Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các loại gia vị bên cạnh các nông sản truyền thống
như tiêu, điều, cà phê, cao su, lúa gạo,. Ớt là một trong những mặt hàng gia vị Việt Nam đang
đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia. Trong
canh tác ớt, điều đáng quan tâm nhất đó là ớt là cây rất dễ và thường xuyên bị các loại sâu bệnh
hại tấn công. Các loại sâu bệnh hại rất khó phòng trị phải dùng thuốc bvtv có độ độc cao thường
xuyên và liều lượng ngày càng tăng theo thời gian. Tháng 10/2018, Malaysia thông báo cấm nhập
khẩu ớt Việt Nam với lý do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép đã gây tác động tiêu
cực đến xuất khẩu ớt nói riêng và làm suy giảm uy tín về hàng gia vị của Việt Nam nói chung
trên thị trường thế giới. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài đến mục tiêu xuất khẩu rau gia
vị của Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sử dụng SEA để sản xuất ớt trong mùa mưa không dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
345
SỬ DỤNG SEA ĐỂ SẢN XUẤT ỚT TRONG MÙA MƯA
KHÔNG DÙNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1,*Nguyễn Thanh Hải; 2Nguyễn Hoàng Nguyên
1Công ty TNHH MTV TM Nguyễn Thanh Hải
2Viện Địa lý Tài Nguyên TP.HCM
Email: *nguyenthanhhaiw@gmail.com
TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các loại gia vị bên cạnh các nông sản truyền thống
như tiêu, điều, cà phê, cao su, lúa gạo,... Ớt là một trong những mặt hàng gia vị Việt Nam đang
đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia. Trong
canh tác ớt, điều đáng quan tâm nhất đó là ớt là cây rất dễ và thường xuyên bị các loại sâu bệnh
hại tấn công. Các loại sâu bệnh hại rất khó phòng trị phải dùng thuốc bvtv có độ độc cao thường
xuyên và liều lượng ngày càng tăng theo thời gian. Tháng 10/2018, Malaysia thông báo cấm nhập
khẩu ớt Việt Nam với lý do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép đã gây tác động tiêu
cực đến xuất khẩu ớt nói riêng và làm suy giảm uy tín về hàng gia vị của Việt Nam nói chung
trên thị trường thế giới. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài đến mục tiêu xuất khẩu rau gia
vị của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng chất cải tạo đất có nguồn gốc sinh học SEA của công ty TNHH
MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải vào trồng ớt. Đây là sản phẩm đã thương mại hóa và được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép sản xuất và lưu hành. Kết quả ứng dụng chế
phẩm SEA vào trồng ớt tại hợp tác xã nông nghiệp Thịnh Phát, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
trong 2 tháng 7-9/2018, đây là những tháng mùa mưa cây ớt thường hay bị sâu bệnh nhiều nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1. Hiệu quả trong giảm thiểu sâu bệnh
– Chỉ có 3 phần ngàn cây bị nhiễm bệnh.
– Không bị các loại sâu bệnh hại.
– Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng.
– So với đối chứng thì đối chứng có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh và thất thu là gần 80%.
2. Không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ớt: mẫu ớt phân tích tại Trung tâm
Quatest 3 không phát hiện tồn dư các hóa chất bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ, chlorothalonil,
carbamate và dithiocarbamate, cúc tổng hợp và triazole.
Từ khóa: Ớt, SEA, chất cải tạo đất, hữu cơ, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
346
TỔNG QUAN
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu nông sản tới 180 quốc gia, mang
về giá trị 35 tỷ USD. Đặc biệt, giá trị xuất siêu nông sản luôn đạt 7-8 tỷ USD/năm. Bên cạnh các
mặt hàng nông sản chủ lực như tiêu, điều, gạo, cao su, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt
đầu đẩy mạnh xuất khẩu các loại gia vị như rau thơm, ớt đến các thị trường như Trung Quốc,
châu Âu, và khối Asean.
Từ năm 2016, Malaysia bắt đầu nhập khẩu ớt của Việt Nam. Tuy giá trị nhập khẩu chưa cao,
nhưng Malaysia là quốc gia thu mua ớt với giá cao và là một trong ba thị trường xuất khẩu chính
của trái ớt Việt Nam, bên cạnh thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 10/2018, theo Cục
Bảo vệ thực vật, Malaysia đã chính thức cấm nhập khẩu ớt Việt Nam với lý do nhiễm dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật.
Việc Malaysia cấm nhập khẩu đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu ớt của Việt Nam. Bên cạnh
thiệt hại của những doanh nghiệp và người nông dân trồng, thu mua và xuất khẩu ớt, việc bị cấm
nhập khẩu từ một quốc gia dùng nhiều gia vị như Malaysia cũng làm giảm uy tín quốc gia, thu
hẹp thị trường xuất khẩu của cây ớt nói riêng và gia vị Việt Nam nói chung.
Nguyên nhân chính của việc này chính là do tập quán canh tác truyền thống sử dụng quá nhiều
hóa chất bảo vệ thực vật dẫn đến ảnh hưởng chất lượng nông sản và làm ô nhiễm môi trường đất.
Về lâu dài, việc canh tác này không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tác động tiêu cực đến
sức khỏe con người, làm suy giảm chất lượng nòi giống người Việt Nam.
Xuất phát từ hiện trạng này, nhóm tác giả đã ứng dụng chất cải tạo đất có nguồn gốc sinh học vào
trồng ớt với mục tiêu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Chất cải tạo đất sinh học được lựa chọn là Phân bón cải tạo đất NTH (SEA) của Công ty TNHH
MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải, sản phẩm đã được cấp phép sản xuất và quyết định công
nhận lưu hành của Cục bảo vệ thực vật.
Ớt được lựa chọn nghiên cứu vì ớt là cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và thường gặp các
bệnh như đen thân, đốm lá, héo rũ do nấm mốc. Do đó, trong quá trình trồng trọt, rất nhiều thuốc
bảo vệ thực vật được sử dụng dẫn đến ớt thường bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi thu hoạch.
Trong khi đó, chất cải tạo đất hữu cơ NTH (SEA) lại được sử dụng chủ yếu vào trong đất và có
nguồn gốc sinh học an toàn, có thể giúp giải quyết tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong
ớt, góp phần đáp ứng yêu cầu chất lượng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu ớt.
PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Chất cải tạo đất
Chất cải tạo đất được lựa chọn là chế phẩm sinh học SEA của công ty TNHH MTV Thương mại
Nguyễn Thanh Hải. Nguyên nhân lựa chọn chế phẩm này vì các lý do sau:
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
347
1. Chất cải tạo đất SEA được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép sản xuất
số: 08.142.0717 ngày 24 tháng 7 năm 2017, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng sở hữu số:
265992 ngày 20 tháng 7 năm 2016 và Quyết định số 879/QĐ-BVTV-PB ngày 23/7/2018 của
Cục bảo vệ thực vật về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
2. Thành phần của SEA hoàn toàn gồm các nguyên liệu từ thiên nhiên bao gồm:
– Chất hữu cơ : 2%
– Na (hữu cơ) : ≤ 0,2%
– pH : 8 -11
3. Công dụng chính của sản phẩm là cải tạo đất, cụ thể:
– Làm cho đất ngày càng màu m�, phì nhiêu.
– Cây trồng phát triển tốt, mạnh khỏe.
– Giúp cây suy kiệt nhanh chóng phục hồi.
– Phẩm chất nông sản ngày càng ngon, tự nhiên.
– Hạn chế sử dụng và dần dần không sử dụng hóa chất.
– Tiết kiệm chi phí.
4. Đối tượng trồng: ớt trồng phục vụ xuất khẩu tại Hợp tác xã nông nghiệp Thịnh Phát, huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Thời gian thực hiện
Tiến hành thử nghiệm trên ớt vụ mùa tháng 7-9/2018
Lấy mẫu và phân tích mẫu ớt: tháng 9-10/2018
Phương pháp tiến hành
1. Đề xuất quy trình sử dụng chất cải tạo đất sinh học SEA vào trồng ớt xuất khẩu. Quy trình
được thực hiện cụ thể như sau:
– Tưới SEA vào bầu cây con. Tỷ lệ pha 1/40.
– Tưới SEA vào đất trước trồng.
– Sau trồng 20 ngày tưới SEA 1 lần nữa.
– Định kỳ 1,5 - 2 tháng tưới SEA vào đất 1 lần.
– Phun lên thân lá tỷ lệ 1/80, phun định kỳ 20 ngày/lần.
– Bón bổ sung phân hữu cơ.
2. Thu mẫu và phân tích mẫu. Sản phẩm thu được sẽ gửi phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
– Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ.
– Hàm lượng chlorothalonil.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
348
– Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate.
– Hàm lượng thuốc bảo vệ cúc tổng hợp.
– Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole.
– Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm dithiocarbamate.
KẾT QUẢ
Hiệu quả giảm thiểu sâu bệnh trên cây ớt
Theo dõi sự phát triển của cây ớt trong thời gian trồng trọt và so sánh giữa diện tích sử dụng SEA
và không sử dụng SEA, nhóm nghiên cứu rút ra các kết quả sau:
– Chỉ có 3 phần ngàn cây bị nhiễm bệnh.
– Diện tích cây có sử dụng SEA không bị các loại sâu bệnh hại.
– Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng với SEA.
– So với đối chứng thì đối chứng có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh và thất thu là gần 80%.
Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ
Bảng 1: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ (mg/kg)
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn phát hiện Kết quả thử nghiệm
1 Azinphos-metyl EN 15662:2018
(GC/MSMS)
0,01 Không phát hiện
2 Chlopyrifos-metyl 0,01 Không phát hiện
3 Chlopyrifos-ethyl 0,01 Không phát hiện
4 Diazinon 0,01 Không phát hiện
5 Ethion 0,01 Không phát hiện
6 Fenitrothion 0,01 Không phát hiện
7 Fenthion 0,01 Không phát hiện
8 Malathion 0,01 Không phát hiện
9 Parathion-ethyl 0,01 Không phát hiện
10 Parathion-metyl 0,01 Không phát hiện
11 Pirimiphos-ethyl 0,01 Không phát hiện
12 Pirimiphos-metyl 0,01 Không phát hiện
13 Phenthoate 0,01 Không phát hiện
14 Phorate 0,01 Không phát hiện
15 Phosalone 0,01 Không phát hiện
Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
349
Hàm lượng chlorothalonil
Bảng 2: Hàm lượng chlorothalonil (mg/kg)
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn phát hiện Kết quả thử nghiệm
1 Chlorothalonil Tk. EN 15662:2018
(GC/MSMS)
0,01 Không phát hiện
Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018
Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate
Bảng 3: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate (mg/kg)
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn phát hiện Kết quả thử
nghiệm
1 Aldicarb EN 15662:2018
(LC/MSMS)
0,01 Không phát hiện
2 Aldicarb sulfone 0,01 Không phát hiện
3 Aldicarb sulfoxide 0,01 Không phát hiện
4 Carbaryl 0,01 Không phát hiện
5 Carbendazim 0,01 Không phát hiện
6 Carbofuran 0,01 Không phát hiện
7 Fenobucarb 0,01 Không phát hiện
8 Imidacloprid 0,01 Không phát hiện
9 Isoprocarb 0,01 Không phát hiện
10 Methiocarb 0,01 Không phát hiện
11 Methomyl 0,01 Không phát hiện
12 Oxamyl 0,01 Không phát hiện
13 Propoxur 0,01 Không phát hiện
14 Thiabendazole 0,01 Không phát hiện
Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
350
Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cúc tổng hợp
Bảng 4: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cúc tổng hợp (mg/kg)
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn phát hiện Kết quả thử nghiệm
1 Bifenthrin EN 15662:2018
(GC/MSMS)
0,05 Không phát hiện
2 Cyfluthrin 0,05 Không phát hiện
3 Permethrin 0,05 Không phát hiện
4 Cypermethrin 0,05 Không phát hiện
5 Fenvalerate 0,05 Không phát hiện
6 Deltamethrin 0,05 Không phát hiện
7 Lamda-cyhalothrin 0,05 Không phát hiện
Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018
Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole và nhóm dithiocarbamate
Bảng 5: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole và dithiocarbamate (mg/kg)
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Giới hạn phát hiện Kết quả thử nghiệm
Thuốc BVTV Triazole EN 15662:2018
(LC/MSMS)
1 Hexaconazole 0,01 Không phát hiện
2 Difenoconazole 0,01 Không phát hiện
3 Fenbuconazole 0,01 Không phát hiện
4 Propiconazole 0,01 Không phát hiện
5 Tebuconazole 0,01 Không phát hiện
6 Penconazole 0,01 Không phát hiện
7 Tricyclazole 0,01 Không phát hiện
Nhóm dithiocarbamate
(quy về CS2)
QTTN/KT3
059:2018 (GC/MS)
0,05 Không phát hiện
Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018
Nhận xét:
Các kết quả phân tích đều cho thấy mẫu ớt đạt yêu cầu về việc không tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật trong sản phẩm.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
351
Kết quả phân tích các thành phần độc tố của chế phẩm SEA
Bảng 6: Kết quả phân tích một số thành phần độc tố trong SEA
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 01:2009/BYT
1 As tổng số mg/l KPH (<0,005) 0,01
2 Cd mg/l KPH (<0,0005) 0,003
3 Pb mg/l KPH (<0,005) 0,01
4 CN mg/l KPH (<0,01) 0,07
5 Cr tổng số mg/l KPH (<0,05) 0,05
6 Hg mg/l KPH (<0,001) 0,001
7 Phenol mg/l KPH (<0,001) 1
8 Carbofuran mg/l KPH (<0,005) 5
9 2,4 D mg/l KPH (<0,003) 30
10 Coliform MPN/100ml KPH 0
Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol, 2014
Ghi chú:
– KPH: Không phát hiện
– QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y Tế
Nhận xét:
Kết quả phân tích khi so sánh với quy chuẩn nước sử dụng cho ăn uống của Bộ Y Tế cho thấy các
thông số gây độc ở dưới ngư�ng phát hiện của các phương pháp phân tích và nhỏ hơn các quy
định của bộ Y Tế. Nguyên nhân là chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật thiên nhiên và không sử
dụng các hóa chất độc hại.
Bản chất của sản phẩm là chất cải tạo đất, do đó, yêu cầu chất lượng các thành phần nguyên liệu
khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo an toàn, không gây độc cho đất, cây trồng. Từ đó, đảm bảo
cho sinh vật môi trường phát triển an toàn.
Môi trường an toàn sẽ đảm bảo cho nông sản an toàn, bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng
thực phẩm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đã cho thấy khả năng sử dụng một chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện
môi trường và an toàn cho nông sản vào sản xuất nông nghiệp.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
352
Chế phẩm được nghiên cứu ứng dụng trên cây ớt cho kết quả đạt các yêu cầu về không tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Đây sẽ là cơ sở để phát triển ứng dụng rộng rãi, không chỉ
đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước mà còn có thể cung cấp nông sản an toàn,
chất lượng cao cho chính người tiêu dùng trong nước.
Dựa trên những kết quả phân tích và những số liệu ghi nhận được cho thấy tiềm năng ứng dụng
của chế phẩm vào việc sản xuất nông sản sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
APPLICATION OF SEA FOR GROWING CHILLI IN RAINY SEASON
WITHOUT PESTICIDES
ABSTRACT
Vietnam is a country that has the potential to export spices besides traditional agricultural
products such as pepper, cashew, coffee, rubber, rice, etc. Chilli is one of the spices exporting to
Asian markets including Korea, China and Malaysia. In chili cultivation, the most interesting
thing is that chilli is easy and often attacked by pests and diseases. Pests that are very difficult to
treat should be treated with highly toxic pesticides regularly and the dosage is increasing over
time. The Malaysian banned the import of chilli from Vietnam in October 2018 for residue of
pesticides. This fact may cause negative impacts on the export of chilli in particular and spices of
Vietnam in general on the world market. This also could have a lasting impact on Vietnam's
export of spices.
The research team applied the SEA of Nguyen Thanh Hai Trading Co., Ltd to plant chilli. This is
a commercial product and licensed by the Ministry of Agriculture and Rural Development for
production and circulation. The results of application of SEA in chili cultivation at Thinh Phat
agricultural cooperative, Tra Cu district, Tra Vinh province in July-September 2018, which are
the rainy season and the best time for pest on chilli, showed the results that:
1. Effective in reducing pests
– Only 3 per thousand infected plants.
– Free from pests and diseases.
– Do not use pesticides during planting.
– Compared with the control samples, the percentage of infected and diseased trees was
nearly 80%.
2. No pesticide residue detected in chili: The samples of chili analyzed at Quatest 3 Center did not
detect residues of organophosphorus, chlorothalonil, carbamate, dithiocarbamate, pirethroid and
triazole pesticide content.
Key words: Chilli, SEA, soil conditioners, organic, no residue of pesticides.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_sea_de_san_xuat_ot_trong_mua_mua_khong_dung_thuoc_ba.pdf