Công tác thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ra đời từ 1995, lực lượng thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước trưởng thành, góp phần quan trọng vào ngăn ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong hai năm 1999 và 2000, với sự hỗ trợ của dự án Tăng cường năng lực cơ quan quản lý môi trường SEMA do Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Ðiển SIDA tài trợ, các chuyên gia về thanh tra môi trường Việt Nam đã phối hợp với chuyên gia thanh tra môi trường Thuỵ điển xây dựng cuốn "Sổ tay Thanh tra Môi trường". Cuốn Sổ tay được xây dựng lần đầu tiên với mục đích cung cấp hướng dẫn pháp lý và kỹ thuật cho các thanh tra viên về bảo vệ môi trường thực hiện tốt các cuộc thanh tra. Cuốn sách gồm BA PHẦN: GIỚI THIỆU, KHUNG PHÁP LUẬT CỦA HOẠT ÐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC THANH TRA nhà nước về Bảo vệ môi trường.
Cuốn sách đã nhận được sự ủng hộ và góp ý kiến của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong cả nước và của một số chuyên gia về môi trường và pháp lý. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ông Per Junker, chuyên gia thanh tra môi trường của Cục Môi trường Thuỵ Ðiển, ông Lê Văn Kiều, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông Phùng Văn Vui, Chánh Thanh tra Cục Môi trường, các cán bộ Thanh tra Cục Môi trường và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tích cực góp ý xây dựng cuốn sổ tay này.
Vì đây là cẩm nang đầu tiên về một lĩnh vực khá mới và phức tạp, cuốn Sổ tay Thanh tra Môi trường chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí vị độc giả để chỉnh sửa hoàn thiện cho những lần xuất bản sau.
Hà Nội, tháng 10 năm 2000
Phó Cục trưởng Cục Môi trường
94 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sổ tay thanh tra môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỔ TAY THANH TRA MÔI TRƯỜNG
I. Giới thiệu
II. Khung pháp luật của hoạt động thanh tra môi trường
II.1- Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra
II.1.1-Theo quy định tại Pháp lệnh thanh tra
II.1.2-Theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
II.1.3-Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường
II.2- Các cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra về môi trường
II.2.1-Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn
II.2.2- Các văn bản quy phạm pháp luật khác
II.3- Tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
II.4- Các quy định về bảo vệ môi trường là cơ sở cho công tác thanh tra môi trường
II.4.1- Cơ sở nền tảng đầu tiên là Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn cụ thể
II.4.2- Các văn bản quy phạm pháp luật khác
II.5- Quyết định thanh tra
II.6- Các quy định về cưỡng chế trong hoạt động thanh tra
II.6.1- Thẩm quyền cưỡng chế thực hiện các yêu cầu thanh tra
II.6.2- Thẩm quyền đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm
II.7- Quyền được tiếp cận đối với những địa điểm có liên quan đến nội dung và đối tượng thanh tra
II. 8- Quyền được thông tin trong hoạt động thanh tra
II.9- Các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật
II.9.1- Các hình thưc xử lý đối với vi phạm
II.9.2- Những người có thẩm quyền quyết định các hình thức xử lý vi phạm
II.10- Trách nhiệm của cơ sở trong việc tự kiểm tra/quan trắc môi trường
II.11- Khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường
II.11.1- Khiếu nại lại các quyết định
II.11.2- Tố cáo và giải quyết tố cáo về bảo vệ môi trường
II.12- Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
III. CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG
III.1- Các hình thức và trình tự thanh tra
III.1.1- Các hình thức thanh tra
III.1.2- Trình tự thanh tra
III.1.2.1- Quy trình thanh tra cơ bản
III.1.2.2- Một số ví dụ về việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại cơ sở
III.2- Thanh tra lần đầu
III.2.1- Chuẩn bị trước khi thanh tra
III.2.2- Quá trình thanh tra
III.2.3- Kết thúc thanh tra
III.3. Thanh tra thường xuyên (Ðịnh kỳ)
III.4- Lập kế hoạch thang tra môi trường
III.4.1- Kế hoạch thanh tra định kỳ
III.4.1.1- Kế hoạch thanh tra theo báo cáo ÐTM
III.4.1.2- Kế hoạch thanh tra theo việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm
III.4.1.3- Kế hoạch thanh tra theo giấy phép về môi trường
III.4.1.4- Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các yêu cầu của lần thanh tra trước
III.4.2- Kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra
III.5- Thu nhận các thông tin, chứng cứ đặc trưng tại hiện trường
III.6- Phân tích, tổng kết và lập báo cáo tại cơ sở được thanh tra
III.7- Ðánh giá và báo cáo
III. 8- Xây dựng và lưu trữ hồ sơ cuộc thanh tra
III.8.1- Xây dựng hồ sơ cuộc thanh tra
III.8.2- Lưu trữ hồ sơ cuộc thanh tra
III.8.3- Chế độ sử dụng hồ sơ lưu trữ
Phần phụ lục
LỜI NÓI ÐẦU
Công tác thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ra đời từ 1995, lực lượng thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước trưởng thành, góp phần quan trọng vào ngăn ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong hai năm 1999 và 2000, với sự hỗ trợ của dự án Tăng cường năng lực cơ quan quản lý môi trường SEMA do Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Ðiển SIDA tài trợ, các chuyên gia về thanh tra môi trường Việt Nam đã phối hợp với chuyên gia thanh tra môi trường Thuỵ điển xây dựng cuốn "Sổ tay Thanh tra Môi trường". Cuốn Sổ tay được xây dựng lần đầu tiên với mục đích cung cấp hướng dẫn pháp lý và kỹ thuật cho các thanh tra viên về bảo vệ môi trường thực hiện tốt các cuộc thanh tra. Cuốn sách gồm BA PHẦN: GIỚI THIỆU, KHUNG PHÁP LUẬT CỦA HOẠT ÐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC THANH TRA nhà nước về Bảo vệ môi trường.
Cuốn sách đã nhận được sự ủng hộ và góp ý kiến của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong cả nước và của một số chuyên gia về môi trường và pháp lý. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ông Per Junker, chuyên gia thanh tra môi trường của Cục Môi trường Thuỵ Ðiển, ông Lê Văn Kiều, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông Phùng Văn Vui, Chánh Thanh tra Cục Môi trường, các cán bộ Thanh tra Cục Môi trường và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tích cực góp ý xây dựng cuốn sổ tay này.
Vì đây là cẩm nang đầu tiên về một lĩnh vực khá mới và phức tạp, cuốn Sổ tay Thanh tra Môi trường chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí vị độc giả để chỉnh sửa hoàn thiện cho những lần xuất bản sau.
Hà Nội, tháng 10 năm 2000
Phó Cục trưởng Cục Môi trường
Giám Ðốc dự án SEMA
TS. Trương Mạnh Tiến
SỔ TAY THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG
I. GIỚI thiệu:
"Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp" (từ điển Tiếng Việt - 1994); là điều tra, xác minh, đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng việc tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra để xử lý đúng với bản chất của sự việc. Thanh tra môi trường không ngoài nhiệm vụ đó. Nhằm trợ giúp cho công tác thanh tra về bảo vệ môi trường, đặc biệt hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường của Thanh tra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Sở KH,CN&MT) các tỉnh/thành phố, cuốn Sổ tay thanh tra môi trường đã được xây dựng. Cuốn sổ tay này được trình bày theo hình thức có giá trị thực hành để hướng dẫn thực hiện việc thanh tra môi trường một cách thuận lợi. Sổ tay thanh tra phục vụ cho các thanh tra viên tìm kiếm các thông tin một cách dễ dàng, các bảng liệt kê và các ví dụ về việc giải quyết các tình huống chung. Song cũng không thay thế khi vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
Cuốn sổ tay thanh tra chứa đựng các thông tin:
- Các văn bản pháp luật hiện hành cần thiết cho các hoạt động thanh tra;
- Kế hoạch thanh tra;
- Thu thập các thông tin tại hiện trường;
- Phân tích kết quả và đánh giá ở hiện trường;
- Ðánh giá thường xuyên và báo cáo về các hoạt động thanh tra;
Thanh tra viên cần phải biết nhiệm vụ và quyền hạn của mình, những vấn đề không thuộc phạm vi thực hiện và việc sử dụng quyền hạn của mình trong hoạt động thanh tra như thế nào. Hướng dẫn dưới đây gồm các thông tin thích hợp được cập nhật và giải thích đối với các chủ thể khác nhau.
II. Khung pháp luật của hoạt động thanh tra môi trường
II.1- Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra:
Mục này chủ yếu giới thiệu những thông tin chung có tính bao trùm về toàn bộ hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường nói riêng. Qua đó các Thanh tra viên nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; nắm được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra cấp mình và của Thanh tra viên; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra; trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra về bảo vệ môi trường nói riêng. Qua đó Thanh tra KH,CN&MT và các Thanh tra viên hiểu được những vấn đề cơ bản trong hoạt động thanh tra của mình để vận dụng sáng tạo, linh hoạt và đúng pháp luật trong các hoạt động thanh tra cụ thể.
II.1.1. Theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra:
Thanh tra Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường. Do đó, Thanh tra Sở KH,CN&MT, phải có đầhy Trước hết, Thanh tra Sở KH,CN&MT là một tổ chức thanh tra Nhà nước nằm trong hệ thống đủ chức năng và quyền hạn của một tổ chức thanh tra Nhà nước theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra, được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 01/4/1990. Hơn nữa, hiện nay Pháp lệnh Thanh tra là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất để điều chỉnh chung cho lĩnh vực thanh tra và làm cơ sở pháp lý để quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, khi không có các quy định cụ thể hoá các hoạt động thanh tra trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức Thanh tra KH,CN&MT và các Thanh tra viên được quyền áp dụng các quy định của Pháp lệnh Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Cụ thể tại các Ðiều 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 24:
lý Nhà - Tại Ðiều 1, Pháp lệnh Thanh tra đã xác định về vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong quản nước và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
"Thanh tra là một chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước. Là phương tiện đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa... Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan, tổ chức và cá nhân) nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân".
- Tại khoản 4, Ðiều 3 đã khẳng định Thanh tra Sở thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước. Ðiều này giúp Thanh tra tra Sở KH,CN&MT có chức năng, quyền hạn của tổ chức Thanh tra Nhà nước.
- Ðiều 5 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra:
"Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời."
- Ðiều 6 đã quy định về trách nhiệm phối hợp, cộng tác trong hoạt động thanh tra của các cơ quan, tổ chức, các nhân:
"Trong phạm vi trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân phải thực hiện các yêu cầu liên quan tới hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho tổ chức thanh tra và thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ".
Quy định này là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra hoặc đối tượng thanh tra phối hợp, cộng tác trong việc: Cung cấp thông tin, giám định kỹ thuật, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của hoạt động thanh tra liên quan đến trách nhiệm của mình hoặc buộc đối tượng thanh tra là đơn vị trực thuộc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của kết luận thanh tra; có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi và không có các hoạt động cản trở, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra của tổ chức Thanh tra KH,CN&MT và Thanh tra viên trong quá trình tiến hành công tác thanh tra của mình.
- Tại Ðiều 7 quy định trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thanh tra:
"Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra theo quy định của pháp luật; trong quá trình thanh tra, có quyền giải trình, có quyền khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra."
- Nhiệm vụ, quyền hạn chung của tổ chức thanh tra Nhà nước được quy định tại Ðiều 8. Ðối với Thanh tra Sở, nhiệm vụ, quyền hạn được cụ thể tại Ðiều 5, Nghị định 244/HÐBT ngày 30/6/1990:
"1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội và công dân thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở.
2. Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Giám đốc Sở.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý; tạm đình chỉ những quyết định không đúng của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nói trên về công tác thanh tra, đồng thời kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.
4. Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh quyết định..."
Theo quy định trên, Thanh tra Sở KH,CN&MT có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
1. Thanh tra việc thực hiện quy định của Luật bảo vệ môi trường đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội và công dân trong phạm vi của tỉnh.
2. Kiến nghị Giám đốc Sở KH,CN&MT giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường theo thẩm quyền của Giám đốc Sở.
- Tại Ðiều 9 đã quy định về quyền của tổ chức thanh tra Nhà nước trong quá trình thanh tra (09 quyền). Cụ thể:
"1. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; yêu cầu cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia hoạt động thanh tra;
2. Trưng cầu giám định;
3. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn của tổ chức thanh tra hoặc Thanh tra viên; khi cần thiết tiến hành kiểm kê tài sản;
4. Quyết định niêm phong tài liệu, kê biên tài sản, khi có căn cứ để nhận định có vi phạm pháp luật; ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc két luận, xử lý;
5. Ðình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân;
6. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc thanh tra;
7. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra hoặc Thanh tra viên;
8. Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
9. Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm..."
Thông tư 01-TT/TTR ngày 20/8/1992 của Thanh tra Nhà nước đã hướng dẫn cụ thể thực hiện các quyền này.
Trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở KH,CN&MT được sử dụng đầy đủ các quyền nêu trên. Tuy nhiên, Thanh tra Sở KH,CN&MT thường sử dụng các quyền 1, 2, 3, 5 và 8. Bộ luật hình sự (sửa đổi năm 1999) đã bổ sung chương XVII "Các tội phạm về môi trường", khi Bộ luật này có hiệu lực (ngày 01/7/2000), thì quyền thứ 9 cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Ðối với các Thanh tra viên, theo quy định của khoản 3, Ðiều 24 Pháp lệnh Thanh tra:
"Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Thanh tra viên có quyền:
a) Thực hiện các quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 8 Ðiều 9 của Pháp lệnh này;
b) Tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết".
"Cơ quan có thẩm quyền giải quyết" mà Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên cần báo cáo, trước hết phải là cơ quan ra quyết định thanh tra. Trên cơ sở báo cáo này, cơ quan ra quyết định thanh tra sẽ xem xét cụ thể "việc làm" bị đình chỉ thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào? Có thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình không? Nếu không thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình thì thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào hoặc thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan, tổ chức nào (Cơ quan cấp giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có "việc làm" bị đình chỉ), để có hướng giải quyết cụ thể.
- Quy định chung về Thanh tra viên được quy định tại Ðiều 24 và đã được cụ thể tại Nghị định 191/HÐBT ngày 15/6/1991 ban hành Quy chế Thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra.
II.1.2. Theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính:
- Tại Ðiều 34, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành.
Tại Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (Khoản 1, 2 Ðiều 20), Thanh tra Sở KH,CN&MT có chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MT thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường. Do đó, Thanh tra Sở KH,CN&MT và Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MT có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Ðiều 34 (khoản 1 và 2) nêu trên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 26/CP. Cụ thể:
- Thanh tra viên chuyên ngành KH,CN&MT đang thi hành công vụ có quyền: "Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với những vi phạm hành chính thuộc địa bàn quản lý của mình, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 500.000 đồng, được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm đình chỉ hành vi vi phạm, khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống".
- Chánh Thanh tra Sở KH,CN&MT có quyền: "Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường do Sở KH,CN&MT cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường, được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống".
II.1.3. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường:
Luật bảo vệ môi trường là văn bản pháp lý cao nhất quy định cụ thể về hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường. Các quy định chung về thanh tra theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được cụ thể trong văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Do đó, các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên các quy định của Luật này. Một số lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng và quản lý một số thành phần môi trường đã được đề cập đến trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác (sẽ đề cập tại mục 4.2). Luật Bảo vệ môi trường chủ yếu quy định "trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu".
Ðể hướng dẫn chi tiết một số điều khoản trong Luật bảo vệ môi trường, Chính phủ đã có Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 175/CP) và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (Nghị định 26/CP). Bộ KH,CN&MT cùng với một số Bộ, ngành có liên quan ban hành các Thông tư, Quyết định để hướng dẫn chi tiết hơn một số điều, khoản trong Nghị định của Chính phủ. Việc ban hành các văn bản dưới luật nhằm làm rõ hơn các điều khoản của luật và không được trái với luật.
Trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có các Ðiều quy định về hoạt động thanh tra môi trường cụ thể như sau:
- Tại Ðiều 38 Luật Bảo vệ môi trường có quy định là Sở KH,CN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương (nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương đã được quy định cụ thể tại Ðiều 6, Nghị định 175/CP).
- Tại Ðiều 40 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành hữu quan trong việc bảo vệ môi trường...". Theo quy định này, Sở KH,CN&MT có trách nhiệm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn của Tỉnh.
Thực hiện quy định tại Ðiều 38, Nghị định 175/CP hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, ngày 12/12/1994, Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT sau khi thống nhất với Thanh tra Nhà nước đã ban hành Thông tư 1485/MTg Hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Phần 1: Tổ chức Thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường: Ðược tổ chức hai cấp:
Trung ương: Thanh tra Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Thanh tra Bộ KH,CN&MT thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước;
Ðịa phương: Thanh tra Sở KH,CN&MT tỉnh thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND tỉnh.
+ Phần II: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường:
Ðối với Tổ chức Thanh tra Nhà nước: Dẫn chiếu quyền hạn quy định tại Ðiều 8, 9 Pháp lệnh Thanh tra (xem mục 1.1); Ðiều 40, Luật Bảo vệ môi trường (xem phần trên của mục 1.3); Ðiều 37, Nghị định 175/CP (xem mục 2.1).
Ðối với Thanh tra viên: Dẫn chiếu Ðiểm 3-Ðiều 24, Pháp lênh Thanh tra (xem mục 1.1); Ðiều 41, Luật Bảo vệ môi trường (xem phần III của mục này) và được quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (xem cụ thể thẩm quyền quy định cho Thanh tra viên tại khoản 1 Ðiều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khoản 1, Ðiều 20 Nghị định 26/CP tại mục 1.2).
+ Phần III: Quy định về đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra:
Trong đó có quy định cho Thanh tra Sở KH,CN&MT thực hiện quyền thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương với nội dung và đối tượng sau:
Thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các Sở, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND quận, huyện, xã, phường;
Thanh tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần về môi trường của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Cục môi trường;
Phối hợp với các tổ chức thanh tra Sở, ngành hữu quan thanh tra việc chấp hành pháp luật có liên quan về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương;
Xác định và lập báo cáo về các sự cố, ô nhiễm môi trường xảy ra ở địa phương để Giám đốc Sở khoa học công nghệ và môi trường trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định;
Giúp Giám đốc Sở KH,CN&MT giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tranh chấp môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, hoặc do Cục trưởng Cục môi trường uỷ nhiệm giải quyết;
Phối hợp với thanh tra Cục môi trường trong quá trình thanh tra về bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Tại Ðiều 41, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định quyền hạn của Thanh tra viên hoặc Ðoàn thanh tra về bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra (cụ thể quyền hạn theo Ðiều 24 và 31 Pháp lệnh Thanh tra) như sau:
"1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra".
+ Các cơ quan liên quan ở đây không chỉ là đối tượng thanh tra, mà bao gồm cả các cơ quan quản lý có liên quan đến đối tượng thanh tra (cơ quan quản lý cấp trên), cơ quan quản lý Nhà nước những lĩnh vực mà đối tượng thanh tra hoạt động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan trực tiếp về bảo vệ môi trường với đối tượng thanh tra (ví dụ: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê đối tượng thanh tra gia công một số chế phẩm hoặc cung cấp nguyên liệu sản xuất bị cấm ...).
+ Tài liệu được yêu cầy cung cấp ở đây được hiểu là các văn bản quản lý có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quy định riêng theo thẩm quyền về bảo vệ môi trường; các báo cáo số liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc số liệu kiểm soát về môi trường trong quá trình hoạt động của đối tượng thanh tra, các chứng cứ hoặc các thông tin khác phục vụ cho hoạt động thanh tra. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung những thông tin, tài liệu đã cung cấp. Những tài liệu "gốc" có một bản duy nhất của đối tượng thanh tra cần có Biên bản giao nhận; khi khai thác xong hoặc kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có trách nhiệm trả lại cho đối tượng thanh tra và cũng phải có biên bản hoàn trả. Những tài liệu cần thiết có thể yêu cầu bản sao có xác nhận để lưu hồ sơ thanh tra.
+ Việc trả lời những vấn đề cấn thiết được hiểu:
Ðối với đối tượng thanh tra: Trả lời những chất vấn trực tiếp hoặc những vấn đề được Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên yêu cầu bằng văn bản, đối tượng thanh tra trả lời bằng văn bản hoặc có biên bản về sự trả lời này khi chất vấn trực tiếp. Ðối tượng thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung trả lời, báo cáo.
Ðối với các cơ quan có liên quan thì trả lời bằng văn bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_thanh_tra_moi_truong_.doc