học được qua trò chơi).
Tuổi của trẻ
Loại trò chơi
Đặc tính
0-2 tuổi
Vận động-giác quan(trẻ dùng khả năng để kiểm soát cơ thể phối hợp với sự kích thích giác quan)
Bắt đầu khi bé khởi sự khám phá cơ thể bản thân
Bao gồm 5 giác quan
Tiếp tục khi trẻ lớn lên cho đến khi trẻ bắt đầu chơi những trò chơi khác
> 2 tuổi
* Giả bộ hoặc biểu tượng(dùng trí tưởng tượng)
* Xây dựng: một phần của trò chơi biểu tượng
Bắt chước
Giả bộ với đồ vật (vd dùng hòn gạch như chiếc xe ô-tô)
Đóng vai(vd vai cô giáo, bác sĩ)
Tương tác
Bắt đầu khi trẻ khởi sự nhớ hình ảnh hoặc tư duy hình tượng và tiếp tục suốt sự phát triển
* Trò chơi có mục tiêu (vd trẻ xây tháp với khối)
> 3-4 tuổi
Trò chơi với luật lệ
Bắt đầu ở tuổi mẫu giáo
Khi trẻ bắt đầu chơi trò chơi xã hội với sự cạnh tranh
Những trò chơi này lặp đi lặp lại va thiếu biểu tượng (như thể dục-bóng đá, bóng rổ)
BS.Phạm Ngọc Thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_phat_trien_cua_tre_1728.doc