Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng là nơi cho các loại côn trùng sinh sống và sinh
trưởng. Chúng tôi là nhóm nghiên cứu còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng chúng tôi nhận
thấy sự nguy hiểm của các loài côn trùng như là ong, rắn, kiến, muỗi đốt gây nguy hiểm đến
sức khỏe và tính mạng của người dân. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi bắt đầu nghiên cứu
những tiền đề cho việc phát triển sản phẩm cao môn được cô đặc từ nhựa cây môn ngứa, hay
dân gian còn gọi là cây ráy có tên khoa học là: Alocasia macrollica (L.), Schott. Sản phẩm của
chúng tôi có tác dụng ngăn chặn vết thương sưng tấy trên vùng do do côn trùng đốt. Nhóm
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, cây môn là loại thực vật dễ tìm, sinh trưởng nhanh và
đặc biệt hơn là loài cây này có mặt trên khắp đất nước Việt Nam với công dụng mà chưa ai
nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho người dân Việt Nam nói riêng và cả thế giới
nói chung. Chúng tôi tuy mới nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây, công dụng và cách bào
chế đơn sơ chưa hoàn chỉnh về trang thiết bị cũng như thí nghiệm lâm sàng về công dụng của
nhựa và chưa được chứng nhận từ những đơn vị chức năng. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu dù
còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu từ nhiều nguồn và từ
“cái tâm” của một nhóm nghiên cứu với mục đích từ những tiền đề nghiên cứu này sẽ phát
triển tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh giúp người dân trên mọi miền đất nước cũng như phát triển
nền kinh tế Việt Nam và nguồn thu nhập của nhóm chúng tôi.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự khởi đầu cho sản phẩm tinh chiết từ nhựa cây môn tại thị trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2551
SỰ KHỞI ĐẦU CHO SẢN PHẨM TINH CHIẾT TỪ NHỰA
CÂY MÔN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Nguyễn Lê Duy, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Thương Thương
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TÓM TẮT
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng là nơi cho các loại côn trùng sinh sống và sinh
trưởng. Chúng tôi là nhóm nghiên cứu còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng chúng tôi nhận
thấy sự nguy hiểm của các loài côn trùng như là ong, rắn, kiến, muỗi đốt gây nguy hiểm đến
sức khỏe và tính mạng của người dân. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi bắt đầu nghiên cứu
những tiền đề cho việc phát triển sản phẩm cao môn được cô đặc từ nhựa cây môn ngứa, hay
dân gian còn gọi là cây ráy có tên khoa học là: Alocasia macrollica (L.), Schott. Sản phẩm của
chúng tôi có tác dụng ngăn chặn vết thương sưng tấy trên vùng do do côn trùng đốt. Nhóm
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, cây môn là loại thực vật dễ tìm, sinh trưởng nhanh và
đặc biệt hơn là loài cây này có mặt trên khắp đất nước Việt Nam với công dụng mà chưa ai
nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho người dân Việt Nam nói riêng và cả thế giới
nói chung. Chúng tôi tuy mới nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây, công dụng và cách bào
chế đơn sơ chưa hoàn chỉnh về trang thiết bị cũng như thí nghiệm lâm sàng về công dụng của
nhựa và chưa được chứng nhận từ những đơn vị chức năng... Tuy vậy, nhóm nghiên cứu dù
còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu từ nhiều nguồn và từ
“cái tâm” của một nhóm nghiên cứu với mục đích từ những tiền đề nghiên cứu này sẽ phát
triển tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh giúp người dân trên mọi miền đất nước cũng như phát triển
nền kinh tế Việt Nam và nguồn thu nhập của nhóm chúng tôi.
Từ khóa: cao môn, công dụng, chức năng, nghiên cứu, sản phẩm.
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều loại côn trùng sinh sống và phát triển. Hiện nay, tình trạng bị côn trùng cắn và đốt
xảy ra thường xuyên ở các địa phương trên cả nước sự chủ quan không tiến hành các biện
pháp sơ cứu và điều trị cần thiết có thể sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức
khỏe và tính mạng của người dân. Ong, rắn, muỗi, kiến là một số trong những loài côn trùng
nguy hiểm ở Việt Nam. Đa phần các loài ong, kiến, muỗi, rắn đều có nọc độc, tùy theo loài
mà sẽ có độc ít hay nhiều. Có loài gây chết người chỉ với trên 10 vết thương như ong vò vẽ,
ong đất, rắn lục đuôi đỏ, kiến 3 khoang nhưng cũng có loài không nguy hiểm nhiều đến
sức khỏe chỉ gây đau và sưng tấy trên vùng da bị đốt và cắn như ong mật, kiến vàng, kiến
2552
càng Sử dụng nhựa cây môn giúp giảm được tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài ở
vùng da bị ong, kiến, rắn, muỗi đốt và cắn. Nhựa cây môn ngứa hay còn gọi cây ráy
(Alocasia macrollica (L.), Schott) có tác dụng giảm đau đối với vết đốt, cắn của nhiều loại
ong, rắn, kiến, muỗi như ong vò vẽ, ong đất, ong mật, kiến vàng, rắn lục, Thời gian tác
dụng giảm đau của nhựa cây môn xảy ra nhanh, thao tác thoa nhựa lên vùng da bị thương
do ong, kiến, rắn, muỗi gây ra thì thực hiện dễ dàng, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của người sử dụng, có thể áp dụng ngay tại nhà. Việc bảo quản nhựa cây môn và cao môn
trong các chai lọ thủy tinh thực hiện dễ dàng, thuận tiện cho việc mang theo khi đi rừng,
nương, rẫy. Sản phẩm tách, chiết từ nhựa cây môn và cô đặc tạo ra sản phẩm cao môn đáp
ứng được nhu cầu cần thiết của người sử dụng. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu “Sự khởi đầu cho sản phẩm tinh chiết từ nhựa cây môn tại thị trường
Việt Nam”.
2 THỰC TRẠNG
2.1 Khảo sát tính hiệu quả khi sử dụng nhựa cây môn trong việc giảm đau khi bị côn
trùng đốt (thí nghiệm lâm sàng) và kết quả nhóm nghiên cứu nhận được
Thời gian khảo sát nghiên cứu của nhóm
Thời gian nghiên cứu giai đoạn 1: trường THPT Nguyễn Chí Thanh: từ ngày 01/08/2017 đến
01/04/2019.
Thời gian nghiên cứu giai đoạn 2: từ 01/11/2019 đến 30/04/2020 tại trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu giai đoạn 3: từ 30/04/2020 đến 25/04/2021 tại trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 1. Nên sử dụng sản phẩm dung dịch nhựa cây môn để ngăn chặn vết thương sưng tấy
trên vùng da bị côn trùng đốt
Vì sản phẩm được biết đến là một sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. Được thiết kế nhỏ
gọn tiện lợi và giá cả phù phù hợp. Thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Phiếu khảo
sát cho thấy, 73,3% khách hàng đồng ý, 23,8% khách hàng không ý kiến và 2,6% khách
hàng đồng ý và chỉ có 0,3% khách hàng không đồng ý. Từ kết quả khảo sát, nhóm chúng tôi
tự tin đưa ra kết luận, khách hàng chúng tôi đều mong muốn sử dụng sản phẩm được chiết
2553
suất từ dung dịch nhựa cây môn có tác dụng ngăn chặn vết thương sung tấy trên vùng da bị
côn trùng đốt.
Bảng 1. Kết quả khảo sát khách hàng về sản phẩm nhựa và cao cây môn
STT Họ và tên Loại ong
Cách sử
dụng
Thời gian
tác dụng
Hiệu quả
Tình trạng
sức khỏe
1
Nguyễn Thị Mỹ
Hoa
Ong mặt
quỹ
Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
2 Nguyễn Văn Trẹn Ong lá Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
3 Trần Văn Kiểng Ong lá Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
4 Lê Thị Thu Thủy Ong ruồi Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
5 Đỗ Thị Xua Ong ruồi Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
6 Nguyễn Thị Đúng Ong ruồi Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
7 Phan Phi Tòng Ong ruồi Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
8 Nguyễn Lê Duy Ong mật Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
9 Võ Thị Thu Hương Muỗi vằn Thoa trực tiếp 2-3 phút
Giảm sưng,
giảm đau
Tốt
Kết quả: vùng da bị ong đốt ngừng đau và ngừng sưng tấy sau khoảng thời gian 02 phút đến
03 phút, tình trạng sức khỏe của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm đều tốt không gây
ra tác dụng phụ.
Hình 2. Xã hội có đánh giá cao về sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn 100%
từ nguyên liệu thiên nhiên
Qua kết quả khảo sát khách hàng cho rằng, việc sử dụng một loại cây quen thuộc giờ trở
thành một loại cây dược liệu là rất tốt chiếm 73,4%, tốt 25,6%. Như vậy, nhóm nghiên cứu
chúng tôi kết luận rằng gần 100% khách hàng đều đồng ý khi sử dụng sản phẩm của chúng
tôi bắt nguồn từ một loại cây ngoài thiên nhiên rất quen thuộc đó chính là cây môn ngứa hay
2554
còn gọi cây ráy (Alocasia macrollica (L.), Schott) nhưng đem lại một hiệu quả rất cao trong
quá trình sử dụng sản phẩm.
2.2 Những thành quả của nhóm sau khi thực hiện nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1 Thành phần của cây môn ngứa
Theo tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây môn ngứa
(Alocasia macrollica (L.), Schott, araceae) của TS. Nguyễn Quyết Tiến cho biết: lần đầu tiên
cây môn (Alocasia macrorrhiza (L.), shot) mọc hoang dại ở Việt Nam được nghiên cứu sàng
lọc hoá thực vật. Một số dịch chiết của thân, rễ, hoa và lá cây môn được thư hoạt tính với vi
sinh vật kiểm định và gây độc với một số dòng tế bào ung thư người (Hep-2, FI), đã cho thấy
có tác dụng với một số vi sinh vật kiểm định, không gây độc tế bào. Các alocerebrozit A, B
và C đều có hoạt tính kháng một số vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), riêng alocerebrozit A còn
ức chế cả nấm men C. albicans. Từ thân và rễ cây môn (Alocasia macrollica (L.), Schott) đã
phân lập được 11 hợp chất hữu cơ thuộc các nhóm axit cacboxylic (succinic, palmitic), sterol
C, cùng với các este và glucozit của chúng (3-sitosterol, stigmast-5,22-dien-3ß-ol, 1-0-B-D-
glucopyranosyl-B-sitosterol. 1-O-B-Dglucopyranosyl-stigmast-5,22-dien-38-ol, este của axit
béo no với stigmast5,22-dien-3B-ol). Các alocerebrozit A, B, C và D và một chất vô cơ là kali
nitrat với hàm lượng khá cao (2,0% - 2,5). Lần đầu tiên 04 hợp chất cerebrozit đã được phân
lập từ cây môn. Dựa vào các đặc trưng hoá lý, các số liệu phủ IR, MS, NMR và kết hợp
chương trình các đặc trưng hoá lý, các số liệu phủ IR, MS, NMR và kết hợp chương trình
Chemdraw, đã nhận dạng được alocerebrozit A (RT4) có cấu trúc hóa học là (2S,3S,4R)-2-
( ’R hydroxyhexacosanoyl-amino)-tetradeca-1,3,4-triol và alocerebrozit C (R7) là (2S, 3S,
4E. 8E, 10E)-1-0-B-D-glucopyranosyl-2(2'R-hydroxyhexacosanoyl-amino)-heptadecatrien-
1,3-diol là các chất mới.
2.2.1.2 Thành phần nọc ong
Như chúng ta đã biết thông qua sách báo, các phương tiện truyền thông thì nọc ong trong
suốt, mùi hăng nồng tựa mùi mật ong, vị đắng, phản ứng axit, trọng lượng riêng bằng
1.1313. Trong nước có pH 5,5-5,5. Trong nọc ong có axit fomic, axit clohidric, axit
photphoric; melittin, apamine, chất làm vỡ dưỡng bào, phospholipase A2, phospholipases B,
hyaluronidase, histamine, dopamine, các monosaccarit, một số lipit và nhiều chất khác.
Trong đó nhiều nhất là melittin và phospholipase A2, 1% histamin, 0,4% magiephotphoric
(tính theo trọng lượng nọc ong khô) và nhiều acetylcholin - những chất chữa bệnh rất tốt. (1)
2.2.2 Kết quả khảo sát môi trường của nhựa cây môn
Bảng 2. Khảo sát môi trường của nhựa khoai môn
Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Giá trị pH
Mẫu 1 7.1 7.1 7.2 7.1 7.2 7.2 7.2 7.1 7.2 7.3
Mẫu 2 7.2 7.2 7.1 7 7.1 7.1 7.2 7.2 7.1 7.1
Mẫu 3 7.1 7.2 7.2 7 7.1 7.3 7.2 7 7.1 7.3
Giá trị
trung
bình
pH ≈ 7.15
2555
3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐƯA SẢN PHẨM NHỰA VÀ CAO CÂY
MÔN RA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1 Thuận lợi
Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, nhựa cây môn là nguồn nguyên liệu dồi dào, khả
năng sinh trưởng và phát triển cao. Nhóm nghiên cứu chúng tôi thuận lợi sử dụng phương
pháp tách, chiết nhựa cây khoai môn ngăn chặn vết thương sưng tấy trên vùng da bị côn
trùng đốt. Song song với đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp cô đặc nhựa
cây môn tạo ra sản phẩm cao môn với mục đích tăng hàm lượng chất Alocerebrozit. Ngoài
ra, việc hướng dẫn người dân đi vào sản xuất không có gì khó khăn, nguồn nhân lực được
đào tạo qua các buổi chia sẻ kiến thức theo mô hình “một nhân viên cũ sẽ đào tạo hướng
dẫn 2 nhân viên mới” nên chúng tôi đảm bảo kiến thức khi nhân viên chúng tôi chia sẻ thông
tin sản phẩm với khách hàng. Cách bảo quản sản phẩm nhựa và cao cây môn cũng rất dễ
dàng, có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm nhựa cây môn của
nhóm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên giá thành đảm bảo sẽ thấp.
3.2 Khó khăn
Khi bắt đầu nghiên cứu tiền đề nhóm nghiên cứu chúng tôi gặp một số khó khăn:
Thứ nhất, về nguồn thông tin thì còn hạn chế.
Thứ hai là về dây chuyền sản xuất thì tốn kém chi phí đầu tư máy móc.
Thứ ba là những hạn chế về thiết bị trong quá trình điều chế sản phẩm nhựa cây môn.
Thứ tư là chưa kiểm soát hoàn toàn từ lượng dung dịch nhựa cây môn (thời vụ, thời tiết).
Thứ năm là sự liên kết với các đối tác trung gian của nhóm nghiên cứu để sản xuất sản
phẩm cao cây môn.
Thứ sáu là thời gian bảo quản còn hạn chế do sản phẩm chúng tôi 100% từ thiên nhiên và
không sử dụng chất bảo quản.
Thứ bảy, nhóm nghiên cứu có thể vấp phải là sự hoài nghi của khách hàng.
Cuối cùng của nhóm nghiên cứu là về khâu chứng nhận chất lượng sản phẩm nghiên cứu
của chúng tôi từ các đơn vị chuyên ngành quản trị chất lượng.
4 HÀM Ý QUẢN TRỊ
Đứng ở góc độ của một nhóm nghiên cứu tiền đề, chúng tôi đề xuất 04 hàm ý quản trị chính:
1. Quản trị đầu vào và đầu ra,
2. Quản trị tài chính,
3. Quản trị cung ứng sản phẩm,
4. Cuối cùng là quản trị vật chất.
Cụ thể như sau:
Quản trị tài chính: chúng tôi là nhóm nghiên cứu sản phẩm về nguồn kinh phí thì còn hạn
chế nên chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu sản phẩm nâng cao chất lượng, để đem sản
2556
phẩm startup với các công ty chuyên sản xuất tạo nguồn thu nhập cho nhóm nghiên cứu
cũng như về công ty hợp tác với chúng tôi.
Quản trị nguồn cung ứng: chúng tôi cải thiện nguồn thông tin về sản phẩm mà chúng tôi
nghiên cứu bằng cách tham khảo với các ý kiến của đội ngũ y bác sĩ về tây y và đông y điển
hình là: PGS.TS. Nguyễn Tất Lợi và TS. Nguyễn Quyết Tiến.
Quản trị vật chất: chúng tôi sẽ cố gắng startup với các công ty sản xuất về sản phẩm nhựa
và cao cây môn. Nhóm chúng tôi hợp tác nhằm mục đích cải thiện nâng cao chất lượng các
thiết bị điều chế để sản phẩm chúng tôi được nâng cao chất lượng cũng như thời gian bảo
quản sản phẩm được lâu hơn và tốt hơn.
Quản trị đầu vào và đầu ra: song song với việc nâng cao chất lượng thiết bị vật chất nghiên
cứu thì hàm lượng của dung dịch nhựa cây môn cũng được cải thiện và ổn định hơn so với
trước. Mặt khác, chúng tôi luôn cố gắng hợp tác với các đối tác trung gian như là đối tác
chuyên sản xuất các thiết bị trong phóng nghiên cứu, đối tác về các kênh truyền thông, đối
tác về cung ứng cây môn ngứa hay còn gọi là cây ráy
Nhằm mục đích chung nâng cao chất lượng sản phầm thông qua các giấy chứng nhận từ
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và khẳng định với khách hàng về chất lượng cũng như
hiệu quả ngăn chặn vết thương sưng tấy trên vùng da bị côn trùng đốt và tránh khỏi sự hoài
nghi của khách hàng.
5 KẾT LUẬN
Sau khi chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự khởi đầu cho sản phẩm tinh chiết từ nhựa
cây môn tại thị trường Việt Nam”, chúng tôi rút ra những kết luận như sau: "Cây môn hay
còn gọi là cây ráy (Alocasia macrorrhiza (L.), shot) là loài thực vật dễ tìm ở những khu vực
nông thôn, dễ trồng và khả năng sinh trưởng phát triển nhanh. Sử dụng nhựa cây môn giúp
giảm được tình trạng đau nhức, sưng tấy khéo dài ở vùng da bị côn trùng đốt và cắn".
Song song với đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi gặp một số khó khăn như: nguồn thông tin
hạn hẹp, dây chuyền sản suất, kiểm soát dung lượng thành phần dung dịch, liên kết với đốt
tác trung gian, thời gian bảo quản, sự hoài nghi của khách hàng,... Nhưng cũng trên những
khó khăn đó chúng tôi lại biến từng một khó khăn thành một giải pháp để tạo thuận phát
triển, tạo những điểm mới cho đề tài để khai thác. Trên những hướng mới của đề tài để tạo
ra tiền đề để cho đề tài có một hướng phát triển mới và rõ ràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - BTV: DS. Hương.
[2] TS. Nguyễn Quyết Tiến. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây
môn (Alocasia macrollica (L.), Schott, araceae). NXB. Viện Hóa học – Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khoi_dau_cho_san_pham_tinh_chiet_tu_nhua_cay_mon_tai_thi.pdf