Rối loạn phổ tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây
ảnh hưởng đến hoạt động não bộ gây khó khăn cho trẻ khi mắc phải dạng
này về khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội, bộc lộ cảm
xúc và điều khiển hành vi. Ngoài các phương pháp can thiệp chuyên biệt,
phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related
Communication Handicapped Children) được coi là một trong những
phương pháp nhằm giáo dục, hướng dẫn trẻ tự kỷ sống tự lập, hòa nhập khi
trường thành, giúp trẻ tự kỷ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Bài
báo này nghiên cứu phân tích trên 02 hợp điển hình thực tế trẻ tự kỷ có rối
loạn khả năng giao tiếp tương tác xã hội và phương pháp can thiệp kỹ năng
xã hội theo phương pháp TEACCH. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu có bằng
chứng ca có ý nghĩa trong thực tiễn giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
16 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục hành vi xã hội hóa cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp nhận tất cả các câu trả lời nhưng dần dần bạn yêu
cầu dùng từ chính xác hơn.
3.4.4. Kỹ năng trả lời điện thoại
Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 6-7 tuổi.
Mục đích: Cải thiện khả năng tương tác xã hội.
Mục tiêu: Trả lời điện thoại một cách độc lập và phù hợp.
Dụng cụ: Điện thoại đồ chơi, nếu có thể được.
Tiến trình:
– Bạn làm bài tập này với trẻ trước khi cho phép trẻ nói chuyện điện
thoại thật. Điện thoại đồ chơi thích hợp nhất, nếu có.
– Trước tiên bạn dạy trẻ cách nhắc điện thoại và nói “alô”. Có thể bạn
dán hình một cái miệng và một lỗ tai ở hai đầu thích hợp của điện thoại để
cho trẻ dễ dàng sử dụng điện thoại.
– Khi trẻ có khả năng nhắc điện thoại và nói “alô”, bạn dạy trẻ nói
“Vui lòng chờ một chút” và gọi thành viên trong gia đình có điện thoại.
– Bạn làm bài tập bằng cách giả vờ gọi điện thoại cho mỗi thành viên
trong gia đình.
– Khi trẻ đã quen cách này, bạn bắt đầu làm việc trên điện thoại thật.
Bạn sắp xếp với người họ hàng hoặc với người bạn để người đó gọi vào giờ
thích hợp sao cho trẻ có thể trả lời.
716
– Bạn sắp xếp trước với người đó những gì người đó phải nói để trẻ
không cảm thấy quá lúng túng.
– Lặp lại bài tập này nhiều lần và khi trẻ đạt được nhiều sự an toàn,
bạn làm đa dạng những yêu cầu của người gọi sao cho trẻ biết phản ứng
vào một số tình huống khác nhau.
– Khi trẻ cảm thấy thoải mái trả lời điện thoại, bạn để trẻ trả lời điện
thoại mỗi lần trẻ muốn, nhưng bạn đứng cạnh trẻ trong trường hợp trẻ
cảm thấy lúng túng.
3.5. Trường hợp điển hình
Họ và tên: Bé N.K. H – 7 tuổi
Bé H đang học tại trường chuyên biệt sau một năm học tại trường
hòa nhập mà không đạt hiệu quả. Chẩn đoán theo thang đánh giá CARS
bé H đạt 32 điểm (rối loạn tự kỷ mức độ trung bình). Chỉ số phát triển
DQ = 36. Lúc vào trường, H chưa biết tự xúc ăn cơm, không biết các món
ăn nào khác ngoài cơm; nói chuyện chưa đúng ngữ cảnh, không hiểu
lời người khác nói, hay nói lung tung. H hay bị đi lạc trong khuôn viên
trường, khó nhớ không gian; đặc biệt khó tập trung, hay đánh, cắn em
nhỏ hơn, hay vỗ vào miệng người lớn, hay đổ nước ra bàn.
Thực hiện hoạt động can thiệp: Giáo viên sử dụng phương pháp
TEACCH thông qua việc cấu trúc hóa rõ ràng từng hoạt động và xây dựng
kế hoạch giáo dục cá nhân cho H cụ thể như sau:
– Mục tiêu: Rèn Kỹ năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ; kỹ năng nhận
diện không gian; kỹ năng nhận diện màu sắc; kỹ năng tập trung chú ý.
– Thời gian thực hiện trong 6 tháng từ 7/2018-1/2019
– Phương pháp can thiệp:
+ Mục tiêu 1: Rèn luyện kỹ năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ cho H. Vì
khả năng nghe hiểu của H khá hạn chế nên giáo viên đã cho trẻ làm quen
từng bước một với mỗi bài theo một chủ đề đơn giản, từ chủ đề vật dụng
trong nhà như bàn, ghế, chén, ly, đến các chủ đề mở rộng như trái cây,
thời tiết Để giúp trẻ ghi nhớ, giáo viên đã sử dụng hình ảnh về vật, mô
717
hình về vật đồng thời nói tên con vật đó và yêu cầu trẻ nhìn, lặp lại bắt
chước gọi tên vật theo cô. Ví dụ giáo viên đưa hình con mèo và hỏi trẻ
“đây là con gì?”, trẻ trả lời “Con mèo”. Có thể hỏi tiếp “Con mèo nó kêu
thế nào”, “Meo meo”. Sau khi trẻ đã lặp lại đúng, giáo viên dán hình các
vật lên tường và yêu cầu trẻ tìm đúng. Sau khi trẻ ghi nhớ sẽ chuyển sang
chủ đề tiếp theo.
+ Mục tiêu 2: Rèn luyện kỹ năng nhận diện không gian. Bé H thường
xuyên đi lạc giữa các phòng, khả năng nhận diện không gian kém. Để thực
hiện được mục tiêu này, giáo viên đã cấu trúc hóa những khu gần gũi với
trẻ một cách rõ ràng và được ký hiệu bởi hệ thống hình ảnh. Như phòng
can thiệp cá nhân dán hình con khủng long bé H thích, phòng ăn dán hình
tô cơm, lối ra sân chơi trò chơi vận động dán hình một cây chuối với các
màu sắc khác nhau. Sau đó, giáo viên dẫn H đi tới từng địa điểm cho bé
nhìn hình và đồng thời gọi tên phòng. Yêu cầu bé lặp lại nhiều ngày bé dần
quen với hình ảnh không gian trong trường.
+ Mục tiêu 3: Rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc. Giáo viên sử dụng
phương pháp TEACCH hình ảnh hóa thông tin và cấu trúc môi trường
hoạt động của trẻ. Cụ thể: đặt 3 chén nhựa có dán 3 màu sắc xanh, đỏ, vàng
ở đáy chén, một rổ nhỏ đựng những chiếc kẹp có các màu tương ứng. Yêu
cầu H lựa chọn và kẹp những chiếc kẹp đó vào các chén có màu sắc tương
ứng. Sau khi trẻ nhận biết được 3 màu này chuyển sang các màu sắc khác.
+ Mục tiêu 4: Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý. Giáo viên tổ chức
cho H vẽ bằng tay nhằm phát triển khả năng khả năng vận động tinh, phối
hợp vận động tay và mắt, nâng cao khả năng chú ý. Giáo viên chuẩn bị
khay đựng màu nước với 06 màu sắc khác nhau và yêu cầu trẻ chấm màu
vẽ bằng ngón tay trên giấy A4, sau đó tô màu thêm cho bức vẽ. Bên cạnh
đó, giáo viên thỉnh thoảng cho H thực hiện hoạt động xâu hạt, chọn những
hạt to, sợi to để H dễ xâu. Có đôi khi H khó thực hiện, cô giáo đã ngồi làm
mẫu xâu thật chậm cùng H. Giáo viên luôn động viên, khuyến khích H,
Tránh bỏ dở giữa chừng.
IV. BÀN LUẬN
Sau 6 tháng can thiệp cho H theo TEACCH, bé H đã có những tiến
bộ rõ rệt. bé không còn thương xuyên đi lạc trong không gian trường, bé
718
biết diễn đạt đúng một số từ ở các ngữ cảnh khác nhau, bé biết kiên nhẫn
tập trung chú ý hơn khi thực hiện một thao tác. Bé biết phân biệt màu sắc,
nghe hiểu lời yêu cầu của cô giáo. Để có được những tiến bộ của H, đòi hỏi
sự kiên định trong việc lựa chọn phương pháp, sự đồng nhất của các giáo
viên can thiệp và gia đình. Kết quả này cho thấy, TEACCH là phương pháp
phù hợp với H. tại thời điểm này và đồng kết quả với nghiên cứu của tác
giả Đỗ Thị Thảo (2018) đã trình bày ở trên (Nghiên cứu trường hợp tại một
trung tâm can thiệp quận Tân Bình, Hồ Chí Minh 2019)
V. KẾT LUẬN
Rối loạn phổ tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời, do
rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ của trẻ.
Do đó cần có các phương pháp can thiệp, giáo dục đúng cách và kịp thời để
giúp trẻ phục hồi các kỹ năng xã hội cần thiết cho sự hòa nhập xã hội.
TEACCH là một phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ bị tự
kỷ và mắc những rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan
hệ tiếp xúc với người khác. Phương pháp TEACCH luôn tập trung vào cá
nhân, xây dựng trên những kỹ năng và cơ sở có sẵn. Tạo môi trường luôn
thích ứng với trẻ chứ không phải trẻ thích ứng với môi trường. Điều quan
trọng không phải là sao chép một cách máy móc, tự động tất cả những bài
học. TEACCH là một phương pháp linh hoạt, sử dụng phương pháp này
cần sáng tạo, phù hợp với từng thực trạng mức độ tự kỷ của từng trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Ngô Xuân Điệp (2009). Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hương Giang (2012). Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M –
CHAT 23, đặc điểm dịch tễ – lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng
cho trẻ nhỏ tự kỷ. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự (2002). Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố
nguy cơ, lâm sàng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tạp chí Nhi khoa, số đặc biệt, tập
10. NXB Y học, Hà Nội.
719
Vũ Thị Bích Hạnh (2007). Tự kỷ phát hiện sớm và can thiệp sớm. NXB Y học, Hà
Nội, tr.7-79, 127-156.
Đặng Thái Thu Hương, Vũ Thị Bích Hạnh (2004). Hướng dẫn thực hành âm ngữ
trị liệu. NXB Y học, Hà Nội, tr.24-30,269-280.
Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (2013). Tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ tự kỷ DSM-V.
Ellen Notbohm (2010). Mười điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết. NXB Đại học Sư
Phạm TP Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Thảo (2018). Sử dụng phương pháp TEACCH trong can thiệp sớm hành vi
xã hội của trẻ tự kỷ. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nguyễn Hiệp Thương (2016). Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội. Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa Học Xã
Hội, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
Anderson S., Taras M. and O’Malley Cannon B. (1996). Teaching New Skills to
Young Children with Autism in Behavioral Interventions for Young Children
with Autism, 181-194, C. Maurice and S. Luce, Editors, ProEd.: Austin, TX.
Daniel Tammet (1997). A Screening Instrument for Autism at 18 Months of Age:
A 6 – Years Follow – up Study. Journal of the American Academy of Child
and Adolescent Psychiatry, N0 39.
Ellen Notbohm (2010). The Verbal Behavior Approach: Teaching Children with
Autism. London N1 9JB, UK: Jessica Kingsley Publishers.
Harris SL., Weiss MJ. (1998). Right from the Start Behavioral Intervention for
Young Children with Autism.
Michael Powers (2001). Children with Autism, A Parent’s Guide (2nd Edition).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_phuong_phap_teacch_trong_giao_duc_hanh_vi_xa_hoi_hoa.pdf