Một thị trường con gấu có nghĩa là các cổ phiếu trượt giá ít
nhất từ 15 đến 20%, đồng thời tâm lý bi quan bao trùm lấy
khắp các sàn giao dịch. Chắc chắn rằng không một nhà đầu
tư chứng khoán nào mong muốn những thời kì như vậy xảy
ra.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu "Sống sót" qua thị trường con gấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Sống sót" qua thị trường con gấu
Một thị trường con gấu có nghĩa là các cổ phiếu trượt giá ít
nhất từ 15 đến 20%, đồng thời tâm lý bi quan bao trùm lấy
khắp các sàn giao dịch. Chắc chắn rằng không một nhà đầu
tư chứng khoán nào mong muốn những thời kì như vậy xảy
ra.
Đừng chán nản! Vẫn còn hi vọng! Bài viết này sẽ cung cấp cho
bạn một vài chiến lược đầu tư quan trọng nhất nhằm tối thiểu hóa
thua lỗ và thậm chí thu lời trong một thị trường như thế.
Thực tế!
Trước tiên, đầu óc thực tế luôn là một trong những yếu tố quan
trọng nhất cần phải có được trong bất kì một cuộc suy thoái kinh
tế nào. Hãy nhớ rằng việc thị trường chứng khoán có một vài
năm thoái lui là điều hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là một phần
trong vòng đời kinh doanh mà thôi.
Sau một thị trường con bò (thị trường đi lên), chúng ta sẽ dễ
dàng quên đi những thời kì khó khăn. Lấy những năm 1990 làm
ví dụ. Đó là thời gian thị trường chứng khoán có những bước
tăng trưởng thần kì. Lần lượt trong các năm 1997, 1998 và 1999,
S&P 500 leo thêm 33,4%, 28,6% và 21%. Thông thường trong
lịch sử, thị trường chỉ tăng trung bình 8 - 10%/năm. Sẽ là rất phi
lý nếu cứ trông đợi thị trường sẽ mãi mãi đi lên với tốc độ 20%.
Các đợt suy thoái lúc này lúc khác là không thể tránh được.
Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn (thời gian đầu tư khoảng trên
10 năm), lựa chọn tốt nhất đơn giản là cứ mặc kệ thị trường và
tiếp tục với công việc của mình như mọi khi. Với việc mua vào cổ
phiếu mà không quan tâm đến giá cả, bạn có thể sẽ mua được cổ
phiếu giá rẻ khi thị trường đang đi xuống. Trong dài hạn, chi phí
của bạn sẽ được san phẳng dần đi, và cuối cùng bạn sẽ được lợi
lớn. Ít nhất đó là lý thuyết.
Đầu tư vào đâu trong một nền kinh tế con gấu?
1. Giả chết!
Trong một thị trường con gấu, con gấu thống trị và con bò không
có cơ hội ngóc đầu lên được. Có một câu danh ngôn cổ: Điều tốt
nhất nên làm trong một thị trường con gấu là giả chết - đó cũng là
lời khuyên trên thực tế khi bạn gặp một con gấu trong rừng. Đánh
lại nó chỉ là điều cực kì nguy hiểm và rất thiếu khôn ngoan. Giữ
bình tĩnh và không có bất kì một hành động bộc phát nào. Chỉ có
như vậy bạn mới có thể tránh được nguy cơ trở thành bữa trưa
cho chú gấu.
Giả chết theo nghĩa tài chính có nghĩa là bạn cho một phần lớn
danh mục đầu tư của mình ra khỏi sân đấu. Trong một thị trường
con bò, không bao giờ được để các khoản tiền nhàn rỗi ở đâu đó
bởi như thế nó sẽ chẳng đem lại một nguồn lợi nhuận nào. Điều
đó không đúng trong thị trường con gấu bởi tiền mặt sẽ giữ
nguyên giá trị của nó (và thậm chí còn có thể sinh một khoản lời
nhỏ) trong khi cổ phiếu không ngừng tụt dốc. Khi cơ hội đầu tư tốt
đẹp đến, bạn có toàn quyền tự do quyết định có nên mua vào hay
không. Tất nhiên, điều này có nghĩa là bạn phải tính toán được
thời gian cho các quyết định của mình. Công việc này rất khó
khăn, nếu như không muốn nói là hầu như không thể. Tuy nhiên,
vấn đề là ở chỗ trong một thời kì con gấu, nếu bạn rút tiền ra khỏi
thị trường hơi chậm nhịp một chút thì cũng vẫn có thể là một
quyết định đúng đắn. Bởi rất có thể con gấu đó sẽ tồn tại trong
một thời gian dài.
2. Cổ phiếu giá trị
Các thị trường con gấu có thể đem đến cho các nhà đầu tư
những cơ hội tuyệt vời. Cốt lõi là bạn phải biết được bạn đang
tìm kiếm cái gì. Thảm bại, sụp đổ và định giá thấp hơn giá trị là
những gì chúng ta có thể miêu tả một thị trường con gấu. Thế
nhưng, đối với các nhà đầu tư giá trị, một thị trường con gấu là
một cơ hội mua vào hiếm có bởi cổ phiếu của các công ty tốt bị
đánh tụt xuống ngang hàng với các công ty khác và bị giam cầm
ở mức định giá rất hấp dẫn. Tuy nhiên, đầu tư giá trị không phải
là một nghệ thuật. Không phải tất cả các cổ phiếu trên thị trường
con gấu đều là các món hời. Giai đoạn con gấu là thời kì khi các
cổ phiếu có giá trị thật sự xuất hiện và chứng tỏ được mình.
Warren Buffett là một ví dụ. Warren thường xây dựng được chỗ
đứng của mình đối với một vài loại cổ phiếu ưa thích trong những
giai đoạn không thể coi là vui vẻ bởi ông biết buồn vui thất
thường là bản chất của thị trường. Và cái bản chất đó có thể sẽ
không chỉ bảo vệ các công ty tốt mà đôi khi nó còn đánh vào các
cổ phiếu tốt mạnh hơn các cổ phiếu khác.
3. Bán khống (Kinh doanh chứng khoán nhờ giá giảm)
Một cách tiếp cận khác đối với thị trường con gấu là áp dụng một
chiến lược hùng hổ hơn nữa. Kinh doanh chứng khoán nhờ giá
chứng khoán giảm (short-sale) cho phép nhà đầu tư vẫn thu
được lợi nhuận gây cả khi thị trường đang đi xuống. Luôn ghi
nhớ rằng khả năng một mình đi ngược lại được thị trường để thu
về lợi nhuận luôn song hành với những rủi ro không nhỏ. Về mặt
lý thuyết, bán khống rất có thể khiến bạn mất trắng toàn bộ số
tiền đầu tư ban đầu nếu giá cổ phiếu bạn chọn đi lên.
4. Phân bổ tài sản và trái phiếu
Chiến lược phân bổ tài sản khẳng định được vị thế của mình
trong suốt các thời kì thị trường chứng khoán đi xuống. Khi nền
kinh tế đang bùng nổ, các nhà đầu tư có thể tự lên án mình vì
không bỏ hết nguồn vốn vào chứng khoán. Thế nhưng việc làm
đó sẽ là điều hoàn toàn đúng đắn trong thời kì khó khăn của nền
kinh tế và trong trào lưu đi xuống của thị trường chứng khoán.
Phân chia tỉ lệ nguồn vốn của bạn vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền
mặt và các loại tài sản khác chính là gốc rễ của việc đa dạng hóa
đầu tư. Cách thức phân chia như thế nào phụ thuộc vào mức độ
ưa thích rủi ro, các mục tiêu và thời gian đầu tư của bạn… Mỗi
một nhà đầu tư có một danh mục đầu tư hoàn toàn khác biệt.
4. Cổ phiếu phòng thủ
Có những loại cổ phiếu luôn xu hướng khá ổn định và hoạt động
tốt hơn thị trường vào những thời gian khó khăn. Chúng được
biết đến với cái tên "Cổ phiếu phòng thủ" (Defensive Stocks), hay
"Cổ phiếu phi chu kì" bởi có thể ví von chúng như những tấm lá
chắn bảo vệ cho danh mục đầu tư của bạn khi thị trường chứng
khoán trượt dốc. Ở đây chúng ta đang nói đến các công ty cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng, chính phủ và
toàn bộ nền kinh tế nói chung luôn luôn cần đến, bất kì mưa
nắng.
Một ví dụ điển hình là các loại sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn
trong hộ gia đình (những thứ rất nhanh bị tiêu dùng hết) như dầu
gội, thuốc đánh răng, kem cạo râu…Khi nền kinh tế ngoài kia
đang bùng nổ, mọi người vẫn cần phải đánh răng, gội đầu và cạo
râu. Và khi nền kinh tế đang thoái lui, những điều trên vẫn là một
phần không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó, các cổ phiếu phòng
thủ đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu cho
danh mục của mỗi nhà đầu tư.
Kết luận
Từ tất cả các lưu ý mà bài viết đã đưa ra, chúng ta có thể tóm
gọn lại: Sự cẩn trọng là chìa khóa của trò chơi! Rút vốn ra ngoài
cuộc đấu và đầu tư vào trái phiếu, các cổ phiếu giá trị hay các cổ
phiếu phòng thủ (tùy từng điều kiện cụ thể), bạn sẽ có thể sẵn
sàng và ung dung thoát ra khỏi thời kì thị trường con gấu. Luôn
luôn thực tế và tránh xa hoảng loạn, lo sợ vu vơ sẽ giúp bạn bảo
vệ các tài sản của mình khỏi móng vuốt của con gấu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- song_sot.pdf