Sự phát triển hình ảnh bản thân của vị thành niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội – Nghiên cứu trường hợp

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sự phát triển hình ảnh bản thân

(HABT) của vị thành niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trong giai

đoạn từ tháng 02/2017 đến tháng 3/2019 thông qua hai trường hợp điển

hình. Trong nghiên cứu này, sự phát triển HABT được đánh giá trên ba

chiều kích, bao gồm nội dung, cấu trúc và tính chất của HABT bằng cách sử

dụng các công cụ tương ứng là trắc nghiệm TST (Manfred Kuhn & Thomas

McPartland; dẫn theo Nguyễn Thị Phương Hoa, 2016), thang đo cấu trúc

HABT của Singelis (Singelis, 1994) và trắc nghiệm tranh vẽ Draw a story

(Silver, 2007). Trường hợp thứ 1 cho thấy quá trình phát triển HABT một

cách mạnh mẽ, nỗ lực khắc phục nghịch cảnh, khó khăn bên ngoài và bên

trong, khẳng định HABT một cách rõ nét và tràn đầy năng lượng. Ngược

lại, trường hợp thứ 2 lại cho thấy sự phát triển một sơ đồ kém thích nghi, xu

hướng trốn chạy thực tại bằng cách khép kín bản thân, thoả mãn nhu cầu

qua những mộng tưởng trong quá trình xây dựng HABT. Kết quả phân tích

2 trường hợp này đã minh hoạ cho hai khuynh hướng phát triển đối lập về

HABT của vị thành niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội và cho phép gợi

ý một số định hướng nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm nhân cách của nhóm

khách thể này.

pdf20 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự phát triển hình ảnh bản thân của vị thành niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội – Nghiên cứu trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập. Khi xem xét về bố cục tranh, tranh vẽ được dồn vào phía trái tờ giấy, nhân vật chính được bao quanh bởi tòa lâu đài – một “hàng rào” ngăn cách nhân vật với thế giới bên ngoài đã cho thấy ở em nét tính cách hướng nội, thụ động, xa cách với bên ngoài, với người khác hay đi sâu hơn nữa đó là sự hoài niệm về quá 425 khứ, tìm kiếm mối quan hệ gắn bó với mẹ hoặc người nuôi dưỡng (Trần Thị Minh Đức, 2008). IV. BÀN LUẬN 4.1. Sự phát triển HABT của trường hợp T. Sau 2 năm, T. đã cho thấy sự trưởng thành về mặt tâm lý nói chung và sự phát triển HABT một cách tích cực nói riêng. Nội dung HABT trở nên sâu sắc hơn, thể hiện ở sự gia tăng về điểm số TST và sự thay đổi, trưởng thành về mặt tâm lý qua các nhận định về bản thân của khách thể này. Ở lần khảo sát thứ nhất, em bày tỏ thái độ, hứng thú đối với các sở thích cá nhân, môn học “Tôi thích học tiếng Anh”, “Tôi thích chụp ảnh” thì ở lần khảo sát thứ 2 em đã bày tỏ thái độ thể hiện tính cách, giá trị sống. “Tôi thích làm việc một cách lặng lẽ”, “Tôi rất tôn trọng ý kiến cá nhân”. Rõ ràng, sau 2 năm nội dung HABT ở T đã có những thay đổi nhất định theo chiều hướng ngày càng sâu sắc hơn, em hướng sự quan tâm của mình đến các giá trị bên trong, các mô tả của em cũng trở nên khái quát hơn, là tiền đề chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của sự phát triển tâm lý. Về Cấu trúc HABT, kết quả thực hiện thang đo Singelis của T. cho thấy HABT của T có xu hướng phát triển lành mạnh thể hiện qua một HABT có sự cân bằng và thống nhất trong cấu trúc, sự tăng nhẹ về điểm số tăng ở cả 2 khía cạnh. Kết quả này cho thấy một sự phát triển theo chiều hướng đi lên, bình ổn, hướng đến một HABT thống nhất và toàn vẹn. Về Tính chất HABT, qua tranh vẽ, nội dung tranh vẽ và câu chuyện xoay quanh cuộc sống của T. đã cho thấy một HABT tích cực và tràn đầy năng lượng, không ngừng tiến về phía trước. T. nói về những gì mình đã đạt được một cách đầy tự hào, thể hiện mong ước qua tranh vẽ về cuộc sống tương lai cùng bạn đời lo cho mẹ. Qua đó cho thấy T. xác định rất rõ vị thế của bản thân, ý thức trách nhiệm cao hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ, thận trọng hơn trong hành động, thể hiện bản sắc giới tính rõ nét. Kết quả này tương đồng với sự thay đổi về nội dung HABT qua trắc nghiệm TST của em, nếu như so với thời điểm 2 năm về trước, em viết “tôi ước làm nghề tôi thích và kiếm được nhiều tiền” thì nội dung câu chuyện DAS lần này là “Tôi không mong mình sẽ trở thành người giàu có, tôi mong sau này mình sẽ có được cuộc sống bình yên”. Em cho thấy một sự phát triển tích cực về giá trị, quan 426 điểm sống. Ý chí mạnh mẽ khắc phục nghịch cảnh, tinh thần trách nhiệm và một quan điểm sống tích cực đã phát triển một HABT mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng ở em. Như vậy, hoàn cảnh sống thiếu thốn cùng những mất mát thời thơ ấu không những không khuất phục được T. mà còn tác động tích cực đến các sự phát triển các khía cạnh HABT, hun đúc ở em một tinh thần lạc quan, ý chí mạnh mẽ và một thái độ sống tích cực. 4.2. Sự phát triển HABT của trường hợp B. Sau khi phân tích sự phát triển các khía cạnh HABT của B. thông qua 3 công cụ, có thể rút ra một số đánh giá như sau. Về Nội dung HABT, kết quả trắc nghiệm TST của B. tăng 2 điểm so với năm 2017 (19 lên 21 điểm). Mệnh đề “tôi thích” được lặp lại khá nhiều trong các câu viết về bản thân của khách thể này. Nếu như ở lần khảo sát vào 2 năm trước, trong tổng số 10 câu viết về bản thân thì có đến 9 câu nói về sở thích (và 1 câu miêu tả hình dáng bên ngoài) thì ở lần khảo sát này, tần số xuất hiện của những câu nói về sở thích vui chơi, giải trí là 8, nội dung xoay quanh các chủ đề về âm nhạc, thời trang và ăn uống. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu như không có sự thay đổi về mức độ sâu sắc HABT của B. sau 2 năm. Về Cấu trúc HABT, kết quả thực hiện thang đo Singelis đã cho thấy sự thiếu cân bằng trong cấu trúc HABT của B., sự chênh lệch này có khuynh hướng giảm sau 2 năm nhưng không đáng kể. Điều này vẫn cho thấy một sự phát triển HABT thiếu lành mạnh, chưa thể tạo nên sự biến đổi rõ rệt về chất trong cấu trúc HABT của khách thể này. Kết quả này cho thấy sự mất cân bằng trong cấu trúc HABT, dẫn đến một HABT phát triển không lành mạnh, đồng thời, cho thấy nguy cơ tồn tại của những khiếm khuyết trong quan hệ liên cá nhân. Theo Bennet, HABT không lành mạnh cùng với những khiếm khuyết trong tương tác xã hội nếu kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nhân cách khép kín với các biểu hiện: cô lập về mặt xã hội, tách mình ra khỏi các mối quan hệ liên cá nhân; cảm xúc cùn mòn; miễn cưỡng khẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai trò xã hội; hạn chế về mặt xã hội và nhút nhát (Bennet, 2003). Đối chiếu kết quả này với kết quả trắc nghiệm TST và DAS, một lần nữa khẳng định xu hướng thu mình, không quan tâm đến thế giới bên ngoài của B. Về Tính chất HABT, qua tranh vẽ của mình, B. thể hiện một HABT có tính chất tích cực, nhân vật 427 chính được thỏa mãn mong ước, tuy nhiên đều ở trạng thái bị động. Nếu như tranh vẽ 2 năm về trước nhân vật không có chi tiết mắt, mũi miệng cho thấy sự khó khăn về mặt cảm xúc thì tranh vẽ năm 2019 đã cho thấy sự cải thiện về vấn đề này, nhân vật chính có đủ mắt, mũi, miệng và đang mỉm cười hài lòng. Tuy nhiên, một vấn đề khác lại được gợi ra, đó là tranh vẽ năm 2019 thể hiện sự cô lập với thế giới xung quanh, có xu hướng lùi về quá khứ cùng với sự nhớ thương, tìm kiếm mối quan hệ gắn bó, hướng về biểu tượng người mẹ, người nuôi dưỡng. Như vậy, tính chất HABT của B. không có sự thay đổi đáng kể. Kết quả phân tích tranh vẽ của B. sau 2 năm đã phác hoạ những vấn đề tâm lý tồn tại ở em. B. có xu hướng giải quyết vấn đề trong thế giới tưởng tượng, quay vào bên trong, sống thu mình và khép kín với mọi người. Có thể giả định rằng đây là cách giải quyết vấn đề “quen thuộc” em vẫn hay dùng mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn trong đời sống thực. Nhìn chung, kết quả đánh giá sự phát triển HABT qua 3 công cụ cho thấy chưa có sự chuyển biến rõ rệt trong sự phát triển HABT của B., đồng thời kết quả đã phác hoạ những bất ổn trong tâm lý nói chung và trong sự phát triển HABT nói riêng ở khách thể này. Phải chăng sự bạo hành về thể xác và tinh thần của người cha, sự bất công trong phân biệt đối xử, sự thiếu vắng hình ảnh người mẹ – biểu tượng của sự ân cần và dịu dàng đã khiến em trở nên “lầm lì” (như nhận xét từ cô phụ trách), khép kín cảm xúc và bàn quan với thế giới xung quanh, “đắm chìm” trong thế giới của riêng mình như lời nhận xét của các bạn cùng trung tâm “nó ở trển xuống á”. Cần lưu ý rằng, sự phát triển HABT ở giai đoạn vị thành niên là một tiến trình vô cùng quan trọng vì nó gần như ảnh hưởng đến cấu thành nhân cách cũng như toàn bộ đời sống tâm lý – xã hội của cá nhân sau này. Một HABT phát triển lành mạnh là một HABT có sự cân bằng và thống nhất trong cấu trúc. Vì vậy, những vấn đề được gợi ra từ kết quả nghiên cứu trường hợp này thật sự cần được lưu tâm để có những kế hoạch hỗ trợ, dự phòng và can thiệp kịp thời để giúp B. củng cố và phát triển HABT lành mạnh. V. KẾT LUẬN Vị thành niên sống trong TTBTXH là nhóm khách thể có hoàn cảnh sống và đặc điểm tâm lý rất đặc thù với những khó khăn nhất định 428 (Tatyana, 2016). Cùng với hoàn cảnh sống đặc thù, những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời, suy nghĩ, cảm xúc, sự nhìn nhận và đánh giá của các em các sự kiện đã trải qua góp phần tạo nên giá trị và bản sắc cá nhân của các em, ảnh hưởng đến HABT và quá trình phát triển HABT của các em. Nếu vị thành niên để những tổn thương tâm lý, hoàn cảnh sống của mình trở thành những “điểm xám” xâm chiếm tâm trí, sự phát triển HABT của các em sẽ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ hình thành, củng cố một hình ảnh bản thân kém thích nghi. Ngược lại, với cách nhìn nhận tích cực cùng với ý chí mạnh mẽ, nhu cầu vươn lên, vượt qua nghịch cảnh có thể giúp các em hình thành và phát triển một HABT tích cực, định hình bản sắc và khẳng định giá trị nhân cách của mình. Kết quả phân tích hai trường hợp đã minh hoạ cho hai khuynh hướng phát triển HABT của vị thành niên sống trong TTBTXH trên địa bàn TP HCM. Trong đó, trường hợp của T. cho thấy quá trình phát triển HABT một cách mạnh mẽ, nỗ lực khắc phục nghịch cảnh, khó khăn bên ngoài và bên trong, khẳng định HABT một cách rõ nét và tràn đầy năng lượng. Đây chính là trường hợp đại diện cho sự phát triển tích cực về HABT của vị thành niên sống trong TTBTXH. Ngược lại, tiến trình phát triển của B. là minh hoạ cho khuynh hướng ít thay đổi với một HABT kém thích nghi, xu hướng trốn chạy thực tại bằng cách khép kín bản thân, thỏa mãn nhu cầu qua những mộng tưởng. Kết quả nghiên cứu từ hai trường hợp này đã minh hoạ cụ thể tính không đồng nhất trong tiến trình phát triển HABT của vị thành niên sống trong TTBTXH và cho phép gợi ý một số định hướng nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm nhân cách của nhóm khách thể này cũng như cân nhắc một số biện pháp, chiến lược hỗ trợ tâm lý cho vị thành niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội. 429 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Hồng Xuân Nguyên (2019). Sự phát triển hình ảnh bản thân của vị thành viên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm TP HCM. Nguyễn Thị Phương Hoa (2016). Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Tâm lý học. Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Thị Minh Đức (2008). Phân tích những biểu hiện tâm lý qua tranh vẽ của trẻ em. Tạp chí Tâm lý học số 8 – 2008. Hà Nội. Trần Trọng Thuỷ (1992). Khoa học chẩn đoán tâm lý. Hà Nội: NXB Giáo dục. Tiếng Anh Bennett, P. (2011). Abnormal and clinical psychology: An introductory textbook. UK: McGraw-Hill Education. Kuhn, M., & McPartland, T. (1954). An Empirical Investigation of Self-Attitudes. American Sociological Review, 19(1), 68-76. Maltz, M. (2008). The Magic Power of Self Image Psychology. Mumbai: Jaico Publishing House. Markus, H. R. and Kitayama, S. (1991). A Collective Fear of the Collective: Implications for Selves and Theories of Selves. Personality and Social Psychology Bulletin, 20. Montemayor, R., & Eisen, M. (1977). The development of self-conceptions from childhood to adolescence. Developmental psychology, 13(4), 314. Rogers, T.B., Kuiper, N.A., Kirker, W.S. (1977). Self-Reference and the Encoding of Personal Information. Journal of Personality and Social Psychology, 35. Sebastian, C., Burnett, S., & Blakemore, S. J. (2008). Development of the self- concept during adolescence. Trends in cognitive sciences, 12(11), 441-446. Silver, R. (2007). The Silver Drawing Test and Draw A Story. New York: Routledge. Singelis, T. M. (1994). The measurement of independent and interdependent self- construals. Personality and Social Psychology Bulletin, 20. Sullivan, H. S. (1938). Introduction to the study of interpersonal relations. Psychiatry, 1(121-134), 16. Tatyana, I.S., Daria, D.S & Evgeniya, B.F. (2016). Psychological Characteristics of Adolescents Orphans with Different Experience of Living in a Family. Moscow State Regional University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_phat_trien_hinh_anh_ban_than_cua_vi_thanh_nien_song_trong.pdf
Tài liệu liên quan