Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép

Phần I. LỜI NÓI ĐẦU.4

Phần II. HÀNH VI VI PHẠM, CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VẬN CHUYỂN VÀ KINH DOANH GIA CẦM, SẢN PHẨM GIA

CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP .5

I. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ XUẤT, NHẬP KHẨU GIA CẦM 6

1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm

nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu.6

2. Vi phạm các quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất,

kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm .7

3. Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập

khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ

Việt Nam .8

4. Vi phạm quy định về giấy phép, Giấy chứng nhận, phiếu kiểm nghiệm trong

lĩnh vực thú y .

pdf54 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường 1. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này và các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại quy định tại các Điều 12, Điều 28, Điều 32 và Điều 41 Nghị định này. 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng. 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; 39 c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. 5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra Nhà nước chuyên ngành 1. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền quy định tại các Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính." 40 PHẦN IV GIẢI ĐÁP MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP 41 Câu hỏi 1 Cơ quan chức năng phải làm gì để xác định được dấu hiệu của việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép? Trả lời: Thông tin về hành vi vi phạm trong vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép được nhận từ các nguồn sau: 1. Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. 2. Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân. 3. Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân. 4. Thông tin từ phát hiện của công chức quản lý địa bàn, công chức được giao nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính hoặc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. 5. Thông tin từ văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Sau khi nhận được thông tin trên, cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập bằng chứng, lời khai, dấu hiệu vi phạm để làm căn cứ, cơ sở đấu tranh với đương sự, xác minh nguồn tin báo chính xác, nếu đủ cơ sở khẳng định thông tin nhận được là chính xác thì chủ động tiến hành hoặc phối hợp kiểm tra theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 2 Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng cần phải tuân theo những trình tự, thủ tục cơ bản nào? Trả lời: Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng cần phải tuân theo những trình tự, thủ tục cơ bản sau đây: 1. Chủ động thành lập tổ kiểm tra hoặc phối hợp các cơ quan chức năng khác thành lập đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật. 2. Phối hợp với Công an giao thông để tiến hành dừng phương tiện vận tải theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp khám phương tiện vận tải. 3. Tiến hành kiểm tra theo đúng nội dung ghi trong quyết định kiểm tra. 4. Đối chiếu, so sánh giấy tờ có liên quan đến gia cầm, sản phẩm gia cầm đang được vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh tại nơi tiến hành kiểm tra. 5. Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, tịch thu tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm trong trường hợp pháp luật quy định. Câu hỏi 3 Trong quá trình kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu (qua tin báo, đặc điểm nhận dạng) nhưng đối tượng lại có Giấy kiểm dịch (nghi ngờ là Giấy kiểm dịch được quay vòng hoặc Giấy kiểm dịch của gà nội địa được đánh tráo) thì phải làm thế nào? 42 Trả lời: Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập bằng chứng, lời khai, dấu hiệu vi phạm để làm căn cứ, cơ sở đấu tranh với đương sự, xác minh nguồn tin báo chính xác, nếu đủ cơ sở khẳng định số gia cầm, sản phẩm gia cầm trên là nhập lậu thì tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật. Các biện pháp nghiệp vụ thường được áp dụng là kiểm tra, xác minh, đối chiếu hồ sơ với cơ quan Thú y đã cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, lời khai của nhân chứng, thông tin từ quần chúng cơ sởv.v. Câu hỏi 4 Khi kiểm tra phát hiện đối tượng có hành vi vận chuyển, kinh doanh gà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và đối tượng khai nhận là gà nhập lậu thì phải xử lý như thế nào? Trả lời: Trong trường hợp này, cơ quan chức năng áp dụng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/0/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 để xử lý hành vi vi phạm như sau: "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu có giá trị đến 5.000.000 đồng. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. 7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. 8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hoá nhập lậu thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; 43 b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức trực tiếp nhập khẩu hàng hoá đó. 9. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với: a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hoá nhập lậu; b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý chứa chấp, cất giấu hàng hoá nhập lậu; c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá có hành vi cố ý giao nhận hàng hoá nhập lậu. 10. Trường hợp hàng hoá nhập lậu thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh thì xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định này. 11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khoẻ trẻ em, văn hoá phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu huỷ hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu huỷ thì tịch thu để tiêu huỷ theo quy định; b) Tịch thu hàng hoá nhập lậu đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 11 Điều này; c) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hoá nhập lậu đối với vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 9 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hoá nhập lậu có giá trị từ trên 70.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính." Câu hỏi 5 Khi kiểm tra phát hiện hành vi vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhưng chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển không xuất trình được Giấy chúng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp thì xử lý như thế nào? Trả lời: Trong trường hợp này, cơ quan chức năng áp dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng theo điểm a, Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. 44 Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 68/2009/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP như sau : Trong trường hợp hành vi vi phạm này xảy ra tại thời điểm có bất kỳ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi cả nước đang công bố có dịch bệnh trên loài động vật đó thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật nếu chủ hàng không chứng minh được nguồn gốc của động vật, sản phẩm động vật, cụ thể là không xuất trình được giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật. Câu hỏi 6 Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện bố trí tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào? Trả lời: Trong trường hợp này, cơ quan chức năng áp dụng mục b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 68/2009/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm bố trí nơi tạm giữ, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ. Trường hợp không bố trí được nơi tạm giữ hoặc không thể di chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về nơi tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải áp dụng các biện pháp để tránh việc người vi phạm tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và có thể yêu cầu chủ phương tiện tự bảo quản, trông coi phương tiện vi phạm hành chính và tang vật vi phạm hành chính được chuyên chở, vận chuyển trên phương tiện đó. Câu hỏi 7 Trong trường hợp cần thẩm tra, xác minh thêm hồ sơ vụ việc thì cơ quan có thẩm quyền được tạm giữ trong bao nhiêu ngày? Nếu cần gia hạn thời gian tạm giữ thì phải làm những thủ tục gì? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 được sửa đổi bổ sung năm 2008 thì Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và những người dưới đây có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường; b) Trưởng Công an cấp huyện; c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh 45 sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu; đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động; e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan; g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo; i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển; k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định nói trên quyết định. Câu hỏi 8 Thế nào là một bộ hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ? Trả lời: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 68/2009/TT- BNNPTNT ngày 23/10/2009 quy định một bộ hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ có thể là một hoặc nhiều trường hợp sau: - Thiếu giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng thiếu chữ ký; - Có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng nội dung không đúng với thực tế về loài, số lượng động vật hoặc các thông tin về sản phẩm động vật như ngày sản xuất, hạn sử dụng; - Nội dung bị tẩy xóa, sửa chữa; sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch không do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp; - Thiếu một trong các giấy tờ khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu quá cảnh lãnh thổ Việt Nam đối với lô hàng hóa đó. 46 Câu hỏi 9 Khi nhận được nguồn tin báo rằng trên địa bàn được phân công quản lý có một số lượng gia cầm đang tập kết trong một trại chăn nuôi để hợp thức hóa và xé lẻ tiêu thụ trên thị trường thì cơ quan chức năng cần phải xử lý thế nào? Trả lời: Khi nhận được thông tin nói trên cơ quan chức năng cần tiến hành làm những việc sau: - Báo cáo với chính quyền địa phương trên địa bàn được phản ánh. - Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền (Công an, Quản lý thị trường, Thú y) để tổ chức tiến hành kiểm tra đối với đối tượng vi phạm. - Nội dung kiểm tra bao gồm sổ sách, hóa đơn, chứng từ để xác minh số lượng gia cầm đang có, nguồn gốc, số lượng gia cầm giống thực tế trại chăn nuôi đã mua, nhập về, số ngày đã nuôi của con giống tương ứng trọng lượng thực tế; hình thức, đặc điểm đặc trưng của giống gà nội địa nuôi nhốt trong trang trại có phù hợp với thực tế hay không - Trên cơ sở kết quả kiểm tra đó, cơ quan chức năng kết luận hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 10 Khi kiểm tra, phát hiện hành vi kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, xử lý như thế nào nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức trực tiếp nhập khẩu hàng hóa đó? Nếu chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu? Trả lời: Trong trường hợp này Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 quy định như sau: - Đối với hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức trực tiếp nhập khẩu hàng hoá đó thì phạt tiền gấp hai lần mức quy định theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP. - Đối với trường hợp chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu thì áp dụng điểm a khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP để xử phạt. Câu hỏi 11 Trong quá trình kiểm tra, xử lý người vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép có hành động cản trở, gây khó khắn đối với hoạt động công vụ của người có thẩm quyền thì xử phạt như thế nào? Trả lời: 47 Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các quy định sau đây đối với hành động cản trở, gây khó khắn đối với hoạt động công vụ của người có thẩm quyền: - Điều 27 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. - Điều 32 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. - Điều 57 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010. Câu hỏi 12 Hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải xử lý thế nào? Trả lời: Điều 14 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định như sau: "1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người; b) Không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ kiểm dịch hợp lệ khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật; b) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu hoặc không đúng chủng loại ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch; c) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 48 d) Không tái xuất động vật, sản phẩm động vật đã quá thời hạn phải tái xuất; đ) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để theo dõi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm đã được chấp thuận hoặc đưa về nơi cách ly không đủ số lượng động vật, sản phẩm động vật theo hồ sơ kiểm dịch; e) Không chấp hành các quy định về thú y đối với động vật, sản phẩm động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch; g) Tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc tháo dỡ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật; h) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh không đúng lộ trình hoặc tự ý dừng lại tại các điểm không được cơ quan kiểm dịch động vật quy định. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Để động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam; b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; c) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật đối với xác động vật, chất thải động vật,chất độn, thức ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển. 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thông báo cho cơ quan thú y có thẩm quyền để theo dõi cách ly kiểm dịch sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm cách ly kiểm dịch; b) Không chấp hành hoặc chấp hành nhưng chưa đủ thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đã đưa ra sử dụng, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm hoặc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc nhiễm vi sinh vật lạ gây hại. 7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh 49 thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch theo quy định của pháp luật thú y của Việt Nam; b) Vứt bỏ xác động vật, chất thải, thức ăn thừa, rác, vật dụng khác có liên quan đến lô hàng nhập khẩu có chứa mầm bệnh nguy hiểm, các yếu tố độc hại khác tại nơi kiểm dịch cửa khẩu trước khi được cơ quan kiểm dịch động vật xử lý vệ sinh thú y. 8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm, đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định và không có văn bản đồng ý của Cục Thú y. 9. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh không có thời hạn đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này. 10. Các biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với vi phạm quy định tại các điểm b, d khoản 3 Điều này; b) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật, chất thải động vật trong trường hợp không tái xuất được đối với vi phạm quy định tại các khoản 7, 8 Điều này.". Câu hỏi 13 Hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận kiểm dịch động vật t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_nghiep_vu_phuc_vu_cong_tac_dau_tranh_phong_ngua_ngan.pdf