Ngay từ buổi bình minh cuộc sống loài người mới ở chế độ xã hội bầy đàn nguyên thuỷ, mỗi khi săn bắn hay hái lượm trở về người ta đã tụ họp xung quanh đống lửa, nhảy múa hát hò để biểu lộ tình cảm trước thành quả lao động của mình.
Trải qua thời gian cùng sự phát triển của xã hội loài người, cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần của con người ( như ca, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh. .) cũng ngày càng gia tăng
Sẽ rất tẻ nhạt, nếu như những bộ phim , những tác phẩm sân khấu, hay những lời ca, tiếng nhạc mà thiếu đi sự hỗ trợ của âm thanh và ánh sáng. Chính vì lẽ đó nghành đạo diễn âm thanh, ánh sáng ra đời, nó thể hiện nội dung tư tưởng những tác phẩm sân khấu và âm nhạc, những ca khúc, nó có vai trò quan trọng để phục vụ xã hội và nhu cầu nhu cầu đời sống tinh thần con người chúng ta.
Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội trước kia và hiện nay luôn là con chim đầu đàn trong sự nghệp trồng người. Trường đã đào tạo và bồi dưỡng nên những con người đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà nói chung và Quân đội nói riêng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của nghệ thuật Ca , Múa , Nhạc và sân khấu.
54 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn cùng với của âm thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT
BIỂU DIỄN CÙNG VỚI CỦA ÂM THANH TRANG5
1. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn
2. Sự ra đời và phát triển của âm thanh
PHẦN II: TỔNG QUÁT VỀ ÂM THANH TRANG8
PHẦN III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH
TRANG28
Tác phẩm 1: Trời Hà Nội xanh.
Tác phẩm 2 : Lời biển hát.
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG TRANG 53
PHỤ LỤC
Bản nhạc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát..
Đĩa CD ca khúc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Modern Recording Techniques.
Audio pro home recording course
The art of mixing - David Gibson
Kỹ năng cơ bản âm thanh - Phạm Hoàng Dũng
Các bái giảng của thầy giáo Phạm Hoàng Dũng, thầy giáo Nguyễn Hồng Quân
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ buổi bình minh cuộc sống loài người mới ở chế độ xã hội bầy đàn nguyên thuỷ, mỗi khi săn bắn hay hái lượm trở về người ta đã tụ họp xung quanh đống lửa, nhảy múa hát hò để biểu lộ tình cảm trước thành quả lao động của mình.
Trải qua thời gian cùng sự phát triển của xã hội loài người, cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần của con người ( như ca, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh. ..) cũng ngày càng gia tăng
Sẽ rất tẻ nhạt, nếu như những bộ phim , những tác phẩm sân khấu, hay những lời ca, tiếng nhạc mà thiếu đi sự hỗ trợ của âm thanh và ánh sáng. Chính vì lẽ đó nghành đạo diễn âm thanh, ánh sáng ra đời, nó thể hiện nội dung tư tưởng những tác phẩm sân khấu và âm nhạc, những ca khúc, nó có vai trò quan trọng để phục vụ xã hội và nhu cầu nhu cầu đời sống tinh thần con người chúng ta.
Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội trước kia và hiện nay luôn là con chim đầu đàn trong sự nghệp trồng người. Trường đã đào tạo và bồi dưỡng nên những con người đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà nói chung và Quân đội nói riêng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của nghệ thuật Ca , Múa , Nhạc và sân khấu.....
Đặc biệt gánh vác nhiệm vụ chủ yếu trong sáng tạo biểu diễn và truyền bá các tác phẩm Ca, Múa, Nhạc và sân khấu về đề tài bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Do yêu cầu đòi hỏi của Nhà nước và Quân đội trong giai đoạn mới về đội ngũ những người làm âm thanh, ánh sáng tại các đoàn nghệ thuật của cả nước trong và ngoài Quân đội. Năm 2004, trường đã bắt đầu đào tạo đội ngũ những người làm âm thanh - ánh sáng mang tính chính quy, để củng cố và hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ cho hoạt động Văn Hoá Nghệ Thuật của nước nhà. Phía trước còn dài, chúng tôi tin tưởng rằng, bằng sự phát triển và không ngừng tự hoàn thiện của nghành đạo diễn âm thanh, ánh sáng sẽ đem đến cho khán giả, chiến sỹ những nét đẹp về nghệ thuật nước nhà.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và viết luận án này . Đặc biệt, là sự chỉ báo giúp đỡ tận tình sâu sắc của thày giáo chuyên môn Phạm Hoàng Dũng, thày giáo Nguyễn Hồng Quân. Bài đồ án của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự thông cảm, chỉ bảo của hội đồng và các thầy bộ môn, cùng sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN I : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT
BIỂU DIỄN CÙNG VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ÂM THANH
I. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu biểu diễn.
Con người sáng tạo ra nghệ thuật qua công việc lao động và sinh hoạt đời sống hằng ngày. Nghệ thuật giống như "tấm gương phản chiếu cuộc đời". Để qua đó tự chiêm ngưỡng mình, xem xét lại bản thân và tự đánh giá lại bản thân mình, còn là "cuốn sách giáo khoa vĩ đại" giảng giải, hướng dẫn cho con người về cái đẹp, cái thiện, ác, cái mới cũ, cái tiên tiến, lạc hậu tình yêu thương và lòng thù hận.
Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp, nó bao gồm cả: ca, múa, nhạc, họa, kịch, thơ, triết học, mỹ học... đồng hành cùng với sự thể hiện khát vọng của con người. Với những đề tài khác nhau như ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi hạnh phúc lứa đôi, ca ngợi lý tưởng yêu nước thương dân, trọn nghĩa tình, phê phán cái ác, cái xấu. Nghệ thuật biểu diễn được thể hiện trong sự giải thích tác phẩm nghệ thuật, dẫn dắt của tác phẩm nghệ thuật nhờ nội dung của nó, biểu diễn bằng các hình tượng nghệ thuật. Là lôi cuốn sự chú ý động viên khả năng sáng tạo, thức tỉnh và thúc đẩy thị hiếu âm nhạc và tài năng biểu diễn của người nghệ sỹ để tác động tới công chúng. Nó chính là sức mạnh lớn lao làm thay đổi nhận thức và hành động của con người, mang một chuỗi sáng tạo liên tục từ người viết tác phẩm, đến đạo diễn, diễn viên, đến những người làm kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật... những người chuẩn bị đạo cụ phục vụ cho biểu diễn. Có như vậy mới diễn đạt được một cách hiệu quả về cái đẹp, nội dung tác phẩm mà họ muốn trình bày mang lại cho khán thính giả những ý tưởng đúng đắn và có đầy đủ giá trị.
Ở tại châu Âu, đặc biệt là thời kỳ Văn minh Hy Lạp cổ đại cách đây hàng ngàn năm, người ta xây dựng lên sân khấu khổng lồ mà người ta gọi là diễn trường để biểu diễn. Thời kỳ đó loại hình biểu diễn chính là kịch. Các vở hài kịch do các tác giả thời bấy giờ sáng tác như: Ecxin, Xophoc, Arich... đồng thời nơi đây cũng là nơi để tổ chức các cuộc lễ hội tế thần, và các sinh hoạt cộng đồng khác.
Thời La Mã cách nay 2000 năm đã xây dựng nên một diễn trườn mang tên Colido vĩ đại, có cấu trúc ba mặt gần giống như sân vận động ngày nay, có thể chứa được 87.000 người xem, bức tường vây xung quanh cao tới 50m và được trạm trổ hết sức công phu. Cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ được một phần nhỏ nguyên vẹn của diễn trường này.
II. Sự ra đời và phát triển của âm thanh và ánh sáng
Từ xưa khi chưa có điện, tất cả các loại hình biểu diễn đều là diễn với ánh sáng tự nhiên "ban ngày" và tất nhiên là không có âm thanh, phải đến thế kỷ 18 - 19 cùng với sự phát minh ra điện và ánh sáng điện xuất hiện, đã tạo ra một bước chuyển biến vô cùng to lớn cho nghệ thuật sân khấu biểu diễn.
Cho đến nay, nhờ vào khoa học kỹ thuật, sân khấu biểu diễn được trang hoàng lộng lẫy hơn nhờ ánh sáng đèn rực rỡ cộng với âm thanh được khuyếch đại lớn lên phục vụ cho người nghe được rõ hơn ở mọi vị trí, nên cảm thụ và cảm xúc cho khán giả được nâng lên mạnh mẽ hơn trước rất nhiều.
Âm thanh là một lĩnh vực bao gồm cả khoa học và công nghệ. Công nghệ âm thanh đòi hỏi một nghiệp vụ có sự kết hợp chặt chẽ những yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật, trong đó việc lựa chọn giải pháp cho vấn đề nghệ thuật phải dựa trên những kiến thức sâu rộng về kỹ thuật, nó còn dựa trên quy luật tâm sinh học những đặc điểm mang tính chủ quan của con người trong quá trình cảm thụ âm thanh.
Các nhà hát cận đại như "Grosses chau Spie" ở Bec Ling, nhà hát "Thia trem yes hot" ở Matscơva, Nhà hát "phea trepi galle" ở pari được trang bị những trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và sân khấu được cho là tối tân nhất thời kỳ bấy giờ. Với hệ thống âm thanh và loa công suất lớn phục vụ cho rất đông khán giả, làm cho khán giả choáng ngợp trong hiệu quả mà âm thanh mang lại.
Hệ thống ánh sáng thì đã có nhiều đèn để có thể chia được nhiều vị trí khác nhau để có thể cắt cảnh, cắt tầng làm thay đổi về không gian và tạo cảm giác rất ấn tượng với người xem. Còn sân khấu thì có thể di chuyển theo chiều ngang, dọc hoặc xoay tròn, làm cho việc thay đổi cảnh trí và không gian được dễ dàng hơn.
Bắt đầu từ thời kỳ này cùng với sự phát triển các loại máy móc điện tử phục vụ cho sân khấu biểu diễn là các kỹ sư, những người thợ chuyên nghiệp phục vụ cho âm thanh và ánh sáng biểu diễn "Sound man" người làm âm thanh và “lighting man" người làm ánh sáng, vai trò của những người này là rất quan trọng, luôn gắn bó chặt chẽ đối với nghệ thuật biểu diễn và là một phần không thể thiếu được của mọi loại hình biểu diễn nghệ thuật.
Cùng với thời gian và kinh nghiệm với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nghệ thuật sân khấu biểu diễn thì âm thanh ánh sáng cũng song song và cùng đồng hành phát triển, đi từ không đến có, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Đội ngũ những người làm kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, với bao khó khăn thiếu thốn đã đúc kết thành những kinh nghiệm thành những bài học xương máu. Để đến hôm nay chúng ta có thể tự hào đó nói đó là một "nghề" và một bộ phận không thể thiếu được của nghệ thuật sân khấu biểu diễn.
Ta có thể tạm lấy mốc của âm thanh, ánh sáng phát triển từ năm 1955 đến nay một khoảng thời gian khá dài đối với một đời người, nhưng với một ngành nghề thì chưa là bao. Vậy mà chỉ mới hơn 50 năm hoạt động và sáng tạo đó, đội ngũ những người làm kỹ thuật âm thanh, ánh sáng biểu diễn của nghệ thuật biểu diễn nói chung. Đã đi từ không đến có đạt được những thành công lớn phục vụ cho nghệ thuật biểu diễn, với một đội ngũ những người làm kỹ thuật đông đảo, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tạo nên nhiều diện mạo cho nghệ thuật sân khấu biểu diễn, góp thêm một bông hoa tươi đẹp cho rừng hoa nghệ thuật nước nhà thêm tươi đẹp hơn, rực rỡ hơn.
Thiên niên kỷ trước đã khép lại, bước sang thế kỷ mới, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị của đất nước.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành nghệ thuật biểu diễn nói chung và sự bùng nổ của công nghệ điện tử, viễn thông, công nghệ số... Nhất định những người làm kỹ âm thanh, ánh sáng của Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động và sáng tạo hơn nữa, tìm ra nhiều hoa tươi cỏ lạ đẹp đẽ hơn nữa cho vườn hoa nghệ thuật.
PHẦN II/ TỔNG QUÁT VỀ ÂM THANH
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÂM THANH:
1. Âm thanh được tạo ra như thế nào?
- Âm thanh được tạo ra bởi các dao động cơ học và trong môi trường đàn hồi.
- Âm thanh truyền được trong chất lỏng, khí, rắn nhưng không truyền được trong chân không.
2. Các tính chất cơ bản của âm thanh.
P = F[ N ]
S[ m ]
* Áp suất âm thanh: Là lực mà âm thanh tác dụng lên một đơn vị diện tích.
P0 =2.10-5 N/m2 = 0 dB (gọi là mức ngưỡng thấp nhất mà tai người nghe được)
- Trong âm thanh kỹ thuật người ta còn sử dụng một đơn vị khác là dB
dB=20log P
P0
P0 được gọi là thanh áp chuẩn, đây là mức thanh áp nhỏ nhất mà tai người có thể cảm thụ được.
* Tốc độ truyền âm(Vận tốc âm thanh)
- Trong không khí là 340 m/s
* Tần số của âm thanh : Là số lần dao động cơ học thực hiện trong 1 giây
- Tai ta cảm nhận tần số âm thanh như là độ cao thấp của âm thanh. Ví dụ: âm thanh sinh ra do dao động 100 lần trong 1s [100Hz] tai ta sẽ nhận biết như là âm trầm. Ngược lại dao động sinh ra 4000 lần trong 1s [4000Hz], tai ta cảm nhận như là âm cao.
- Tai người có thể nghe thấy tần số âm thanh từ 16-20 KHz.
- Dải tần số đó gọi là dải âm tần.
- Âm thanh có tần số f < 16Hz - gọi là hạ âm.
- Âm thanh có tần số f > 20KHz - gọi là siêu âm. (Tai người không nghe thấy những âm này)
Giữa Fat, Vat, l, T có một mối quan hệ sau
V=l . f
Với : f = 1
T
Để có khái niệm về các đại lượng này ta có thể đi từ dao động của âm thanh.
* Phân tích một âm thanh:
- Âm đơn là âm có dao động dạng hình Sin, trên phổ tần số nó được biểu hiện như một vạch.
- Âm phức là âm thanh có dạng dao động không phải là hình Sin (như tiếng đàn), nó là tổng hợp các dạng dao động hình Sin có tần số và biên độ khác nhau.
- Trong âm phức, âm có tần số thấp nhất gọi là âm cơ bản, các âm có tần số dao động lớn gấp 2,3,4.. . gọi là các hài bậc 2,bậc 3,bậc 4 ...
Dạng âm phức có thể như hình vẽ:
A
t
- Tỷ lệ giữa các hài bậc cao với âm cơ bản, nói cách khác là thành phần phổ của âm thanh có tác dụng quyết định tới màu sắc của âm thanh. Chính vì vậy mà tai người nhận biết được tiếng đàn khác nhau, giọng nói khác nhau.
3. Sự cảm nhận của tai người với âm thanh.
- Con người nhận biết và phân tích âm thanh là nhờ có cơ quan thính giác(tai). Tai người là một máy đo âm thanh mà không một máy móc nào có thể thay thế được.
- Các đặc tính cơ bản của tai người là:
+ Ngưỡng nghe thấy: Là mức âm thanh bé nhất mà tai người cảm nhận được; ở tần số 1000Hz ngưỡng này là 2 -10 N/m2 (ứng với cường độ âm thanh là 10 w/m3)
+ Ngưỡng đau tai: Là mức âm to nhất mà tai người còn có thể cảm nhận được; ở mức này tai bắt đầu cảm thấy đau.
Ngưỡng nghe thấy và đau tai ở mỗi người và mỗi lứa tuổi có sự khác biệt.
- Đường đẳng âm: Đó là một đặc điểm thể hiện tai người đánh giá độ to, nhỏ của âm thanh ở các tần số khác nhau, ví dụ:f = 1KHz tai ta đánh giá một âm thanh có mức (độ lớn) là L1(dB) thì ở tần số 2KHz vẫn âm thanh ấy tai ta cảm nhận như là nhỏ hơn. Muốn có cảm giác về độ lớn giống như trước (ở f=1KHz) ta phải nâng mức âm thanh lên tới L2(dB). Như vậy đường đẳng âm là đường nối tất cả các điểm mà mức âm tai ta cảm nhận giống nhau ở các tần số khác nhau
L mức âm[dB]
Ngưỡng chói tai 130dB
10dB
L2 0dB
L1
Ngưỡng nghe thấy 1KHz 2KHz f (Hz)
(2¸4 dB)
- Hiệu ứng nghe bằng tai ( Hiệu ứng nhị phân)
+ Khả năng cảm thụ âm thanh của tai người ở hai tai khác nhau đối với một nguồn âm trong không gian;điều đó có thể thấy được trên hình vẽ:
M (nguồn âm)
Tai F JTai T
* Nếu nguồn âm ở bên trái thì sóng âm đi tới tai trái trước, tai phải sau. Do đó hai tai có sự cảm nhận khác nhau về thời gian của sóng âm.
* Do quãng đường từ nguồn âm tới tai trái gần hơn tai phải nên sự suy giảm của năng lượng âm thanh ít hơn,cộng với sự chắn của đầu người mà cường độ âm thanh tác động vào tai trái lớn hơn là ở tai phải.
* Cũng do khoảng cách từ nguồn âm tới tai trái nhỏ hơn tới tai phải và ảnh hưởng của sự chắn âm do đầu người gây ra nên khi âm thanh tới được tai phải sẽ bị hao hụt về tần số (mất tần số cao). Do vậy cảm giác về màu sắc âm thanh của hai tai cũng khác nhau.
* Cuối cùng sóng âm tới tai người còn có sự chênh lệch về pha. Tất cả các đặc điểm trên giúp cho con người có thể định vị được nguồn âm trong không gian; nhờ vậy mà ta biết được từ đâu tới.
* Hiệu ứng nhị phân được ứng dụng trong âm thanh lập thể.
Âm thanh lập thể là một phương pháp ghi và phát lại âm thanh nhằm tạo điều kiện cho con người có cảm giác về không gian khi nghe lại các tác phẩm thu thanh (ví dụ: cách bố trí dàn nhạc ở nhà hát, chuyển động của diễn viên, ca sĩ trên sân khấu, các tiếng động khác như tàu hỏa, ô tô, tiếng súng.. . trong phim ảnh)
Ghi âm lập thể thực chất là ghi và truyền lại nhiều điểm trong không gian nơi âm thanh được tạo ra.
II. SÓNG ÂM-NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Sự lan truyền của sóng âm.
Trong không khí, âm thanh truyền lan ở dạng sóng dọc (hình 2.1). Với phương thức lan truyền này,các phân tử không khí sẽ tạo thành những vùng ép (không khí đặc lại) và vùng dãn (không khí loãng ra) thay đổi nhau. Vùng ép sẽ làm cho thanh áp tăng lên và vũng dãn sẽ làm cho thanh áp giảm đi. Trong quá trình lan truyền của sóng âm,
các phân tử không khí chỉ dao động tại chỗ;
điều đó có nghĩa là sóng âm không vận
chuyển vật chất mà chỉ chuyển năng lượng
-năng lượng âm.
Trong không khí cũng như chất khí nói
chung và trong chất lỏng, âm thanh chỉ truyền Hình 2.1:Dạng truyền lan của
lan ở dạng sóng dọc. sóng dọc (trong không khí)
Trong chất rắn, ngoài dạng sóng dọc, âm
thanh còn lan truyền ở dạng sóng ngang (hình
2.2).
Trong chất rắn còn tồn tại các dạng sóng
đặc biệt như sóng uốn trong các dạng tấm Hình 2.2:Dạng truyền lan của sóng ngang
và màng mỏng, sóng xoắn trong các dây và
thanh.
Trong không khí, sóng âm lan truyền từ nguồn âm ra tất cả các hướng. Nếu nguồn âm có kích thước nhỏ so với bước sóng thì ta có thể coi nó như một nguồn âm điểm, và sóng âm sẽ lan toả từ một điểm đó ra không gian như những hình cầu lớn dần. Dạng sóng âm ấy ta gọi là sóng cầu. Càng ra xa nguồn âm các mặt cầu càng lớn và các vòm cầu càng phẳng dần, tới một giới hạn nào đó có thể coi mặt sóng như một mặt phẳng và ta gọi đó là sóng phẳng.
a) Sóng cầu (ở trường gần)
b)Sóng phẳng(ở trường xa)
Dạng sóng ở trường gần và trường xa của một nguồn âm.
Với sóng cầu, càng ra xa nguồn âm thì cường độ càng suy giảm. Với sóng phẳng,về lý thuyết cường độ có thể coi như không đổi trên đường lan truyền, còn trong thực tế nó chỉ suy giảm rất ít. Điều đáng chú ý là trên đường truyền lan, sóng âm còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác.
2. Các đại lượng vật lý của sóng âm và trường âm.
Một môi trường vật chất mà trong đó sóng âm truyền lan được gọi là trường âm. Cấu trúc của trường âm có thể được xác định rõ ràng bởi sự phân bố về thời gian và không gian của một trong hai đại lượng vật lý của trường âm là áp suất âm thanh hay thanh áp, (biểu thị bằng p) và tốc độ dao động âm (biểu thị bằng v)
Trong cuộc sống hàng ngày, trường âm không chỉ có ý nghĩa đặc biệt (nhất là đối với công nghệ thu thanh), có cấu trúc rất phức tạp, và cũng chiếm đa số.
Trường âm không chỉ được xác định bởi:
Đặc điểm của nguồn âm
Tính chất vật lý của không khí
Hình dạng và cấu tạo các mặt bao quanh của phòng và đồ vật trong phòng.
Về khái niệm áp suất âm thanh cần được hiểu rằng đó là độ dao động áp suất của khí quyển khi bị sóng âm tác động. Thanh áp là một đại lượng cực nhỏ, thí dụ ở khoảng cách 1m một người nói bình thường chỉ tạo ra một phần triệu áp suất khí quyển. Thanh áp tác động lên mọi hướng không gian như nhau. Điều đó có nghĩa là một micrôphôn thu thanh áp thì độ nhậy của nó từ mọi hướng đều bằng nhau (ta gọi là micrôphôn toàn hướng, hay “búp hướng” hình cầu), nếu kích thước của nó nhỏ hơn so với bước sóng. Độ lớn của thanh áp được biểu thị bằng nhiều đơn vị khác nhau, tính theo giá trị hiệu dụng (effectiv):
Trước kia đo bằng µbar ( 1 µbar = 0,1 N/m2);
Bằng Niutơn/m2 (N/m2);
Hiện nay thống nhất theo ISO đo bằng Pascal (Pa) (1Pa = 1N/m2).
Trong thực tế ta thường biểu thị thanh áp ở dạng mức - mức thanh áp- với đơn vị đo là đềxiben (dB).
L = 20lg P [dB],trong đó p là thanh áp, và p0 là thanh áp lấy làm chuẩn.
p0
Thanh áp chuẩn p0 là trị số thanh áp của ngưỡng nghe và bằng 2.10-5 N/m2.
Khi có tác động của sóng âm, các phân tử không khí dao động xung quanh vị trí cân bằng của nó. Tốc độ dao động của các phân tử không khí do tác động của âm thanh gọi là tốc độ dao động âm. Cần phân biệt tốc độ dao động với tốc độ truyền lan của âm thanh.
Ở nhiệt độ 20oC và áp suất khi quyển bình thường,âm thanh truyền lan trong không khí với tốc độ 340 m/s,còn tốc độ dao động âm thì cực nhỏ và phụ thuộc vào cường độ âm thanh.Trong dải thanh áp từ 10-9 đến 10-3 átmốtphe thì tốc độ dao động âm tương ứng từ 2,5.10-7 đến 0,25 m/s.
Thanh áp và tốc độ dao động âm là hai đại lượng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự cảm thụ âm thanh(xem mục 2.1.2) cũng như đối với kỹ thuật thu thanh micrôphôn.
Trong trường gần, thanh áp biến đổi theo tỷ lệ nghịch với khoảng cách (p ~1/r) và không phụ thuộc vào tần số,còn tốc độ dao động âm lại phụ thuộc vào tần số,ở tần số thấp nó biến đổi nhanh hơn theo khoảng cách: biến đổi theo tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (v ~ 1/r2).
Theo nguyên lý hoạt động, micrôphôn chia làm 2 loại : loại thu thanh áp (p) và loại thu tốc độ dao động(v) hoặc thu gradient thanh áp (∆p) -tức là độ chênh lệch thanh áp (hiệu thanh áp) giữa hai điểm không gian trong trường âm. Các micrôphôn có búp hướng hình cầu (toàn hướng) là loại thu thanh áp, còn micrôphôn định hướng (độc hướng hoặc nhị hướng) là loại thu gradient thanh áp. Chỉ có một vài loại (thí dụ micrôphôn dải băng) là loại thu trực tiếp tốc độ dao động. Như vậy, nếu ta dùng micrôphôn định hướng (thí dụ cardioide) mà thu gần nguồn âm thì tiếng trầm sẽ bị nâng lên một cách bất hợp lý, không trung thực với tín hiệu âm thanh tự nhiên của nguồn âm.
Trong trường âm của sóng phẳng (trong trường xa), thanh áp cũng như hiệu thanh áp và tốc độ dao động âm đồng pha và tỷ lệ thuận với nhau, và càng tới gần nguồn âm thì độ lệch pha sẽ tiến gần tới 900, hai đại lượng này sẽ không tỷ lệ thuận với nhau nữa.
Tỷ số giữa thanh áp và tốc độ dao động là trở kháng âm thanh (hình 2.5).Trong trường gần, trở kháng âm là một đại lượng phức, còn ở trường xa nó chỉ là một hằng số- âm kháng của không khí.
Bước sóng là một đại lượng có nhiều ý nghĩa thực tế đối với kỹ thuật thu thanh; nó chiếm một dải khá rộng, từ khoảng 17m (ở tần số thấp nhất) tới 1,7cm (ở tần số cao nhất) trong dải tần âm thanh quan trọng nhất đối với âm nhạc và thính giác.
Mối tương quan giữa các đại lượng của sóng âm và trường âm được biểu diễn trên các hình 2.4 và 2.5.
3. Phân tích tín hiệu âm thanh
Âm thanh của các nguồn âm như âm nhạc, tiếng nói, tiếng động là tập hợp của rất nhiều dao động thành phần. Phân tích một tín hiệu âm thanh có nghĩa là xác định tần số, biên độ và đôi khi cả trạng thái pha của các dao động thành phần đó.
Các quá trình dao động âm tuần hoàn (periodic) chỉ bao gồm các thành phần hài bậc cao là bội số nguyên lần cơ bản (tần số cơ bản). Các dao động âm không tuần hoàn là một tập hợp của vô số các tần số ngẫu nhiên, nằm sát cạnh nhau không theo quy luật. Các âm thanh dạng này điển hình như tiếng động và tất cả các quá trình xuất hiện một lần (quá trình dao động quá độ, dao động chuyển tiếp). Các nguồn âm tự nhiên tạo nên sự pha trộn cả dao động tuần hoàn và dao động không tuần hoàn; tiếng nói và tiếng động bao gồm chủ yếu các dao động không tuần hoàn, âm nhạc lại bao gồm chủ yếu là các dao động tuần hoàn.
Tuỳ theo nhiệm vụ đặt ra và loại dao động âm, ta có thể áp dụng những phương pháp phân tích cho phù hợp.Thí dụ: đối với các âm thanh ổn định ta có thể dùng phương pháp phân tích bằng phổ kế trượt và phân tích chuỗi Fuariê hoặc các bộ lọc đấu song song (phổ kế 1/3 ốcta và 1 ốcta); các dao động âm không ổn định có thể dùng phổ kế dải hẹp,phổ kế 1/3 hoặc 1 ốcta. Phổ kế thời gian thực có thể áp dụng cho mọi phương pháp phân tích. Nó hoạt động theo nguyên lý biến đổi Fuariê nhanh (Fast Fourier Transformation-FFT), thí dụ cứ 200 ms lại chỉ thị một phổ âm thanh mới được tích phân từ một tín hiệu đã số hoá.Bằng phương pháp xử lý thống kê, ta có thể thu được các kết quả đủ độ tin cậy từ các giá trị đo tức thời theo phương pháp đo FFT ở trên.
III. TRƯỜNG ÂM
Những sự kiện âm thanh hàng ngày như tiếng động, tiếng nói và âm nhạc thường đan xen, pha trộn với nhau trong một không gian sinh hoạt quen thuộc-trong một phòng. Và phòng đó có thể nhỏ, có thể lớn-thậm chí rất lớn, có thể vang và cũng có thể rất “khô”. Một không gian khép kín mà ta gọi là phòng ấy (phòng ở, phòng họp,phòng hoà nhạc...) có một ý nghĩa đặc biệt đối với sự cảm thụ âm thanh của con người, giống như ý nghĩa của ánh sáng đối với việc thưởng thức một bức tranh hay một pho tượng. Không có phòng, ta không cảm nhận được đầy đủ những hiện tượng âm thanh; cũng như không có ánh sáng, ta không cảm nhận được hết các thông tin của hình ảnh.Vậy, phòng cũng như ánh sáng là các môi trường, là chất xúc tác tạo nên sự cảm thụ âm thanh và hình ảnh. Chúng không đứng “trung lập”, mà tác động trực tiếp, làm biến đổi hoặc nhấn mạnh các sự kiện âm thanh cũng như hình ảnh ở một góc độ nào đó. Như vậy, đặc điểm âm học của mỗi phòng khác nhau sẽ tạo nên một trường âm khác nhau, bổ sung cho âm nhạc hay tiếng nói những thông tin về thể loại phòng, về độ lớn cũng như về đặc trưng vật lý của các bề mặt phản âm trong phòng (tường, trần, nền.. .). Những đặc điểm âm học của mỗi trường âm đồng thời cũng có thể chứa đựng những thông tin mang tính văn hóa hay xã hội. Thí dụ: đặc điểm âm thanh của nhà thờ biểu hiện một quang cảnh giáo đường, mang phong cách và màu sắc tôn giáo.
Hoặc giả, âm nhạc thính phòng phải có sắc thái âm thanh của một phòng hoà nhạc nhỏ đúng phong cách “thính phòng” chứ không phải âm thanh của một phòng hoà nhạc lớn cho hàng ngàn người nghe. Và cuối cùng cần phải nói tới một vấn đề rất dễ bị bỏ qua: những nhạc cụ thuộc thời đại lịch sử nào thì phải được thu trong một phòng thu có không gian âm thanh phù hợp với không gian biểu diễn của thời đại lịch sử ấy, phong cách âm nhạc của thời kì ấy.
Khi phát lại những sự kiện âm thanh qua hệ thống đIện thanh ta mất đi một khả năng thông tin quan trọng bằng hình-tức là cảm nhận không gian biểu diễn bằng mắt-do đó sự tưởng tượng ra không gian biểu diễn qua các thông tin đơn thuần bằng âm thanh càng giữ vai trò quan trọng.
IV. ÂM THANH KIẾN TRÚC - NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Ảnh hưởng của phòng tới tín hiệu âm thanh.
Nhìn chung, khi thu thanh, nguồn âm được đặt trong một không gian khép kín-một phòng, không chỉ vì nó có nhiều thuận lợi, mà trước hết còn do phòng có chức năng làm biến đổi và bổ sung cho sự kiện âm thanh mà người nghe cảm thấy cần thiết để tạo cho âm thanh đẹp hơn. Nếu như ngày nay kỹ thuật thu thanh hiện đại thường dùng các thiết bị tạo vang để thay thế một phần hay toàn bộ những ảnh hưởng của phòng thu vào tín hiệu âm thanh do những khả năng ưu việt của thiết bị vang nhân tạo, như thay đổi được thời gian vang, phổ tần số của tín hiệu vang,tạo vang sau khi thu, kinh tế hơn,... thì những nguyên tắc được đặt ra trên kia vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là phải làm cho âm thanh đẹp hơn nhưng vẫn phải giữ được tính tự nhiên của trường âm thực (natural). Những ảnh hưởng của phòng đến sự kiện âm thanh có thể được mô tả bằng hai cách sau đây:
Thứ nhất - một cách khách quan do đo đạc phân tích các sự kiện âm thanh và độ biến thiên theo thời gian của nó (ÂM THANH KIẾN TRÚC) .
Thứ hai – một cách chủ quan bằng mô tả theo cảm quan thông qua phương pháp nghe phân tích (ÂM NHẠC CHỦ QUAN) .
Cả hai phương pháp đều cần thiết và có hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de an tot nghiep Nghe thuat bieu dien.docx