MỤC TIÊU
1. Trình bày được tiêu chuẩn Rome III, sinh lý ruột, phân loại táo bón.
2. Trình bày được nguyên tắc điều trị táo bón.
3. Trình bày được cơ chế, dược động, tác dụng phụ, chống chỉ định, một số lưu
ý khi sử dụng của các nhóm thuốc nhuận tràng.
4. Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc nhuận tràng
16 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Sử dụng thuốc nhuận tràng hiệu quả, an toàn, hợp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
colax (viên nén 5 – 10 mg, tọa dược 5 – 10 mg).
- Sodium Picosulphat: Fructines, Uphatin (viên ngậm 5 mg).
- Sennosid:
+ Laxaton (viên nén 15 mg).
+ Mucinum (viên bao 2,1 mg).
3.3. Lưu ý sử dụng
- Uống một liều trước khi đi ngủ để trị táo bón.
- Không dùng quá 1 tuần và không dùng thường xuyên (khoảng cách vài tuần).
12
- TDP: đau bụng, buồn nôn, gây kích ứng, bỏng rát trực tràng (tọa dược),
- Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Hiện nay, phenolphtalein không còn sử dụng do động tính cao.
4. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
4.1. Cơ chế
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân gồm: poloxamer, dehydrocholat, docusat
natri, docusat calci, docusat kali.
- Bản chất các thuốc nhuận tràng làm mềm phần là các chất diện hoạt anion nên
chúng đóng vai trò là các chất nhũ hóa, làm tăng tương tác giữa nước, chất béo, các
chất xơ trong phân. Ngoài ra, thuốc còn kích thích bài tiết nước và các chất điện giải
vào ruột non và ruột già. Chính vì vậy, phân được làm ẩm và mềm nên giúp quá trình
tống tháo phân dễ dàng.
4.2. Dược động
Thuốc tác dụng chậm (sau vài ngày) vì cần thời gian nhũ hóa nước và chất béo.
4.3. Tác dụng phụ
- Cảm giác đắng, rát cổ họng, tiêu chảy, đau thắt vùng bụng nhẹ.
- Docusat: rối loạn nước và điện giải (dùng lâu dài), ngăn trở sự hấp thu vitamin
tan trong dầu, hít vào trong phổi có khả năng gây viêm phổi (người cao tuổi, suy
nhược),
4.4. Chống chỉ định
Không dùng docusat natri cho bệnh nhân cao huyết áp, suy tim xung huyết.
4.5. Tương tác thuốc
- Làm tăng nồng độ của các thuốc nhuận tràng khác.
- Docusat kết hợp với dầu khoáng làm tăng độc tính ở gan.
4.7. Một số biệt dược
4.7.1 Docusat
- Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml).
- Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg).
- Dialose, Regutol (viên nén 50 – 100 mg).
4.7.2. Acid dehydrocholic
- Cholen HMB (viên nén 130 mg).
- Decholin (viên nén 250 mg).
- Bilax (viên nang 50 mg + 100 mg Docusat).
13
5. Nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng)
5.1. Cơ chế
Dầu khoáng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân
và niêm mạc ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó
làm khối phân dễ di chuyển.
5.2. Dược động
Thuốc có tác dụng sau 6 – 8 giờ.
5.3. Tác dụng phụ
- Hòa tan các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) nên làm giảm hấp thu vitamin
tan trong dầu.
- Bệnh viêm phổi lipid do hít phải dầu khoáng. Thường xảy ra đối với trẻ em,
người cao tuổi, khó nuốt, suy nhược. Vậy không nên uống dầu khoáng lúc đi ngủ hay
nằm.
- Dầu khoáng gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
5.4. Chống chỉ định
Trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh liệt giường, người già.
5.5. Lưu ý sử dụng
- Dùng đường uống để ngăn chặn tổn thương mô trĩ hoặc ngăn kích ứng chỗ nứt
hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện cho người bệnh tim mạch.
- Không nên uống lúc bụng đói.
- Không uống trước khi đi ngủ hay nằm.
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu khi cần thiết.
5.6. Một số biệt dược
- Neo-Cultol (dung dịch uống 55%).
- Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml).
6. Thuốc điều trị táo bón mạn tính
6.1. Cisaprid
6.1.1. Cơ chế
Cisapirid làm tăng tiết acetylcholin từ đám rối thần kinh ruột nên làm tăng nhu
động của cả hệ thống tiêu hóa. Do đó, làm tăng khả năng tống tháo phân ra ngoài.
6.1.2. Dược động học
- Liều dùng 5 – 20 mg/ngày, hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống.
- Sinh khả dụng 40 – 50% và tăng lên khi có thức ăn.
- Thời gian bán thải từ 7 – 10 giờ.
14
6.1.3. Tác dụng phụ
Không đáng kể như: đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
6.1.4. Chống chỉ định
- Suy tim sung huyết, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy đa cơ quan, ung
thư tiến triển.
- Sử dụng đồng thời với macrolid (erythromycin, clarithromycin,), nhóm azol
trị nấm (ketoconazol, itraconazol,)
6.1.5. Tương tác thuốc
- Cimetidin làm tăng sinh khả dụng của cisaprid.
- Cisaprid làm tăng hấp thu các thuốc chống đông máu.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông.
6.2. Naloxon
- Naloxon là một dẫn chất opioid đang trong quá trình thử nghiệm điều trị táo
bón.
- Naloxon có tác dụng điều hòa nhu động ruột.
- Liều 20 – 30 mg/ngày làm cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
VI. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC NHUẬN TRÀNG
1. Thay đổi lối sống
- Việc đầu tiên của chữa trị táo bón là tập thể dục thường xuyên để tăng cường
trương lực ruột.
- Thay đổi lối sống như:
+ Tăng cung cấp nước và thực phẩm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn.
+ Tập thói quen đi tiêu đúng giờ, hàng ngày.
2. Sử dụng thuốc nhuận tràng
- Nếu thay đổi lối sống không giải quyết dược táo bón thì sử dụng thuốc nhuận
tràng tạo khối. Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối hàng ngày và liên tục ở hầu
hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân táo bón mạn tính. Ngoài ra có thể sử dụng
glycerin đặt hậu môn.
- Nếu không hiệu quả có thể dùng đến diphenylmethan hoặc dẫn xuất
anthraquinon liều thấp hoặc muối nhuận tràng.
- Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng hơn 1 tuần vẫn không giải quyết được táo bón
thì nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân táo bón để giải quyết theo hướng khác như phẫu
thuật.
- Chống chỉ định chung của thuốc nhuận tràng: buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tắc
nghẽn ruột, không được dùng thường xuyên và kéo dài.
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng:
+ Không được tự ý dùng quá 1 tuần.
15
+ Không dùng khi đau bụng không rõ nguyên nhân.
+ Không lạm dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân.
+ Táo bón mạn tính, không phức tạp nên dùng thuốc nhuận tràng tạo
khối.
+ Tránh dùng dạng tọa dược, thụt trực tràng khi đường uống còn hiệu
quả.
+ Nên dùng loại đơn chất.
+ Tránh phối hợp trên 2 loại.
+ Chỉ dùng trong 1 tuần: thuốc nhuận tràng thẩm thấu liều thấp, thuốc
nhuận tràng kích thích và tọa dược glycerin.
3. Sử dụng thuốc nhuận tràng cho một số bệnh nhân đặc biệt
3.1. Trẻ em
- Táo bón trẻ em thường do thần kinh, chuyển hóa hoặc bất thường về giải phẩu
nếu táo bón kéo dài. Nếu không liên quan tới bệnh lý thì cách xử lý cũng giống người
lớn.
- Trẻ sơ sinh nên cho trẻ uống các loại nước trái cây giàu chất xơ (táo, lê, quả
mâm xôi,) hoặc ăn bột nhuyễn chứa sorbitol.
-Đối với điều trị táo bón ngắn hạn ở trẻ em, bắt đầu điều trị với thuốc nhuận
tràng làm mềm phân (docusat), nhuận tràng thẩm thấu (PEG, lactulose, sữa magie)
hoặc một lượng lớn nhuận tràng tạo khối (methylcellulose). Tuy nhiên, ưu tiên sử
dụng polyethylen gycol (PEG) hơn lactulose và sữa magie. PEG có tác dụng nhuận
tràng tốt hơn vì vừa làm tăng số lần thải phân và số lượng phân, vừa tạo càm giác dễ
chịu. thải phân dễ chịu và hoàn toàn hơn. PEG không mùi, vị, màu sắc nên có thể trộn
vào thức ăn hoặc nước cho trẻ.
- Táo bón cấp nên dùng thuốc đạn glycerin và thuốc nhuận tràng magie. Thuốc
nhuận tràng kích thích và thuốc thụt là biện pháp sau cùng.
3.2. Người cao tuổi
- Nguyên nhân táo bón:
+ Người cao tuổi hay quên, không cảm thấy khát nên làm giảm lượng
nước trong khối phân, gây táo bón.
+ Mất hay giảm trương lực cơ ở ruột, giảm phản xạ mót rặn.
+ Bệnh lý đường tiêu hóa, các bệnh mạn tính khác: đái tháo đường, suy
thận, làm thay đổi chuyển hóa và nội tiết.
+ Sử dụng thuốc gây táo bón: thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, bổ
sung calci, thuốc chống tăng huyết áp,
- Đối với người cao tuổi nên đánh giá táo bón có liên quan đến bệnh lý hay do
sử dụng thuốc. Nếu không liên quan đến đến bệnh lý và sử dụng ưu tiên thuốc nhuận
tràng tạo khối.
- Trị táo bón cấp: thuốc đạn glycerin và lactulose.
16
3.3. Bệnh nhân liệt giường
- Sử dụng nhuận tràng tạo khối hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng loại
mạnh hơn với điều kiện dùng liều có hiệu lực thấp nhất trong thời gian ngăn nhất (> 3
tuần/lần) để duy trì trương lực bình thường của ruột. Trong trường hợp này có thể
dùng lactulose, sữa magie, diphenylmetan.
- Tránh sử dụng dầu khoáng vì nguy cơ hít phải, gây viêm phổi do lipid.
- Trước khi dùng thuốc nhuận tràng đường uống nên giải quyết khối phân lèn
chặt trong đường tiêu hóa bằng phương pháp cơ học như thụt tháo bằng dung dịch
muối tẩy xổ.
3.4. Phụ nữ có thai
- Nguyên nhân táo bón:
+ Do thay đổi hormon trong cơ thể làm thay đổi bài tiết nước và các chất
điện giải.
+ Bào thai lớn dần chèn ép ruột già.
+ Thường sử dụng sắt.
- Cần tránh các loại thuốc nhuận tràng:
+ Nhuận tràng kích thích: hấp thu toàn thân.
+ Dầu khoáng: ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin.
+ Dẩu thầu dầu: gây sinh non.
- Nên uống các thuốc nhuận tràng tạo khối và nhuận tràng làm mềm phân.
Dược sỹ Phan Thị Thanh Nhàn
Trường Trung học Y tế Kon Tum
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_thuoc_nhuan_trang_4_bs_da_bien_tap_0774.pdf