Sử dụng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà

Mục tiêu học tập

 Sau khi học xong bài này, học viên có khẳ năng:

1. Trình bày được tác dụng và liều dùng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà

2. Nhận dạng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà

3. Sử dụng được một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà

4. Vận động nhân dân tham gia xây dựng vườn cây thuốc nam sử dụng tại nhà

 

doc8 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂY THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG TẠI NHÀ Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khẳ năng: Trình bày được tác dụng và liều dùng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà Nhận dạng một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà Sử dụng được một số cây thuốc nam điều trị bệnh thông thường tại nhà Vận động nhân dân tham gia xây dựng vườn cây thuốc nam sử dụng tại nhà Nội dung Kinh giới Mô tả: Cỏ cao 40-60cm, than vuông có lông mịn. Lá mọc đôi mép có răng cưa. Hoa đỏ, màu tím nhạt, mọc thành bong ở đầu cành. Quế bế láng, gồm bốn quả hạch Bộ phân dùng: thân, lá, hoa Công dụng: Chữa cảm lạnh, đau nhức mình mẩy Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: Dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Tía tô - Mô tả: Cây thảo, thân vuông. Lá mọc nhiều lông màu tím hoặc xanh. Cụm hoa chum mọc ở đầu cành hoặc kẻ lá. Quả hạch nhỏ, hình cầu, màu nâu Bộ phận dùng: thân, lá, hạt Công dụng: làm giải cảm, ra mồ hôi, chữa hen suyễn, trừ đờm, giúp tiêu hóa Liều dùng: 6-8g/ngày Cách sử dụng: Dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Bạc hà Mô tả: Cỏ cao40-70cm thân vuông lá có hình trứng, mép có răng cưa, mọc đối chữ thập. Hoa môi màu tím ở kẻ lá. Toàn cây có lông và có mùi thơm Bộ phận dùng: thân lá Công dụng: Chữa bệnh viêm họng, cảm cúm, đau bụng, nhức đầu, ăn không tiêu, giảm sưng đau, trúng nắng Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: hãm nước sôi, hoặc dung tươi. Phơi trong mát để tránh tinh dầu bay hơi Cam thảo đất Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Lá đôi mọc đối hay mọc vòng 3 lá một. Hoa trắng mọc ở kẻ lá. Quả nang hình cầu, có nhiều hạt Bộ phận dùng: toàn cây bỏ rễ Công dụng: chữa ho, viêm họng, giải độc cơ thể Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: Dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Gừng tươi Mô tả: Cỏ cao 0.5-1m. Lá mọc so le thành hai dãy, không cuống, phiến lá hẹp, thuôn dài. Hoa màu vàng, quả mọng. Rễ màu vàng Thành phần hóa học: Tinh dầu: Zingiberen, zingiberol, tinh bột và chất cay Bộ phận dùng: thân rễ (tươi hoặc khô) Công dụng: Trị chướng bụng, ho, nôn mửa, tiêu chảy, cảm mạo, tay chân lạnh Liều dùng: 4-6g/ngày Cách sử dụng: dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, uống hoặc thoa Cỏ xước Mô tả: Cỏ phân nhánh nhiều, thân hơi vuông. Lá mọc đối, hình trứng, mép hơi có song dợn. Hoa tự mọc thành bong ở đầu cành Bộ phận dùng: toàn cây, rễ Công dụng: Chữa bệnh phong thấp, tê mỏi, hạ cholesterol trong máu, đau bụng kinh. Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: Dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Mắc cỡ Mô tả: Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai hình móc lá hai lần kép lông chim nhưng cuống phụ xếp như hình lông vịt, khẽ động vào lại cụp xuống. Quả dài tụ thành ngôi sao. Hoa màu tím đỏ. Hạt gần như tái xoan Bộ phận dùng: toàn thân cả rễ Công dụng: chữa đau nhức khớp, nhức mỏi Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: Dung khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Lá lốt Mô tả: Là một loại cây mềm, nhỏ, lá soi lên có những điểm trong, phiến lá dài 13cm, rộng 8.5cm, cuống lá dài 2.5cm. Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu Bộ phận dùng: lá Tác dụng dược lý: giảm đau, giảm nôn Công dụng: Chữa đau nhức khớp, nôn mửa, đổ mồ hôi tay chân Liều dùng: 8-12g/ngày Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Quế Mô tả: Cây đại mộc, cao đến 20m, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le, phiếu nguyên, có 3 gân rõ như vòng cung. Hoa màu trắng mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hạch hình trứng Bộ phận dùng: vỏ thân Công dụng: trị tả lỵ, đau bụng, tay chân lạnh, tê mỏi co quắp Liều dùng: 4-6g/ngày Cách sửu dụng: Dùng khô, nhai ngậm trực tiếp hoặc dưới dang thuốc sắc Hà thủ ô đỏ Mô tả: dây leo, mặt thân nhẵn, lá mọc so le, phiến hình tim nhọn ở đầu, màu xanh đậm, hoa mọc thành chum, cánh hoa màu trắng Bộ phận dùng: rễ củ Công dụng: chữa các trạng thái suy nhược, các bệnh mãn tính, sau khi sanh, tóc bạc sớm, dung ngoài tắm chữa ghẻ lỡ ngứa ngoài da Liều da: 6-12g/ngày Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc đồ với đậu đen, có thể dùng ngâm rượu để uống Cỏ gấu Mô tả: cỏ gấu là một loại tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ở vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải dương phụ ( hương phụ vùng biến) vào tháng 6, trên ngọn thân có 3-8 cụm hoa, 3 nhị dài 3mm, nhụy có đầu núm chia thành hia nhánh như lông tơ Bộ phận dùng: rễ củ Công dụng: kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, đau bụng do lạnh, viêm tử cung mãn tính Liều dùng: 6-10g/ngày Cách sử dụng: dùng tươi hoặc khô dưới dạng thuốc sắc Mã đề Mô tả: là loại cỏ sống lâu năm, hoa đều lưỡng tính Bộ phận dùng: thân lá hạt Công dụng: chữa bí tiểu, tiểu ra máu, ho lâu ngày, đau dạ dày Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Nghệ Mô tả: là loại cỏ cao 0.6-1m. Thân rễ thành củ hình trụ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá. Cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng Bộ phận dùng: thân rễ Công dụng: kháng khuẩn chữa đau dạ dày, lành sẹo, phụ nữ sau sinh bị đau bụng Liều dùng: 8-12g/ngày Cách sử dụng: giã lấy nước uống hoặc thoa có thẻ dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc 14. Ích mẫu Mô tả: là loại cỏ sống 1-2 năm cao 1m hoa mọc vòng ở kẽ lá, quả nhỏ 3 cạnh Bộ phận dùng: thân lá Công dụng: chữa đau bụng kinh, cầm máu sau khi sinh, hạ huyết áp Liều dùng: 10-12g/ngày Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc 15. Ngải cứu Mô tả: là một loại cỏ sống lâu năm, lá hai mặt khác nhau, mặt trên màu lục sẫm mặt dưới màu trắng tro Bộ phận dùng: thân lá Công dụng: chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, nôn mửa Liều dùng: 6-8g/ngày Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc. Bột ngải cứu kết hợp với bột gừng dung làm điếu ngải để cứu các bệnh chứng hàn Lá sen * Mô tả: lá mọc lên khỏi mặt nước, có gân tỏa ra tròn, hoa mọc từ gốc lá cao lên khỏi mặt nước, màu hồng tím, nhiều cánh hoa xếp hình xoắn ốc * Bộ phận dùng: lá ( còn dùng các bộ phận khác như hạt sen, tim sen, ngó sen, gương sen, nhụy sen, rễ sen) * Cồng dụng: chữa mất ngủ, tim hồi hộp, di tinh * Liều dùng: 10-12g/ngày * Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Lạc tiên * Mô tả: lá mềm mọc so le hình trái tim, hoa năm cánh màu trắng * Bộ phận dùng thân lá * Công dụng: chữa mất ngủ, tim hồi hộp * Liều dung: 10-12g/ngày *Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Lá vông * Mô tả: lá kép có 3 lá chét, hoa đỏ tươi mọc hợp thành chùm * Bộ phận dùng: lá * Công dụng: chữa cao huyết áp, mất ngủ * Liều dùng: 10-12g/ngày * Cách sử dụng: dùng khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc Lượng giá Đánh dấu X vào ô tương ứng câu trả lời đúng/sai STT Nội dụng Đúng Sai 1 Hai vị thuốc kinh giới và tía tô đều có tác dụng giải cảm 2 Tác dụng của gừng là làm ấm, kích thích tiêu hóa 3 Hà thủ ô có thể dùng để nhuộm tóc trắng thành tóc đen 4 Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chữa đau dạ dày, nhuận gan mật và lành sẹo 5 Ích mẫu là loại cây to sống lâu năm cao chừng 3-10m Điền vào chỗ trống: 6. Cam thảo đất có công dụng chữa ho viêm họng và 7. Tác dụng dược lý của lá lốt là giảm nôn và Chữa đau nhức khớp, đổ mồ hôi tay chân 8. Công dụng của “điếu ngải” thường làm từ bột gừng và bột ngải cứu để điều trị (cứu) các bệnh có chứng hàn 9. Người ta thường kết hợp cỏ gấu, mã đề và nghê, để chữa. 10. Tác dụng chung của lá sen, lạc tiên và lá vông là chữa chứng: mất ngủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_12_mot_so_cay_thuoc_nam_8121.doc
Tài liệu liên quan