Sự chuyển dịch theo xu hướng phân quyền trong quản trị đại học và thực trạng tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Báo cáo này mô tả tóm tắt sự chuyển đổi trong quản trị nhà nước ảnh

hưởng tới sự chuyển đổi trong quản trị đại học ở Việt Nam thể hiện ở phân quyền

từ quản trị tập trung sang giao quyền tự chủ cho các trường đại học và thực trạng

quyền tự chủ của năm nhóm trường đại học hiện nay. Dựa trên dữ liệu được thu

thập thông qua phỏng vấn tại các trường đại học được lựa chọn thuộc năm nhóm

trường và các phân tích khung pháp lý, chính sách về quản trị đại học, sự phân

quyền cho các trường đại học thể hiện ở quyền tự chủ của các trường đại học

trong các lĩnh vực quản trị, tổ chức, nhân sự, học thuật (tập trung vào đào tạo)

và tài chính của 5 nhóm cơ sở giáo dục đại học tiêu biểu được mô hình hóa và

trình bày trong Báo cáo. Những phát hiện của nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ

sự chuyển đổi trong quản trị đại học ở Việt Nam, từ tập trung hóa trong giai đoạn

trước, tới sự phân quyền cho các trường đại học được thực hiện từng bước trong

hai thập kỷ qua.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự chuyển dịch theo xu hướng phân quyền trong quản trị đại học và thực trạng tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập được hoàn toàn tự quyết định đối với đội ngũ nhân sự của mình. Các trường đại học công lập chưa được tự chủ trong bổ nhiệm lãnh đạo cao nhất, thì trường đại học ngoài công lập được tự quyết định Hiệu trưởng của mình, tuy nhiên, tiêu chuẩn Hiệu trưởng của một trường đại học vẫn phải tuân theo quy định của Nhà nước (Điều lệ trường đại học và Luật Giáo dục đại học). 4 nhóm cơ sở GDĐH công lập được tự chủ nhiều trong tuyển dụng, lựa chọn giảng viên, thậm chí bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp của giảng viên (hạng) và bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, nhưng tất cả các hành động quản trị trong lĩnh vực nhân sự này phải tuân theo Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và Luật Công chức, Viên chức và nhiều văn bản quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và của Bộ GD&ĐT. Nhóm cơ sở GDĐH ngoài công lập không được bổ nhiệm giảng viên vào các chức danh nghề nghiệp do Bộ Nội vụ quản lý. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành160 Biểu đồ 2. Mức tự chủ trong lĩnh vực nhân sự của một số nhóm trường đại học e) Các mô hình quản trị đại học trong lĩnh vực học thuật Về học thuật, những vấn đề quan trọng của đào tạo như mở ngành đào tạo và tuyển sinh, cho tới thời điểm hiện tại, các cơ sở GDĐH được trao nhiều quyền quyết định hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, khi mọi việc đều do Bộ GD&ĐT quyết định. Cụ thể, trên Biểu đồ 3, đường biểu diễn mức độ tự chủ của các nhóm cơ sở GDĐH nằm chủ yếu bên phía tay phải của Biểu đồ. Luật Giáo dục đại học 2012 cho phép các trường đại học được tự chủ trong mở ngành đào tạo, trong đó “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành đào tạo; quy định trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo...”, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo lại quyết định luôn việc cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo. Do đó, trừ ĐHQG và Trường đại học thí điểm tự chủ theo NQ 77 được tự chủ về mở ngành đào tạo đối với cả ngành trong và ngoài Danh mục đào tạo của Nhà nước; các trường đại học công lập Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 161 khác và trường ngoài công lập, được tự chủ hơn trong quá trình xây dựng ngành đào tạo mới trong Danh mục đào tạo của Nhà nước, nhưng vẫn do Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép. Biểu đồ 3. Mức tự chủ trong lĩnh vực đào tọa của một số nhóm trường đại học Về tiêu chí tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh, nếu như trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các tiêu chí tuyển sinh, phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường thì trong những năm gần đây, các các cơ sở GDĐH được tự quyết định tiêu chí tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực của mình đồng thời tuân theo quy định về cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT1. f) Các mô hình quản trị đại học trong lĩnh vực tài chính Tự chủ về tài chính là cơ sở quan trọng để cơ sở GDĐH thực hiện các nội dung tự chủ khác. Tự chủ về tài chính cho phép các trường đại học chủ động trong việc huy động nguồn lực tài chính và duy trì nguồn lực tài chính, từ đó chủ động trong việc lựa chọn đội ngũ giảng viên, nhà khoa học cũng như các chính sách đãi ngộ, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho phát 1 (Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018; trước đó là Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT, ngày 16/12/2015). Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành162 triển và nâng cao chất lượng. Sự chuyển dịch trong quản lý tài chính thể hiện rõ thông qua sự thay đổi cơ chế tài chính của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thông qua việc Chính phủ ban hành các chính sách về giao và đẩy mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính1. Biểu đồ 4. Mức tự chủ trong lĩnh vực tài chính của một số nhóm trường đại học Trong lĩnh vực tài chính, các cơ sở GDĐH thuộc hai nhóm, nhóm sử dụng ngân sách Nhà nước sẽ phải thu – chi tuân theo khung pháp lý và nhóm không sử dụng ngân sách Nhà nước được chủ động nhiều hơn trong việc chi tiêu. Trên Biểu đồ 4 cho thấy, các trường được quyết định mức thu học phí, mức lương, thưởng, thu nhập tăng thêm của người lao động trong khuôn khổ khung pháp lý và các quy định. Trừ nhóm trường ngoài công lập được hoàn toàn tự quyết định các vấn đề này. Trong số các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, các trường đại học rất quan tâm đến 1 Các nghị định: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định 16/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 163 mức học phí, đặc biệt là các trường đại học công. Thực tế, các trường đại học đã được tự chủ ở một khoảng tương đối rộng trong xác định mức học phí, nhưng vẫn phải tuân theo quy định của Nhà nước về mức trần học phí. Cũng từ thực tế, nguồn thu của các trường đại học hiện nay chủ yếu vẫn từ học phí, dựa vào tăng quy mô đào tạo, việc huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước còn rất hạn chế Do đó, đây là điểm các trường đại học thấy cần được Nhà nước trao quyền tự chủ tài chính cho các trường trong xác định mức học phí, để bù đắp chi phí đầu tư còn thấp. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn thu từ học phí được xem như một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục của các trường đại học Việt Nam. 3. Kết luận Có thể thấy rõ, trong giai đoạn hiện nay sự chuyển dịch việc thực thi quyền lực từ cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản đối với các cơ sở GDĐH đang diễn ra trong quản trị GDĐH Việt Nam. Nhà nước quản lý ở tầm vĩ mô để điều tiết trong toàn hệ thống; các cơ sở GDĐH tự chủ hoạt động theo các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước, giảm bớt quyền lực, can thiệp đối với các cơ sở giáo dục đại học, tập trung vào việc hoạch định chính sách xây dựng các quy chuẩn, tăng cường giám sát, quản lý. Các trường đại học đã được tự quyết định trong rất nhiều hoạt động của nhà trường trong khuôn khổ các khung pháp lý, quy định, quy chuẩn và thực hiện trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng lực tự chủ, cơ quan chủ quản, hình thức sở hữu mà sự chuyển dịch này không đồng đều trong các nhóm trường đại học khác nhau. Phương thức quản trị đại học vĩ mô dựa vào một hệ thống quy định, pháp lý, quy chuẩn để giám sát; các cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ nhưng trong một khuôn khổ các chuẩn mực là phương thức quản trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để các cơ sở GDĐH có được tự chủ thực chất, đặc biệt là trong lĩnh vực học thuật, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xác định hệ thống các quy định của pháp luật và các quy chuẩn phù hợp đủ để giúp các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát được các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời vừa thuận lợi cho các trường đại học thực hiện tự chủ trong các khuôn khổ quy chuẩn, pháp lý đó và đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình, tránh tự chủ về mặt kỹ thuật như được đánh giá đối với các nước trong cùng khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng Tử, khi Nhà nước vẫn duy trì kiểm soát khung chương trình và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cấp cao của các trường đại học (Marginson, 2010). Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành164 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT, Báo cáo về việc rà soát quy hoạch mạng lưới và thành lập trường đại học mới giai đoạn 2016 – 2020, văn bản số 54 /BC-BGDĐT ngày 04/02/2016. 2. Chương trình cải cách GDĐH (viết tắt là HERA), ban hành tại Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020”. 3. Lê Ngọc Hùng. “Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam: Lý thuyết hệ thống và kiến tạo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp”. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2019. 4. Phong, N. Đ., & Huy Nhựt, N. H. “Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (8 (18)), 63-68. 5. Tran, T. T. (2014). “Governance in higher education in Vietnam–a move towards decentralization and its practical problems”. Journal of Asian Public Policy, 7(1), 71-82. 6. Thùy, B. L. “Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (3 (13)), 71-75. 7. Hayden, M., & Thiep, L. Q. (2007). Institutional autonomy for higher education in Vietnam. Higher Education Research & Development, 26(1), 73-85. 8. Marginson, S. (2010), Higher education in East Asia and Singapore: Rise of the Confucian Model, Higher Education, 61(5), 587-61A1. 9. Lee, M. H., & Gopinathan, S. (2004). Centralized decentralization of higher education in Singapore. In Centralization and Decentralization (pp. 136-117). Springer, Dordrecht. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 165 THE TRANSITION TOWARD DECENTRALIZATION IN UNIVERSITY GOVERNANCE AND CURRENT AUTONOMY OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS IN VIETNAM Abstract: This report summarizes briefly the transition in state governance to the transformation of university governance in Vietnam, reflected in the decentralization from centralized governance to power sharing to universities and the current autonomy of the five university groups. Based on the data collected through interviews at selected universities in five groups and the analisis the legal and policy frameworks for university governance, the decentralization shown in autonomy of universities in the areas of organization, personnel, academia (focused on training) and finance of five groups of typical higher education institutions modeled and spresented in the Report. The findings of the study contribute to shedding light on the transformation of university governance in Vietnam, from centralization in the previous period, to the decentralization of universities to be done step by step in two decades. Keywords: University governance, Decentralization, Autonomy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_chuyen_dich_theo_xu_huong_phan_quyen_trong_quan_tri_dai_h.pdf