Sử dụng thuốc bôi Corticoid điều trị bệnh ngoài da (Kỳ 1)

Trong thời đại ngày nay, cuộc sống của con người càng trở nên văn minh

tiến bộ hơn, tuy nhiên chúng ta lại phải thường xuyên tiếp tục với nhiều hóa chất

từ trong cách ăn mặc, vệ sinh cơ thể cho đến hít thở không khí và chúng ta cũng

phải vận động não nhiều hơn rất nhiều. Chính các yếu tố đó đã làm cho các bệnh

dị ứng ở da và các nơi khác có khuynh hướng gia tăng. Khi đã bị dị ứng thì thông

thường nhiều người đã phải sử dụng thuốc chống dị ứng và viêm da được sử dụng

rất phổ biến trong đó thuốc bôi có chứa chất corticoid được sử dụng và lạm dụng

nhiều nhất.

Từ năm 1952 thuốc bôi corticoid có chứa Hydrocortison được tung ra bán ở

thị trường, sau đó là triamcinolon, fluôcinlone rồi tiếp theo nhiều năm sau vài chục

loại thuốc bôi khác được tổng hợp và bán ra thị trường thế giới. Ở Việt Nam trước

và sau giải phóng thuốc bôi như cortibion cà Synalar được sản xuất và tiêu thụ tại

miền Nam rất mạnh, ở ngoài miền Bắc thì chủ yếu là Chlorocid-H và Flucinar

được nhập từ nước ngoài. Cho đến thời điểm này thì thị trường thuốc bôi này rất là

phong phú đa dạng từ những loại sản xuất trong nước cho đến những loại nhập từ

nhiều nước khác nhau. Điều này có thể nói lên rằng thuốc bôi có corticoid đã và

đang có nhu cầu sử dụng rất cao và kả năng cạnh tranh đang diễn ra rất sôi động

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng thuốc bôi Corticoid điều trị bệnh ngoài da (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng thuốc bôi Corticoid điều trị bệnh ngoài da (Kỳ 1) I. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, cuộc sống của con người càng trở nên văn minh tiến bộ hơn, tuy nhiên chúng ta lại phải thường xuyên tiếp tục với nhiều hóa chất từ trong cách ăn mặc, vệ sinh cơ thể cho đến hít thở không khí và chúng ta cũng phải vận động não nhiều hơn rất nhiều. Chính các yếu tố đó đã làm cho các bệnh dị ứng ở da và các nơi khác có khuynh hướng gia tăng. Khi đã bị dị ứng thì thông thường nhiều người đã phải sử dụng thuốc chống dị ứng và viêm da được sử dụng rất phổ biến trong đó thuốc bôi có chứa chất corticoid được sử dụng và lạm dụng nhiều nhất. Từ năm 1952 thuốc bôi corticoid có chứa Hydrocortison được tung ra bán ở thị trường, sau đó là triamcinolon, fluôcinlone rồi tiếp theo nhiều năm sau vài chục loại thuốc bôi khác được tổng hợp và bán ra thị trường thế giới. Ở Việt Nam trước và sau giải phóng thuốc bôi như cortibion cà Synalar được sản xuất và tiêu thụ tại miền Nam rất mạnh, ở ngoài miền Bắc thì chủ yếu là Chlorocid-H và Flucinar được nhập từ nước ngoài. Cho đến thời điểm này thì thị trường thuốc bôi này rất là phong phú đa dạng từ những loại sản xuất trong nước cho đến những loại nhập từ nhiều nước khác nhau. Điều này có thể nói lên rằng thuốc bôi có corticoid đã và đang có nhu cầu sử dụng rất cao và kả năng cạnh tranh đang diễn ra rất sôi động. II. Phân loại thuốc bôi corticoid dùng ngoài da Phân loại về corticoid dùng ngoài da theo mức độ tác động vừa phải, khá mạnh, mạnh, rất mạnh. Sự phân loại này chủ yếu dựa trên thử nghiệm làm co mạch trên da. Sự đi đôi của phân loại này với tác động lâm sàng không phải luôn luôn chặt chẽ. Tuy nhiên sự phân loại này cũng là điểm mốc có ích và mỗi bệnh da phải được điều trị bởi một corticoid thích hợp. Tùy theo kết quả người ta có thể phải thay thuốc đang sử dụng bằng thuốc mạnh hơn hoặc yếu hơn. Các corticoid dùng ngoài da là một phương tiện điều trị triệu chứng mà kết quả đôi khi nhanh và rõ ràng. Có thể xảy ra tái phát thậm chí kịch phát của tổn thương khi ngừng điều trị đặc biệt trong những trường hợp ngừng thuốc đột ngột. Tầm quan trọng của sự thấm qua da của một corticoid và các at1c dụng của nó tùy thuộc vào diện tích da được điều trị, vào tình trạng của tổn thương bì, vào bản chất của tá dược, vào khả năng tác động của corticoid và vào thời gian điều trị. 1. Loại tác dụng vừa: - Hydrocortisone 1%, 2,5% (Hytone…). - Dexamethasone 0,1% (Decadron…). - Clobetasone butyrate 0,05% (Eumovate, Eumosone). 2. Loại tác dụng mạnh: - Amcinonide 0,1% (Cyclocort). - Betamethasone dipropionate 0,05%, 0,25% (Diprosone). - Desoximethasone 0,05%, 0,25% (Topicort). - Diflorasone diacetate 0,05% (Florone, Psorcon). - Fluocinomide 0,05% (Lidex). - Halcinonide 0,025%, 0,1% (Halog). 3. Loại tác dụng khá mạnh: - Betamethasone valerate 0,01%, 0,1% (Betnovate, Fucicort). - Desonide 0,05% (Tridesilone, Tridésonid, Locapred). - Flumethasone privalate 0,03% (Locacorten). - Flucinolone acetonide 0,01%, 0,025%, 0,2% (Synalar, Flucinar, Flucort). - Flurandenolide 0,025%, 0,05% (Cordran). - Hydrocortisone butyrate 0,1% (Locoid). - Hydrocortisone valerate 0,2% (Wesrcord). - Mometasone fuorate (Elocon, Elomet). - Triamcinolone acetonide 0,025%, 0,1%, 0,5% (Aristocort, Kenalog). 4. Loại tác dụng rất mạnh: - Betamethasone dipropiomate 0,05% trong propylene glycol (Diprolene). - Clobetasol propionate (Tenovate, Dermovate). Phối hợp thuốc: - Corticoid + acid salicylic • Diprosalic, Loriden A (A: acid salicylic) - Corticoid + kháng chuẩn • Betnovate C (N); Sicortene plus; Tenovate G; Cortibion C (F); Cidermex - Corticoid + kháng nấm + kháng chuẩn • Gentrisone, Triderme… III. Cơ chế tác động Cơ chế tác động chính xác của tính chất chống viêm vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên tác dụng quan trọng là gây co mạch và giảm chức năng hoạt động của lympho bào và bạch cầu khác, ngoài ra còn có tác động làm giảm sự gián phân của tế bào thượng bì chưa được hiểu rõ. Hiệu quả tác động của thuốc tùy theo sự thay đổi cấu trúc hóa học tá dược.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_thuoc_boi_corticoid_dieu_tri_benh_ngoai_da_ky_1_6512.pdf
Tài liệu liên quan