Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ
mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity.
I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
Tòa án Hoàng gia.
1. Sự cứng nhắc của Common Law.
Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ
của mình, là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm
pháp luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc
chung đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán. Nhưng, đến cuối thế kỉ XIV, học
thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh.
Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các
vụ việc tại thời điểm hiện tại, phải căn cứ những phán quyết, những quy định trong
quá khứ, trong đó có án lệ. Án lệ là đường lối áp dụng pháp luật của tòa án về một
vấn đề pháp lý, đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó xét xử trong
các trường hợp tương tự. Với những nước theo hệ thống Civil Law, án lệ được
xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật,
không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu
không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sự hạn chế của Common Law và sự thay thế của Equity, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự hạn chế của Common Law và
sự thay thế của Equity
Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ
mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity.
I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
Tòa án Hoàng gia.
1. Sự cứng nhắc của Common Law.
Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ
của mình, là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm
pháp luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc
chung đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán. Nhưng, đến cuối thế kỉ XIV, học
thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh.
Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các
vụ việc tại thời điểm hiện tại, phải căn cứ những phán quyết, những quy định trong
quá khứ, trong đó có án lệ. Án lệ là đường lối áp dụng pháp luật của tòa án về một
vấn đề pháp lý, đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó xét xử trong
các trường hợp tương tự. Với những nước theo hệ thống Civil Law, án lệ được
xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật,
không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu
không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao.
Với những nước theo hệ thống Common Law, án lệ có giá trị như luật, là căn cứ
để tòa giải quyết án. Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời từ
khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán
quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập
trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các
nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án
trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ.
Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Common Law trở lên cứng
nhắc, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các
quy phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem đến tòa nữa. Khi tình tiết vụ việc
khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng
không có khả năng sáng tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của
học thuyết tiền lệ pháp.
2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia
Common Law phát triển gắn liền với hoạt động của Tòa án Hoàng gia, chính Tòa
án Hoàng gia đã sản sinh ra Common Law với nghĩa là luật chung áp dụng thống
nhất trên toàn nước Anh. Vì nó ra đời do hoạt động xét xử của nước Anh cho nên
thủ tục tố tụng mà Tòa án Hoàng gia sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của Common Law.
Bản thân Common Law được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt
trong mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông
hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận
với công lí nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Mỗi loại khiếu kiện sẽ có
một loại trát tương ứng , vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên
nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình
được Tòa án Hoàng gia thụ lí và giải quyết. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng
ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được
coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Nếu đơn khiếu kiện
không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất
quyền khởi kiện; hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù
hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn.
Mặt khác, từ cuối thế kỉ XIV, trong hoạt động xét xử ở Anh còn xuất hiện tệ nạn
hối lộ nhân chứng để bịp bợm trước tòa làm cho bên nguyên bị thua kiện một cách
phi lí.
Bởi những lí do kể trên, bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm
khiến sự trợ giúp đặc biệt. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan của mình để
giải quyết những đơn kiện loại này và vì vậy Văn phòng đại pháp quan đã dần
phát triển thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ
việc, cùng với thời gian, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập
hợp những quy phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa “equity”.
II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law.
Equity ra đời đã khắc phục được những bất cập của Common Law, giúp giải quyết
được các vụ việc không được giải quyết hoặc chưa được giải quyết tại Tòa án
Hoàng gia. Với Equity, những vụ khiếu kiện đều được giải quyết bởi vì:
Thứ nhất, trong quá trình xét xử tại tòa, Đại pháp quan không áp dụng
các án lệ của Tòa án Hoàng gia, luật Đại pháp quan sử dụng là dựa vào lẽ
phải. Nói đến lẽ phải tức là phải có người đúng, người sai rõ ràng nên các
vụ việc đưa ra bao giờ cũng được giải quyết.
Thứ hai, khác với Tòa án Hoàng gia, Tòa đại pháp mở đầu quá trình tố
tụng không phải bằng trát mà bằng đơn thỉnh cầu, không có mẫu in sẵn, viết
bằng thứ tiếng Pháp dùng ở Anh thời trung cổ. Người thỉnh cầu nêu rõ lí do
khiếu nại và khẩn cầu sự trợ giúp. Đơn thỉnh cầu phải được gửi kèm theo
vật làm tin mới có thể khởi kiện. Với đơn viết tay như thế, mọi oan ức của
người dân có thể nhờ công lí mà được giải quyết, tránh được tình trạng như
việc sử dụng hệ thống trát trong Tòa án Hoàng gia.
Thứ ba, tại Tòa đại pháp, Đại pháp quan xét xử dựa vào nội dung vụ
việc và quyền lợi của các bên tranh chấp, còn tại Tòa án Hoàng gia thì
lại rất coi trọng chứng cứ. Trong quá trình xét xử, Đại pháp quan tiến
hành thẩm vấn nhằm phát hiện tình trạng lương tâm của bị đơn để gột rửa
lương tâm cho bị đơn khi cần thiết. Bên bị sẽ phải trả lời những câu hỏi trên
cơ sở tuyên thệ do Đại pháp quan đưa ra. Những câu hỏi thông minh của
Đại pháp quan buộc bị đơn tự khai ra các tình tiết của vụ việc, trên cơ sở đó
có thể khép bị đơn vào một tội, một lỗi nào đó. Đây là thủ tục tố tụng đặc
biệt không hề được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia ở cùng thời.
Thứ tư, giải pháp được đưa ra bởi Tòa đại pháp rất khác so với giải
pháp đưa ra bởi Tòa án Hoàng gia. Đại pháp quan có thể phát lệnh dưới
hình thức tuyên bố quyền của bên nguyên hoặc dưới dạng lệnh buộc bên bị
(bên có hành vi gây tổn hại) phải thực hiện hành vi nào đó hoặc cấm bên bị
thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên. Trong khi đó, Tòa
án Hoàng gia chỉ có thể ra phán quyết buộc bên bị có hành vi gây thiệt hại
cho bên nguyên phải bồi thường thiệt hại. Từ thực tế này có thể thấy Tòa
đại pháp có quyền lực lớn hơn Tòa án Hoàng gia.
Đóng góp lớn nhất của Equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định
ủy thác. Theo nguyên tắc của Common Law, đối với việc ủy thác đất đai, sau khi
đã sang tên đất, người ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh
đất đã ủy thác, mà phần đất đó đất thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của người
được ủy thác; quyền sử dụng đất của người được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi quy
phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật.
Nên khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án Hoàng gia chưa bao giờ giải quyết được.
Nhưng tại Tòa đại pháp, trước những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng việc
người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công, trái
với giáo lí và lương tâm; rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích
của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho người ủy thác khi có yêu cầu. Vì vậy, Đại
pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp
đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết
của mình.
Như vậy, trước nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia, Common Law
tỏ ra bất lực, là một nguyên nhân làm Equity ra đời. Sự hình thành và phát triển
của Equity nhằm sửa đổi và bổ sung cho Common Law, hoàn tất Common Law
chứ không nhằm mục đích thay thế Common Law.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.
I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa
án Hoàng gia.
1. Sự cứng nhắc của Common Law.
2. Sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia.
II. Equity đã khắc phục được những bất cập của Common Law.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2008;
2. Michael Bogdan, Luật so sánh, Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002;
3. Nông Quốc Bình, “Tìm hiểu về Common Law”, Tạp chí luật học số 4/1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 168_095.pdf