Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, nhiều nhu cầu về vật chất, nhiều sự giải trí nhưng có sự nghịch lý trong cuộc đời. Tôi đã được đọc trong 1 cuốn sách của 1 giáo sư nước ngoài. Ông đã viết lên nghịch lý trong cuộc đời như sau:
Đây là thời đại tốt nhất cũng là thời đại xấu nhất.
Đây là thời đại của sự văm minh nhất chũng là thời đại của sự ngu xuẩn nhất.
Đây là thời đại của sự tín nhiệm nhất, nhưng cũng là thời đại của sự nghi ngờ nhất
Đây là mùa xuân của hi vọng, và đây cũng là mùa đông của tuyệt vọng.
Đây là thời đại của tri thức, nhưng người ta lại hành xử như kẻ vô ý thức nhất.
Đây là thời đại của nhà cao của rộng, nhưng tình cảm gia đình lại nhỏ đi nhất.
Chúng ta có thấy sự mẫu thuẫn ở trong đó không? Nhưng đây là một sự thật trong cuộc đời. Có phải nền văn minh này giúp cho chúng ta văn minh nhất nhưng mình cũng làm những chuyện ngu xuẩn nhất không? Ví dụ: Tự nhiên ôm bom tự sát này! Ngu xuẩn không? Tự nhiên mình lại đi bán mạng mình cho một cái gì đó. Mình phải thấy trong thời đại văn minh này có còn rất nhiều nghịch lý nữa. Những nghịch lý mà người ta đưa ra như:
Chúng ta mua sắm nhiều nhất nhưng ít có thời gian tận hưởng.
Chúng ta có nhiều bằng cấp, nhưng lại ít tri thức.
Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn, nhưng chất lượng chưa chắc dã tốt hơn.
Chúng ta kéo dài tuổi thọ, nhưng sống không đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Sự kỳ diệu từ nghịch cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ KỲ DIỆU TỪ NGHỊCH CẢNH
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, nhiều nhu cầu về vật chất, nhiều sự giải trí nhưng có sự nghịch lý trong cuộc đời. Tôi đã được đọc trong 1 cuốn sách của 1 giáo sư nước ngoài. Ông đã viết lên nghịch lý trong cuộc đời như sau:
Đây là thời đại tốt nhất cũng là thời đại xấu nhất.
Đây là thời đại của sự văm minh nhất chũng là thời đại của sự ngu xuẩn nhất.
Đây là thời đại của sự tín nhiệm nhất, nhưng cũng là thời đại của sự nghi ngờ nhất
Đây là mùa xuân của hi vọng, và đây cũng là mùa đông của tuyệt vọng.
Đây là thời đại của tri thức, nhưng người ta lại hành xử như kẻ vô ý thức nhất.
Đây là thời đại của nhà cao của rộng, nhưng tình cảm gia đình lại nhỏ đi nhất.
Chúng ta có thấy sự mẫu thuẫn ở trong đó không? Nhưng đây là một sự thật trong cuộc đời. Có phải nền văn minh này giúp cho chúng ta văn minh nhất nhưng mình cũng làm những chuyện ngu xuẩn nhất không? Ví dụ: Tự nhiên ôm bom tự sát này! Ngu xuẩn không? Tự nhiên mình lại đi bán mạng mình cho một cái gì đó. Mình phải thấy trong thời đại văn minh này có còn rất nhiều nghịch lý nữa. Những nghịch lý mà người ta đưa ra như:
Chúng ta mua sắm nhiều nhất nhưng ít có thời gian tận hưởng.
Chúng ta có nhiều bằng cấp, nhưng lại ít tri thức.
Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn, nhưng chất lượng chưa chắc dã tốt hơn.
Chúng ta kéo dài tuổi thọ, nhưng sống không đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Những câu nói quá chính xác, mua cho nhiều nhưng ngày 24 tiếng thì đi làm hết 18 tiếng rồi còn đâu thời gian mà hưởng. Nhưng con người mình vẫn mua, mua sắm cho đầy nhà mặc dù mình không có dùng đến.
Chúng ta xây lên những ngôi nhà cao tầng nhất, nhưng gia đình chúng ta lại thu gọn nhỏ nhất.
Càng cất nhiều nhà lớn thì những người con, người cha mẹ càng cảm thấy cô đơn. Chúng ta thấy nhiều khi nhà nghèo cảm thấy rất là ấm cúng “Một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Nói thật có những ngôi nhà rất nhỏ nhưng sống rất tình người, nhưng có khi chúng ta sống trong một ngôi biệt thụ nhưng cảm thất tấy cô đơn. Bởi vì nhiều những người trong gia đình gần nhau trong gang tấc nhưng là phương trời cách mặt. Vì vậy người ta mới nói: “Chúng ta xây lên những ngôi nhà cao tầng nhất, nhưng gia đình chúng ta lại thu gọn nhỏ nhất”. Bên cạnh đó người ta còn nói rằng: “Đây là thời đại nhiều thuốc men nhất, nhưng cũng là thời kỳ nhiều bện tật nhất.
Vì vậy chúng ta thấy có rất nhiều nghịch lý và những điều xảy ra trong cuộc sống, đôi khi vì lao vào trong cuộc sống mà chúng ta đã quên đi những điều đó. Có những khi chúng ta đày đọa, hy sinh mình với những ước mơ, dục vọng, khát khao gì đó mà chúng ta không biết chỗ dừng, không biết hạnh phúc nên mình cảm thất mình đang đi tìm hạnh phúc mà không hề có một chút hạnh phúc gì hết. Có những khi chúng ta đi tìm hạnh phúc mà con người mình lại đau khổ. Vì vậy có một nhà danh nhân mới nói rằng: “Không có con đường nào dẫn tới hạnh phúc, chính hạnh phúc là con đường”. Như vậy con đường nào cũng là con đường hạnh phúc nếu chúng ta biết tạo hạnh phúc cho chính bản thân mình. Cuộc sống dù ở thời đại nào mà biết sống thì mình vẫn tìm được những tia hạnh phúc trong bất cứ ngày tháng nào của chúng ta, còn không thì chúng ta vẫn sống như bao người khác mà không tìm thấy niền hạnh phúc đó. Vì vậy khi hôm nay tôi muốn nói về “Sự kỳ diệu của nghịch cảnh”. Có nghĩa là trong những cái nghịch lý đó, trong những bế tắc đó, mà mình tìm ra được những giải pháp và biết được những ý niệm thăng trầm được trong đó.
Nghịch cảnh là những cái khổ, những cái khó chịu, thử thách, gian nan…. Tất cả những cái đó mình gọi là nghịch cảnh. Nhưng mà nếu ai hiểu và đào sâu được thì ta sẽ thấy từ trong nghịch cảnh đó sẽ lóe lên những điều hạnh phúc và những điều rất là thú vị. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với mọi người những gì mình đã trải qua, thấy những gì mình thấy, mình sắp trải qua để mình làm chủ bản thân mình và hướng dẫn cho mọi người khác làm cách nào để vượt qua những nghịch cảnh để thành công. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng xem chương trình Thế vận hội, chúng ta ai cũng thán phục những ai đạt kết quả cao như: Huy chương vàng, huy chương bạc. Thông thường con người chúng ta thán phục, hâm mộ một thành quả và ước ao nếu mình được điều đó. Nhưng không phải tự nhiên mà người đó có được thành quả đó. Chúng ta cứ hỏi hết tất cả những người đó họ đã từng làm gì để được như ngày hôm nay. Nếu chúng ta đã đến những nơi luyện tập, thì mình sẽ thấy những người này có thể sống – chết vì sự luyện tập đó. Có những khi luyện tập phải vào bệnh viện, bị thương có thể xảy ra. Vì vậy thành quả này chúng ta chỉ thấy được, nhưng khi chúng ta nhìn sâu vào thì chúng ta sẽ biết được thành công này phải trả một cái giá gì tương đương. Nếu thành công mà dễ dàng thì mọi người đã được hết rồi, chứ không phải chỉ dành cho một vài người như vậy?
Con người mình luôn có xu hướng nhìn thấy thành quả của người khác muốn mình được như vậy, nhưng có điều lạ là không ai muốn mình phải tập luyện khổ cực. Cho nên trong cuộc đời mỗi người rất sợ đau khổ, thử thách và nghịch cảnh. Nhưng có điều rằng mình sợ nhưng nó có xảy ra không? Nó vẫn xảy ra như bình thường. Nếu một người có bản lĩnh sẽ vươn lên nghịch cảnh đó để thành công thì sẽ tốt hơn nhiều mình sợ mà vẫn đau khổ. Đây là điều mà chúng ta lên nhớ. Ngày xưa tôi học rất là dở cho nên mỗi lần tôi nhìn bài người khác rất là khó. Nó thì cố gắng che vào không cho mình xem mà mình lại cố nhìn. Vì vậy nếu muốn nhìn được thì cũng phải đau hết cả mắt. Nhưng mình muốn nhìn cũng không được nữa, cho nên nhiều khi cầm bài kiểm tra thấy điểm thấp mình rất đau khổ, nhưng nếu mà suốt ngày nó cho mình nhìn bài như vậy thì suốt cuộc đời mình là những người học dở, nhưng nhờ những cái như thế này mà lòng tự ái trỗi lên và cố gắng học. Sau này khi tôi đã học khá lên cũng nhờ vì những cái đó. Nếu không nhờ những người bạn cho nhìn bài đó thì dứt khoát không bao giờ tôi học lên được, nhờ họ mà mình tiến bộ lên được. Những điều đó không chỉ có ở trong tôi, điều đó có trong tất cả mọi người. Cho nên một vị Thiền sư đã dạy học trò của mình như sau: “Này con! Cảnh khó là kho tàng của con, đừng nên đổi nó lấy một cuộc sống dễ dãi”. Khi mới nghe qua mình cảm thấy nó nhu nhược quá “Tại sao phải chấp nhận cuộc sống khó này?”. Nói thật rằng: “Khi mình nhận cảnh khó là kho tàng thì mình mới thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, còn nếu mình sống trong hạnh phúc thì sẽ có hai điều xảy ra. Một là: Mình không thể nhận ra được hạnh phúc. Hai là: Khi đau khổ xảy ra thì mình sẽ chết và sẽ quằn quại. Ai đã đi mượn tiền chưa? Nếu đi mượn tiền mà được người ta cho mượn mãi thì mình cứ ăn nhậu, ỷ lại người khác không chịu lao động. Nhưng nếu một ngày nào đó nó không cho mình vay thì mình sẽ thấy rằng: “Đi mượn tiền không phải là dễ và đi mượn tiền đó là một điều nhục nhã”. Từ cái mượn tiền như vậy mà sẽ có ngày mình trở thành một doanh nghiệp thành đạt được. Ngày xưa khi tôi còn nhỏ tôi không biết làm diều để chơi, tôi thấy người ta làm lại bay được mà mình lại như thế. Nhờ họ làm hộ thì họ không làm, nói chỉ cũng không chỉ. Vậy là tôi phải ngồi 2-3 tiếng đồng hồ để chờ họ kéo diều xuống xem nó như thế nào? Và vì ngồi mãi như vậy mà tôi có thể bết họ làm con diều như thế nào để bay được. Vì những cái nghịch lý như vậy mà tôi mới có thể làm những cái diều cho mình chơi. Sau này lớn lên tôi có suy nghĩ không muốn dựa vào ai hết, mà tôi biết phải dựa vào chính bản thân mình thì mới có thể tồn tại và phát triển lên được. Đó là điều từ nghịch lý trong cuộc sống mà chúng ta sẽ lóe lên những tia sáng hy vọng như vậy. Đây là điều mình nên để ý. Trên cuộc đời này không có gì thành công dễ dãi cả. Tôi nhớ câu nói này:
Ví thử đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?
Cho nên mình thấy trong cuộc sống ki gặp nghịch cảnh thì mình cảm thấy rất là khó khăn, khó chịu và nhiều khi muốn bỏ cuộc. Nhưng nếu mình vượt qua rồi thì chúng ta mới thấy được giá trị của nó và thấy được sự trưởng thành của chính bản thân mình. Cuộc đời mình chưa bao giờ gặp phải những khó khăn thì không bao giờ mình trưởng thành được. Trong MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM trong đó Đức Phật dạy rất nhiều điều và hầu như những điều đó toàn là nghịch lý, ví dụ: “ở đời đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục dễ sinh”. Tai sao lại như vậy? Khỏe mạnh là hạnh phúc, bớt tồn tiền chứ sao lại nói là đừng mong không bệnh tật. Chúng ta phải biết rằng: Ai cũng có thể xảy ra bệnh, nhiều người nói khi có bệnh rất là buồn. Thực ra sao mình phải buồn cơ chứ? Nếu trong cuộc đời này mình bệnh mà người khác không bệnh thì mình buồn, mình già mà người khác không già thì mình rất là buồn. Mình ra ngoài mình nhìn thấy nhiều người nhìn rất khỏe nhưng thực ra thì họ đang có bệnh đó, vì vậy nếu mình có bị bệnh hay già thì mình cũng không nên buồn. Không phải chỉ mình mình như vậy, tất cả mọi người trong chúng ta ai cũng như vậy hết. Như vậy điều gì nó cũng sẽ xảy ra với mình nên không có gì phải buồn hết. Thật ra bệnh tật là quy luật của cuộc đời,nhưng đôi khi bị bệnh tật mà con người mình chiêm nghiệm ra được nhiều điều và sẽ hạn chế được rất nhiều sai lầm trong đó. Bởi vì nếu mình khỏe mạnh mãi thì mình không biết dừng lại, khi đó không cẩn thận mình sẽ tạo ra các ác nghiệp. Trong nhiều lúc mình như vậy thì mình sẽ làm chủ được bản thân mình. Có một câu chuyện như sau:
Có một anh này, anh rất chán bản thân anh. Vì vậy anh đăng ký quân đi chiến trận. Trong lòng anh luôn nghĩ, có ai đó đâm chết anh đi cho rồi. Cho nên khi anh thấy mình không còn ước mơ, không có ước vọng gì đó cho cuộc đời. Cho nên khi ra ngoiaf chiến trận thì anh là người rất là quyết tử. Khi đi chiến trận thì tướng lĩnh rất phục anh ta, vì anh ta nhỏ con nhưng lại rất dũng cảm như vậy. Sau khi chiến trận đã xong rồi, và khao quân ban thưởng. Vị tướng quân này đã nói anh này rất nhiều để được vua ban thưởng, và anh đã được ngự y chữa bệnh. Sau thời gian thì anh này cũng đã khỏe lại và có chức tước, cuộc sống hạnh phúc…. Sau một thời gian thì chiến tranh lập lại, và triều đình tiếp tục chiêu quân. Và lần đầu tiên lần nào ra chiến trận anh cũng đi đầu tiên. Nhưng lần này thì anh này lại đi phía sau. Sau chiến trận kết thúc, vị tướng quân thấy lạ. Một người từng anh dũng, can đảm. Mà ngày xưathì ốm yếu, liều mạng như vậy. Vậy mà tại sao bây giờ lại đi đằng sau, sao lại nhát như vậy. Lúc đấy vị tướng quân mói lại hỏi: “Này anh! Tại sao ngày xưa anh ốm yếu bệnh tật nhưng lại như một cảm tử quân. Còn bây giờ khi khỏe mạnh thì anh phải làm được hơn như vậy chứ”. Thì anh này mới nói rằng: “Thưa tướng quân! Ngày xưa tôi chán bản thân này, tôi muốn chết đi cho rảnh nợ nên tôi muốn chết. Nhưng bây giờ tôi khỏe mạnh như thế này chết thì phí quá”.
Qua câu chuyện đó nói cho chúng ta biết trong những điều nghịch cảnh sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều yếu tốt để thành công. Trong cuộc sống mình cũng vậy, khi mình làm các việc trong cuộc sống như: học hành, lập công danh sự nghiệp thì mình cũng phải có tư duy như vậy. Nếu như ai chuẩn bị lập gia đình mà dệt cho mình những con đường đầy hoa và hạnh phúc, thì cẩn thận bất hạnh xảy ra thì mình sẽ không thể nào sống được. Nếu mình tưởng tượng người yêu mình là một bà tiên nào đó trên trời rơi xuống hay mình tưởng tượng người yêu mình là một hoàng tử trong cuốn tiểu thuyết ngàn xưa. Nếu sự thật về đau khổ xảy ra thì con người mình sẽ suy sụp rất nhanh. Nếu ai đã đọc cuốn tiểu thuyết “Nghìn lẻ một đêm” thì chúng ta sẽ thấy được điều này. Tôi chỉ muốn nói với mọi người như sau: Trong cuộc đời tương đối không ai là thần thánh cả. Người yêu của mình có hoàn hảo cách mấy thì người đó vẫn là con người phàm chứ không phải là từ cõi trời xuống. Một người con trai trong mắt mình nó hoàn hảo cách mấy thì cũng là con người phàm trần thôi. Họ cũng có hỷ, lộ, ái, ố, tham, sân, si đầy dãy trong lòng của mình. Tôi đã từng nói rồi, một con người được coi là thánh thiện, đạo đức, tham lam, tội lỗi chỉ khác nhau là tất cả họ có nghĩ nhưng họ không làm. Chứ thật ra thì trong lòng mình ít ai không nghĩ đến điều đó cả. Nhưng có khác là người thiện nghĩ nhưng không làm thì gọi là thiện. Còn người này nghĩ mà làm. Như vậy chúng ta thấy thiện và ác nó chỉ khác nhau là kiềm chế được bản thân mình ở một góc độ đạo đức nào đó. Chứ đừng nghĩ rằng những người thiện là trong lòng họ không có nhưng cái đó hay trong lòng không có lỗi lầm. Tất cả mọi người đều có cấu tạo như nhau. Vì vậy khi mình sắp tiến tới hôn nhân mà người yêu của mình thánh thiện cách mấy thì mình cũng phải suy nghĩ như thế này: “Nếu một ngày nào đó mà vợ (chồng) tôi ngoại tình thì tôi phải làm gì? Nếu một ngày nào đó mà vợ (chồng) tôi nghiện ma túy thì tôi phải làm gì? Nếu một ngày nào đó mà vợ (chồng) tôi nát rượu thì tôi phải làm gì?...” Bởi vì chuyện đó dễ dàng xảy ra với tất cả mọi người. Như vậy khi mình chuẩn bị hôn nhân mà mình đã đặt ra những nghịch cảnh đó cho mình một thái độ ứng xử, một lời khuyên tốt đẹp và sự giải quyết tốt đẹp với những người mình cũng sinh sống sau này, thì khi mình đặt được rồi thì mình hãy tự tin để bước vào trong hôn nhân. Mình mà trả lời được những câu hỏi đó một cách thông minh và chính xác nhất thì mình đã cứu cuộc đời mình một nửa. Mình không nên nghĩ mình hoàn hảo quá, người đó hoàn hảo quá khi lấy họ về tôi sẽ xây dựng hạnh phúc, lâu đài tình yêu… Nếu không cận thận mình đang xây lâu đài trên cát mà mình không biết, hay nếu sau này mình muốn lập công ty. Khi lập doanh nghiệp thì ai cũng muốn mình thành công và trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng. Nhưng mình cũng phải luôn nghĩ rằng: “Nếu mình làm ăn thất bại thì tôi phải làm gì? Nếu khi đối diện với nghịch cảnh, thất thu thì tôi phải làm gì? Và khi mình đặt như vậy rồi thì mình sẽ rất là sáng suốt giải quyết sự việc khi chuyện đó xảy ra. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vì trong cuộc đời mà ta thiếu may mắn hay với một lý do nào đó thì nó sẽ xảy ra. Như vậy chúng ta không có chủ quan với mọi chuyện, hôm nay có thể mình thành công nhưng biết đâu mình được như vậy được. Có câu chuyện VỠ MỘNG như sau:
Có cô gái đi bán trứng đội trứng ở trên đầu, vừa đi cô vừa tưởng tưởng: “Nếu bán được rổ trứng này thì mình sẽ mua được một đàn gà, khi mua được một đàn gà thì nó sẽ đẻ ra được nhiều trứng sau đó mình sẽ mua được một con heo, sau khi mua được con heo thì mình sẽ mua một con bò, khi mua được con bò thì mình sẽ mua cho mình thật nhiều đồ trang sức đẹp và khi đó mình sẽ có người yêu lý tưởng. Cô tưởng tượng như vậy nhưng không may khi đang đi thì cô vấp vào hòn đá và ngã vỡ hết rổ trứng.
Như vậy khi bị đổ vở hết thì có heo không? Có bò không? Có người yêu lý Tưởng không? Tất cả những điều đó cho chúng ta một điều suy nghĩ. Nếu như chúng ta không lường trước được một điều gì sắp và sẽ xảy ra thì khi vấn đề xảy ra mình không thể hóa giải được, đã có rất nhiều con người tù túng trong hoàn cảnh như thế. Có câu thơ rất hay như thế này
Nghịch cảnh nuôi tâm trí
Gian nan lửa thử vàng
Bại thành và được mất, chẳng màng.
Nếu như tất cả những nghịch cảnh này có xảy ra mà chúng ta vững vàng và đứng dạy để vượt qua được, thì chúng ta sẽ thấy rẳng: “mình thành công”. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết chuyện Lưu Bình – Dương Lễ chúng ta thấy khoảng cách của 2 người rất là xa. Lưu Bình là một người lương thiện, rất là ngoan, suốt ngày ở nhà lo học. Lưu Bình là một con người suốt ngày nát rượu , ăn chơi, là kẻ chẳng ra gì. Ta đem ra so sánh hai người thì đúng là: “Một trời một vực”. Nhưng mà chúng ta đâu nghĩ rằng: Bản thân của một kẻ nát rượu, không ham học một thời, nhưng khi nhận ra sai lầm và quyết chí học lại có thể đậu Trạng nguyên. Lưu Bình từng nói một câu như sau: “Đối với ta có gì là giải thám hoa hay bảng nhãn, học hay không là trí của Lưu Bình này thôi”. Ngày xưa Dương Lễ chỉ đậu Thám hoa. Vậy mà Lưu Bình là một kẻ nát rượu, chẳng ra gì, vậy mà cuối cùng đã thay đổi cuộc đời, đã vươn lên cố học để trở thành người đậu Trạng Nguyên.
Như vậy mình thấy Dương Lễ là người rất thông minh, hiểu biết rất sâu sắc nên nếu vì tình nghĩa năm xưa mà mình lại giúp bạn một cách dễ dãi thì suốt đời Lưu Bình cũng chỉ là người vô tích sự. Vì Hiểu được điều đó nên Dương Lễ đã tạo ra một nghịch cảnh, đó là nghịch cảnh giúp cho Lưu Bình tỉnh lại và tự ái để phục hồi lại nghị lực tâm trí của mình, để cuối cùng thi đỗ đạt và trở thành trạng nguyên. Vì vậy nếu không có sự thử thách này thì Lưu Bình không thể nào trở thành trạng nguyên được. Như vậy giá trị của nghịch cảnh lóe lên một điều hạnh phúc ở trong đó và nền tảng của hạnh phúc bao giờ cũng dựng lên từ nghịch cảnh như vậy. Tôi nói như vậy để mong mọi người đừng bao giờ bất mãn khi gặp một hoàn cảnh khó khăn và đau khổ.
Tôi nhớ ở dưới quê tôi khi mà người ta trồng lúa, lúa mà tốt quá thì nó sẽ bị “lốp” là và không có trổ bông, mà nếu có trổ thì nó cũng trổ những bông lép chứ không bao giờ có được hạt chắc. Vì vậy khi nhà nông mà thấy lúa tốt quá thì họ lấy bừa ra để họ bừa. Người ta bừa để nó bong dễ lên để nó nảy ra những lớp rễ mới, để nó phát triển một cách vững vàng hơn. Như vậy mình phải hãm sự phát triển của ruộng lúa này, vì nếu tốt quá thì lúa không trổ bông được. Mình sẽ bừa be bét ruộng nhà mình lên, mình thấy nó rất hay như vậy. Cho nên mình sẽ có con, cháu và sự nghiệp… thì mình thấy sau một tai nạn hay một khổ đau, thất bại, sự đổ vỡ về gia đình hay việc làm sau những việc đó thì dường như người đó hiếu thảo và biết yêu thương mọi người hơn. Có nên tôi đã nghe có người nói như thế này: “Con mình bị tai nạn xe, xe tan nát hết gần chết mà mình vẫn thấy mừng. Vì nhờ có như vậy thì nó mới ý thức được, như vậy nó mới bỏ tật đi chơi của nó. Bây giờ nó đã biết hiếu thảo hơn, mà ngày xưa tôi khuyên nó mà không có được”. Mình thấy đây cũng là một nghịch cảnh nhưng mà cô này đã cứu được một đứa con. Có những ông bố hay bà mẹ làm ăn lên phận rồi nhưng cuối cùng lại bị hư một đứa con, cho nên mói khóc lóc mà nói rằng: “Nếu như đổi sự thành đạt này mà được một đứa con ngoan và hiếu thảo thì họ sẵn sàng đổi”. Vì vậy có những người cứ theo những cái bên ngoài để rồi quên đi tất cả những sự giáo dục về đứa con của mình, họ chỉ biết nói rằng: “Tiền này con! tiền này con!”. Chúng muốn gì thì cha mẹ sẵn sàng chu cấp cho con, mà tuổi trẻ thì làm sao biết dừng lại được. Nếu không có người cha hay mẹ dạy dỗ và chỉ bảo thì không bao giờ nó có thể dừng lại được. Như vậy nếu mình làm ra thật nhiều tiền để dễ dàng với chính bản thân mình hay với những người con của mình, thì vô tình mình hại con mình mà mình không có hay. Cho nên mình đừng thấy trong thời đại văn minh vật chất đầy đủ, con mình cũng cần có của ăn, của để cho bằng bạn bằng bè không thì “tội nghiệp nó”. Nói thật rằng: Mình không nên “tội nghiệp” con mình bằng cách đó, nghĩ con mình còn phải sống 50 – 70 năm sau và các cháu của mình, hơn là nghĩ 3 – 5 năm trong độ tuổi vị thành niên này. Mình phải biết khép bản thân mình và con mình vào trong quy tắc một chút, có thể mình sẽ khép cách này và cách khác, làm sao mà phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nếu mình không biết làm những điều đó thì đến một ngày nào đó mình sẽ mất một đứa con mà mình không hay. Cho nên nếu mình có dư tiền bạc, nhưng mình hãy dạy con mình thấy được tương lai và sự nghiệp, vì không một người cha người mẹ nào có thể sống suốt cả cuộc đời để bảo vệ con mình cả và khi mình có nghề nghiệp thì mình mới có thể bảo vệ mình dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, còn nếu mình dựa dẫm vào ai thì mình sẽ làm yếu đuối bản thân mình và dễ dàng thất bại khi gặp khó khăn. Tôi đã nói một đứa con nhà giàu và một đứa con nhà nghèo khi gặp một hoàn cảnh đói khổ xảy ra thì ai sẽ chết trước? Chắc chắn là đứa con nhà giàu sẽ chết trước. Đó là sự thật, khi mình thấy một đứa con nhà nghèo khi dọn mâm cơm rất bình thường nhưng nó ăn rất ngon lành, còn những đứa nhà giàu dọn đầy bàn những món ăn ngon nhưng nó vẫn chê thế này thế khác. Như vậy: Từ trong cuộc sống đầy đủ làm cho con người yếu đuối đi, và nếu ai lúc nào cũng được nuông chiều thì rất khổ. Vì trong nhà thì được cha mẹ chiều chứ ra ngoài liệu họ có đối xử với mình như vậy không? Con mình ở nhà là cục vàng nhưng ra ngoài thì họ cũng coi như bình thường thôi. Khi mình bước ra ngoài là một sự cạnh tranh,cạnh tranh đối thủ, học đường, công danh sự nghiệp… bất kể điều gì cũng có sự cạnh tranh hết. Vì vậy nếu mình nuông chiều bản thân mình và các con của chúng ta trong một tổ ấm như vậy, thì sau này khi mình thả con mình ra ngoài xã hội thì mình sẽ thua mọi người. Vì vậy mình cần biết khi nào cương và khi nào nhu để hướng dẫn và dạy con mình đúng lúc, thì sau này con mình ra ngoài sẽ sống tốt và sẽ trưởng thành hơn. Có câu chuyện như sau:
Có ông ông rất giàu có và có 1 người con trai. Đứa con trai thì suốt ngày đi chơi, nên ông muốn nó đi làm để biết được giá trị đồng tiền để sau này ông có thể yên tâm giao lại gia sản này cho nó. Ông bắt nó đi đâu làm cũng được nhưng cuối tháng phải mang cho ông một số tiền mà ông đã quy định. Nhưng nó không hề sợ vì sau lưng nó luôn có một người mẹ, chỉ cần xin tiền là mẹ sẽ cho. Sau đó nó cũng ra đi nhưng không phải là đi làm, nó được mẹ gói cho một số tiền y trang như số tiền mà cha nó cần. Cuối tháng đứa con về và nói: “Thưa cha! Đây là số tiền mà cha cần.” Ông cha mới cầm số tiền đó và quăng vào đống lửa. Khi ông quăng vào đó thì nó đứng nó nhìn và không tỏ thái độ gì hết. Lúc đó ông già mới chỉ vào mặt người này và nói: “Tiền này không phải của mày làm ra, cho nên mày mới có thái độ như vậy. Từ giờ về sau tao không nhận mày làm con nữa, mày đã gian dối, mày hãy đi ra khỏi nhà tao”. Và ông cũng tìm cách quản lý số tiền của người mẹ lại, và từ đó nó đã cắt đi mối liên hệ với gia đình. Thật sự ra đứa con này nó được chiều từ nhỏ nên khi đuổi nó đi thì nó sẽ đi chứ. Sau đó thì anh này mới bỏ ra đi và đói quá. Sau khi đói quá thì phải đi kiếm việc làm và tự thân mình vận động. Anh ta kiếm tiền không phải là mang về cho cha, mà anh ta muốn kiếm tiền để lo miếng cho đỡ đói đã. Anh từ một con người công tử giờ đi làm thì thấy rất là vất vả. Ở nhà không làm thì vẫn có ăn nhưng ra đây không làm thì ai cho mình ăn? Chắc chắn sẽ chết vì đói. Vì:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Không như cơm mẹ và ngồi vừa ăn.
Và những tháng ngày vất vả như vậy đã rèn luyện anh và giúp anh trở thành một con người biết tích lũy và tiết kiệm. Một thời gian dài trôi qua thì anh đã làm được số tiền tương đương mà người cha đi quy định. Trước đây anh cũng cảm thấy rất nhớ cha, mẹ mà không dám về, nhưng bây giờ có đủ số tiền đó mới nghĩ đến con đường trở lại quê hương. Khi anh trở về nhà thì anh rất là vui sướng và lúc đó anh mới khoe số tiền mà cha đã quy định. Ông già lúc đó cũng cầm số tiền đó và quăng vào lửa. Anh liền lao vào đống lửa và lấy tay cào những đồng tiền trong than ra và quay lại trách cha: “Sao cha lại xử sự với con tệ ác vậy? Cha biết những đồng tiền này con cực khổ lắm không? Bao nhiêu năm con mới tiết kiệm được như vậy, cha lại xem thường công sức của con để đẩy vào lửa như vậy”. Khi đó ông già mới cười và nói rằng: “Con ta đã lên người rồi”.
Bây giờ gia tài này có thể để lại cho cậu ta rồi, vì cậu ta đã hiểu được giá trị của đồng tiền, còn trước kia cậu ta không hiểu. Nếu sau này mình mà có con mà mình không hiểu và nuôi con không biết giáo dục thì mình đã làm hư đi người con của mình. Một đứa con còn nhỏ không ý thức được những điều đó thì sau này nó sẽ thất bại trên đường đời. Có câu chuyện “Tổ kén” như sau:
Một ngày kia, tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Một người ngồi gần đó quan sát: đã hàng mấy tiếng đồng hồ chú bướm cứ cố gắng chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bỗng chú bướm bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm một đoạn nào nữa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Ông ta lấy kéo và tỉa cái miệng kén cho rộng thêm ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy sém dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời. Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm vì ông ta nghĩ rằng thế nào đôi cánh đó cũng mọc lớn lên để kịp nâng thân bướm khi nó rời khỏi kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không xảy ra. Chú bướm dùng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình trường quanh với một thân nhộng trần trụi và đôi cánh khô nhăn nhúm. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần phải nỗ lực hết sức mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và cách thiên nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức để chui ra khỏi miệng kén như vậy, cơ thể nó sẽ tiết ra một loại dịch nhờn và bươm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.
Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nỗ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mình mơ ước. Nếu cuộc sống cho chúng ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho chúng ta què quặt. Chúng ta sẽ rất yếu ớt và không thể có được một sự mạnh mẽ mà lẽ ra chúng ta phải có. Chúng ta cũng chẳng thể nào tung bay được . Vì vậy mỗi một con người không nên nản lòng trước những khó khăn. Trên cuộc đời này để t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_ky_dieu_tu_nghich_canh_9007.doc