Mở đầu: Vạt C‐Y hiện đang là một trong những lựa chọn hiệu quả trong điều trị loét cùng cụt tại BV
Đại học Y Dược TP HCM.
Mục đích: Tổng kết và đánh giá kết quả điều trị loét mạn tính vùng cùng cụt, có sử dụng vạt da C‐
Y,nhằm đề ra một chọn lựa vạt da che phủ hợp lý, nâng cao kết quả điều trị.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt được có sử dụng
vạt C‐Y được điều trị tại khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ và Trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện Đại học Y
Dược từ 06/2008 đến 09/2013.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sử dụng vạt c‐y trong điều trị loét cùng cụt tại bệnh viện đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 329
SỬ DỤNG VẠT C‐Y TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT CÙNG CỤT
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ CHÍ MINH
Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Nguyễn Mạnh Đôn*, Trần Ngọc Lĩnh*, Trương Trọng Tín*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vạt C‐Y hiện đang là một trong những lựa chọn hiệu quả trong điều trị loét cùng cụt tại BV
Đại học Y Dược TP HCM.
Mục đích: Tổng kết và đánh giá kết quả điều trị loét mạn tính vùng cùng cụt, có sử dụng vạt da C‐
Y,nhằm đề ra một chọn lựa vạt da che phủ hợp lý, nâng cao kết quả điều trị.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt được có sử dụng
vạt C‐Y được điều trị tại khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ và Trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện Đại học Y
Dược từ 06/2008 đến 09/2013.
Kết quả: Có tất cả 16 bệnh nhân bị loét mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tại khoa Tạo hình ‐ Thẩm
mỹ và Trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện Đại học Y Dược từ 06/2008 đến 09/2013. Trong đó có 8 ca
có sử dụng vạt da C‐Y để đóng vết loét, 8 ca còn lại được điều trị bằng các phương pháp khác, không đưa
vào nghiên cứu này.
Kết luận: Vạt C‐Y là một lựa chọn tốt trong điều trị loét cùng cụt vì đây là một vạt da tại chỗ dễ thực hiện,
có chất lượng vạt tương đối tốt, khả năng che phủ phù hợp với kích thước ổ loét vùng cùng cụt, thời gian phẫu
thuật nhanh, ít gây thương tổn tổ chức mô mềm xung quanh do bóc tách lấy vạt ít. Chăm sóc hậu phẫu nhẹ
nhàng. Điều trị cần có sự phối hợp điều trị với các chuyên khoa khác (bệnh nội khoa đi kèm: Nội tiết, Tim mạch,
thần kinh). Vật lý trị liệu, dinh dưỡng, chăm sóc tránh tì đè góp phần lớn vào kết quả điều trị.
Từ khóa: loét, loét cùng cụt, vạt C‐Y
ABSTRACT
USING C‐Y FLAP FOR THE TREATMENT SACRAL ULCER
AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER (UMC) OF HOCHIMINH CITY
Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Nguyen Manh Don, Tran Ngoc Linh, Truong Trong Tin
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 329 ‐ 334
Introduction: C‐Y Flap is one of the best choice for te treatment sacral ulcer at the HCMC UMC.
Objectives: Summerize and evaluate the treatment sacral chronic ulcer by C‐Y flaps.
Materials and methods: Retrospective study, From 06/2008 to 09/2013 at the Department of Plastic and
Cosmetic Surgery and Wound Care Center ( UMC), all sacral chronic ulcer with C‐Y flap case were treated.
Results: A total of sacral chronic ulcer cases have been treated at the Department of Plastic and Cosmetic
Surgery and Wound Care Center (UMC)from 06/2008 – 09/2013: 16 cases. However, there were 08 cases (C‐Y
flap treatment) to research, 08 case (another treatment) were not included in this review.
Conclusion: C‐Y flap is a good choice in the treatment of sacral ulcer because it is a local flap easy to do,
good quality. Ability to recover size ulcer is short, operation time fast, less traumatic soft tissue by dissection.
Gently postoperative care. Treatment should be coordinated with the other specialists (Endocrinology,
* Khoa – Bộ môn Tạo Hình – Thẩm Mỹ Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: CKI Vũ Hữu Thịnh ĐT: 0983448743 Email: drvuthinh@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 330
Cardiology, nervous...). Physical therapy, nutrition, avoid pressure on treatment
Key words: plastic and cosmetic surgery, chronic ulcers, sacral, cut filter, VAC, pressure ulcer,
recurrence of ulceration, Sliding subcutaneous pedicle flaps, C‐Y flap
MỞ ĐẦU
Vết loét vùng cùng cụt thường xuất hiện trên
bệnh nhân nằm lâu, không xoay trở thường
xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vết
loét nằm ở vị trí khó phát hiện và khi phát hiện,
nếu không được xử trí đúng cách, kịp thời thì
loét sẽ nặng hơn rất nhanh.
Có nhiều phương pháp điều trị loét cùng
cụt khác nhau, tùy theo tổng trạng bệnh nhân,
các bệnh nội khoa đi kèm, giai đoạn loét, trình
độ bác sĩ (phẫu thuật viên, gây mê, hồi sức, vật
lý trị liệu ).
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí
Minh, Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ và Trung tâm
điều trị vết thương đã tiếp nhận điều trị cho các
bệnh nhân có vết loét vùng cùng cụt. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá
phương pháp điều trị sử dụng vạt C‐Y, góp
phần lượng giá, nâng cao hiệu quả điều trị cho
bệnh nhân.
Mục đích nghiên cứu
Tổng kết và đánh giá điều trị vết loét mạn
tính vùng cùng cụt của các bệnh nhân được điều
trị tại khoa THTM và trung tâm điều trị vết
thương Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí
Minh từ 06/2008 đến 09/2013.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt được
điều trị tại khoa THTM và trung tâm điều trị vết
thương bệnh viện đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh từ 06/2008 đến 09/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp bị loét
mạn tính vùng cùng cụt được điều trị tai khoa
THTM và trung tâm điều trị vết thương Bệnh
viện Đại Học Y Dược TpHCM.
Phác đồ điều trị phẫu thuật loét mạn tính
vùng cùng cụt (sau khi bệnh nhân đủ sức khỏe,
ổn định về mặt nội khoa)
‐ Cắt lọc. Cấy dich, mủ kháng sinh đồ. Lấy
hết mô viêm, mô xơ. Đục bỏ xương viêm. Rửa
sạch nhiều nước.
‐ Đặt máy VAC ngay sau cắt lọc sạch vết
loét:
Đặt miếng xốp trám hết ổ loét, không lấp
đầy rìa ổ loét.
Cài đặt chế độ hút ban đầu 50mmHg, hút
cách quãng.
Sau đó tùy tính chất dịch có ra máu đỏ tươi
không mà quyết định ngưng, duy trì hay tăng
áp lực lên 75mmHg, 100mmHg, 125mmHg (áp
lực chuẩn đối với loét vùng cùng cụt)
‐ Sau 3‐5 ngày đánh giá lượng dịch tiết và
tính chất dịch
Số lượng, màu sắc, tính chất dịch → cắt lọc,
đặt VAC tiếp tục hay đóng vết mổ
Đóng vết mổ (vết mổ khâu da không được
căng, không được khoảng trống).
‐ Sử dụng kháng sinh (theo kháng sinh đồ),
nâng đỡ tổng trạng, dinh dưỡng theo chế độ.
‐ Tập VLTL, vận động nhẹ tránh nguy cơ ứ
đọng, viêm phổi v.v
Sử dụng vạt da tại chỗ: C‐Y.
Xoay trở cách mỗi 2 giờ tránh tì đè. Nằm
nệm nước hay nệm hơi, massage vùng tì đè.
KẾT QUẢ
Có tất cả 16 bệnh nhân bị loét mạn tính vùng
cùng cụt được điều trị tại khoa Tạo hình thẩm
mỹ và trung tâm điều trị vết thương Bệnh viện
Đại học Y Dược từ 06/2008 đến 09/2013.
Tuy nhiên chúng tôi chỉ tổng kết 08 ca được
điều trị phẫu thuật, có sử dụng vạt da C‐Y để
che phủ vùng loét, với thời gian nằm viện ngắn
nhất là 3 tuần, nằm viện dài nhất là 10 tuần, thời
gian theo dõi trung bình 8 tuần.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 331
Đặc điểm chung
Giới tính
3 nam, 5 nữ.
Tuổi
Thấp nhất 25 tuổi (1 bệnh nhân), cao nhất
81 tuổi (1 bệnh nhân), trên 52 tuổi (6 bệnh
nhân).
Nguyên nhân
Loét mạn tính vùng cùng cụt do loét tì đè
trên bệnh nhân bị liệt hay giảm cảm giác, vận
động có kèm các bệnh nội khoa đi kèm: tai biến
mạch máu não (TBMMN), tăng huyết áp (THA),
đái tháo đường (ĐTĐ), Thiếu máu cục bộ cơ tim
(TMCBCT), Parkinson, cường giáp, viêm phế
quản phổi (VPQP), nhiễm trùng huyết, dị dạng
mach máu tủy cổ (AVM tủy cổ),gãy cột sống,
viêm tủy cắt ngang, trượt đốt sống, lao phổi cũ,
bàng quang thần kinh.
Bảng 1: Nguyên nhân loét mạn tính
Nguyên nhân Nam Nữ Tổng cộng
TBMMN 1 1 2
THA 1 2 3
ĐTĐ 1 2 3
TMCBCT 1 1
Parkinson 1 1
Cường giáp 1 1
VPQP 1 1
nhiễm trùng huyết 1 1
AVM tủy cổ 1 1
Gãy cột sống 1 1
viêm tủy cắt ngang 1 1
trượt đốt sống 1 1
lao phổi cũ 1 1
bàng quang thần kinh 1 1
Tổng cộng 7 12 19
Một số đặc điểm bệnh nhân liên quan đến vết loét
Bảng 2: Một số đặc điểm bệnh nhân liên quan đến vết loét
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Có Ít hoặc không
Nhận thức chăm sóc bản thân của bệnh nhân 2 6
Cảm giác vùng cùng cụt 1 7
Tiêu, tiểu tự chủ 1 7
Bệnh nội khoa đi kèm (tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu) 8 0
Tự xoay trở 3 5
Tình trạng và kích thước ổ loét
Chúng tôi xếp loại vết loét theo từng giai
đoạn dựa trên phân loại loét tì đè (1,3) như sau:
Gồm 4 giai đoạn loét:
‐ Đỏ da.
‐ Loét trợt nông, phỏng rộp.
‐ Loét sâu dưới da và mỡ dưới da.
‐ Loét sâu, hoại tử hoặc loét cơ xương.
Bảng 3: Đặc tính vết loét
Số bệnh nhân 1 1 2 1 1 1 1
Kích thước vùng
loét /cm
2x3 3x4 3x5 4x4 4x5 4x8 8x8
Tình trạng loét
nhiễm trùng
+ + + + + + +
Giai đoạn loét 4 3 4 4 4 4 4
Phương pháp điều trị
08 ca điều trị phẫu thuật, trong đó chỉ có 1ca
loét ở giai đoạn 3, còn lại loét giai đoạn 4. Kích
thước ổ loét lớn nhất là 8cm x 8 cm, kích thước
nhỏ nhất là 2cm x 3 cm.
100% ca được phẫu thuật cắt lọc sạch, sau đó
sử dụng VAC hỗ trợ hút dịch, kéo máu nuôi,
kích thích mô hạt phát triển.
Số lần VAC được đặt ít nhất là 1 lần (1 ca),
nhiều nhất: 5 lần.
100% sử dụng vạt da C‐Y để đóng da, che
ổ loét.
Kết quả đạt được sau phẫu thuật :
‐ 08 ca loét vùng cùng cụt lành hoàn toàn sau
điều trị phẫu thuật (100%) (cắt chỉ hoàn toàn).
‐ Thời gian nằm viện ngắn nhất 3 tuần, dài
nhất 10 tuần.
‐ Thời gian lành vết loét (tính từ lúc bắt đầu
điều trị phẫu thuật đến khi cắt chỉ vết loét)
nhanh nhất 3 tuần, chậm nhất 6 tuần.
‐ Chưa có ca nào tái loét.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 332
‐ Có 1 trường hợp nhiễm trùng, tụ dịch vết
mổ sau xoay vạt da che ổ loét. Bệnh nhân được
phẫu thuật cắt lọc lại, khâu vết mổ, sử dụng
kháng sinh. Vết loét lành sau 2 tuần.
BÀN LUẬN
Do số lượng nghiên cứu chưa lớn (chỉ có 8
ca), tuy nhiên chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số nhận xét sau.
Vết loét vùng cùng cụt đa phần là vết loét do
tì đè. Ờ người già, loét cùng cụt thường có kèm
tổng trạng, dinh dưỡng kém, khả năng cảm giác,
vận động không có hay có nhưng rất yếu, thiếu
sự chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh của người thân
và có một hay nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm. Ở
người trẻ có nguyên nhân loét cùng cụt từ các
bệnh lý khác, gây liệt hay mất cảm giác toàn
thân hay hạ chi(1,5,6,7,10,8,2,9,3).
Về giới tính
Giới tính
Có 3 bệnh nhân nam và 5 nữ, số lượng chưa
nhiều để có thể thấy loét mạn tính vùng cùng
cụt có liên quan đến giới tính hay không.
Tuổi
Hai nhóm đối tượng bị loét vùng cùng cụt
do tì đè là già (6 bệnh nhân > 54 tuổi) và trẻ (2
bệnh nhân < 25 tuổi), tuy khác nhau về bệnh
cảnh, về tổng trạng sức khỏe nhưng có cùng đặc
điểm chung là yếu liệt, giảm hay mất cảm giác
chi dưới. Đây chính là yếu tố gây loét vùng cùng
cụt. Ngoài ra, các yếu tố đi kèm như tiêu tiểu
không tự chủ, chăm sóc, xoay trở kém đẩy
nhanh tốc độ tạo loét và mức độ loét trầm trọng
hơn.
Kết quả điều trị phần lớn phụ thuộc vào
các yếu tố sau
‐ Tổng trạng, dinh dưỡng của bệnh nhân.
Tổng trạng, dinh dưỡng tốt giúp cơ thể đề
kháng tốt, giảm yếu tố nhiễm trùng bội nhiễm,
vết mổ lên mô hạt tốt sau cắt lọc, nhanh lành vết
thương. Vì vậy, chúng tôi điều trị vết loét, đồng
thời phải nâng tổng trạng bệnh nhân: dinh
dưỡng hợp lý theo chế độ, bù đạm, cân bằng ion
điện giải, truyền máu nếu cần.
‐ Vật lý trị liệu, càng sớm càng tốt, tránh tì
đè, xoay trở thường xuyên (không quá 120
phút), nằm nệm hơi hay nệm nước. Bệnh nhân
phải được xoay trở nhẹ nhàng, tránh động tác
thô bạo gây căng vết mổ. Bệnh nhân phải được
vỗ lưng, tập ngồi, tránh ứ đọng dịch, dễ gây
viêm phổi. Các vùng tì đè, và các vùng khác
phải khô sạch, tránh ẩm ướt ngăn ngừa loét hay
làm vết loét nặng hơn.
‐ Đối với bệnh nhân tiêu tiểu không tự chủ
cần phải hướng dẫn cho người nhà các chăm
sóc, tránh để phân, nước tiểu thâm nhập vết mổ
gây nhiễm trùng.
Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ
Kiểm soát tốt các bệnh nội khoa đi kèm như:
đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường,
đảm bảo tình trạng tim mạch ổn, không gây quá
tải dịch truyền, kiềm tra chức gan, thận, ion đồ
phòng trường hợp gây suy thận, suy gan do
điều trị kháng sinh, kháng viêm. Kiểm soát
nhiễm trùng tiểu đối với bệnh nhân phải đặt
thông tiểu.
Về phương pháp phẫu thuật
+ Tất cả các bệnh nhân đều nhập viện với
vết loét nhiễm trùng ở giai đoạn 3 và 4. Vì vậy,
phẫu thuật đầu tiên là phải giải quyết tình
trạng nhiễm trùng vết loét, càng sớm càng tốt.
Phẫu thuật cắt lọc tốt, cấy dịch, mủ làm kháng
sinh đồ không thể không thực hiện. Tuy nhiên,
việc phẫu thuật cắt lọc có được thực hiện sớm,
triệt để hay không lại phụ thuộc rất lớn vào
tổng trạng bệnh nhân cũng như các bệnh nội
khoa đi kèm.
+ Vùng cùng cụt là vùng chịu tì đè, mô đệm
dưới da mỏng, mạch máu nuôi da ít phong phú
hơn so với các vùng khác. Với đặc điểm giải
phẫu đó, sử dụng VAC (Vaccum Assistant
Closure) hỗ trợ trong cắt lọc, làm sạch ổ loét, kéo
máu nuôi, kích thích mô hạt phát triển là rất tốt.
Chúng tôi đã sử dụng VAC trong tất cả 8 ca, số
ngày thay miếng xốp trung bình là 3 đến 5 ngày.
Theo dõi và đánh giá lượng dịch tiết của ổ loét
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 333
giảm theo ngày, mô hạt mọc nhiều sau mỗi lần
thay miếng xốp. Theo dõi tính chất của dịch
(trong hay đục, có kèm lẫn máu hay dịch viêm).
Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định khi
nào dùng vạt đóng vết loét. Ngoài ra, việc sử
dụng VAC giúp bệnh nhân ít chịu đau đớn hơn
so với thay băng mỗi ngày. Vùng loét sạch sẽ,
không hôi, dễ chịu cho bệnh nhân và cho mọi
người xung quanh.
+ Sử dụng vạt C‐Y để đóng vết loét
Bệnh nhân được gây mê hay tê tủy sống. Tư
thế nằm nghiêng, ôm gối. Với tư thế này, bệnh
nhân nằm dể chịu, tránh được tình trạng hạ
huyết áp khi đổi tư thế, kiểm soát dể dàng tình
trạng hô hấp của bệnh nhân so với nằm sấp.
Vạt C‐Y là vạt xoay tại chỗ, thiết kế vạt
không quá khó, yêu cầu là vạt đủ to để che ổ loét
và chiều rộng cuống vạt không nhỏ hơn 2/3
chiều dài vạt (tỉ lệ 3/2) nhằm tránh hoại tử vạt.
Phẫu tích vạt tương đối nhẹ nhàng, nguy cơ mất
máu ít, hạn chế tối đa thương tổn các mô mềm
xung quanh (cơ, mạch máu lớn, thần kinh)
Ngoài ra, thời gian phẫu thuật cũng không quá
nhiều. Thời gian phẫu thuật sử dụng vạt C‐Y
che ổ loét của chúng tôi trung bình là 40‐60 phút.
Đây cũng là lý do chúng tôi sử dụng loại vạt
này. Thời gian phẫu thuật càng ngắn, bệnh nhân
sử dụng thuốc mê càng ít, hồi sức nhẹ nhàng
hơn. Sau mổ bệnh nhân khỏe hơn.
Với vạt C‐Y, chúng tôi đã điều trị khỏi được
vết loét vùng cùng cụt kích thước lớn nhất là
8x8cm. Việc đóng ổ loét đòi hỏi phải che phủ
hoàn toàn ổ loét. Điều quan trọng để ổ loét lành
tốt là vạt da che phải có mô đệm đủ dày, mạch
máu nuôi tốt, vết mổ không được căng. Vạt C‐Y
đảm bảo được các yếu tố trên. Theo nghiên cứu
của Đinh Phương Đông, sử dụng vạt da cơ
mông lớn che phủ cho 42 loét cùng cụt với kiểu
vạt V‐Y, vạt nhánh xuyên hay vạt đảo, vạt che
phủ có tỉ lệ sống 92,6%, tỉ lệ tái phát sau 3 tháng
2,4%. Theo nghiên cứu của Đinh Văn Thủy, sử
dụng vạt da cân cơ mông lớn có cuống mạch
(Paul‐Dautry,1981) điều trị che phủ khuyết hổng
vùng cùng cụt cho 11 bệnh nhân (năm 2009).
Đây là vạt cơ có chiều dài cuống mạch nuôi
trung bình 6cm, vì vậy đối với ổ loét có đường
kích trên 6cm thường cần sử dụng 2 vạt mới đủ
che phủ. Bệnh nhân mổ tốt nhất nằm sấp hoặc
nằm nghiêng. Ngoài ra, có 2/11 ca phải khâu da
thì hai, 1 ca bị tái loét như cũ. Như vậy sử dụng
vạt tại chỗ C‐Y có giá trị điều trị phù hợp trong
điều trị loét cùng cụt.
Chúng tôi có 1 trường hợp phải phẫu thuật
lại do nhiễm trùng tụ dịch sau xoay che vạt da.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt lọc, đặt VAC lại
1 lần, sau đó khâu da thì 2. Kết quả lành tốt.
Chúng tôi có 1 trường hợp điều trị lành
hoàn toàn, Bệnh nhân 62 tuổi, với vết loét giai
đoạn 4, kích thước 3x5cm, sử dụng vạt da C‐Y
để che khuyết hổng, theo dõi đến nay (6
tháng) chưa thấy tái loét, có thời gian điều trị
ngắn nhất 3 tuần.
Chúng tôi có 2 bệnh nhân < 25 tuổi (nhóm
trẻ) thời gian điều trị lành vết loét là 4 và 8 tuần.
Nhóm trên 52 tuổi có thời gian điều trị là 3 đến
10 tuần. Do số lượng ít, chúng tôi chưa thể đánh
giá có sự tương quan giữa tuổi và thời gian lành
vết loét hay không. Tuy nhiên, chúng tôi có thể
đánh giá được thời gian lành vết loét có phụ
thuộc nhiều vào quá trình theo dõi và chăm sóc
vết thương của bệnh nhân và người nhà chăm
sóc bệnh nhân. Việc chăm sóc vết loét vùng này
rất khó khăn do đây là vùng gần cơ quan bài tiết
(tiết niệu, hậu môn), rất dễ lây nhiễm nếu không
được liên tục theo dõi săn sóc. Bệnh nhân bị loét
vùng cùng cụt sau mổ phải không được nằm
ngửa tránh tì đè lên vạt da xoay che, việc xoay
trở phải nhẹ nhàng, tư thế nằm duỗi chân tránh
căng, xé vết mổ. Thời gian lành lành vết thương
tính từ lúc sử dụng vạt xoay che khoảng 14
ngày. Trong thời gian, bệnh nhân và người phải
hợp tác điều trị, vì chỉ cần một vài sơ xuất nhỏ
cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lành vết
loét. Ngoài ra bệnh nhân cần phải được hướng
dẫn và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ để ngăn
ngừa tái loét.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 334
Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt trên
08 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa THTM
và trung tâm điều trị vết thương Bệnh Viện Đại
Học Y Dược từ 06/2008 đến 09/2013 có kết quả
lành vết loét hoàn toàn 100% là kết quả khả
quan, tuy nhiên số bệnh nhân còn ít nên việc
đánh giá nghiên cứu còn giới hạn, cần phải tiếp
tục nghiên cứu với số lượng lớn hơn.
Sử dụng vạt da C‐Y trong điều trị loét cùng
cụt là một trong những phương pháp điều trị
hiệu quả, đạt kết quả khả quan. Phương pháp
phẫu thuật đơn giản, tư thế bệnh nhân trong
mổ nhẹ nhàng, thời gian phẫu thuật ngắn,
giảm thiểu các yếu tố nguy cơ trong vô cảm.
Vạt tại chỗ C‐Y có khả năng che phủ tốt cho
vùng loét cùng cụt, nguy cơ mất máu ít, ít gây
thương tổn cho các mô xung quanh (cơ, mạch
máu, thần kinh).
Cần có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ, liên
chuyên khoa, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý
trị liệu...Bệnh nhân, người chăm sóc bệnh, cùng
sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị đóng vai trò
quan trọng đến kết quà điều trị.
Phòng ngừa, phát hiện sớm loét cùng cụt sẽ
góp phần mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho
người bệnh và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bluestein D, Javaheri A (2008)Pressure ulcers: prevention,
evaluation, and management. Am Fam Physician;78(10):1186‐
1194
2. Cục quân y (1986). Bài giảng phẫu thuật tạo hình và vi phẫu
thuật
3. Đinh Phương Đông (2012) * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16
– Supplement of No 3: 100 – 105
4. Đinh Van Thuy (2009). Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. Vol.
13 – Supplement of No 6: 194 ‐ 200
5. Edmonds M, Bates M, Doxford M, et al (200) New treatments
in ulcer healing and wound infection. Diabetes Metab Res
Rev; 16 Suppl. 1: S51‐4
6. Fonder MA, Lazarus GS, Cowan DA, Aronson‐Cook B, Kohli
AR, Mamelak AJ (2008). Treating the chronic wound: a
practical approach to the care of nonhealing wounds and
wound care dressings. J Am Acad Dermatol. 58(2):185‐206.
7. Karl T, Modic PK and Voss EU (2004) Indications and results
of V.A.C. therapy treatment in vascular surgery: State of the
art and treatment of chronic wounds. Zentralbl. Chir. 129: 74.
8. Nguyễn Tiến Bình (2001). Điều trị loét mạn tính vùng cùng
cụt bằng vạt da cơ mông lớn”, Phẫu thuật tạo hình.
9. Nguyễn Tiến Bình (2001). Điều trị loét mạn tính vùng cùng
cụt bằng vạt da cơ mông lớn”, Phẫu thuật tạo hình.
10. Smith N (2004). The benefits of VAC therapy in the
management of pressure ulcers. Br J Nurs; 13 (22): 1359‐65
11. Trịnh Văn Minh (2006), Bài giảng Vùng mông, Giải phẫu
người, tập 1, trang 336 – 340
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 329_6943.pdf