Mind map is used widely in teaching today as it contributes to meeting the goal of teaching
ability oriented development. Geography in general and geography in high school in particular have
many advantages for using mind map during teaching process. The content of the article analyzes the
role, the situation, the usage of mind map in teaching in general, geography teaching in high school
in particular, on that basis proposed methods of thinking map in the process of teaching.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Dịa lí ở trường Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 243-246; 250
243
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Phương Liên - Phạm Hương Giang
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài: 15/07/2017; ngày sửa chữa: 20/08/2018; ngày duyệt đăng: 29/08/2018.
Abstract: Mind map is used widely in teaching today as it contributes to meeting the goal of teaching
ability oriented development. Geography in general and geography in high school in particular have
many advantages for using mind map during teaching process. The content of the article analyzes the
role, the situation, the usage of mind map in teaching in general, geography teaching in high school
in particular, on that basis proposed methods of thinking map in the process of teaching.
Keyword: Mind map, geography, high school, teaching process, efficiency.
1. Mở đầu
Nội dung môn Địa lí trong nhà trường phổ thông cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính
chất lí hóa của Trái đất, về các đặc điểm đặc trưng, cùng
với sự phân bố, mối quan hệ tác động qua lại, quy luật phát
sinh, phát triển của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và hoạt động KT-XH của con người trên phạm vi
thế giới và Việt Nam, làm cơ sở cho sự hình thành thế giới
quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn cho
học sinh; đồng thời, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng
hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước
và xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn
Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách
nhiệm, lòng ham mê hiểu biết khoa học, tình yêu thiên
nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu của môn
Địa lí chú trọng đến sự hình thành và rèn luyện cho học
sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới.
Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt
Nam, việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh là một
trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, trong dạy học ở
trường phổ thông, cần đặc biệt chú trọng sử dụng các
phương pháp dạy học có tác dụng phát triển năng lực tư
duy của người học và bản đồ tư duy (BĐTD) là một trong
những phương pháp đáp ứng được mục tiêu đó, bởi nó
dùng hình ảnh, màu sắc để liên kết các kiến thức bài học,
do đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tư duy sáng tạo
cho mỗi cá nhân người học. Tuy nhiên, với các môn học,
cấp học và đối tượng học sinh khác nhau, việc sử dụng
BĐTD trong dạy học cũng có sự khác nhau.
Bài viết đề cập một số vấn đề về sử dụng BĐTD trong
dạy học môn Địa lí cấp trung học phổ thông (THPT) ở
trên lớp.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học
Theo Tony Buzan, “BĐTD là một hình thức ghi chép
sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý
tưởng” [1; tr 35]. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một
hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này
sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý
chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh
chính lại được phân thành những nhánh nhỏ và có thể
những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều
nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu
hơn nữa. Nhờ sự kết nối liên tục giữa các nhánh như vậy,
mà các ý tưởng cũng có sự liên kết với nhau dựa trên mối
liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến BĐTD có thể
bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà
một bản liệt kê ý tưởng thông thường không thể làm được.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh,
màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng. BĐTD là công cụ
đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau. Vì vậy, trong
giáo dục, sử dụng BĐTD giúp học sinh chủ động hơn
trong việc ghi chép, lĩnh hội và trình bày các ý tưởng một
cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, làm việc tự giác, tích cực,
độc lập, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn
sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường
khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, lập kế hoạch học
tập,... Đối với giáo viên, việc sử dụng BĐTD giúp giáo
viên trình bày kiến thức một cách hệ thống, khoa học và
logic, nội dung bài học trở nên trực quan, lôi cuốn sự chú
ý của học sinh mà không sợ bị bỏ sót ý. Không những
thế, sử dụng BĐTD còn giúp giáo viên tạo ra các hình
thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với
nhau, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp
dạy học ở các nhà trường phổ thông hiện nay.
2.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí ở các
trường phổ thông hiện nay
Việc sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung và dạy
học Địa lí nói riêng ở trường THPT hiện nay vẫn còn là
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 243-246; 250
244
vấn đề khá mới mẻ và không phải giáo viên và học sinh
nào cũng được tiếp cận hoặc biết cách sử dụng có hiệu quả.
Qua nghiên cứu thực tế, có một số nguyên nhân cơ bản là:
- Một số bài học trong chương trình có lượng kiến thức
nhiều, trong khi đó thời gian cho một tiết học chỉ có 45
phút nên giáo viên đã lựa chọn phương pháp giảng dạy
đơn giản như thuyết trình, đàm thoại,... với sự minh hoạ
của một vài phương tiện dạy học trực quan truyền thống;
- Ý thức và khả năng tự ghi bài của một số học sinh còn
yếu, một số học sinh còn thụ động trong học tập nên khó
khăn trong áp dụng các phương pháp dạy học mới, nhằm
phát huy năng lực tư duy và tính tích cực của học sinh;
- Một số giáo viên nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc
đổi mới phương pháp dạy học nên chưa thực sự đầu tư cho
việc thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học trên
lớp theo hướng thiết kế các hoạt động dạy học; - Trang
thiết bị và cơ sở vật chất ở đa số các trường học không đủ
hoặc không có để dạy học theo phương pháp tích cực.
2.3. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí
trung học phổ thông
Chương trình môn Địa lí THPT là một bộ phận quan
trọng trong tổng thể chương trình môn Địa lí ở phổ thông,
chương trình có sự kế thừa và nâng cao các kiến thức địa lí
đã có ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Trong chương trình
địa lí ở bậc học này, có ba mảng kiến thức cơ bản tương ứng
với 3 khối/lớp: chương trình môn Địa lí 10 là các kiến thức
về địa lí đại cương, gồm 2 phần: - Địa lí tự nhiên đại cương;
- Địa lí KT-XH đại cương. Chương trình môn Địa lí 11 là
các kiến thức về địa lí thế giới, gồm 2 phần: - Khái quát về
nền KT-XH thế giới; - Địa lí khu vực, các quốc gia tiêu biểu.
Chương trình môn Địa lí 12 là các kiến thức địa lí Việt Nam,
gồm 5 phần: - Địa lí tự nhiên; - Địa lí dân cư; - Địa lí các
ngành kinh tế; - Địa lí các vùng; - Địa lí địa phương. Về sách
giáo khoa địa lí, nội dung kiến thức được thiết kế thành các
bài học tương đối độc lập với số tiết từ 1-3 tiết/bài, tuỳ từng
khối/lớp. Hệ thống kiến thức trong mỗi bài được sắp xếp
logic, hợp lí, tập trung chính vào một chủ đề hay một từ khóa
xác định, đồng thời nhiều nội dung gắn với kiến thức thực
tiễn nên tạo điều kiện cho người học có thể suy nghĩ phát
triển nội dung bài học từ một ý tưởng chính. Hệ thống kênh
hình, kênh chữ và câu hỏi rất phong phú, tạo điều kiện cho
học sinh có thể khai thác, đào sâu kiến thức, tự học và tự rèn
luyện các kĩ năng bộ môn. Từ những đặc điểm trên, có thể
thấy rằng, chương trình và sách giáo khoa Địa lí THPT của
Việt Nam rất thuận lợi cho việc sử dụng BĐTD vào trong
dạy học trên lớp cho học sinh.
2.4. Một số gợi ý sử dụng hiệu quả bản đồ tư duy giúp
nâng cao chất lượng dạy học Địa lí trung học phổ thông
- Sử dụng BĐTD trong việc dạy học bài mới
Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày bài
giảng mới. Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần
trình bày lên bảng, sẽ sử dụng BĐTD để thể hiện một
phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực
quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được
thể hiện trên bản đồ mà không bị sót ý. Học sinh thay vì
ghi chép một cách tỉ mỉ thì chỉ cần chọn lọc các thông tin
quan trọng, sơ đồ hóa chúng bằng các mối quan hệ và thể
hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này, cả
giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy
học một cách chủ động và tích cực hơn. Giáo viên vừa
giảng bài vừa thể hiện trên BĐTD hoặc vừa tổ chức cho
học sinh khai thác kiến thức, vừa hoàn thành BĐTD trên
giấy hoặc trên bảng. Học sinh được nghe giảng, nhìn bản
đồ, đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi và ghi chép nên
học sinh học tập tích cực hơn.
Ví dụ: Khi học “Địa lí các ngành giao thông vận tải”
(bài 32, Địa lí 10), nội dung kiến thức bài này không khó
song lại có nhiều nội dung và số liệu cần phải nhớ. Nếu giáo
viên sử dụng phương pháp truyền thống thì vấn đề chính
của bài vẫn được giải quyết song hiệu quả không cao, do
vấn đề sẽ bị trình bày dàn trải, dẫn đến nhàm chán. Đồng
thời, học sinh không thấy được mối quan hệ về mặt kiến
thức giữa các nội dung trong bài, vì thế cũng không có được
cái nhìn tổng thể về các loại hình giao thông (về đặc điểm,
tình hình phát triển và phân bố) một cách đầy đủ, rõ ràng và
khó so sánh được ưu, nhược điểm giữa các loại hình giao
thông vận tải với nhau. Còn nếu sử dụng BĐTD cho bài học
này, mọi vấn đề nêu trên sẽ đồng thời được giải quyết hiệu
quả mà không mất nhiều thời gian, học sinh lại hứng thú, dễ
hiểu, dễ nhớ (xem hình 1 trang bên).
- Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức sau
mỗi bài học
Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là việc
làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng BĐTD để thể hiện
lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý,
khắc sâu các kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng BĐTD
để thể hiện lại sự hiểu biết của mình sau khi tiếp thu nội
dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà
qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của từng học
sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình sao
cho phù hợp. Đáp ứng cho mục đích củng cố kiến thức cho
học sinh sau mỗi bài học thì dạng bài tập thích hợp nhất là
điền thông tin còn thiếu vào BĐTD. Các thông tin còn thiếu
này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm
khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm bài học. Ví dụ:
Sau khi học xong bài 37. “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây
Nguyên” (Địa lí 12), học sinh phải hiểu được những đặc
điểm khái quát về vị trí, phạm vi, diện tích, dân số, điều
kiện tự nhiên và KT-XH, phân tích và đánh giá được các
thế mạnh và hạn chế của vùng trong quá trình phát triển. Sử
dụng BĐTD để củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức
của bài sẽ là phương pháp hợp lí và tối ưu nhất nhằm giúp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 243-246; 250
245
giáo viên và học sinh không bị bỏ sót ý, học sinh nhớ lâu
và hiểu sâu các ý chính (xem hình 2 trang bên).
- Sử dụng BĐTD để tổng hợp kiến thức một chương
Dùng BĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin từ nhỏ
đến rất lớn. Tương tự, giáo viên và học sinh có thể thể hiện
một phần nội dung bài học, một bài học hoặc nhiều bài học,
một chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này, có điểm
chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ
khóa. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể thiết kế BĐTD
trong một giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ
thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệ thống một chương, một
phần kiến thức. Với cách sử dụng BĐTD như thế này, giáo
viên có thể cùng học sinh làm ngay tại lớp hoặc có thể giao
về nhà cho học sinh hay nhóm học sinh thực hiện. Ví dụ:
Sau khi học xong phần “Đặc điểm chung của tự nhiên Việt
Nam” (bao gồm 7 bài, tính từ bài 6 đến bài 12, Địa lí 12),
giáo viên có thể ôn tập, tổng kết kiến thức phần này để kiểm
tra hoặc để bước sang một phần mới bằng cách thành lập
một BĐTD, trong đó thể hiện được gần như trọn vẹn và
logic những nội dung chính của các bài mà không mất
nhiều thời gian. Qua đó, giúp học sinh có thể dễ dàng hơn
trong việc ôn tập và củng cố kiến thức.
- Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra, đánh giá
Vì thời gian kiểm tra bài cũ đầu giờ không nhiều, chỉ
khoảng 5-7 phút, nên yêu cầu kiểm tra của giáo viên
thường không quá khó, không đòi hỏi học sinh nhiều sự
phân tích, so sánh,... Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái
hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh
lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên phần lớn sẽ chấm điểm
tùy vào mức độ thuộc lòng của học sinh mà ít quan tâm
đến mức độ hiểu biết bản chất vấn đề. Do đó, việc sử dụng
BĐTD khi kiểm tra bài cũ vừa giúp giáo viên kiểm tra
được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh, bằng cách giáo
viên đưa ra các BĐTD thiếu thông tin và yêu cầu học sinh
điền thông tin vào các phần còn thiếu đó, đồng thời rút ra
nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ
khóa. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh
giá chính xác được khả năng nhận thức của học sinh, từ đó
tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Ví
dụ: Trước khi chuyển sang dạy bài 7. “Cấu trúc của Trái
đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng” (Địa lí 10), giáo
viên yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ và điền các thông
tin cho nhánh chính là các hệ quả chuyển động quay xung
quanh Mặt trời của Trái đất và nhánh phụ là đặc điểm của
các hệ quả đó trên một BĐTD trống, mới có từ khóa “Hệ
quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất” (bài
6). Việc hoàn thành thông tin cho các nhánh chính là một
yêu cầu đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng nếu
học sinh không học bài thì sẽ không vẽ được và điền được
hoặc sẽ điền thiếu, điền sai, điền không chính xác.
- Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà
Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều
kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên
giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh trước hết phải gắn
với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình
độ học sinh, thời gian, kinh tế,...). Yêu cầu đối với bài tập
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 243-246; 250
246
về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư
hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông
tin,...), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực
tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. Bài tập về nhà nên
thiên về tính mở, vì vậy giáo viên cần định hướng cho
học sinh cách tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu
khác nhau, đặc biệt từ mạng Internet bằng cách cung cấp
cho học sinh một số trang web thông dụng và chuẩn xác.
2.5. Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
Để sử dụng BĐTD trong dạy học có hiệu quả, giáo
viên cần nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài
học, lựa chọn ra những phần, những bài có khả năng áp
dụng BĐTD. Sau đó, phân tích nội dung bài học để tìm
ra những vấn đề, những biểu tượng, khái niệm, mối quan
hệ cần hình thành và truyền đạt cho học sinh; xác định
các dạng bài tập với BĐTD phù hợp với đối tượng học
sinh, quỹ thời gian, điều kiện trường lớp và trang thiết bị
dạy học. Tránh lạm dụng hay mắc tính hình thức trong
sử dụng BĐTD, vì nếu sử dụng quá nhiều BĐTD sẽ làm
cho các tiết học, bài học trở nên nhàm chán và căng
thẳng, còn khi sử dụng BĐTD chỉ mang tính chất hình
thức sẽ không đem lại bất cứ hiệu quả nào đối với việc
phát huy năng lực và nâng cao nhận thức của học sinh.
Do đó, không phải bất cứ nội dung nào, bài nào cũng có
thể sử dụng BĐTD; và, giống như các thiết bị dạy học
khác, BĐTD cũng có những ưu điểm và nhược điểm
riêng của nó, cho nên sử dụng BĐTD trong dạy học cần
đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và
quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học.
Điều đó cũng có nghĩa là, giáo viên cần kết hợp sử dụng
BĐTD với các phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị
dạy học cho tương xứng với nội dung bài học và đối
tượng học sinh để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với học sinh, để sử dụng hiệu quả BĐTD trong quá
trình học tập các em cần rèn luyện thói quen tư duy logic
theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD thông qua việc giáo
viên cung cấp các kiến thức cơ bản về BĐTD và sử dụng
BĐTD có sẵn trong một số bài học, tiết học phù hợp. Tiếp
theo, các em cần có kĩ năng vẽ và đọc BĐTD về một nội
dung cụ thể khi giáo viên yêu cầu. Để làm được điều này,
chắc chắn giáo viên phải hướng dẫn học sinh vẽ và đọc
BĐTD một vài lần. Ở mức độ cao hơn, các em còn có thể
sử dụng các phần mềm vẽ BĐTD để vẽ ra các BĐTD bằng
máy tính, vừa tiện lợi, vừa khoa học và đẹp mắt. Cuối cùng,
các em cần biết cách làm việc theo nhóm, cặp trong các tiết
học sử dụng BĐTD để cùng nhau học hỏi, chia sẻ lẫn nhau
về cách vẽ, cách đọc BĐTD. Điều này không chỉ mang lại
hiệu quả cao về mặt lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng
cho học sinh, mà còn tiết kiệm thời gian cho giáo viên khi
tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Đồng thời, khi tổ
chức học tập bằng BĐTD theo nhóm, cặp sẽ là cơ hội để
học sinh học cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp
tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ, phát huy tối đa sức sáng
tạo và khiếu thẩm mĩ của mình, biết lắng nghe, sẻ chia kinh
nghiệm và sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp. Đây chính là
một số phẩm chất và năng lực cần thiết phải hình thành ở
người học mà mục tiêu giáo dục nước ta đang hướng tới.
3. Kết luận
Qua những phân tích ở trên, có thể khẳng định, BĐTD
là một công cụ hữu ích, trực quan trong giảng dạy và học
(Xem tiếp trang 250)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 247-250
250
2.4.3. Xây dựng môi trường thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho quá
trình dạy học
Đây là một điều kiện cần để việc ứng dụng CNTT
vào quá trình dạy học, quản lí giáo dục của các nhà
trường phổ thông được thực hiện, duy trì thường xuyên
và có hiệu quả. Để làm tốt việc này, các nhà trường phổ
thông phải chủ động trong việc xây dựng nguồn kinh phí
đầu tư, phải biết huy động tổng hợp các nguồn lực từ nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, từ gia đình phụ huynh
và của chính nguồn lực nhà trường tạo ra.
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần làm tốt công
tác tập huấn sử dụng các trang thiết bị CNTT cho đội ngũ
GV, nhân viên phụ trách quản lí, sửa chữa; sử dụng có
hiệu quả nguồn trang thiết bị hiện có tốt, bền, tránh lãng
phí, sử dụng không đúng mục đích.
3. Kết luận
Hiện nay, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, cộng đồng xã hội,...
đã đặc biệt quan tâm tới hoạt động giáo dục nói chung và
đổi mới giáo dục theo hướng ứng dụng CNTT nói riêng
trong mỗi nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường phổ
thông. Có một số biện pháp thực hiện ứng dụng CNTT
trong dạy học tại các nhà trường phổ thông như: xác định
rõ những nội dung ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học
ở trường phổ thông; làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ GV về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT vào dạy
học và xây dựng môi trường thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật
chất, trang thiết bị CNTT phục vụ cho quá trình dạy học.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2001). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT
ngày 30/07/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
giáo dục giai đoạn 2001-2005.
[2] Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn (2008). Ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB
Giáo dục.
[3] Phan Thị Thanh Lê (2016). Quản lí ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 6,
tr 22-24.
[4] Phan Thanh Long - Lê Tràng Định (2008). Những vấn
đề chung của Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Phạm Thị Lệ Hằng (2016). Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ
sở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Tạp chí Giáo dục,
số 12, tr 223-225.
[6] Phạm Thị Lệ Hằng (2016). Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở
đáp ứng yêu cầu đổ mới giáo dục hiện nay. Tạp chí
Giáo dục số 6, tr 196-198.
[7] Đỗ Mạnh Cường (2008). Giáo trình ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC...
(Tiếp theo trang 246)
tập ở trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT. BĐTD giúp
cho giáo viên và học sinh cải thiện cách dạy học theo lối
truyền thụ một chiều, thụ động và nhàm chán để chuyển
sang một cách dạy học mới tích cực, năng động, sáng tạo và
luôn có sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh
trong cả một giờ học. Vì vậy, có thể nói sử dụng BĐTD là
một trong những phương pháp hiệu quả, tích cực trong việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đã đưa ra một số cách sử
dụng BĐTD trong dạy học Địa lí bậc THPT ở trên lớp (bao
gồm giảng dạy bài mới, củng cố kiến thức sau mỗi bài học,
kiểm tra, đánh giá kiến thức cũ, tổng kết kiến thức của một
chương hay nhiều bài học, giao bài tập về nhà) như là một
sự gợi ý cho các giáo viên và học sinh sử dụng hiệu quả hơn
BĐTD trong giảng dạy và học tập bộ môn. Đồng thời,
chúng tôi cũng nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý khi sử
dụng BĐTD khi dạy học, đó là cần căn cứ vào nội dung bài
học, đối tượng học sinh, quỹ thời gian và điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học mà sử dụng BĐTD cho hợp lí,
tránh tình trạng lạm dụng hay sử dụng chỉ mang tính hình
thức; cần lựa chọn kết hợp BĐTD với các phương pháp và
phương tiện dạy học tích cực khác để phát huy tối đa năng
lực của người học và góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học Địa lí ở các trường THPT ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Tony Buzan (2007). The Mind Map book. NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
[2] Joyce Wycoff (2008). Ứng dụng bản đồ tư duy.
NXB Lao động - Xã hội.
[3] Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thủy (2011). Dạy
tốt học tốt các môn bằng bản đồ tư duy. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[4] Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (2003). Dạy
học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 11. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Địa lí 12. NXB Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_dia_li_o_truong_trung_ho.pdf