Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất
lượng đào tạo cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Bài viết này sẽ trình bày
phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định ABET có sự tham gia
của doanh nghiệp như một thành phần bắt buộc. ABET (Accreditation Board for
Engineering and Technology) là một tổ chức chuyên kiểm định chất lượng các chương
trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ [1]. Những phần tiếp theo sẽ được trình bày về quá
trình xây dựng chương trình đào tạo cho một ngành, quá trình thực hiện đào tạo và phát
triển liên tục trong mối liên hệ giữa nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp. Các kết quả đạt
được bước đầu cho thấy hoạt động đào tạo được cải thiện về nhiều mặt và tỷ lệ sinh viên
có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tăng lên đáng kể, thống kê năm 2018 cho thấy 79,5%
sinh viên có việc làm phù hợp chuyên môn ngay trong tháng đầu tiên sau khi ra trường,
7% đăng ký học lên đại học trong và ngoài nước.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp khi thiết kế chương trình đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
64
SỰ LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP
KHI THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Phạm Văn Thành
Nguyễn Công Thành
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
TÓM TẮT
Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất
lượng đào tạo cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Bài viết này sẽ trình bày
phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định ABET có sự tham gia
của doanh nghiệp như một thành phần bắt buộc. ABET (Accreditation Board for
Engineering and Technology) là một tổ chức chuyên kiểm định chất lượng các chương
trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ [1]. Những phần tiếp theo sẽ được trình bày về quá
trình xây dựng chương trình đào tạo cho một ngành, quá trình thực hiện đào tạo và phát
triển liên tục trong mối liên hệ giữa nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp. Các kết quả đạt
được bước đầu cho thấy hoạt động đào tạo được cải thiện về nhiều mặt và tỷ lệ sinh viên
có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tăng lên đáng kể, thống kê năm 2018 cho thấy 79,5%
sinh viên có việc làm phù hợp chuyên môn ngay trong tháng đầu tiên sau khi ra trường,
7% đăng ký học lên đại học trong và ngoài nước.
1. GIỚI THIỆU
Chương trình đào tạo có thể ví như nội dung của “một bản hợp đồng đào tạo giữa nhà
trường, người học và doanh nghiệp”. Ở đó, người học là sinh viên với mong muốn được
học trong môi trường chuyên nghiệp, chương trình đào tạo sát thực tế và ra trường có việc
làm với mức lương cao. Nhà trường thì tổ chức thực hiện đào tạo trong điều kiện hiện có
của mình thông qua đội ngũ giảng viên với mong muốn cao nhất là có tỷ lệ cao sinh viên
đạt được chuẩn đầu ra mà xã hội cần. Trong khi doanh nghiệp cần những sinh viên có khả
năng tiếp cận công việc nhanh chóng để tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh
nghiệp cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp về sau. Các cơ sở đào tạo và sinh viên
đều có những nghĩa vụ và quyền lợi rất rõ ràng, trong khi trước đây các doanh nghiệp gần
như không đóng góp gì nhưng lại hưởng lợi rất lớn từ nguồn sinh viên được đào tạo chuyên
nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều những ràng buộc khi xây dựng một chương tình đào tạo
phải quan tâm. Có thể kể đến như chương trình khung, cơ sở vật chất của trường, đặc điểm
vùng miền, nhu cầu của xã hội là gì? năng lực của người học, năng lực giảng viên, trình độ
ngoại ngữ giảng viên, sinh viên Theo ABET thì để xây dựng chương trình đào tạo cần
thiết phải có thêm các tiêu chí như: mục tiêu chương trình đào tạo(*), chuẩn đầu ra sinh
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
65
viên(**), sự phát triển liên tục. Đặc biệt, mỗi chương trình có một ban tư vấn(***) đến từ các
doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong khi đó, các bên liên quan(****) cũng
tham gia vào quá trình làm chương trình. Vì vậy, các chuẩn đầu ra phải được các doanh
nghiệp thừa nhận, đánh giá được thông qua các chỉ số đo lường, có quá trình phát triển liên
tục để đánh giá quá trình chương trình đạo tạo và cải tiến theo định kỳ.
2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO GẮN VỚI VIỆC LÀM
Để chương trình đào tạo có tính thực tế thì nó phải được xây dựng với sự góp ý của
các thành phần liên quan những người đã, đang và sẽ tham gia thực hiện chương trình hoặc
sử dụng nguồn nhân lực đã tốt nghiệp. Và rồi chương trình đào tạo cần phải được thực thi
để đánh giá hiệu quả của nó. Mối quan hệ giữa người học, nhà trường và doanh nghiệp có
thể được mô tả thông qua các hoạt động như hình sau:
Hình 1. Các hoạt động diễn ra trong quá trình đào tạo [2]
Mối liên kết trên sẽ được duy trì liên tục thông qua chương trình đào tạo nếu nó được
xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kiểm định ABET. Bởi vì theo ABET thì có 8 tiêu chí phải
được đáp ứng như sinh viên, mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cải tiến liên tục,
chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của nhà trường. Trong
mục này trình bày phương pháp thiết lập mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra sinh
viên, chương trình đào tạo.
a) Thiết lập và hiệu chỉnh các mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra
Đối với ABET khuyến khích xây dựng từ 2 đến 5 mục tiêu chương trình đào tạo cho
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
66
một ngành kỹ thuật, công nghệ, đó cũng là những thước đo độ chuyên nghiệp trong nghề
để sinh viên phấn đấu đạt được trong sự nghiệp của mình. Trong khi chuẩn đầu ra là những
năng lực mà sinh viên cần phải có trước khi ra trường bắt đầu tham gia vào thị trường lao
động. Theo ABET có từ 9 đến 15 chuẩn đầu ra. Hai tiêu chí trên được thiết lập và hiệu
chỉnh theo kế hoạch định kỳ trong quá trình vận hành bởi cơ sở đạo tạo và có sự tham gia
của các bên liên quan.
i. Quá trình thiết lập các mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra:
Phương pháp phổ biến để thiết lập mục tiêu chương trình đào tạo là liệt kê một danh
sách khoảng hai đến năm mục tiêu chương trình đào tạo. Các dữ liệu ban đầu phục vụ việc
thiết lập mục tiêu chương trình đào tạo sứ mệnh nhà trường, chương trình đào tạo hiện
hành, các thông tin thu được từ doanh nghiệp, đặc biệt các cựu sinh viên, sinh viên thông
qua các hình thức như phỏng vấn, khảo sát, họp góp ý, văn bản. Sau đây là ví dụ một mục
tiêu chương trình đào tạo “Sau khi ra trường từ hai đến ba năm người học có khả năng trở
thành một thành viên chính trong nhóm lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, vận hành và đảm bảo
chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực thống điện, điện tử công nghiệp” [3].
Trong khi các chuẩn đầu ra được thiết lập lần đầu thì dựa trên các mục tiêu chương
trình đào tạo ở trên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo hiện hành, ý kiến các bên liên
quan. Nói chung, sự thiết lập lần đầu cần có sự tìm hiểu, phân tích chi tiết, cụ thể, sau đó
tiến hành các hoạt động như hội thảo ban tư vấn, khảo sát các bên liên quan. Bước tiếp
theo tiến hành phân tích, đánh giá các dữ liệu thu được và hoàn thiện cho hai tiêu chí trên.
Nói như thế, doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong nhiệm vụ này. Vì vậy, nhất thiết phải
lựa chọn doanh nghiệp phù hợp, số lượng đủ lớn để có đủ thông tin. Theo kinh nghiệm thì
họ là những công ty có vốn trong và ngoài nước nằm ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng
lân cận. Và đó cũng là những công ty mà sinh viên ra trường đã vào làm việc, thực tập.
Việc thu thập dữ liệu thì có hai hình thức chính là tổ chức họp và khảo sát. Mục đích của
hoạt động này để nhận được sự đánh giá về năng lực của sinh viên mình và biết được nhu
cầu năng lực mà doanh nghiệp cần ở người học, cũng như định hướng phát triển của công
nghệ trong tương lai gần. Hình 2 là quang cảnh của một buổi hợp ban tư vấn. Dữ liệu thu
thập được ở dạng các biên bản ghi chép hoặc phiếu khảo sát. Đánh giá, phân tích dữ liệu:
sau khi có được các tài liệu ở nhiều dạng khác nhau cho nên chúng cần được phân loại,
sàng lọc, sắp xếp theo nhu cầu sử dụng.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
67
Hình 2. Các thành viên Ban tư vấn trao đổi, góp ý trong một buổi họp
ii. Quá trình hiệu chỉnh các mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra:
Khoa học và công nghệ luôn thay đổi cho nên mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn
đầu ra cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với chuẩn đầu ra có thể điều
chỉnh hàng năm còn mục tiêu chương trình thì 3 năm một lần. Bởi vì sau 3 năm là thời gian
đủ để một chương trình có được sản phẩm để đánh giá. Quy trình điều chỉnh cũng gần
giống quy trình thiết lập.
SỨ MỆNH
NHÀ TRƯỜNG
MỤC TIÊU
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
CHUẨN ĐẦU RA
TIÊU CHÍ 3
(ABET)
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
CƠ SỞ
VẬT CHẤT
HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO
CÁC BÊN LIÊN QUAN
- Ban tư vấn
- Doanh nghiệp
- Cựu sinh viên
- Sinh viên
- Giảng viên
CÁC QUY ĐỊNH
CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ
Hình 3. Quy trình thiết lập và hiệu chỉnh các mục tiêu chương trình đào tạo,
chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
68
iii. Mối quan hệ giữa các mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và
chương trình đào tạo
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO 1
CĐR-1 CĐR- 2 CĐR-3 CĐR-i CĐR-N
HP-1 HP-2 HP- 3 HP-4 HP- 5 HP-6 HP-i HP-M
. . .
. . .
. . .
. . .
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO 2
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO 3
Hình 4. Mối liên hệ giữa mục tiêu chương trình đào tạo,
chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo
CĐR: chuẩn đầu ra; HP: học phần; N: số lượng chuẩn đầu ra; M: số học phần
Sơ đồ hình 4 cho thấy rõ mối quan hệ giữa các tiêu chí từ chương trình đào tạo đến
mục tiêu chương trình. Nếu sơ đồ này được công bố thì các bên liên quan của chương trình
dễ dàng làm nhiệm vụ của mình. Mỗi mục tiêu chương trình đào tạo liên hệ đến một vài
chuẩn đầu ra chứ không phải toàn bộ bởi vì sau vài năm người kỹ sư thực hành sẽ có năng
lực chuyên sâu trong nghề. Trong khi mỗi chuẩn đầu ra có liên hệ đến nhiều học phần. Các
đường in đậm thể hiện học phần có ảnh hưởng mạnh đến chuẩn đầu ra mà nó liên hệ tới,
đó cũng là học phần lấy dữ liệu để đánh giá chuẩn đầu ra thông qua các chỉ số đo lường.
b) Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là quá trình thu thập dữ liệu rồi phân tích và đánh giá để đưa ra các
quyết định cải tiến. Xây dựng các công cụ đánh giá tất cả các chuẩn đầu ra. Mỗi chuẩn đầu
ra sẽ có từ 2 đến 5 chỉ số để đo lường phù hợp với cơ sở vật chất của ngành đào tạo. Mỗi
chỉ số tương đương với khả năng thực hiện một công việc trong nghề và được đánh giá
trong các học phần hoặc bằng một phương pháp trung gian nào đó. Các chỉ số đo lường
cũng cho biết ai giảng dạy, ai chịu trách nhiệm, thời gian thu thập dữ liệu, định kỳ có những
đề xuất cải tiến gì. Vì vậy, nội dung chương trình các học phần chỉ ra được nội dung nào
liên hệ đến chuẩn đầu ra nào. (Xem thêm ở phụ lục 1)
c) Xây dựng chương trình đào tạo
Theo ABET, để xây dựng chương trình đào tạo cho một ngành cần phải có những tài
liệu như sau:
Các văn bản và qui định của cơ quan quản lý: tùy thuộc vào từng trường. Chúng
tôi áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam, qui định
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
69
Các tiêu chí của trường đối với ngành cần làm chương trình gồm: các mục tiêu
chương trình đào tạo, các chuẩn đầu ra, các chỉ số đo lường cho chuẩn đầu ra.
Các tiêu chí này đã được xem xét trong mối quan tâm của sứ mệnh nhà trường, các
điều kiện khác của nhà trường, năng lực đầu vào của sinh viên, trình độ nghiệp vụ của
giảng viên, nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên ra trường và đặc điểm vùng miền
nơi trường hiện diện. Cho nên, một khi doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu thì họ cũng đã
có sự đóng góp ý kiến về nội dung đào tạo, yêu cầu về công nghệ của nghề, trang thiết bị
thực hành đáp ứng thực tế cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Thật ra, những yêu
cầu của doanh nghiệp đã được tổng hợp lại ở phần chuẩn đầu ra sinh viên. Xây dựng
chương trình bằng phương pháp này cũng loại bỏ những nội dung thừa hoặc ít liên quan
đến nghề ra khỏi chương trình dẫn tới rút ngắn thời gian đào tạo. Một chương trình được
xây dựng hoàn toàn dựa trên nhu cầu thực tế chứ không phải làm theo kiểu có gì dạy đó,
sao chép chương trình đào tạo của các trường khác hay dạy những gì mà người giảng viên
đã từng học mà ở đây là đào tạo để doanh nghiệp sử dụng theo nhu cầu của họ. Nhà trường
cũng cần phải đầu tư những thiết bị thực tập hiện đại đáp ứng nhu cầu công nghệ thực tế.
Hơn nữa, giảng viên phải là người xây dựng chương trình chi tiết các học phần để họ biết
được doanh nghiệp cần gì và họ làm gì để sinh viên của họ có thể làm việc được khi ra
trường. Cũng từ đó, giảng viên cũng phải ra doanh nghiệp để trao đổi chuyên môn với
chuyên gia cùng ngành, học tập công nghệ mới, nắm bắt nhu cầu ngoài xã hội. Qua cách
làm này thì người thầy cảm thấy tự tin hơn để truyền thụ những kiến thức của mình cho
sinh viên, trong khi sinh viên cảm nhận được sự chuyên nghiệp của người dạy, còn doanh
nghiệp an tâm tuyển dụng vì họ biết được, hiểu được nhà trường làm gì, dạy gì. Hơn nữa
nếu như nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tập theo như chương trình thì doanh
nghiệp có thể hỗ trợ thông qua các tài trợ hoặc nhận sinh viên thực tập để bổ sung các kỹ
năng còn thiếu. Theo như hình 4, mỗi học phần có liên hệ đến một số chuẩn đầu ra và cũng
có thể là học phần lấy dữ liệu để đánh giá trong quá trình cải tiến liên tục. Vì vậy, trong
mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngoài nội dung chính là các bài học cần phải trình
bày thêm đầy đủ các thông tin ví dụ như: các chuẩn đầu ra của học phần, mối liên hệ giữa
chuẩn đầu ra học phần với chuẩn đầu ra của ngành, học phần này đáp ứng chuẩn đầu
ra nào của ngành, các nội dung kiểm tra và thi, công cụ đánh giá, những ai tham gia
giảng dạy.
3. THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH ĐẠO TẠO
Nếu chỉ dạy và học hết tất cả các học phần trong chương trình đào tạo thì chưa đủ mà
sinh viên còn có thêm các hoạt động khác nữa trong quá trình đào tạo. Có như thế thì bức
tranh ở hình 1 mới được lắp đầy. Thực tế hoạt động này diễn ra ở ba nơi là: tại trường, ở
công ty và bên ngoài xã hội.
Tại cơ sở đào tạo, ngoài hai hoạt động chính là học tập trên lớp lý thuyết, thực tập tại
xưởng và phòng thí nghiệm, sinh viên còn có các hoạt động bổ ích khác như: sinh hoạt ở
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
70
các câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ ngoại ngữ, tham gia hội thi tay nghề, các cuộc thi sáng
tạo, hội thảo khoa học qua đó, sinh viên có thêm cơ hội rèn luyện tay nghề, phát triển tư
duy, trau dồi các kỹ năng mềm, phát triển đạo đức nghề nghiệp. Ngay sau khi tốt nghiệp,
trường tổ chức hoạt động tuyển dụng để sinh viên sớm có cơ hội lựa chọn nơi làm việc và
doanh nghiệp thấy sự đóng góp của họ vào chương trình đã mang lại kết quả thiết thực.
Thông qua ngày hội việc làm cũng thu thập được các góp ý từ các công ty.
Tại các công ty: các hoạt động sinh viên có thể thực hiện như tham quan nhà máy và
thực tập sản xuất. Ở mỗi năm học, sinh viên sẽ được đi đến một vài công ty sản xuất để
giúp các bạn quan sát các công việc của ngành mình học được diễn ra trong thực tế. Đó là
phương pháp tốt để các bạn định hướng nghề nghiệp để hoàn thiện các kỹ năng cần thiết
trước khi ra trường. Thường thì năm cuối sinh viên được đến công ty thực tập một thời
gian thường thì 6 đến 12 tuần. Việc thực tập ở môi trường thực tế giúp sinh viên có nhiều
cơ hội để trau dồi chuyên môn và tự tin hơn để vào nghề ngay sau khi ra trường. Vừa bổ
sung kiến thức thực tế lại vừa nhận biết được những yêu cầu của công việc, từ đó tự hoàn
thiện bản thân, đặc biệt ở giai đoạn trước khi tốt nghiệp trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Khi sinh viên thực tập ở doanh nghiệp thì các kỹ sư cũng thấy được năng lực của sinh viên.
Họ sẽ phản ảnh sự đánh giá của mình về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên thông
qua giảng viên hướng dẫn hoặc trực tiếp với cán bộ Khoa, Bộ môn. Sự góp ý này sẽ được
lưu giữ và xem xét trong những lần điều chỉnh chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình
đào tạo và chuẩn đầu ra.
Bên ngoài xã hội: khuyến khích sinh sinh viên tham các hội thảo khoa học, kỹ thuật,
các cuộc thi sáng tạo, các công tác xã hội. Cách tốt để sinh viên phát triển toàn diện, bổ
sung các kỹ năng còn thiếu, phản hồi các thông tin công nghệ mới cho giảng viên để xem
xét cập nhật chương trình đào tạo. Sau đây là một vài hình ảnh về hoạt động đào tạo.
(a)
(b)
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
71
(c)
(e)
(d)
(f)
(g)
(h)
(k)
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
72
Hình 5:
(a) và (b) Sinh viên đang thực tập tại xưởng trường
(c) Kỹ sư công ty SmartZ tham hướng dẫn thực tập tại phòng thực hành
(d) Sinh viên năm cuối ngành Điện đang thi công mô hình đồ án tốt nghiệp tại trường
(e) Sing viên thực tập tốt nghiệp đang thi công tủ điện ngoài công trình
(f) Cuộc thi đua xe sử dụng pin quang điện danh cho sinh viên năm nhất
(g) Đoàn kiểm định ABET kiểm tra thiết bị thực tập của trường
(h) và (k)Ngày hội giới thiệu việc làm cho sinh viên tổ chức tại trường
4. KẾT LUẬN
Bài viết này đã trình bày tóm tắt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào
tạo cho một ngành ở hệ cao đẳng theo chuẩn kiểm định ABET. Khi làm chương trình và
thực hiện chương trình đều có sự tham gia xuyên suốt của các bên liên quan, trong đó có
đội ngũ chuyên gia từ các doanh nghiệp. Qua thời gian thực hiện có vài sự thay đổi như
chương trình đạo tạo được lọc bỏ những nội dung thừa, tăng tỷ lệ thực hành, tăng kỹ năng
mềm và 5S, bổ sung vài nội dung về các tiêu chuẩn, vấn đề an toàn cho thiết bị và máy
móc, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Kết quả thực hiện cho thấy rằng, sinh viên chủ
động hơn trong học tập; giảng viên tự tin hơn trước, họ thường xuyên đến doanh nghiệp
để cập nhật công nghệ; doanh nghiệp ưu tiên hơn đối với sinh viên của trường; thu hút
được nhiều học sinh đăng ký vào trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Takayuki Hayashida “Tài liệu báo cáo tại hội thảo thắt chặt mối quan hệ giữa nhà
trường và doanh nghiệp “tổ chức tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, 2016.
3. Phạm Văn Thành, Ngô Thị Thanh Bình, “ABET Self-Study Report for the Electrical
and Electronic Engineering Technology”, Tài liệu trong hồ sơ kiểm định ABET,
2017.
Giải thích từ ngữ:
(*) Mục tiêu chương trình đào tạo là năng lực mà người học đạt được sau khi ra trường 2 đến 3 năm.
(**) Chuẩn đầu ra sinh viên là những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên đạt được trước khi ra trường.
(***) Ban tư vấn: họ là doanh nhân, nhà quản lý của doanh nghiệp, kỹ sư, kỹ thuật viên đến từ các công ty có sử dụng
sinh viên ra trường và nhận sinh viên vào thực tập (trong số đó có cả cựu sinh viên). Họ tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chương trình
đào tạo.
(****) Các bên liên quan: họ là nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp), cựu sinh viên, sinh viên, giảng viên.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
73
Phụ lục: Student Outcome 2 [1]: After graduating from Electrical and Electronic
Engineering Technology program, students will be able to use the low voltage equipments.
Performance
Indicators
(PI)
Courses with
PI (map)
Method
of
Assessment
Courses
Assessed
(Where
Data are
collected)
Length of
Assessment
Cycle
Years/
Semester of
Data
Collection
Target for
Performance
Lectures
2.1 Chose
properly
electric
instruments for
specific
applications.
Electrical
Safety and
Measurement
Equipment
Practice,
General
physics, Basic
Electrical
Practice,
Written
Exam
Electrical
Instrument
(Final
examination)
1 year 2st years, 1nd
Semester
At least 80%
students get 5
or more.
N B Nha
D T Tung
N T Thanh
N T Uyen
N B V
N V Hien
Engineering of Electrical Measurement and Sensor, Electrical Drives,
Electrical Equipments Practice
2.2. Connect
and operate
the low-
voltage
(<1000V)
electrical
instruments
Electrical
Machinery 1,
2, Electrical
Safety and
Measurement
Equipment
Practice,
Practical test Electrical
Equipments
Practice
(Final
examination)
1 year 2st years, 2nd
Semester
At least 80%
students get 5
or more.
General physics, Basic Electrical Practice, Engineering of Electrical
Measurement and Sensor, Electrical Drives, Electrical Equipments
Practice.
2.3 Connect,
operate and
maintenance
the low
voltage
(<1000V)
electrical
machine.
Electrical
Instrument,
Electrical
Machinery 1,
Electrical
Machinery 2,
Electrical
Safety and
Measurement
Equipment
Practice,
Practical
Exam
Electrical
EquipmentsP
ractice
(Final
examination)
1 year 2st years, 2nd
Semester
At least 80%
students get 5
or more.
B D Hai
N L V
Minh
P D Nghia
N Q
Thong
N V Hien
General physics, Basic Electrical Practice, Engineering of Electrical
Measurement and Sensor, Electrical Drives, Electrical Equipments
Practice.
Results of Evaluation:
Summarize the results and provide analysis illustrating the extent to which each student outcome is being obtained.
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
74
Time retrieve data:
PI2.1 data was collected in class D-DT15Ein1/2017.
PI2.2data was collected in class D-DT 14F in6/2016.
PI2.3data was collected in class D-DT 14F in6/2016.
Reviews:
There are numbers of students who fail in PI2.3 (20%)
Reasons:
The rubric used to assess PI 2.3 needs to be improved.
Conclusion:
The overal pass rate is good.
PI2.3 needs more improvement.
Actions for Continuous Improvement:
Provide a brief rationale for each of these planned changes.
- The rubric used to assess PI 2.3 needs to be improved. For example, with the students who fail in this criterion,
lecturer need allow that student to check if what was happen, in case of they found out the problem and fix it, lecturer
could penalize their mark.
- Need to equip with a variety of electrical machines.
- Need to equip with the reality model.
Teachers in charge: Nguyen Ba Nha, Nguyen Thi Uyen, Dang Thanh Tung, Nguyen Tan Thanh, Ngo Ba Viet, Nguyen
Van Hien, Bui Dong Hai
Assessment Instruments:
- Written Exam
- Practical Exam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_lien_ket_giua_co_so_dao_tao_va_doanh_nghiep_khi_thiet_ke.pdf